intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lưu ý cần thiết trong khâu chuẩn bị ao, đầm nuôi tôm sú

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

482
lượt xem
168
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

đã làm tốt một trong những khâu phòng bệnh cho tôm nuôi. Quá trình này đòi hỏi người nuôi tôm phải thực hiện đầy đủ các công đoạn để tạo môi trường tốt cho tôm sinh sống và phát triển về sau. Nếu chúng ta không chuẩn bị tốt có thể dẫn đến tỷ lệ sống của đàn tôm nuôi giảm, thậm chí có thể làm tôm giống bị sốc ngay khi thả và làm chết toàn bộ đàn tôm thả nuôi. Và khi đó chúng ta phải xử lý môi trường lại, gây tốn kém rất nhiều chi phí....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lưu ý cần thiết trong khâu chuẩn bị ao, đầm nuôi tôm sú

  1. Những lưu ý cần thiết trong khâu chuẩn bị ao, đầm nuôi tôm sú Nguồn: diendan.camau.gov.vn Việc chuẩn bị ao, đầm nuôi chu đáo trước khi thả tôm giống tức là chúng ta đã làm tốt một trong những khâu phòng bệnh cho tôm nuôi. Quá trình này đòi hỏi người nuôi tôm phải thực hiện đầy đủ các công đoạn để tạo môi trường tốt cho tôm sinh sống và phát triển về sau. Nếu chúng ta không chuẩn bị tốt có thể dẫn đến tỷ lệ sống của đàn tôm nuôi giảm, thậm chí có thể làm tôm giống bị sốc ngay khi thả và làm chết toàn bộ đàn tôm thả nuôi. Và khi đó chúng ta phải xử lý môi trường lại, gây tốn kém rất nhiều chi phí. Để thực hiện tốt khâu này, người nuôi tôm cần nắm vững các bước trong quá trình chuẩn bị ao, đầm nuôi như sau: - Đối với những ao, đầm mới đào: Sau thời gian xổ xả phèn nên dùng thêm vôi sống (hay còn gọi là voi Càn long) với liều lượng 100 kg/1.000m2 đầm nuôi, ngâm trong thời gian 5-7 ngày. Sau đó xả bỏ nước này và bắt đầu xử lý cải tạo như những ao, đầm cũ đã nuôi. Chuẩn bị đầm ao nuôi tôm là khâu quan trọng tạo môi trường cho tôm phát triển khoẻ - Đối với ao, đầm đã nuôi: Các khâu chuẩn bị gồm vét sạch lớp bùn đáy. Việc vét sạch lớp bùn là rất quan trọng, vì lớp bùn đen tồn đọng trong đầm nuôi quá nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nuôi như: Nó sẽ tạo ra các loại khí độc, các loại vi khuẩn có hại, có khả năng tồn tại và phát triển gây bệnh cho tôm nuôi về sau. Kế đến là công đoạn phơi ao: Công đoạn này có tác dụng làm khoáng hóa nền đáy ao. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt được rất nhiều các loại vi khuẩn có hại ở đáy ao. Nên lưu ý là đối với ao, đầm nuôi đất tốt, ít phèn
  2. tiềm tàng thì chúng ta có thể phơi đến khô. Nếu đối với đầm nuôi có phèn tiềm tàng thì chúng ta chỉ phơi vừa ráo mặt bùn là vừa để tránh hiện tượng xì phèn xảy ra. Thực tế cho thấy những ao, đầm nuôi có phèn tiềm tàng nếu chúng ta phơi quá khô sẽ dẫn đến trường hợp sau này khi lấy nước vào thì nước sẽ rất trong và rất khó khăn trong việc gây màu nước. Khoảng 10 ngày trước khi thả tôm giống nên vệ sinh sạch sẽ ao, đầm nuôi và bón vôi nông nghiệp khắp ao, đầm với liều lượng trung bình 70-100 kg/1.000m2 đầm nuôi. Sau khi rải vôi, lấy nước vào và phải được lọc kỹ để tránh tôm tép tạp, cá tạp lọt vào đầm nuôi. Độ mặn nước nguồn phải đạt tối thiểu 5%o. Mức nước lấy vào ban đầu khoảng 1m. Lưu ý là thuốc thủy sản dùng để diệt cua còng, tôm tép tạp đã được Bộ Thủy sản ban hành cấm sử dụng. Hiện nay, Bộ Thủy sản cũng đang tìm chất để thay thế. Công đoạn diệt cá tạp, cá dữ Để khống chế cá tạp, cá dữ cần phải thực hiện chu đáo các công đoạn: - Bao lưới xung quanh đầm nuôi. - Làm lưới chắn ở miệng cống cấp thoát nước cẩn thận. -Lọc kỹ nước cấp vào đầm nuôi. - Dùng dây thuốc cá với liều lượng sử dụng là 10-15 kg/1.000m3 nước. Lưu ý nên sử dụng vào lúc trưa nắng. Có thể thay dây thuốc cá bằng hoạt chất Saponin (bã hạt trà) dùng với liều lượng như sau: - Đối với Saponin nguyên chất (100% Saponin), liều lượng dùng là 1 kg/300-
