intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xã hội học: Chương 2 - Đặng Hồng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Xã hội học: Chương 2 - Cấu trúc xã hội" có mục đích trình bày sự khác biệt về vị trí, vị thế, vai trò xã hội của các phần tử xã hội; Khả năng xảy ra xung đột giữa các phần tử xã hội và giải pháp giảm thiểu chúng. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xã hội học: Chương 2 - Đặng Hồng Sơn

  1. CHƯƠNG II: CẤU TRÚC XÃ HỘI Mục đích: Sự khác biệt về vị trí, vị thế, vai trò xã hội của các phần tử xã hội; Khả năng xẩy ra xung đột giữa các phần tử xã hội và giải pháp giảm thiểu chúng. Nội dung cơ bản: ➢ Bản chất của các lý thuyết của cấu trúc xã hội. ➢ Khái niệm và biểu hiện của cấu trúc xã hội. ➢ Bản chất của các phân hệ cấu trúc xã hội và biểu hiện của nó trong thực tế. ➢ Bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội ➢ Các lý thuyết bất bình đẳng và phân tầng xã hội. ➢ Di động xã hội và biểu hiện của nó trong thực tế. 20
  2. 2.1.Một số lý thuyết về cấu trúc xã hội 2.1.1.Thuyết cơ cấu - chức năng: ■ Được A.Comte hình thành sau đó được H. Spencer phát triển ■ “Đơn vị xã hội đích thực "của cấu trúc xã hội không phải là cá nhân mà là gia đình, cấu trúc xã hội được tạo nên từ các cấu trúc xã hội khác đơn giản hơn. Xã hội là hệ thống thống nhất các phần tử cấu thành nó và gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội. 21
  3. Một số lý thuyết về cấu trúc xã hội 2.1.2. Thuyết chức năng: ■ Được Durkheim xây dựng từ phạm trù: "Sự kiện xã hội“ ■ "Sự kiện xã hội” là mọi cách làm cố định hay không cố định, có khả năng tác động lên cá nhân một sự cưỡng bức bên ngoài; hay là mọi cách làm có tính chất chung trong phạm vi rộng lớn của một xã hội nhất định trong khi vẫn có sự tồn tại riêng, độc lập với các biểu hiện cá biệt của nó. ■ Xã hội là tổng thể các sự kiện xã hội bình thường và các sự kiện xã hội không bình thường (bệnh lý). 22
  4. Một số lý thuyết về cấu trúc xã hội 2.1.3. Lý thuyết hệ thống xã hội ■ Được Parsons hình thành ■ Mỗi xã hội có đặc trưng và giới hạn riêng, khác với xã hội khác. Các xã hội tồn tại theo phương thức thích nghi với nhau. Xã hội là một hệ thống mở, thuờng xuyên thực hiện sự trao đổi, biến đổi để tạo ra sự cân bằng.Trong mỗi xã hội có các hệ thống nhỏ (tiểu hệ thống), tồn tại theo phương thức tích hợp với nhau theo chức năng 23
  5. Một số lý thuyết về cấu trúc xã hội 2.1.4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử: ■ Marx là người đầu tiên làm cho xã hội học có một cơ sở khoa học bằng cách xác định phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. ■ Hình thái kinh tế xã hội là một giai đoạn cụ thể sự phát triển lịch sử của xã hội. Mỗi hình thái kinh tế xã hội có một phương thức sản xuất riêng. ■ Sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên, tuân theo qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất, qui luật tương tác giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. 24
  6. 2.2. Khái niệm cấu trúc xã hội 2.2.1. Khái niêm cấu trúc xã hội: ■ Tiếp cận theo các phần tử: Mối liên hệ vững chắc của các thành tố (giai cấp, các dân tộc các nhóm nghề nghiệp, nhóm nhân khẩu lãnh thổ, nhóm chính trị) trong hệ thống xã hội. ■ Tiếp cận theo quan hệ xã hội: Mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản (vị trí, vai trò của các nhóm và các thiết chế xã hội) ■ Theo quan điểm tổng hợp: Cấu trúc xã hội là tổng thể các thành phần cấu thành xã hội, là một hệ thống lớn, bao gồm những hệ thống nhỏ (tiểu hệ thống), bao gồm các bậc (hoặc các lớp) đầu tiên là con người - đơn vị cơ bản của xã hội; gia đình - tế bào của xã hội, rồi đến các cấu trúc nhóm, và hơn nữa là toàn xã hội như một chỉnh thể cấu trúc. Những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc xã hội là vị thế, vai trò, nhóm xã hội và các thiết chế xã hội. 25
  7. Cấu trúc xã hội 2.2.2.Biểu hiện của cấu trúc xã hội: ➢ Về không gian thường có hai loại không gian có tổ chức và không có tổ chức. • Hệ thống tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị xã hội • Sự khác biệt giữa các lớp người có vị trí, vị thế, vai trò xã hội khác nhau (giai cấp, dân tộc, dân số, giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp) ➢Về thời gian, cấu trúc xã hội thể hiện trong sự chi phối và ràng buộc của lịch sử (truyền thống) và thời đại (quy định của thời đại). 26
