intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" đến việc thiết kế bài giảng - ThS. Lê Hoàng Giang

Chia sẻ: Thảo Lê91 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" tiến bộ về cấu trúc rất dễ cho việc thực hiện các phương pháp dạy học Tiếng điển hình của giáo viên trong quá trình soạn giảng... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" đến việc thiết kế bài giảng - ThS. Lê Hoàng Giang

  1. Phần 1: Từ bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt" đến việc thiết kế bài giảng ThS. Lê Hoàng Giang Viện NCGD - ĐHSP Tp. HCM 1. Nhận xét chung Như vậy, chương trình Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn Trung học Cơ sở nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng đã được thực hiện tám năm qua. Bộ Giáo dục, đặc biệt là nhóm những người làm chương trình đã nhận được sự đồng tình ủng hộ ở phía những người thực hiện về hướng tích cực và tích hợp. Những người làm chương trình đã tạo ra một bài học tiếng Việt có cấu trúc phù hợp, tiến bộ, dung lượng kiến thức chính xác, vừa vặn. Các tác giả đã nhanh chóng đưa vào bài học tiếng Việt những đơn vị kiến thức mới theo sự biến đổi phù hợp của từ vựng, giúp cho giáo viên kịp thời cập nhật những thông tin mang tính thời sự về sự phát triển của ngôn ngữ. Đó là việc nhìn nhận đánh giá chung về cấu trúc nội dung chương trình. Nhưng khi đi vào từng bài học cụ thể, chúng ta thấy còn có một vài hạn chế, thiếu sót đáng được quan tâm. 2. Trao đổi bổ sung Bài học "Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt"(1) tiến bộ về cấu trúc rất dễ cho việc thực hiện các phương pháp dạy học Tiếng điển hình của giáo viên trong quá trình soạn giảng. Tuy nhiên, ở bài học này, chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn hoàn toàn về đơn vị kiến thức cơ bản. Cụ thể, trong phần ghi nhớ, người viết chương trình đã lưu ý như sau: "Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu". Theo tôi, đây là một định nghĩa chưa đầy đủ, gây nhầm lẫn với đơn vị Tiếng. Về điều này, tôi xin được lý giải như sau: 2.1. Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị tầng bậc: Âm vị, Hình vị (âm tiết, Tiếng), Từ, Cụm từ, Câu... Âm vị là đơn vị nhỏ nhất, tối giản của âm vị học không thể phân ra thành những âm vị học nhỏ hơn, đơn giản hơn, có giá trị khu biệt nghĩa. Tiếng là một đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của Tiếng Việt, vừa là hình vị, vừa là âm tiết, có thể có ý nghĩa và có giá trị về mặt hình thái. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn về Tiếng: "Đứng về phương diện ý nghĩa, có thể chia Tiếng thành hai loại: Tiếng tự thân có nghĩa và Tiếng tự thân vô nghĩa. Ví dụ về 1 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  2. Tiếng có nghĩa: thôn trong nông thôn; đẹp trong đẹp đẽ; kỳ trong quốc kỳ; trưởng trong Viện trưởng,... Ví dụ về Tiếng tự thân vô nghĩa: lụng trong làm lụng; đủng, đỉnh trong đủng đỉnh; lùng trong lạnh lùng;..."(2) là rất chuẩn xác. Nghĩa là, đứng về cách dùng mà xét, Tiếng chia thành hai loại: Tiếng độc lập và Tiếng không độc lập. Tiếng độc lập chính là từ đơn, Tiếng không độc lập là loại đơn vị chuyên đứng làm thành tố của một tổ hợp nào đó. Nói đến Tiếng là người ta chú ý ngay đến hình thức ngữ âm, quan tâm đến các bộ phận: phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu có mặt đầy đủ hay không. Như vậy, Tiếng là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng làm thành tố trong một tổ hợp từ, đặt câu. Còn khi nói đến Từ thì chúng ta phải nghĩ ngay rằng, đó là một đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, dùng để gọi tên các sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn ngữ. Các dấu hiệu đặc trưng của Từ là tính hoàn chỉnh, tính có thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng trong lời nói. Từ có thể phân chia thành các cấu trúc: cấu trúc ngữ âm của từ, cấu trúc hình thái của từ và cấu trúc nghĩa của từ. Cấu trúc ngữ âm của từ là toàn bộ các hiện tượng âm thanh tạo nên vỏ ngữ âm của từ; cấu trúc hình thái của từ là toàn bộ các hình vị tạo nên từ; cấu trúc ngữ nghĩa của từ là toàn bộ các nghĩa khác nhau của từ. Như vậy, việc bổ sung thêm "có nghĩa" vào phần ghi nhớ [Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.] là hợp lý, chuẩn xác. Lúc bấy giờ, giáo viên giảng, học sinh sẽ nhận thấy sự phân biệt rạch ròi giữa hai đơn vị Tiếng và Từ. Và như vậy, tính tầng bậc trong hệ thống ngôn ngữ đã ngầm được chứng minh rõ ràng, thuyết phục qua bài giảng. 