NHỮNG LUẬN ĐIỂM ĐÚNG, SAI TRONG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG KINH TÊ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ
lượt xem 137
download
Chủ nghĩa trọng thương đi vào tan rã khi lợi nhuận của giai cấp tư sản thu được từ biện pháp thương mại - ngoại thương không còn hiệu quả bằng các công trường thủ công, trung tâm lợi ích kinh tế đã chuyển vào lĩnh vực sản xuất, thời kỳ tích luỹ ban đầu của CNTB kết thúc. Xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông là trường phái đã khái quát những tiến bộ mới nhất trong nền kinh tế của thế kỷ XVIII. Các nhà nghiên cứu đã phải nhiều lần dùng đến những từ “lạ lùng,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG LUẬN ĐIỂM ĐÚNG, SAI TRONG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG KINH TÊ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ
- NHỮNG LUẬN ĐIỂM ĐÚNG, SAI TRONG QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG KINH TÊ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ -------------- Bùi Thị Minh Hồng Khoa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Tóm tắt nội dung Chủ nghĩa trọng thương đi vào tan rã khi lợi nhuận của giai cấp tư sản thu được từ biện pháp thương mại - ngoại thương không còn hiệu quả bằng các công trường thủ công, trung tâm lợi ích kinh tế đã chuyển vào lĩnh vực sản xuất, thời kỳ tích luỹ ban đầu của CNTB kết thúc. Xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông là trường phái đã khái quát những tiến bộ mới nhất trong nền kinh tế của thế kỷ XVIII. Các nhà nghiên cứu đã phải nhiều lần dùng đến những từ “lạ lùng, ngược đời, kỳ quái…” khi nói đến những lập luận, quan điểm kinh tế của phái này. Thế nhưng, rõ ràng từ trong đó người ta đã tìm thấy những “viên đá quý” về lý luận và C.Mác đã gọi Quesnay, người sáng lập phái này là cha đẻ của kinh tế chính trị (giống như W. Petti) Người ta cho rằng những luận điểm đặc trưng của phái Trọng nông đã được nêu lên từ trước đó, đầu thế kỷ XVII với Boisguillebert, Vaubon, d’Argenson rồi Gournay, Cantillon… Nhưng người sáng lập chính thức trường phái này là Francois Quesnay (1691 – 1774) và đại biểu tiêu biểu sau ông là Turgol (1721 – 1781). Giữa thế kỷ XVIII, đồng thời với việc chủ nghĩa Trọng thương bị phê phán ở các nước thì ở Pháp, hậu quả của chính sách trọng thương của Colbert đã dẫn tới nền nông nghiệp Pháp bị suy sụp, gây bất mãn trong nông dân. Tình hình đó thúc đẩy tư tưởng trọng nông phát triển mạnh mẽ. Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương mang khuynh hướng nông nghiệp vì muốn tìm giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế nước Pháp lúc bấy giờ thì phải tìm trong nông nghiệp, trong việc làm cho nông nghiệp thoát khỏi xiềng xích của chế độ phong kiến. Tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng nông chống lại toàn bộ quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng nông nghiệp là nguồn duy nhất tạo ra của cải; tiền tệ là của cải chỉ vì nó là công cụ để di chuyển của cải. Chủ nghĩa trọng nông bênh vực cho mậu dịch tự do, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Cũng xuất hiện trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản nhưng ở giai đoạn phát triển kinh tế cao hơn nên chủ nghĩa trọng nông có nhiều
