intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG LOẠI THUỐC CHỮA DỊ ỨNG MŨI

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự chữa trị dị ứng mũi bằng thuốc, muốn hữu hiệu, cần dựa vào những yếu tố: - Định bệnh chính xác: Đây đúng dị ứng mũi? hay viêm mũi do siêu vi trùng (viral rhinitis: khi cảm, cúm)? hoặc viêm mũi cùng các xoang quanh mũi do vi trùng (bacterial rhinosinusitis)? do một bệnh trong cơ thể (như bệnh suy tuyến giáp trạng, ...)? do dùng thuốc (thuốc uống hoặc thuốc xịt mũi)? Đã thế, cần xem trong mũi có gì khác bất thường như vách mũi lệch, thịt dư trong mũi, ... ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG LOẠI THUỐC CHỮA DỊ ỨNG MŨI

  1. CÁC THUỐC CHỮA DỊ ỨNG MŨI Sự chữa trị dị ứng mũi bằng thuốc, muốn hữu hiệu, cần dựa vào những yếu tố: - Định bệnh chính xác: Đây đúng dị ứng mũi? hay viêm mũi do siêu vi trùng (viral rhinitis: khi cảm, cúm)? hoặc viêm mũi cùng các xoang quanh mũi do vi trùng (bacterial rhinosinusitis)? do một bệnh trong cơ thể (như bệnh suy tuyến giáp trạng, ...)? do dùng thuốc (thuốc uống hoặc thuốc xịt mũi)? Đã thế, cần xem trong mũi có gì khác bất thường như vách mũi lệch, thịt dư trong mũi, ... - Triệu chứng của người bệnh: Triệu chứng nào làm bạn khổ nhất: ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa tai và cổ họng, hắt hơi, chảy mũi nước, hay nghẹt mũi, ...? Tùy triệu chứng nào làm khổ bạn nhất, ta sẽ dùng thuốc thích ứng. - An toàn:
  2. Nhiều thuốc chữa dị ứng mũi gây buồn ngủ, khiến bạn không làm ăn gì được, hoặc đi trong cuộc đời như đi trong mơ, lái xe gây tai nạn. Dùng thuốc như vậy, dù hữu hiệu, đời cũng mất thú, có khi ra tòa. - Ý thích của người bệnh: Bạn thích cách chữa nào, xin cho biết. Tất nhiên, điều này lại tùy vào sự hiểu biết của bạn về các cách chữa trị, đồng thời, cũng vào... túi tiền bạn nữa. Cũng xin bạn cho biết, bạn đã từng dùng những thuốc gì, kết quả ra sao. Thử qua nhiều thuốc, có khi thuốc bạn mua bên ngoài không cần toa bác sĩ lại giúp bạn hơn cả những thuốc mắc tiền bác sĩ biên toa. Nên, trên đường chạy chữa cái mũi dị ứng khốn khổ, bạn nhớ ghi chép lại tên những thuốc nào bạn đã dùng qua, thuốc nào giúp, thuốc nào không. Bác sĩ trước khi ngoáy bút trên toa thuốc, sẽ đắn đo, cân phân những điều kể trên. Thêm vào đó, sự trị liệu cũng khác biệt tùy người bệnh là trẻ em, vị cao niên, hoặc phụ nữ mang thai, lực sĩ thi thế vận hội, ... Thuốc uống 1. Các thuốc antihistamines: Xin nhắc lại một chút, dị ứng mũi gây do các phản ứng dị ứng khi chất gây dị ứng (gọi là allergens, như những phấn hoa trong mùa này) bay vào mũi, tiếp xúc với
  3. các tế bào mast cells nằm ngay trong màng mũi. Phản ứng làm phát sinh nhiều chất hóa học, trong đó có các chất histamine, leukotrienes, ... Histamine là một trong những thủ phạm chính gây các triệu chứng. Thuốc antihistamines (chống lại histamine), bất lực hóa tác dụng của chất histamine, n ên làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi. Các thuốc antihistamines hiện được chia làm hai nhóm: - Các thuốc gây buồn ngủ (sedating antihistamines): các thuốc có thể làm ta dật dừ, buồn ngủ, như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, Atarax, Phenergan, ... Những thuốc này được cái rất rẻ, nhiều thuốc mua không cần toa bác sĩ. Song chúng hay khiến ta dật dờ, mệt mỏi. May ra, bạn sẽ quen dần với những phản ứng bất lợi của chúng sau 3-4 ngày dùng thuốc. Thuốc còn có thể làm khô miệng, bí tiểu, áp huyết xuống thấp, lên cân, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, buồn nôn, ói mửa, ... Thêm vào đó, thường chúng cần được dùng nhiều lần trong ngày, vì có tác dụng ngắn. Thuốc mới Zyrtec, cũng thuộc nhóm gây buồn ngủ, song ít gây dật dừ và những phản ứng phụ khác như các thuốc cùng nhóm, lại chỉ cần dùng ngày 1 lần. Zyrtec nay mua không cần toa bác sĩ.
