Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 4 – Cao Bé Em
lượt xem 5
download
"Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 4" với nội dung đặt câu trong văn bản Tiếng Việt, cung cấp đến các bạn những kiến thức về khái quát câu, yêu cầu viết câu, đặc điểm của câu trong văn bản khoa học, nghị luận, hành chính, một số thao tác rèn luyện về câu, sửa câu sai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 4 – Cao Bé Em
- I. KHÁI QUÁT VỀ CÂU 1.1. Định nghĩa câu Theo Diệp Quang Ban, “ Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”. 1.2. Câu là đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp Vd: “Nơi ấy có người suốt đời tôi thương nhớ. Bốn mùa, biển Nha Trang biêng biếc xanh.” Vd: Mưa!; Cháy!; Mẹ ơi! 1.3. Cấu trúc cú pháp của câu Theo Bùi Tất Tươm, “câu gồm thành phần nòng cốt câu (thành phần chính) và thành phần phụ bổ sung cho nòng cốt câu (thành phần ngoài nòng cốt)”
- 1.3.1 Thành phần chính (nòng cốt câu): “Là thành tố cú pháp bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu có tính trọn vẹn” - Kí hiệu: C _V (Chủ ngữ - Vị ngữ) (Chủ ngữ là người, vật hoặc sự việc mà ta muốn nói đến, đó là đối tượng thông báo. Vị ngữ là nói về đối tượng thông báo ấy, cho biết người, vật hoặc sự việc nói đến làm gì, như thế nào.) a. Chủ ngữ: Tùy vào ngữ cảnh, chủ ngữ trong câu có thể được lược đi gồm một từ, cụm từ, tổ hợp từ Vd: Thời cơ đã đến./ Đây là anh Đông./ Sạch sẽ là mẹ của sức khỏe./ Nhất nước (nhì phân….)./ Một là một…(từ) Vd: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.(cụm ĐL) Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. (cụm CP) Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc (cụm C-V) Vd: Trong nhà chưa tỏ./ Trước mặt là con đường./ Không đế quốc nào có thể quay lại bóp chết đời sống các em. (THT)
- b. Vị ngữ: Vị ngữ trong câu nói lên đặc trưng về quan hệ, tính chất, trạng thái, hoạt động… và có tần số tỉnh lược thấp hơn chủ ngữ. Có thể gồm một từ, cụm từ, tổ hợp từ Vd: Bính ngượng nghịu./ Tiếng hát ngừng (từ) Vd: Đường lên dốc trơn và lầy. (cụm ĐL) Cổ tay em trắng như ngà. (cụm CP) Cái bàn này chân đã hỏng. (cụm C-V) Vd: Chị tôi trong nhà./ Nhà tôi trên đồi kia./ Tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày./ Em này 10 tuổi. (THT) 1.3.2. Thành phần phụ (ngoài nòng cốt): Trạng ngữ, đề ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ, hô ngữ, cảm thán ngữ, tình thái ngữ. a. Trạng ngữ: Là thành phần phụ nêu lên hoàn cảnh, tình hình của sự việc được nói đến trong nòng cốt câu, được phân cách với nòng cốt bằng dấu phẩy. Có các loại trạng ngữ: Thời gian, không gian, phương thức (cách thức), trạng thái, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ, phạm vi, tình huống.
- Vị trí: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu. Vd: Trước khi đi, nó cho tôi ba đồng bạc, ông giáo a. (NC) Trên nương, mỗi người một việc Với sự đồng tình và ủng hộ của anh em, cuộc kháng chiến cứu quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi. (HCM) Vì tằm, em phải thái dâu – Vì chồng, em phải qua cầu đắng cay. Nếu là anh, mọi người sẽ không phản đối. (ĐK) Đối với người du kích Gia Rai, bắn trật là một điều xấu hổ. b. Đề ngữ: Là thành phần phụ nêu lên đối tượng, nội dung cần bàn nhằm nhấn mạnh vấn đề nêu ở nòng cốt câu. Vd: Sống, chúng ta mong được sống làm người. Giàu, tôi cũng giàu rồi. Làm việc ấy, nó không dám đâu; Thư, Giáp gửi rồi…. Thằng ấy, mình phải tống nó đi mới được. c. Phần chuyển tiếp (liên ngữ): Là thành phần phụ có tác dụng nối ý của câu chứa nó với ý của câu đứng trước hoặc sau câu ấy hay ý của cả cụm câu. (tóm lại, mặt khác, vả lại, hơn nữa, nói chung, sau đây, cuối cùng, đại khái là, một mặt, tuy nhiên, tuy thế… hoặc QHT nhưng, song, và….)