- 2 lý thuyết để giải quyết nhiều vấn đề do lý luận và thực tiễn đặt ra so với chủ nghĩa trọng thương. Vì vậy, chủ nghĩa trọng nông đã đóng góp rất nhiều điều trong lịch sử tư tưởng kinh tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Nhưng cũng không phải ít những hạn chế. Chúng ta xem xét điều đó qua các lý thuyết của trường phái này. + Lý luận về sản phẩm ròng (sản phẩm thuần tuý), đây là lý thuyết trọng tâm. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng sản phẩm ròng là sự chênh lệch giữa tổng sản phẩm với chi phí sản xuất. Nó là số dư ra ngoài chi phí sản xuất và chỉ được tạo ra trong nông nghiệp. Họ cho rằng trong công nghiệp không có sản phẩm thuần túy vì quá trình tạo ra sản phẩm mới chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ mà không có sự tăng thêm về chất, còn trong nông nghiệp thì có, như gieo một hạt lúa sẽ trổ bông cho nhiều hạt. + Từ lý thuyết về sản phẩm thuần túy họ đưa ra lý thuyết giai cấp: Quesnay chia xã hội ra thành ba giai cấp: giai cấp sản xuất ra sản phảm thuần túy, giai cấp không sản xuất ra sản phẩm thuần tuý, giai cấp những fermier (những người sở hữu). Về sau Turgot chia thành năm: giai cấp các nhà tư bản sản xuất, giai cấp công nhân sản xuất, giai cấp các nhà tư bản không sản xuất, giai cấp công nhân không sản xuất và giai cấp sở hữu. + Lý thuyết về tiền lương và lợi nhuận, cũng từ cơ sở lý thuyết sản phẩm ròng: cho rằng tiền lương công nhân phải thu hẹp ở mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu (do cạnh tranh về việc làm). Do đó, sản phẩm của công nhân nông nghiệp bằng tổng của lương và sản phẩm thuần túy, còn trong công nghiệp lương của công nhân là thu nhập theo lao động, sản phẩm thuần túy là thu nhập của nhà tư bản, gọi là lợi nhuận. Riêng Turgot ủng hộ quan điểm sản phẩm thuần túy chỉ tạo ra trong nông nghiệp nhưng ông cũng đã đặt cơ sở phân tích lợi nhuận trong công nghiệp. Ông giả sử đem 100.000 tư bản trong công nghiệp mua một mảnh ruộng thì anh ta sẽ thu được 1000 địa tô. Đó là sản phẩm thuần túy do tư bản của anh ta mua được. Turgot còn tạo mầm mống về tư tưởng lợi nhuận bình quân và xu hướng giảm sút tỷ suất lợi nhuận. + Lý thuyết về tư bản: Quesnay coi tư bản không phải là bản thân tiền tệ mà là tư liệu sản xuất mua bằng tiền tệ đó (công cụ, súc vật cày kéo, hạt giống, tư liệu sinh hoạt của công nhân). Như vậy tư bản là vật, nó tồn tại vĩnh viễn. Turgot thì cho rằng đất đai cũng là tư bản “động sản được tích lũy lại”. + Lý thuyết về lao động sản xuất và lao động không sinh lời: lao động sản xuất là lao động tạo ra sản phẩm thuần túy, còn lao động không tạo ra sản phẩm 2
- 3 thuần tuý là lao động không sinh lời. Vì vậy, nông nghiệp là lao động sản xuât, còn công nghiệp là lao động không sinh lời. Đặc điểm chung trong các quan điểm, tư tưởng kinh tế của CNTN là tính đúng đắn, sự sai lầm, cái hợp lý và điều vô lý ở ngay trong cùng một nội dung, lý thuyết họ đưa ra lắm lúc bắt gặp sự suy luận một cách ngây thơ, đơn giản. Trong lý thuyết về sản phẩn thuần tuý rồi ly thuyềt vê lao động không sinh lời, luận điểm đúng đắn của họ là cho rằng chỉ có lao động sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư. Chính vì