  4. - Các thuốc không buồn ngủ (nonsedating antihistamines): gồm các thuốc Allegra, Claritin, Clarinex. Allegra, Claritin, Clarinex ít làm khô miệng, bí tiểu, tiện lợi vì chỉ cần dùng ngày 1 hay 2 lần. Claritin nay mua được không cần toa bác sĩ. Do ít gây phản ứng phụ, ba thuốc này hiện được các bác sĩ dùng rất nhiều. 2. Các thuốc co màng mũi (decongestants): Các thuốc antihistamines, loại gây buồn ngủ hoặc loại không gây buồn ngủ, đều chỉ làm bớt chảy mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng, nhưng không làm bớt nghẹt mũi. Các thuốc co màng mũi mới chữa nghẹt mũi. Sudafed l à một thuốc co màng mũi điển hình, chắc ai trong chúng ta cũng đã có dịp dùng. Thuốc co màng mũi có thể khiến ta nhức đầu, hồi hộp do tim đập nhanh, khó ngủ, bứt rứt, dễ nổi nóng (irritability). Thuốc cũng làm co thắt các mạch máu toàn cơ thể, nên có thể gây cao áp huyết, cao áp suất trong mắt (glaucoma). Các vị mang bệnh cao áp huyết, tiểu đường, bệnh tim, cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), cao áp suất trong mắt, chỉ nên dùng thuốc co màng mũi dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Thuốc co màng mũi chữa nghẹt mũi, nhưng ngược lại, không làm giảm chảy mũi, hắt hơi, ngứa ngáy. Để chữa mọi triệu chứng của dị ứng mũi, kể cả nghẹt mũi, người ta mới cộng cả hai thuốc antihistamine và decongestant, thành một loại thuốc tổng hợp gọi là antihistamine/decongestant. Các thuốc tổng hợp
  5. antihistamine/decongestant hiện được dùng nhiều trên thị trường: Dimetapp, Chlor-Trimeton-D, Actifed, Tavist-D, Allegra-D, Claritin-D, ... Cái giá của người dùng thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant th ường phải trả là khó ngủ (insomnia) và khô miệng (dry mouth). 3. Thuốc có chất steroid: Trong những trường hợp dị ứng mũi nặng, ta phải dùng đến vũ khí mạnh: chất steroid. Ở Mỹ, Prednisone là thuốc steroid hay được dùng nhất. Prednisone dễ sử dụng, và ít gây hại hơn những thuốc cùng loại. Dẫu vậy, trường hợp dị ứng mũi cần đến Prednisone, thuốc cũng chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn (3 đến 5 ngày). 4. Thuốc antileukotrienes: Gần đây, thuốc Singulair, thuộc nhóm antileukotrienes (chống lại leukotrienes), chữa suyễn, cũng được dùng để chữa dị ứng mũi. Singulair hữu hiệu ngang với thuốc Claritin, song đắt hơn nhiều. Thuốc xịt mũi 1. Thuốc xịt chứa chất steroid: Như các thuốc xịt Flonase, Nasacort, Nasalide, Nasonex, Rhinocort, v.v..