2. 2. Mặt khác, ngoài chủ khiến riêng đã nêu trên, tôi xin đưa ra một số định nghĩa của các tác giả nổi tiếng trong ngành Việt ngữ học làm cơ sở khoa học chứng minh cho việc bổ sung trên. Thứ nhất, 1970, Nguyễn Nguyên Trứ viết "Một số suy nghĩ xung quanh việc xác định từ láy đôi trong tiếng Việt hiện đại". Ở tr 58, Ông đã cho rằng: "Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có ý nghĩa và độc lập trong lời nói, được vận dụng một số cách tự do theo quy luật kết hợp của ngữ pháp". (3) Như vậy, ngay những năm đầu của ngành Việt ngữ học, nhà Ngôn ngữ học này đã khẳng định phương diện ý nghĩa của từ là một trong hai mặt của vấn đề. Thứ hai là tác giả Hồ Lê trong "Vấn đề cấu tạo từ của Tiếng Việt hiện đại". Ông đã viết : "Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, 2 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  3. hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa" I(4). Chức năng định danh là khả năng phản ánh của từ, chức năng định danh phi liên kết là sự phản ánh hiện thực khách quan đang trong tâm thế tồn tại độc lập. Mặc dù sự có mặt của nét nghĩa thứ nhất ấy đã làm cho định nghĩa về Từ hoàn chỉnh nhưng ở phần cuối, tác giả lại khẳng định lần nữa về phương diện ý nghĩa của Từ, đó là "Tính nhất thể về ý nghĩa". Điều này chứng tỏ Hồ Lê đã nhấn mạnh chức năng ngữ nghĩa ở đơn vị ngôn ngữ thứ tư này. Tác giả thứ ba là GSTS. Nguyễn Thiện Giáp. Ông là người đầu tiên đưa phương diện ý nghĩa của Từ lên làm tiêu chí cơ bản thứ nhất khi nghiên cứu về nó. Ông đã định nghĩa về Từ như sau: "Từ là đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất của lời nói, có tính độc lập." (5). Vì thế, đến năm 1983, khi cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt" của UBKH XH VN ra đời, ưu điểm trên vẫn được tiếp tục khẳng định: "Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định dùng để đặt câu." (6). Như vậy, các tác giả của cuốn sách trên cũng đã quan niệm Từ là một đơn vị hoàn chỉnh cả cấu trúc hình thức lẫn cấu trúc ngữ nghĩa, độc lập đi vào hoạt động giao tiếp. Lúc bấy giờ, đơn vị ngôn ngữ này được nghiên cứu, nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ như vốn có của nó. Định nghĩa về từ đã hoàn chỉnh không còn gây sự tranh cãi trong giới chuyên môn. Thứ năm, chúng ta trở lại với tác giả Nguyễn Thiện Giáp, xem ông nói về từ như thế nào trong cuốn "Từ vựng học tiếng Việt" mà ông đã xuất bản năm 1985. Đây là cuốn sách được xem là một trong những giáo trình cơ bản dùng cho sinh viên Ngữ văn khi nghiên cứu học phần Từ vựng ngữ nghĩa. Ông khẳng đinh: "Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói: nó có hình thức của một âm tiết, một "chữ" viết lời." (7) Tiếp theo là tác giả Đỗ Hữu Châu - Nguyên Chủ tịch Hội Ngôn ngữ Việt Nam cũng đã đề cập đến vấn đề này khi viết "Các bình diện của Từ và từ tiếng Việt". Mặc dù định nghĩa về Từ của ông không chứa cụm từ "Có nghĩa" nhưng sự có mặt của hai cụm từ "Thực hiện chức nằng giao tiếp và chức năng tư duy" đã hàm ẩn vấn đề ý nghĩa của Từ. GS.TS Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa như sau "Từ là đơn vị ngôn ngữ mà bắt đầu từ nó ngôn ngữ mới thực hiện chức năng giao tiếp và chức năng tư duy" (8). 3 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  4. Cũng trong cuốn sách trên, GS Đỗ Hữu Châu lại một lần nữa định nghĩa cụ thể hơn, rõ ràng hơn về Từ của tiếng Việt: "Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu".(9). Đến năm 1990, khi cuốn "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" ra đời, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến vẫn cho rằng, "Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu" (10). Việc tôi đưa ra những quan niệm về Từ của những nhà ngôn ngữ trên đây nhằm chứng minh rằng, trải qua cả một chiều dài lịch sử nghiên cứu Việt ngữ học, quan niệm về Từ của tiếng Việt giữa các nhà Việt ngữ vẫn đồng nhất, vẫn không thay đổi. Cơ sở khoa học (thứ hai) này đã đưa chúng ta đi đến một kết luận: khi dạy bài "Từ và cấu tạo Từ của tiếng Việt", thầy cô giáo cần nên bổ sung "có nghĩa" vào phần ghi nhớ để cho định nghĩa về Từ của Tiếng Việt được đầy đủ và rõ ràng hơn [Từ là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu.] nhằm tránh sự nhầm lẫn, rối rắm về hai đơn vị ngôn ngữ cơ sở: Tiếng và Từ ở học sinh. 2.3. Một lẽ cuối cùng là, nếu đưa vấn đề lứa tuổi của học sinh ra để đắn đo việc bổ sung này thì chúng tôi khẳng định rằng, học sinh lớp 6 đủ khả năng hiểu khái niệm này về Từ. Các em đã hiểu và biết tách biệt rõ ràng, đâu là hình thức và đâu là nội dung của một đối tượng, biết phân định rõ hai mặt cơ bản của một đối tượng, là hình thức và nội hàm có khi ẩn náu bên trong. Việc phân tách Từ ra làm hai mặt là rất dễ dàng đối với học sinh ở độ tuổi này. Bởi cái hình thức là vỏ ngữ âm ấy của từ đã được học sinh tiếp thu qua việc xây dựng kết cấu âm tiết trong những bài Học vần của cô giáo ở lớp đầu tiên thuộc cấp Tiểu học và cái khái niệm nghĩa sự vật của từ cũng được học sinh nhận biết từ lớp 4. Quan niệm đơn giản về cách giải thích một khái niệm cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng trình độ là rất quan trọng đối với công việc giảng dạy của giáo viên. Việc tìm ra cách giải thích, chứng minh một khái niệm nào đó cho học sinh một cách phù hợp, dễ hiểu là việc mà giáo viên cần làm, cần gia công, trăn trở. Chúng ta không nên lo lắng về sự "non nớt" trong tiếp nhận của học sinh mà làm hoặc chấp nhận thiếu, hay sai nội hàm của một khái niệm. Mỗi khái niệm đều phải được trang bị cho học sinh một cách cơ bản, rất chuẩn xác nhằm tạo nền tri thức 4 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
  5. vững chắc trong học sinh. Cho nên việc bổ sung này là rất cần thiết, sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu và phân biệt Từ và Tiếng làm vốn kiến thức ngôn ngữ cơ bản cho các bậc học tiếp theo. 3. Học sinh, những người làm chương trình luôn cần đến sức sáng tạo của người thầy trong dạy học. Sự sáng tạo của người thầy sẽ đem lại cho học sinh niềm say mê, sự hứng thú trong học tập, chứng minh khả năng trí tuệ và tâm huyết nghề nghiệp ở chính họ. Khi đọc được bài viết này, quý thầy cô nào còn do dự vì chưa xóa được quan niệm "Sách giáo khoa là pháp lệnh" thì các đồng nghiệp hãy chú ý rằng: "Trong đợt tập huấn thay sách ngữ văn 7, ngày 16-05-03 đến 21-05-03 tại TP. Hồ Chí Minh, GS. Nguyễn Khắc Phi, GS. Lê Xuân Thại đã nhắc nhở, chúng ta cần phải linh hoạt sáng tạo khi thiết kế bài giảng, xem sgk, sgv là cơ sở khoa học chứ không nên trung thành tuyệt đối vào chúng". Như vậy, qua bài viết này, tôi xin nhắn nhủ đến quý đồng nghiệp - những người đang giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông một điều, các bạn hãy chủ động xử lý sgk theo bản lĩnh chuyên môn của mình để chúng ta có một bài giảng tiếng Việt đúng, hay, khoa học, tác động tích cực. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Nguyên Trứ - Một số suy nghĩ xung quanh việc xác định từ láy đôi trong Tiếng Việt hiện đại. "Ngôn ngữ" 3, H., 1970. 2.Hồ Lê - Vấn đề cấu tạo Từ của Tiếng Việt hiện đại - Nxb KH XH, H.,1976. 3. Nguyễn Thiện Giáp - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt về mặt từ ngữ. Nxb KH XH, H., 1981. 4. UBKH XH VN - Ngữ pháp Tiếng Việt. NXB KH XH, H., 1983. 5. Nguyễn Thiện Giáp - Từ vựng học tiếng Việt. Nxb ĐH và THCN, H., 1985. 6. Đỗ Hữu Châu - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb GD, H., 1985. 7. Đỗ Hữu Châu - Các bình diện của Từ và Từ tiếng Việt. Nxb KH XH, H., 1986. 8. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàn Trọng Phiến - Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb ĐH và GDCN, H., 1990. 9. Nhiều tác giả - Ngữ văn 6 - Tập 1 - Nxb GD, 2002. 5 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0