vậy C.Mác đã đánh giá công lao lớn nhất của phái trọng nông và Quesnay là đã chuyển việc sản xuất giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Nhưng họ lại sai lầm khi nói giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong nông nghiệp. Cách lập luận để nói rằng lao động công nghiệp không sinh lời là rất ngây thơ. Theo cách của họ thì khoai, lúa gieo cấy sẽ thu hoạch được lượng củ, hạt tăng lên. Còn kéo sợi và cưa xẻ gỗ thì không làm tăng được gì mà còn làm hao hụt đi một lượng bông và gỗ. Lập luận đó dựa trên quan niệm hết sức thô sơ về của cải, giải thích theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa. Điều đó đã làm tầm thường hoá những khái niệm về của cải. Đây là bước thụt lùi so với chủ nghĩa trọng thương (CNTT đã coi của cải là giá trị). Về cơ cấu giai cấp xã hội, Quesnay có sai lầm lớn là xem fermier bao gồm tất cả những người sống ở vùng nông thôn và giai cấp những người không sản xuất là tất cả những người thị dân. Từ đó dẫn đến điều đáng tiếc: lẽ ra có thể xác định một luận điểm đúng đắn rằng những kẻ cho vay nặng lãi và thương nhân (với tư cách là đại biểu của lĩnh vực lưu thông) không sản xuất ra của cải thì lại dẫn tới kết luận sai lầm rằng cả thợ thủ công và công nhân công trường thủ công cũng không phải là người sản xuất. Vậy là ở đây ông lại từ bỏ quan điểm sản xuất. Turgot khắc phục tính chất phiến diện theo cách chia của Quesnay, thấy được giai cấp tư sản trong nông nghiệp và công nghiệp đều tách khỏi công nhân, qua đó thừa nhận tính chất đối lập về địa vị xã hội giữa người làm thuê và nhà tư bản. Nhưng vẫn còn lẫn lộn nguyên tắc chia giai cấp là dựa vào quan hệ với tư liệu sản xuất và ngành hoạt động của sản xuất. Trong lý thuyết về tiền lương và lợi nhuận, có hạt nhân hợp lý là tư tưởng về số tư liệu sinh hoạt tối thiểu – cơ sở của tiền lương. Tác giả của luận điểm này thỏa mãn với điều đó và không đi xa hơn. Không giải thích được cơ cấu mối liên hệ giữa tiền công và tư liệu sinh hoạt đồng thời có hạn chế là không phân biệt tiền công của công nhân và thu nhập của thợ thủ công. Khi đề cập đến tư bản lại cũng có những luận điểm đúng đi liền với những sai lầm tai hại: không phân biệt “những khoản ứng ra lúc đầu” và “những khoản ứng ra hàng năm”, nếu không chính là Quesnay đã phân biệt được tư bản cố định và tư bản lưu động. C.Mác xem đó là công lao của phái trọng nông: đã đem tư bản cố định 3
- 4 và tư bản lưu động đối lập nhau, căn cứ cách thức chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm. Nhưng khi nói tư bản là vật tức là xem tư bản chỉ là tư liệu sản xuất được dự trữ trong nông nghiệp, tức là đã không hiểu được tính chất xã hội của tư bản, giải thích tư bản một cách thuần tuý tự nhiên chủ nghĩa, đã gạt tiền ra khỏi tư bản cố định và tư bản một cách sai lầm, hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa và chức năng kinh tế của giai đoạn tiền tệ trong vận động của tư bản. Cũng như họ đã chuyển từ cực này sang cực khác trong lý luận về tiền tệ. Để chống lại quan điểm sùng bái, thánh hóa tiền của chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông lại chỉ xem tiền là “cái ký hiệu làm môi giới giữa những việc bán và việc mua”, không hiểu đầy đủ bản chất và chức