  6. Trong các thuốc chữa dị ứng mũi, thuốc xịt mũi chứa chất steroid hữu hiệu nhất. Chúng có tác dụng chống viêm ngay tại chỗ, trị cả dị ứng mũi theo mùa lẫn dị ứng mũi quanh năm. Chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, nước sau mũi chảy xuống họng, chúng trị tất. Có điều, nếu ta ngứa cả mắt, tai hay cổ h ọng, thuốc không giúp được. Trường hợp này, ta dùng thêm thu ốc uống antihistamine để bớt ngứa mắt, tai, họng. Gần đây, nhiều thuốc nhỏ mắt chống dị ứng ra đời, giúp mắt bớt ngứa. Điểm quan trọng ta cần hiểu là những thuốc xịt mũi chứa chất steroid thường không tác dụng ngay. Cần khoảng vài ngày đến một tuần thuốc mới phát huy đầy đủ uy lực của chúng. Bỏ thuốc sớm trước khi thuốc có tác dụng, sẽ mất tiền, mà chẳng nên cơm cháo gì. Trước khi dùng thuốc, nên hỉ mũi sạch sẽ, để thuốc dễ tiếp xúc với màng mũi. Tốt nhất, nên dùng thuốc co màng mũi decongestant 1-2 giờ trước, giúp màng mũi co lại bớt, thuốc xịt dễ hít vào sâu trong mũi. Và bạn nhớ xịt thuốc chếch ra ngoài, về phía cánh mũi, để thuốc bám vào màng mũi ở hai bên cánh mũi, chứ không lọt ra sau cổ họng uổng thuốc. Thuốc xịt mũi chứa chất steroid ít khi gây phản ứng bất lợi đáng kể. Không gây lừ nhừ, cũng chẳng làm mất ngủ. Có người dùng thuốc cho biết thuốc làm mũi hơi khó chịu. Xịt mũi bằng nước muối saline (saline spray) tr ước khi dùng thuốc xịt chứa chất steroid, có thể ngừa được tác dụng phụ khó chịu này. 2. Thuốc xịt chứa chất Cromolyn sodium:
  7. Thuốc xịt chứa chất Cromolyn sodium (tên thương mại: Nasalcrom) rất lành, không gây hại cho trẻ em và thai nhi, nên có thể dùng được cho trẻ em dưới 3 tuổi và các phụ nữ mang thai. Tuy vậy, thuốc xịt chứa chất Cromolyn sodium không hữu hiệu bằng thuốc xịt chứa chất steroid. Thuốc chậm tác dụng, đ ược dùng vào mục đích phòng ngừa nhiều hơn chữa trị. Thuốc phải dùng ngày nhiều lần. 3. Thuốc xịt làm co màng mũi (nasal decongestant): Như các thuốc xịt mũi Afrin, Dristan, Neo-Synephrine, Otrivin, Privine, ... Loại thuốc xịt này nhanh chóng làm co màng mũi, khiến mũi bớt nghẹt ngay, rất dễ chịu. Tuy nhiên, dùng lâu ngày, chúng gây hiện tượng “nặng hơn sau khi dùng thuốc” (rebound phenomenon): lúc dùng thuốc, mũi thở thông lắm, nh ưng khi tác dụng của thuốc tan, màng mũi sưng thêm lên, gây nghẹt nhiều hơn. Những thuốc xịt làm co màng mũi chỉ nên dùng ngắn hạn, từ 3 đến 7 ngày. Ngoài các thuốc xịt kể trên, còn có nước muối (saline spray), thuốc xịt Atrovent chứa chất ipratropium bromide, và thuốc xịt Astelin chứa chất antihistamine. Khi mũi khô, khó chịu nhiều, nước muối saline xịt vào mũi giúp mũi bớt khô. Ngược lại, khi mũi chảy nước nhiều quá (do dị ứng mũi; do bị cảm; ăn thức ăn cay, nóng; uống rượu; ...), dùng thuốc xịt Atrovent sẽ làm mũi khô ngay trong vòng 30 phút, và tác dụng của thuốc kéo dài khoảng 8 đến 12 tiếng (thuốc không chữa hắt hơi,