  8. Cấu trúc xã hội 2.2.3. Mục đích của nghiên cứu cấu trúc xã hội: Sự khác biệt về vị trí, vị thế, vai trò xã hội của các cá nhân và nhóm; từ đó xác định các xung đột xã hội có thể xẩy ra trong quá trình vận động xã hội. 27
  9. Cấu trúc xã hội 2.2.4. Các đăc trưng của cấu trúc xã hội: ➢ Cấu trúc xã hội, không chỉ được xem xét như là một tổng thể tập hợp các bộ phận cấu thành xã hội, mà còn được xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống tổ chức xã hội. ➢ Cấu trúc xã hội là sự thống nhất biện chứng của hai mặt các thành phần xã hội và các mối liên hệ xã hội giữa chúng. ➢ Cấu trúc xã hội vừa có tính lịch sử, vừa mang đậm nét đặc trưng của từng giai đoạn phát triển xã hội. ➢ Cấu trúc xã hội vừa có tính kế thừa, vừa có tính biến đổi và phát triển theo xu hướng phát triển của thời đại. 28
  10. 2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc xã hội ➢ Nhận thức được các đặc trưng của xã hội trong từng giai đoạn phát triển lịch sử. ➢ Hiểu được các thành phần cấu trúc xã hội, hiểu rõ vị trí, vị thế, vai trò và chức năng của mỗi thành phần đó trong cấu trúc để bảo đảm tính hệ thống của cấu trúc. ➢ Nghiên cứu cấu trúc xã hội để thấy được quan hệ tương tác giữa các thành phần của cấu trúc xã hội ➢ Hình thành bức tranh tổng quát về xã hội, từ đó có thể hoạch định được chiến lược, xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu bảo đảm sự vận hành có hiệu quả, thực hiện tốt các vai trò xã hội theo chiều hướng tiến bộ. ➢ Đưa ra chính sách xã hội đúng đắn, nhằm phát huy những nhân tố tích cực, điều chỉnh và khắc phục những hiện tượng lệch chuẩn, những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động xã hội. 29
  11. 1. Cấu trúc xã hội - giai cấp a. Khái niệm cấu trúc xã hội – giai cấp: ■ Khái niệm về giai cấp và cấu trúc xã hội – giai cấp ■ Biểu hiện cụ thể mâu thuẫn giai cấp và tầng lớp xã hội 30
  12. 1. Cấu trúc xã hội - giai cấp b. Xung đột giai cấp trong xã hội: ■ Xung đột về lợi ích. ■ Xung đột về địa vị xã hội. ■ Xung đột về tâm lý xã hội. 31
  13. 1. Cấu trúc xã hội - giai cấp c. Ý nghĩa nghiên cứu cấu trúc xã hội – giai cấp: ■ Bản chất của các xung đột cơ bản trong xã hội và vị trí, vị thế, vai trò của các giai cấp trong đời sống xã hội. ■ Cơ sở cho nhà nước đưa ra các chính sách quản lý xã hội có hiệu quả. 32
  14. 2. Cấu trúc xã hội - dân tộc a. Khái niệm cấu trúc xã hội - dân tộc: ■ Sự phân chia cộng đồng dân cư theo dân tộc đã được định hình trong lịch sử. ■ Được hình thành bởi phân định sự khác nhau về những đặc trưng của các dân tộc trong một cộng đồng quốc gia - dân tộc như: giống người, khác biệt văn hoá, khác biệt lãnh thổ. 33
  15. 2. Cấu trúc xã hội - dân tộc b. Xung đột giữa các dân tộc: ■ Sự đồng hoá giữa các dân tộc phát triển đối với các dân tộc chậm phát triển, tạo nên sự bất bình đẳng và mâu thuẫn giữa các dân tộc. ■ Mâu thuẫn dân tộc chỉ có thể giải quyết thông qua chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.. 34
  16. 2- Cấu trúc xã hội - dân tộc c. Ý nghĩa nghiên cứu cấu trúc xã hội dân tộc ■ Bản chất của vấn đề dân tộc trong đời sống xã hội, thấy được bản sắc văn hoá của các dân tộc để có sự hoà đồng trong cộng đồng văn hoá chung. ■ Căn cứ đưa ra các chính sách đúng đắn nhằm đoàn kết các dân tộc 35
  17. 3- Cấu trúc xã hội - dân số b. Biểu hiện của cấu trúc xã hội – dân số: ■ Cấu trúc xã hội - dân số theo cơ cấu dân số biểu hiện là các lớp dân cư theo độ tuổi khác nhau ( 60 tuổi). ■ Thế hệ là tập hợp những người sinh vào trong một thời gian nhất định, cùng giai đoạn lịch sử nhất định, cùng chịu sự chi phối của hệ giá trị xã hội nhất định. 36
  18. 3. Cấu trúc xã hội - dân số c. Xung đột thế hệ trong cấu trúc xã hội – dân số: ➢ Tính bảo thủ của thế hệ già. ➢ Do khuyết tật của nền giáo dục. ➢ Bất bình đẳng trong vị trí và vai trò ➢ Sự chậm chạp trong chuyển giao thế hệ 37
  19. 4- Cấu trúc xã hội - giới tính a. Khái niệm: ■ Sự phân chia cộng đồng dân cư thành các giới để thấy rõ vị trí, vị thế, vai trò của các giới trong đời sống xã hội b. Xung đột giới tính trong xã hội: ■ Sự bất đồng tâm lý xã hội. ■ Sự mất cân bằng giới tính tác động đến sự ổn định chung của xã hội. 38
  20. 4- Cấu trúc xã hội - giới tính c. Ý nghĩa nghiên cứu cấu trúc xã hội giới tính Xác định bản chất của sự khác biệt giới tính để có cơ sở đồng cảm giữa các giới. Căn cứ để đưa ra các chính sách bình đẳng giới trong xã hội. 39
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2