năng của tiền. Ngoài những tư tưởng, quan điểm của phái trọng nông (mà thực ra là của Quesnay và Turgot) đã phân tích như trên, riêng Quesnay cũng được C.Mác gọi là cha đẻ của kinh tế chính trị (giống như Petti) vì có hai công lao lớn trong việc phát triển khoa học kinh tế. Một là, đặt ra một cách khoa học vấn đề về giá trị thặng dư (dù chưa giải thích được đầy đủ, khoa học). Hai là, đã sáng tạo ra “Biểu kinh tế” (là một sơ đồ phức tạp về việc thực hiện sản phẩm hàng năm của toàn thể xã hội và việc hình thành những tiền đề cho tái sản xuất). Có người cho rằng biểu kinh tê có ý nghĩa lớn lao trong việc phát triển tư tưởng kinh tế và sánh đó là một trong ba phát minh lớn nhất của thế giới (tiền tệ, nghề in sách và biểu kinh tế). Ngược lại, cũng có người cho rằng biểu đó không có nội dung, không có ý nghĩa. Ý nghĩa thực sự của biểu kinh tế chỉ có C.Mác mới tìm ra đầy đủ. C.Mác đã cho thấy bản chất sơ đồ của Quesnay trong biểu kinh tế là một sơ đồ đại cương về tái sản xuất xã hội. Và chính đó là mầm mống, cơ sở nền tảng của học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác, nó giá trị ở chỗ: một là, trong đó lưu thông tiền tệ hoàn toàn được quyết định bởi lưu thông hàng hóa và tái sản xuất hàng hóa. Hai là, Quesnay đã cố gắng trình bày toàn bộ quá trình sản xuất ra tư bản như là một quá trình tái sản xuất còn lưu thông chỉ là một hình thái của cái quá trình tái sản xuất đó. Bao gồm trong cái quá trình tái sản xuất đó cả nguồn gốc thu nhập, sự trao đổi giữa tư bản và thu nhập, mối quan hệ giữa tiêu dùng tái sản xuất và tiêu dùng hẳn. Coi sự lưu thông giữa hai khu vực lớn của lao động sản xuất như là những yếu tố của quá trình tái sản xuất. C.Mác cho rằng sự cố gắng đó, trong điều kiện 30 năm giữa thê kỷ XVIII, tức là “trong thời kỳ thơ ấu của khoa kinh tế chính trị, là một tư tưởng hết sức thiên tài. Rõ ràng là thiên tài nhất trong tất cả những tư tưởng mà khoa kinh tế chính trị đã đưa ra đến bấy giờ”. Nhưng như vậy không có nghĩa là biểu kinh tế không có nhược điểm, những nhược điểm của nó là: chưa giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa: trong đó những nhà công nghiệp không tự tiêu dùng sản phẩm của mình, như vậy sẽ mất cân đối; chưa nêu đầy đủ sự phân bố sản phẩm xã hội; xuất phát từ điều kiện của nền 4
- 5 kinh tế tự nhiên để phân tích tái sản xuất TBCN và đã lấy giai cấp địa chủ làm trung tâm của quá trình thực hiện, chứng minh rằng chính giai cấp quý tộc đã làm cho sản phẩm xã hội vận động. Như vậy, với biểu kinh tế Quesnay đả tỏ ra sáng suốt, táo bạo, độc đáo về lý luận, đưa ra những dự đoán thiên tài. Sơ đồ đã dựa vào những tiền đề nhất định, chứng tỏ sự trưởng thành của tư tưởng kinh tế ở ông. Nhưng sự lý giải đã làm cho “xã hội tư bản mang một bề ngoài phong kiến” điều đó bộc lộ rằng quan niệm kinh tế của chủ nghĩa trọng nông đã bị động cơ giai cấp và ý đồ thoả hiệp giữa chế độ phong kiến và CNTB chi phối mạnh mẽ. Sự tồn tại của chủ nghĩa trọng nông chỉ trong thời gian ngắn ngủi (20 năm) trong hoàn cảnh đặc thù của nước Pháp nhưng đã để lại dấu ấn khá sâu sắc đối với nền kinh tế nước Pháp. Về lý luận, chủ nghĩa trọng nông đã đạt một số thành tựu quý báu: đặt nền móng cho việc tìm ra bản chất của giá