intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng tiếng Việt 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

137
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cơ bản của bài giảng gồm ba phần chính: Hướng dẫn sinh viên học tập, hệ thống câu hỏi, đánh giá, và bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng chương, từng phần, những thông tin cơ bản về kiến thức tiếng Việt giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt và vận dụng trong quá trình thực hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng tiếng Việt 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> TIẾNG VIỆT I<br /> DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br /> <br /> HỌ TÊN GV: Th. sĩ NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN<br /> TỔ<br /> <br /> : GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br /> <br /> KHOA<br /> <br /> : SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br /> <br /> QUẢNG NGÃI - 2013<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI GIỚI THIỆU<br /> Để phục vụ tốt cho việc học tập và thi kết thúc học phần Tiếng Việt I của các sinh<br /> viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ CĐ và TCCN, hệ chính quy, chúng tôi xin giới thiệu tài<br /> liệu “Bài giảng Tiếng Việt I – ở Tiểu học”.<br /> Để biên sọan tài liệu này, chúng tôi đã dựa vào nội dung chương trình của Bộ và<br /> các giáo trình “Tiếng Việt” ở tiểu học dành cho sinh viên hệ CĐ, THSP của Bộ GD&ĐT<br /> cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước.<br /> Đặc biệt, trong lần tái bản này, chúng tôi có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung<br /> trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ mới và nội dung các giáo trình<br /> mới biên soạn.<br /> Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm ba phần chính:<br /> a. Hướng dẫn sinh viên học tập;<br /> b. Hệ thống câu hỏi, đánh giá, và bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng chương,<br /> từng phần.<br /> c. Những thông tin cơ bản về kiến thức tiếng Việt giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt và vận<br /> dụng trong quá trình thực hành.<br /> Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu “Bài giảng môn Tiếng Việt I – ở Tiểu học” sẽ có<br /> tác dụng tốt đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ chính quy, và mong muốn nhận<br /> được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc gần xa.<br /> GV. Th.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên<br /> <br /> 2<br /> <br /> HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT 1<br /> PHẦN THỨ I:<br /> GIỚI THIỆU HỌC PHẦN<br /> Học phần “Tiếng Việt 1” được biên soạn theo “Chương trình khung giáo dục đại học<br /> ngành Giáo dục tiểu trình độ đại học và cao đẳng” ban hành theo Quyết định số 39/2006/QĐBGDĐT ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 627/QĐĐHPVĐ ngày 10/9/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG.<br /> Chương trình học phần gồm ba phần:<br /> <br /> Phần thứ nhất: Dẫn luận ngôn ngữ học (15 tiết): có các chương<br /> Chương I. Đại cương về ngôn ngữ, ngôn ngữ học (2 tiết)<br /> Chương II. Bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ (6 tiết)<br /> Chương III. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu (3 tiết)<br /> Chương IV. Phân loại ngôn ngữ (3tiết)<br /> Chương V. Chữ viết (1 tiết)<br /> Phần thứ hai. Ngữ âm tiếng Việt hiện đại (15 tiết) : gồm các chương<br /> Chương I. Đại cương về ngữ âm học (6 tiết)<br /> Chương II. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt (9 tiết)<br /> Phần thứ ba. Từ vựng tiếng Việt (15 tiết) : gồm các chương<br /> Chương I. Đại cương từ vựng và từ vựng học (2 tiết)<br /> Chương II. Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (5 tiết)<br /> Chương III. Nghĩa của từ tiếng Việt (5 tiết)<br /> Chương IV. Các lớp từ vựng tiếng Việt (3 tiết)<br /> PHẦN THỨ II:<br /> MỤC TIÊU HỌC PHẦN<br /> 1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên<br /> - Những tri thức lí thuyết cơ bản nhất về dẫn luận ngôn ngữ học, ngữ âm học tiếng Việt<br /> hiện đại và từ vựng học tiếng Việt.<br /> 3<br /> <br /> - Tri thức và kĩ năng nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ nói chung và về tiếng Việt nói<br /> riêng.<br /> 2. Kỹ năng: Tiếp tục hoàn thiện việc sử dụng công cụ tiếng Việt bao gồm các kĩ năng<br /> nói – viết nhằm đáp ứng yêu cầu giao tiếp và dạy học của người giáo viên tiểu học. cụ<br /> thể: rèn kĩ năng phát âm chuẩn, phát triển năng lực ngôn ngữ, làm cơ sở tốt cho việc giảng<br /> dạy ở các lớp tiểu học.<br /> 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu quý tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng<br /> Việt.<br /> PHẦN THỨ III:<br /> KẾ HOẠCH DẠY HỌC<br /> Học phần Tiếng Việt 1<br /> 1. Số tín chỉ: 3<br /> 2. Trình độ sinh viên: Năm nhất hệ cao đẳng Giáo dục Tiểu học<br /> 3. Phân bố thời gian<br /> - Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ):<br /> <br /> 45 tiết<br /> <br /> - Tự học, tự nghiên cứu:<br /> <br /> 90 tiết<br /> <br /> 4. Nhiệm vụ của sinh viên:<br /> - Dự lớp. Thực hiện các hoạt động dạy – học trên lớp.<br /> - Tự nghiên cứu làm bài tập và báo cáo kết quả tự nghiên cứu làm bài tập.<br /> 5. Tiêu chí đánh giá sinh viên:<br /> 5.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:<br /> <br /> 20% hoặc……….. điểm<br /> <br /> - Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)<br /> - Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá<br /> nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…)<br /> 5.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ:<br /> 5.3. Thi cuối kỳ: thi viết<br /> PHẦN THỨ IV:<br /> <br /> 20% hoặc……….. điểm<br /> 60%<br /> <br /> hoặc……….. điểm<br /> <br /> NỘI DUNG HỌC PHẦN<br /> <br /> 4<br /> <br /> PHẦN I<br /> DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC<br /> A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP<br /> Sinh viên đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:<br /> 1. Những vấn đề chung<br /> - Phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, nắm vững khái niệm ngôn ngữ.<br /> - Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng<br /> dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ.<br /> - Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và<br /> ngôn ngữ học trong việc dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học tiếng Việt ở trường tiểu<br /> học nói riêng.<br /> 2. Bản chất của ngôn ngữ<br /> - Nhận thức đúng và phân tích, lý giải bản chất xã hội của ngôn ngữ.<br /> - Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.<br /> - Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu. Khác với các hệ thống tín hiệu thông thường, ngôn<br /> ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở<br /> tính võ đoán, tính hình tuyến, tính phức tạp, nhiều tầng bậc, tính đa trị và tính năng sản.<br /> 3. Chức năng của ngôn ngữ<br /> - Nắm vững chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.<br /> - Nắm vững chức năng tư duy của ngôn ngữ.<br /> 4. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ<br /> - Nắm vững các khái niệm hệ thống và kết cấu. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống – kết cấu.<br /> - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ thể hiện trước hết ở sự tồn tại các đơn vị đồng loại và<br /> khác loại.<br /> - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ còn thể hiện ở các mối quan hệ tồn tại giữa các đơn vị<br /> trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ, đặc biệt là những mối quan hệ chung nhất,<br /> bao trùm lên toàn bộ hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ: quan hệ liên tưởng, quan hệ ngữ<br /> đoạn và quan hệ tôn ti.<br /> 5. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2