- Vị trí: Đầu, giữa và thường phân cách nòng cốt bằng dấu phẩy Vd: Vấn đề này, tóm lại, là một vấn đề quan trọng. Nói chung, nhân vật của Nguyễn Du, chính diện hay phản diện, đều là những con người rất sống. (HT). d. Phần phụ chú ngữ (giải thích ngữ): Là thành phần phụ có tác dụng giải thích thêm từ ngữ nào đó hoặc bổ sung các chi tiết, bình phẩm, làm rõ xuất xứ, thái độ, cách thức khi câu được diễn đạt. Vị trí: Đứng giữa, sau nòng cốt, thường tách với nòng cốt bằng dấu phẩy, ngoặc đơn, gạch ngang. Vd: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) – cũng vào du kích Rồi bà cười ha hả, cái cười ích kỉ, vơ vào (NCH) e. Phần hô – đáp: Là thành phần phụ dùng để biểu thị lời gọi đáp, đưa đẩy và được phân cách với nòng cốt bằng dấu phẩy. (vâng, dạ, ừ, phải, ơi, à, ạ, nhỉ, thưa, bẩm, này, nè…) Vị trí: Đứng đầu, cuối, một số trường hợp giữa câu. Vd: Việc ấy, thưa ông, tôi không nghĩ rằng nó quan trọng đến thế. Cảm ơn, tôi sẽ tự làm lấy.
- g. Cảm thán ngữ: Là thành phần phụ biểu thị cảm xúc, được phân cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy. Vị trí: Đứng đầu câu, do các thán từ đảm nhiệm như: Ôi, a, chao ôi, hỡi ôi, ôi giàu…. Vd: Ôi giời ơi, các anh ơi, em không biết hát đâu. Ô kìa, bên cõi trời đông – Ngựa ai còn ruỗi dặm hồng xa xa. h. Tình thái ngữ: Là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa tình thái cho câu, nhằm bày tỏ thái độ, ý kiến của người nói đối với nội dung câu nói. Vị trí: Phổ biến ở đầu và cuối câu, do các tình thái từ đảm nhiệm như: mà, kia, chứ, ư, à, đấy, nhỉ, nhé…, quả thật, quả tình, phải nói, có lẽ, hình như, không khéo, khốn nỗi, may mà, dĩ nhiên, mới chết, mới phải, thì phải, thì chết, mới được, phải được…. Vd: Tôi không đi mà. Vậy từ nay con là con cụ nhé. Phải nói đó là hành động dũng cảm. Nó lại lấy cả quần áo mang đi mới chết.
- 1.4. Phân loại câu Phân loại câu trong ngôn ngữ hiện nay khá phức tạp, dựa vào những tiêu chuẩn khác nhau. Hiện nay có hai hướng phân loại có tính truyền thống như sau: - Theo cấu tạo ngữ pháp: Chia thành Câu đơn, câu phức và câu ghép - Theo mục đích nói: Chia thành câu trường thuật, câu nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán. 1.4.1. Phân loại theo cấu trúc cú pháp [1] Câu đơn: Là câu có một cụm chủ vị (C-V) làm nòng cốt. Mô hình tiêu biểu: C_V Vd: Hoa nở; Trời mưa; Nó khóc; Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời; Sinh/ lấy hai tay ôm mặt, cúi đầu khóc nức nở. Vd: Tiểu đội tôi sẽ chiếm lĩnh ngọn đồi ấy. Chủ trương ấy rất đúng. Dung rất hiền… Vd: Có con gì đậu trên cây mai kia; Nhiều sao quá!; Có sách để học rồi Vd: Lan ơi!; Vâng; Ơ, con mèo; Xe ơi là xe!; Chết rồi!; Ùng!; Oàng!...
- [2] Câu phức: Là câu có một nòng cốt câu nhưng có hai hoặc hơn hai kết cấu chủ vị C_V Chiếc xe của tôi/ máy //đã hỏng c-v [3] Câu ghép: Là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên trong đó không có cụm chủ vị nào bao hàm cụm chủ vị nào. Mô hình tiêu biểu: (x) C_V (y), C_V (xy là phương tiện liên kết) Vd: Vì tên Dậu / là thân nhân của hắn cho nên, chúng con / bắt phải nộp thay. Sở dĩ anh thành công là vì, anh làm việc có phương pháp - Phân loại một số mô hình câu ghép: + Ghép đẳng lập: C _ V, C _ V (C _V và/ rồi C _V) Vd: Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ kinh y, chính y cũng sẽ khinh y. (NC) C _ V hay/ hoặc C _ V Vd: Anh đi hay tôi đi C _ V còn/ nhưng C _ V
- Vd: Chúng tưởng khuất phục được đồng bào ta nhưng chúng lầm. C _ V: C_V Vd: Chúng ta đã đấu tranh được nhiều thắng lợi: chúng ta đánh tan giặc đói, chúng ta đánh tan giặt dốt, chúng ta sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. + Ghép qua lại: (chính phụ) MH: vì C_V nên C_V (Qua lại nhân – quả; phương tiện liên kết thường dùng là các cặp kết từ: Vì/ bởi/ tại/ do/ nhờ/ bởi vì/ tại vì/ nên/ mà/ sở dĩ/ là vì/... ) Vd: Vì muốn sống vẻ vang, sống có lí tưởng cho nên người cách mạng không sợ chết, không sợ đấu tranh gian lao, nguy hiểm. MH: nếu C_V thì C_V (Qua lại điều kiện – giả thiết – hệ quả; phương tiện liên kết thường dùng là các cặp kết từ: nếu/ hễ/ giá (mà)/ giả sử/ miễn (là)/ mà....thì/....) Vd: Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con không biết chạy vào đâu được. MH: tuy C_V nhưng C_V (Qua lại nhượng bộ - tăng tiến; phương tiện liên kết thường dùng là các cặp kết từ: dù/ mặt dù/ dù cho/ tuy/ tuy rằng/ ...nhưng/ vẫn/ cũng/ thà...chứ/...) Vd: Tuy Lan học giỏi nhưng cô ấy còn
- MH: để C_V, C_V (Qua lại mục đích – sự kiện) Vd: Để cả lớp tiến bộ, những người học yếu phải cố gắng hơn. MH: C_V bao nhiêu C_V bấy nhiêu (Qua lại đối xứng; phương tiện liên kết thường dùng là các cặp kết từ: ai...nấy(người ấy)/sao...vậy/ nào....nấy/ đâu....đấy/ bao nhiêu....bấy nhiêu..../ Vd: Ngoài kia, tiếng gõ cửa mạnh bao nhiêu, trong này trống ngực tôi mạnh bấy nhiêu. (Hãy xác định cấu trúc theo mô hình câu ghép sau) Vd: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Tôi đến chơi nhưng nó đi vắng. Tôi đi hay anh đi? Vì thời tiết xấu nên chuyến bay bị huỷ bỏ. Nếu tài liệu này hoàn thành thì anh sẽ có cơ hội tham dự hội thảo. Để mọi người hiểu rõ hơn, anh ta giải thích rất cặn kẽ. Mặc dù thời tiết xấu nhưng anh ấy vẫn lên đường. 1.4.2. Phân loại theo mục đích phát ngôn: [tham khảo] Câu trường thuật, câu nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán.