trị thặng dư, đề ra luận điểm cơ bản đúng đắn là chỉ có lao động sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư; đã phân tích được những bộ phận cấu thành của tư bản sản xuất. Về phương pháp luận: đã chuyển việc nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Và “biểu kinh tế” của Quesnay có thể xem là một thiên tài. Nhưng tất nhiên họ cũng còn rất nhiều hạn chế: cũng chỉ dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, phiến diện, nhấn mạnh sản xuất, phủ nhận lưu thông. Sai lầm lớn là khẳng định chỉ có nông nghiệp mới là lĩnh vực sản xuất, mới tạo ra giá trị thặng dư. Do đó đẫn tới kết luận giá trị thặng dư là “tặng phẩm” của tự nhiên. Chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân của những sai lầm, hạn chế của họ xuất phát từ hai lý do. Trước hết, về lý luận, do phương pháp nhận thức chịu sự tác động của những điều kiện khách quan như: trong nông nghiệp, việc hình thành sản phẩm thặng dư thể hiện dưới hình thức dễ thấy hơn; trong công nghiệp, việc sử dụng các lực lượng tự nhiên chỉ bắt đầu khi nền đại sản xuất phát triển; có thể nghiên cứu nông nghiệp tách rời với lĩnh vực lưu thông… Nhưng lý do thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn, đó chính là sự tác động của lợi ích giai cấp. Không có cách cắt nghĩa nào khác về những mâu thuẩn hết sức rõ ràng, những thất bại về mặt logic khi họ muốn làm cho “sản phẩm ròng” thể hiện ra như một tặng phẩm của tự nhiên để rủ bỏ trách nhiệm của giai cấp phong kiến đối với sự nghèo khổ của nông dân. Với học thuyết “sản phẩm ròng” chủ nghĩa trọng nông muốn tước bỏ vũ khí tư tưởng của “đẳng cấp thứ ba” khi họ muốn chống lại quý tộc phong kiến. Phái trọng nông đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ quá là mâu thuẫn: vừa cứu vớt chế độ chiếm hữu ruộng đất của quý tộc, vừa làm cho chủ nghĩa tư bản nông nghiệp có thể phát triển được. Bấy giờ nước Pháp đang tiến đến chủ nghĩa tư bản công nghiệp nhưng họ lại chứng minh tính chất không sinh sản của nó. Cuộc cách mạng sẽ phá vở quan 5
- 6 hệ ruộng đất đang chín muồi nhưng họ lại bám chặt vào chế độ chiếm hữu ruộng đất quý tộc mà tìm cách chứng minh cho chế độ đó về mặt kinh tế. Ảo tưởng của chủ nghĩa trọng nông về sự thoả hiệp giữa chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản trở thành hoàn toàn không có cơ sở. Chủ nghĩa trọng nông phá sản. Từ nghiên cứu những luận điểm đúng, sai, những hạn chế của các nhà kinh tế theo chủ nghĩa trọng nông làm cho chúng ta thấy rằng chủ nghĩa Mác nói chung, học thuyết kinh tế Mác nói riêng sở dĩ có sức sống mạnh mẽ bởi vì đã được đặt trên nền tảng khoa học vững chắc bằng việc kế thừa đầy đủ những tinh hoa của người đi trước. Mặt khác, việc nghiên cứu này không phải không có ý nghĩa trong việc vận dụng để tiếp thu đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đổi mới tư duy lý luận trước thực tiễn theo quan điểm triết học Macxit - 4
5 p | 153 | 28
-
Vận dụng xây dựng CNXH bằng quan điểm toàn diện - 1
8 p | 130 | 19
-
5 câu tự luận môn khoa học chính trị
31 p | 126 | 16
-
Triết học duy vật lịch sử
7 p | 83 | 6
-
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 4 – Cao Bé Em
27 p | 171 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn