intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN Ở LỚP 9

Chia sẻ: Kata_2 Kata_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

486
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự kiện, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ nhận định của người viết. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN Ở LỚP 9

  1.  NHỮNG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN Ở LỚP 9 I. Nghị luận xã hội: 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự kiện, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ nhận định của người viết. 2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống . . .của con người. 3. Điểm giống và khác nhau giữa nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: - Giống nhau: đều là hình thức nghị luận. - Khác nhau: ở đề bài và cách thức bình luận. + Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống lấy sự việc hiện tượng làm đối tượng chính; trong khi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí làm đối tượng chính.
  2. + Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đi từ sự việc, hiện tượng cụ thể mà nâng lên thành vấn đề tư tưởng đạo đức; còn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì vấn đề tư tưởng, đạo đức mà suy nghĩ về cuộc sống xã hội. 4. Một số đề bài và yêu cầu cụ thể: Đề 1: Xung quanh chúng ta có nhiều tấ m gương vượt lên số phận học tập và thành công trong cuộc sống. Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận” hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về những tấm gương đó. Đề 2: Nêu quan điểm về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Đề 3: Qua các kì thi học sinh giỏi quốc tế, em có suy nghĩ gì về trí tuệ Việt Nam. Đề 4: Đặt một đề văn với chủ đề về việc phá hoại môi trường, cảnh quan, viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về vấn đề đó. Đề 5: Nhiều học sinh hiện nay vì ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập, mắc khuyết điểm . . .Ý kiến của em về hiện tượng này như thế nào? * Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản: ** Dàn ý chung nghị luận về một sự việc, hiện tượngtrong đời sống. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng trong đời sống. Thân bài: - Nêu các biểu hiện của sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Phân tích nguyên nhân.
  3. - Đánh giá lợi ích, tác hại của sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Bài học, nhận thức, hành động. Kết bài: Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng trong đời sống. ** Dàn ý chung về nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí. Thân bài: - Giải thích vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nêu suy nghĩ về tư tưởng, đạo lí. - Liên hệ tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống. - Bài học, nhận thức, hành động. Kết bài: Đánh giá chung về tư tưởng, đạo lí. V í d ụ: Đ ề 1 Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống. - Vấn đề cần bàn luận “Những người không chịu thua số phận” - Cần có luận điể m rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch. - Cần trình bày được những suy nghĩ về ý chí, nghị lực của những con người không chịu thua số phận đó. Gợi ý:
  4. - Cần đọc những bài viết trên sách báo vể gương sáng vượt lên số phận (Ví dụ Nguyễn Ngọc Ký, Đỗ Trọng Khơi, Trần Văn Thước . . .) để hiểu về họ và có cảm xúc khi làm bài. - Suy nghĩ về họ phải chân thực, xuất phát từ chính những gương sáng đã nêu. - Bố cục bài viết cần mạch lạc. - Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Lập dàn ý: Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề số phận không may và nghị lực vượt qua số phận. Thân bài: - Nêu một số tấm gương không chịu thua số phận. Kể ngắn gọn về một số gương tiêu biểu ở những lĩnh vực khác nhau trong đời sống. - Suy nghĩ của em vể những con người ấy + Họ đáng cảm phục như thế nào? + Vì sao họ có thể “Không chịu thua số phận”?  Ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống đẹp, có ích.  Ý chí, quyết tâm và nghị lực.  Họ được mọi người động viên, giúp đỡ. - Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội
  5. + Cảm động, tôn trọng, tôn vinh họ. + Giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng. Kết bài: Suy nghĩ về vượt khó trong học tập, sự vươn lên để vượt qua chính mình. B. Đề bài nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Đề 1: Lòng tự trọng của mỗi con người trong cuộc sống. Đề 2: Suy nghĩ về vấn đề thanh niên phải sống có lí tưởng. Để 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Đề 4: Suy nghĩ vể đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” Đề 5: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Để 6: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Để 7: Suy nghĩ của em vể bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con” ** Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý: Ví dụ: Đề 2 Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
  6. - Vấn đề cần bàn luận: “Thanh niên sống phải có lí tưởng” - Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch. - Cần trình bày được những suy nghĩ về vấn đề tư tưởng sống cao đẹp, phê phán lối sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân và nêu lên lí tưởng sống của thanh niên. Gợi ý: - Cần làm rõ lí tưởng sống là gì? Vì sao cuộc sống lại phải có lí tưởng, lí tưởng như thế nào được coi là tiến bộ, tốt đẹp? Những biểu hiện nào trái với lí tưởng sống đẹp. - Trong bài viết cần làm cho mọi người hiểu biết về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp. - Suy nghĩ về “lí tưởng sống” và hướng phấn đấu của bản thân. - Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách thích hợp. Lập dàn ý: *Mở bài: Lí tưởng sống và cuộc đời của mỗi người. *Thân bài: - Lí tưởng sống là gì? Vì sao con người cần sống có lí tưởng? - Suy nghĩ của người viết vể cuộc sống có lí tưởng? - Những tấm gương về cuộc đời những người có lí tưởng sống cao đẹp. - Phê phán lối sống ích kỷ, cá nhân của những người sống không có lí tưởng.
  7. *Kết bài:Suy nghĩ về việc phấn đấu cho lí tưởng sống phục vụ cho đất nước và dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2