- Bài tập 1: Xác định thành phần các câu dưới đây theo cấu trúc (chủ - vị). Vd: Cảm ơn, tôi sẽ tự làm lấy. HĐ CN VN 1. Vào đời nhà Lê, người ta rất chuộng văn học. 2. Ở miền sơn cước, lúc sáng sớm, tiết trời đã lành lạnh. 3. Ngày mai là ngày vui sướng của đồng bào ta. 4. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay. 5. Theo nghị quyết của chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn đại biểu đi pháp. (HCM) 6. Dẫu chưa hoàn thành, công trình ấy cũng đã phát huy tác dụng. 7. Còn nó, nó đi đến đâu, người ta đóng cửa, người ta chửi (NCH) 8. Ngày xưa, trên bến sông quê, vào các buổi chiều mùa hè, chúng tôi thường tổ chức những cuộc thi vượt sông cực kì sôi động và thú vị. 9. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim 10. Bạn Nam (lớp trưởng lớp 11B) có giọng hát rất hay. 11. Còn chị, chị công tác ở đây à? (NĐT)
- II. YÊU CẦU VỀ VIẾT CÂU [1]. Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt: [Đúng về quy tắc, cấu trúc câu, thành phần câu, các loại câu, trật tự từ trong câu] Vd: Họ đang gấp rút đẩy mạnh tiến độ để hoàn thành kế hoạch. Trái bóng đang lăn trên sân. Nhà, bà có hàng dãy ở phố. Thóc, bà có đầy bồ. Trong bất cứ một cuộc đấu tranh nào, thắng hay không thắng là ở phút ấy. Chắc chắn là nó sẽ trúng tuyển Ngoài ra, bạn cần đọc thêm những cuốn sách này. Con đã về đây, ơi mẹ Tơm! Mưa to và gió to; Phát súng nổ và con chim rơi xuống Lụt chưa rút nên nước vẫn mênh mông Để Tổ quốc được độc lập, họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng những mái chùa cổ
- [2]. Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt. Vd: Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt tác của Nguyễn Công Hoan. Cái bàn tròn này vuông. [3]. Câu cần phải có thông tin mới. Vd: Nó đá bóng bằng chân. Nó nhìn tôi bằng mắt. [4]. Câu phải được đánh dấu câu phù hợp: Trong tiếng Việt hiện nay sử dụng một số loại dấu câu chủ yếu sau: - Dấu chấm ( . ): Đặt ở cuối câu trần thuật, dùng để đánh dấu sự kết thúc của câu. Vd: Mẹ đi chợ về. - Dấu chấm hỏi (?): Dùng để đánh dấu câu nghi vấn, biểu thị sự nghi ngờ. Vd: Ai đó?; Ai chết vinh buồn chăng? Ai sống nhục thẹn chăng?
- - Dấu chấm lửng (…): Dùng biểu thị lời nói bị ngắt quảng, ngụ ý rằng còn nhiều ý tình chưa được nói hết. Vd: Còi tàu vang lên…U…U (sự kéo dài); Con….(nghẹn ngào) Xe tăng địch còn cách ổ phục kích 80m…70m…40m…(hồi hộp) - Dấu chấm phẩy ( ; ): Dùng phân cách các phần tương đối độc lập trong câu. Vd: Học để lên lớp thì dễ; học để giỏi thì khó - Dấu chấm than ( ! ): Dùng đánh dấu câu cảm thán hoặc câu cầu khiến, đôi khi biểu thị thái độ mỉa mai. Vd: Bức tranh đẹp quá!; Ngoan dễ sợ!; Anh ra khỏi đây ngay! - Dấu gạch ngang ( - ): Dùng để phân biệt thành phần chêm xen, đặt trước những lời đối thoại, các bộ phận liệt kê… Vd: - Ai đó? Hoặc Bà Rịa – Vũng Tàu; 1945 – 1954; 1965 - 1975 - Tôi đây. - Dấu hai chấm ( : ): Báo hiệu điều sẽ trình bày tiếp theo sau, thuyết minh, giải thích điều sẽ trình bày ở trước. Vd: Lê Nin nói: “Học, học nữa, học mãi”. Tôi có một ước mơ: Trở thành giáo viên mầm non…