  8. ngứa, nghẹt mũi). Thuốc xịt Astelin chứa chất antihistamine, nên có tác dụng cũng như phản ứng phụ tương tự những thuốc uống antihistamine loại gây buồn ngủ. Immunotherapy Thỉnh thoảng, có trường hợp dị ứng mũi nặng quá, dùng thuốc không ăn thua mấy, cần được chữa thêm bằng cách giúp cơ thể quen dần với các chất gây dị ứng. Cách chữa này được gọi immunotherapy (miễn nhiễm trị liệu). Cách chữa n ày công phu, tốn kém. Đầu tiên cần tìm ra đúng những chất là thủ phạm gây dị ứng (bằng cách thử phản ứng da, hoặc thử máu), rồi chích những chất ấy vào cơ thể, cứ mỗi 1-2 tuần, với lượng cao dần, để cơ thể từ từ quen với chúng. Sự trị liệu kéo dài 3 đến 5 năm. Phản ứng nguy hiểm hiếm khi xảy ra, nh ưng cẩn thận, sau khi chích thuốc, bạn nên nán lại văn phòng bác sĩ 30 phút, để được theo dõi xem có phản ứng gì không. Dùng cách chữa nào bây giờ? Nhiều cách chữa thế, biết d ùng cách nào? Việc chữa trị tùy vào sự nhận định của bác sĩ, và dựa vào những yếu tố trình bày ở đầu bài. Nói chung, trong sự trị liệu dị ứng mũi, khuynh hướng chữa trị mới có vẻ ủng hộ việc dùng thuốc chống histamine không hoặc ít gây buồn ngủ (các thuốc Allegra, Claritin, Clarinex, Zyrtec) và thuốc xịt mũi chứa chất steroid (Flonase, Nasacort, Nasalide, Nasonex, Rhinocort, ...). Trường hợp dùng một trong hai cách chữa kể
  9. trên, triệu chứng vẫn không thuyên giảm mấy, ta dùng cả hai cách: trong uống ngoài... xịt (có điều, ta sẽ trả một giá đắt, trên dưới 100 mỹ-kim mỗi tháng). Nếu triệu chứng vẫn không bớt nhiều, ta mạnh tay hơn, dùng thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant (như Allegra-D, Claritin-D, Clarinex-D, ...), cùng lúc vẫn dùng thuốc xịt chứa chất steroid. Nặng hơn nữa, ta dùng thêm thuốc uống Prednisone trong 3 đến 5 ngày. Người dị ứng mũi quanh năm, thỉnh thoảng triệu chứng lại trở nặng vào một mùa nào đó, cách tốt là dùng thuốc xịt mũi chứa chất steroid liên tục, và dùng thêm thuốc uống vào những mùa triệu chứng trở nặng. Và sau cùng, như đã bàn, những trường hợp dị ứng mũi nặng quá, thuốc nào cũng không giúp mấy, cần chữa thêm bằng immunotherapy. Sự chữa trị bệnh dị ứng mũi bằng thuốc, theo những khảo cứu mớ i, sẽ tốn kém nhiều hơn ta tưởng (có thể cả trăm mỹ-kim mỗi tháng). Khéo dùng thuốc, sử dụng bình xịt mũi đúng kỹ thuật, nhiều trường hợp chúng ta giảm thiểu được tốn kém, song vẫn đạt kết quả trị liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2