  3. 400m3 nước. - Đối với Saponin 10% liều lượng dùng là 10 kg/400 - 500m3 nước. Saponin trước khi sử dụng nên ngâm với nước (nước muối càng tốt) từ 8-24 giờ sau đó mới tát xuống ao. Ngoài tác dụng diệt cá, Saponin còn có tác dụng gây màu nước và kích thích tôm lột xác. Lưu ý khi độ mặn thấp dưới 5%o lượng Saponin sử dụng phải dùng gấp đôi. - Bước khử trùng nước: Công đoạn diệt khuẩn, sát trùng nước trước khi thả tôm là nhằm để hạn chế mầm bệnh và các vi khuẩn có thể gây bệnh cho tôm nuôi. Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại thuốc sát trùng nước. Khi sử dụng nên chú ý theo chỉ dẫn của nơi sản xuất. - Gây màu nước: Sau công đoạn sát trùng nước, cần gây màu nước (cho tảo phát triển) để ổn định các yếu tố môi trường. Có nhiều cách để gây màu nước như sau: - Phân hữu cơ: Các loại phân chuồng ủ oai: 150-200 kg/ha hoặc bột cá 20-30 kg kết hợp với bột đậu nành: 15-20 kg bón cho 1 ha. - Dùng các loại phân vô cơ như DAP hoặc NPK: 1,5-2 kg kết hợp với 0,5 kg urê pha loãng tát đều cho diện tích 1.000m2 đầm nuôi. Tùy tình trạng đầm nuôi giàu hoặc nghèo dinh dưỡng mà có thể tăng hoặc giảm lượng phân bón. Nếu màu nước chưa phát triển tốt thì có thể bón bổ sung hàng ngày đến khi màu nước đạt yêu cầu thì ngừng. Cách sử dụng tốt nhất là hòa tan phân vào nước rồi tạt đều khắp ao vào buổi sáng lúc có nắng tốt sẽ giúp tảo phát triển nhanh hơn. Hoặc có thể cấp một số tảo từ các ao có tảo phát triển tốt. - Cấy men vi sinh vào đầm nuôi: Sau khi diệt khuẩn sát trùng nước khoảng 3-5
  4. ngày có thể cấy các men vi sinh hay còn gọi là chế phẩm sinh học vào môi trường. Việc cấy men vi sinh vào đầm nuôi là nhằm để đưa các vi sinh vật có lợi vào môi trường. Các vi sinh vật có lợi này sẽ góp phần vào việc khống chế và tiêu diệt các vi sinh vật có hại có thể gây bệnh cho tôm nuôi, đồng thời chúng còn có tác dụng phân hủy chất hữu cơ dư thừa ở đáy ao. Bước cuối cùng là kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi thả tôm như pH nước, độ mặn, độ kiềm, màu nước... Nếu độ kiềm của nước không nằm trong khoảng thích hợp (80-120mg/lít) thì có thể bón thêm Dolomite (còn gọi là đá vôi đen) với liều lượng 15-20 kg/1.000m2 đầm nuôi. Chất lượng nước phải đạt yêu cầu cơ bản như sau: - Độ trong đạt mức 30-40cm. - pH nước 7,5-8,5. - Độ kiềm: 80-120mg/lít. - Độ mặn của nước cần đạt tối thiểu 5% trở lên. Một lưu ý quan trọng trong khâu chuẩn bị ao, đầm nuôi là chúng ta phải xây dựng một ao lắng có diện tích phù hợp. Thông thường xây dựng ao lắng có diện tích bằng 25-30% tổng diện tích ao nuôi. Ao lắng rất quan trọng, nó có tác dụng lắng tụ một số chất hữu cơ lơ lửng trong nước làm nước trở nên trong sạch hơn và chúng ta có thể xử lý sát trùng nước trước khi cấp vào đầm nuôi để giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh cho tôm nuôi và có thể chủ động được nguồn nước cấp khi cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2