- - Dấu ngoặc đơn ( ): Dùng để tách các phần có tác dụng giải thích, bổ sung, đóng khung bộ phận chỉ nguồn gốc, lời trích dẫn.. Vd: Nguyễn Du (1766 – 1826) là một đại thi hào. Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi). - Dấu ngoặc kép (“ “): Dùng đánh dấu lời trích dẫn, đóng khung tên riêng, tên tác phẩm… Vd: Chí Phèo nói: “ai cho tao lương thiện?.....”; Lê Cực Mạnh nói: “tôi thích em ấy”; “Lạnh Lùng”,“Hai vẻ đẹp” là những cuốn tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh. - Dấu phẩy ( , ): Dùng phân cách hai đơn vị ngữ pháp có quan hệ đẳng lập, chính phụ… (Chủ - vị, nòng cốt – ngoài nòng cốt, cụm chủ vị với thành phần khác…) Vd: Một ngày mà Tố quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. (HCM) - Dấu Xuyệc (xiên) ( / ) và dấu Móc vuông [ ] Vd: [(a + b)2 - x2 + y2]; 14/2/2015…
- III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC, NGHỊ LUẬN, HÀNH CHÍNH. (xem giáo trình) IV. MỘT SỐ THAO TÁC RÈN LUYỆN VỀ CÂU. 4.1. Mở rộng và rút gọn câu: - Mở rộng câu: Là cụ thể hóa ý nghĩa của câu mà vẫn giữ nguyên cấu tạo nòng cốt chủ vị của câu. Vd: Nông dân gặt Nông dân xã tôi gặt – Nông dân xã tôi gặt lúa mùa Gió thổi Gió thổi mạnh – Hôm nay, gió thổi mạnh - Rút gọn câu: Là biện pháp ngược lại với mở rộng Vd: Khi một ngày mới bắt đầu, trẻ em lại nô nức đến trường. 4.2. Tách và ghép câu: Là làm cho một câu có nhiều vế, nhiều bộ phận trở thành nhiều câu hoặc một câu. Vd: Thầy giáo xem báo, còn học sinh đọc sách – Thầy giáo xem báo. Học sinh đọc sách. Vd: Ông nội đến. Mọi người ra đón ông – Ông nội đến, mọi người ra đón ông.
- 4.3. Thay đổi trật tự các thành phần câu: Trong điều kiện ngữ cảnh nhất định phục vụ cho mục đích giao tiếp nhất định vẫn có thể thay đổi trật tự từ làm tăng thêm sắc thái biểu cảm, tạo hình tượng hoặc làm nổi bật đối tượng, điều cần thông báo. Vd: Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Chúng ta hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất. Vd: Giữa hồi ấy, xảy ra việc không may cho tôi. Giữa hồi ấy, việc không may cho tôi xảy ra. Vd: Từ đằng xa tiến lại hai chú bé Nào có ra gì cái chữ nho (Tú Xương) Lom khom dưới núi tiều vài chú (Bà Huyện Thanh Quan) Chúng con bắt tên Dậu nộp thay vì tên này là thân nhân hắn. Hạnh là lớp trưởng lớp chuyên Văn. Trong cái hang tăm tối bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới. (Thạch Lam)
- 4.4. Chuyển đổi các kiểu câu: Để văn bản sinh động hơn, làm cho các câu liên kết với nhau chặt hơn nhằm nâng cao hiệu quả diễn đạt. - Từ câu không có đề ngữ - câu có đề ngữ (và ngược lại) Vd: Hạt những bông lúa còn mỏng quá những bông lúa, hạt còn mỏng quá. - Từ câu khẳng định – câu phủ định (và ngược lại) Vd: Anh ta là người tốt Anh ta không phải là không tốt. - Từ câu chủ động – câu bị động (và ngược lại) Vd: Câu chủ động có kết cấu: chủ thể+hành động+đối tượng. Ví dụ: Lớp tổ chức câu lạc bộ văn nghệ. Câu bị động có kết cấu: đối tượng+bị(được)+chủ thể+hành động. Ví dụ: Câu lạc bộ văn nghệ được lớp tổ chức. Vd: Sếp phê bình nó. Nó bị sếp phê bình. - Từ câu trường thuật thành nghi vấn, cầu khiến, cảm thán (và ngược lại) Vd: Nam đọc sách Nam đọc sách không? Nam đọc sách đi! Trời, Nam đọc sách kìa!
