intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngôn ngữ học: Tiếng Việt thực hành - Lỗi dùng từ lỗi đặt câu

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:38

2.138
lượt xem
197
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ngôn ngữ học: Tiếng Việt thực hành - Lỗi dùng từ lỗi đặt câu trình bày một số nội dung về: Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ, lỗi về nghĩa của từ, lỗi về kết hợp từ, lỗi về dùng từ sai phong cách. Cùng tham khảo bài giảng để có thêm kiến thức về Ngôn ngữ học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngôn ngữ học: Tiếng Việt thực hành - Lỗi dùng từ lỗi đặt câu

  1.  Khi tạo lập văn bản người viết có thể mắc các lỗi về dùng từ. Khi người viết đọc lại văn bản hoặc người khác đọc văn bản phát hiện ra lỗi thì cần thiết phải sửa lại.
  2. 1. Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ 2. Lỗi về nghĩa của từ. 3. Lỗi về kết hợp từ. 4. Lỗi về dùng từ sai phong cách.
  3. 1. Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ.
  4. Ví dụ: Ở trong tù người chiến sĩ ấy ngâm thơ rất hay giọng đầy cảm khoái. Trong tiếng Việt không có từ cảm khoái, trường hợp này do người viết lẫn lộn về âm thanh và hình thức cấu tạo từ. Tiếng Việt chỉ có từ cảm khái với nghĩa là có cảm xúc và bùi ngùi thương tiếc.
  5. Nó có thái độ bàng quang trước thời cuộc. Trong tiếng Việt từ bàng quang có nghĩa là bọng đái. Không đúng. Trường hợp này do người viết lẫn lộn về âm thanh và hình thức cấu tạo từ giữa bàng quang (bọng đái) và bàng quan (đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không dính líu đến mình). Câu này dùng bàng quan mới đúng.
  6.  Tuy sống trong một gia đình phong lưu nhưng Thuý Kiều và Thuý Vân là những người con gái có nhan sắc và tính tình rất dịu dàng. Phong lưu: - Có dáng vẻ bên ngoài lịch sự trang nhã - Phóng túng, buông thả, quan hệ nam nữ bất chính. Trường hợp này ta dùng từ “trung lưu” thì chính xác.
  7. 2. Lỗi về nghĩa của từ. a. Trường hợp phổ biến là lỗi thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa hoặc có yếu tố cấu tạo chung.
  8. Lỗi về nghĩa, Ví dụ: do có yếu tố cấu tạo - Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề chung mà thầy giáo truyền tụng. Truyền tụng có nghĩa là truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi Ví dụ: Người đời truyền tụng công đức của bậc anh hùng. Truyền thụ là truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho người nào đó. => Câu trên thay từ “truyền tụng” bằng “truyền thụ” mới đúng.
  9. - Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nĩ là một thứ tiếng nói rất linh động và phong phú. Linh động: có cách xử lí mềm dẻo, không máy móc, cứng nhắc, mà có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế. Sinh động: có khả năng gợi ra những hình ảnh hợp với hiện thực của đời sống. => Câu trên thay “linh động” bằng “sinh động” mới đúng.
  10. - Chúng tôi sẽ bằng mọi giá chuyển tấm lòng của các bạn đến miền Trung một cách sớm nhất. Giá: (1) Biểu hiện giá trị bằng tiền (2) Tổng thể những gì phải bỏ ra, tiêu phí, mất đi do một việc làm nào đó. Ở đây tác giả dùng theo nghĩa (2) nhưng không phù hợp với việc “chuyển tấm lòng”. Trong khi đó “việc làm” này cần phương thức. Vậy phải thay bằng từ “cách” mới đúng.
  11. b. Dùng từ sai về nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm. Ví dụ. Trên cánh đồng khô cằn của xóm xanh, những khóm lúa vẫn trổ đòng, nhưng không phải chỉ chịu đựng một thiên nhiên khắc nghiệp mà còn phải chống đỡ với cả sự tàn phá thô bạo của giặc Mỹ nữa.
  12. Trên cánh đồng khô cằn của xóm xanh, những khóm lúa vẫn trổ đòng, nhưng không phải chỉ chịu đựng một thiên nhiên khắc nghiệt mà còn phải chống đỡ với cả sự tàn phá tàn bạo (dã man) của giặc Mỹ nữa.
  13. Tính tình anh ấy ngày thường rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn và liều lĩnh vô cùng. => Tính tình anh ấy ngày thường rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì gan dạ và dũng cảm vô cùng.
  14. c. Dùng sai từ do sự chuyển nghĩa của từ ấy không phù hợp với đối tượng được nói đến trong câu.
  15. Ví dụ. Hoạ sĩ Phạm Viết Song nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. Nhấp nháy: Nói về mắt khi mở ra, nhắm lại liên tiếp Ở câu này nói về “bộ ria mép” nên không phù hợp. Ta có thể thay “nhấp nháy” bằng “mấp máy”. Mấp máy: cử động rất khẽ và liên tiếp (thường nói về môi)
  16. Hoạ sĩ Phạm Viết Song mấp máy bộ ria mép quen thuộc.
  17. 3. Lỗi về kết hợp từ. a. Các từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp của chúng do đó câu sai lạc về ý nghĩa.
  18. Ví dụ. Chúng ta tích cực triển khai các đề án phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ, cho nên số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm giảm dần.
  19. Chúng ta tích cực triển khai các đề án phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ, cho nên số người mắc và chết do (bởi, vì) các bệnh truyền nhiễm giảm dần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2