- - Từ lời dẫn trực tiếp – lời dẫn gián tiếp Vd: Tối hôm qua, anh ấy còn bảo rằng: “Ngày mai tôi sẽ đến kiểm tra” Tối hôm qua anh ấy còn bảo rằng ngày mai anh ấy sẽ đến kiểm tra. Vd: Thầy nói: “ Ngày mai lớp thực hành làm bài tập Tiếng Việt chương câu.” Thầy nói ngày mai lớp mình thực hành làm bài tập tiếng Việt chương câu. 4.5. Chuyển đổi cách diễn đạt: Tùy hoạt động giao tiếp mà người viết có thể sử dụng những cách diễn đạt khác nhau nhằm tạo ra những sắc thái ý nghĩa khác trong câu. Vd: Bé Hiền ngoan - Bé Hiền ngoan nhất lớp nè! Vd: Anh ở lại dùng cơm! – Tôi mời anh ở lại dùng cơm với gia đình. Vd: Con chưa ngoan. - Con hãy ngoan hơn! Con còn xấu đó nha. - Con đừng xấu thế! Cho tôi mượn cuốn sách! Hãy ngồi lui ra đi!
- Bài tập 2: Đặt câu cho mỗi sơ đồ cấu trúc sau: 1. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ 2. Chủ ngữ - vị ngữ 3. Chủ ngữ - phụ chú ngữ - vị ngữ 4. Trạng ngữ - chủ ngữ - phụ chú ngữ - vị ngữ. 5. Không những……mà còn……. 6. Tuy…..nhưng….. 7. Càng……càng……. 8. Chủ ngữ - vị ngữ (là một kết cấu CV nhỏ) 9. Đề ngữ - chủ ngữ - phụ chú ngữ - vị ngữ. 10. Liên ngữ - trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ. 11. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ. 12. Vì……cho nên….. 13. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ. 14. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ - phụ chú ngữ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngôn ngữ học: Tiếng Việt thực hành - Lỗi dùng từ lỗi đặt câu
38 p | 2156 | 197
-
Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Chữa câu
25 p | 893 | 126
-
Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Trần Văn Phước
89 p | 745 | 83
-
Bài giảng Thực hành âm tiết tiếng Việt
25 p | 573 | 37
-
Đề cương bài giảng Tiếng Việt thực hành
91 p | 350 | 34
-
Bài giảng Ngôn ngữ học - Chương 2: Lập luận, Hội thoại
30 p | 237 | 20
-
Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn tiếng Việt thực hành - GV. Cao Bé Em
120 p | 112 | 15
-
Bài giảng lớp tập huấn Dự án GDP-VNEN (Tổ chức hợp tác giáo dục toàn cầu Việt Nam Escuela Nueva)
59 p | 109 | 12
-
Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn tiếng Việt thực hành
120 p | 83 | 8
-
Bài giảng Tiếng Việt (Vietnamese language) - Chương 1: Tạo lập và tiếp nhận văn bản
53 p | 27 | 6
-
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 5 – Cao Bé Em
27 p | 62 | 4
-
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 3 – Cao Bé Em
25 p | 78 | 3
-
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 6 – Cao Bé Em
26 p | 104 | 3
-
Bài giảng Tiếng Việt (Vietnamese Language)
78 p | 18 | 3
-
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 2 – Cao Bé Em
6 p | 80 | 2
-
Thêm một tiếng nói góp phần vào việc đánh giá chương trình và kiến thúc văn học dân gian trong sách giáo khoa trung học và giáo trình đại học
3 p | 1 | 1
-
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 1 - Cao Bé Em
9 p | 121 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn