intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG MẶT KHUẤT CỦA MỘT THIÊN TÀI

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ trước đến nay, khi nhắc đến tên Leonardo da Vinci, người ta nghĩ đến một họa sĩ, một kiến trúc sư, một nhà điêu khắc vĩ đại của ý, thời Phục Hưng, tác giả của bức tranh La Joconde từng gây tranh luận suốt 5 thế kỷ về nụ cười huyền bí của nàng. Tuy nhiên, bên cạnh Leonardo - nhà họa sĩ, người ta còn ít biết tới một Leonardo khác với tư cách là một kỹ sư thiên tài, tác giả của vô số phát minh, trong số đó có những mô hình của chiếc dù hàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG MẶT KHUẤT CỦA MỘT THIÊN TÀI

  1. NHỮNG MẶT KHUẤT CỦA MỘT THIÊN TÀI Từ trước đến nay, khi nhắc đến tên Leonardo da Vinci, người ta nghĩ đến một họa sĩ, một kiến trúc sư, một nhà điêu khắc vĩ đại của ý, thời Phục Hưng, tác giả của bức tranh La Joconde từng gây tranh luận suốt 5 thế kỷ về nụ cười huyền bí của nàng. Tuy nhiên, bên cạnh Leonardo - nhà họa sĩ, người ta còn ít biết tới một Leonardo khác với tư cách là một kỹ sư thiên tài, tác giả của vô số phát minh, trong số đó có những mô hình của chiếc dù hàng không, máy bay và xe tăng trong tương lai. Leonardo, con trai của viên chưởng khế Piero ở Vinci, sinh ngăm 1452 tại Florence, một thành phố cổ kính nằm ở miền Trung nước ý. Ông là một đứa con ngoài giá thú: gia đình chính thức của viên khế chưởng giàu có không có con cái và ông ta đã “đem lại niềm vui” cho một cô gái nông dân mộc mạc tên là Caterina vốn đã sinh cho ông ta một cậu con trai. Từ 4 tuổi, Leonardo được bố nuôi nấng dạy bảo. Ông muốn
  2. con trai ông sau này trở thành một điền chủ. Leonardo được học hành tử tế. Tuy nhiên mặc dầu thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, Leonardo dường như không phải là người vùng Florence, không phải là người ý và cũng không phải là người trần thế nói chung... Leonardo kỳ quặc đến nỗi khiến cho các nhà khoa học vừa kính nể lại vừa bối rối. Bởi lẽ hiếm có những người như Leonardo lại có thể làm chủ những kiến thức uyên bác trong tất cả các lãnh vực của trí tuệ nhân loại - trong nghệ thuật tạo hình, trong âm nhạc, trong khoa học ngữ văn, trong y học - Ông vừa là một kỹ sư thiên tài, vừa là một nhà phát minh, vừa là nhà tiên tri, vừa là kiến trúc sư, vừa là nhà tạo mẫu, vừa là tay kỵ mã, vừa là tay kiếm khách, vừa là nhà hóa học lại vừa là nhà cơ học. Danh mục này còn có thể kéo dài thêm nữa. Hiện nay người ta vẫn còn lưu giữ được một cuốn Sổ ghi chép của Leonardo. Đó là những phác thảo về những động tác của con chim đang bay, để thực hiện được những động tác phác thảo này, theo các nhà nghiên cứu, cần phải có những thước phim quay chậm. Vậy Leonardo làm thế nào để có những tư liệu đó? Thậm chí người biết tiếng ý cũng không thể đọc được những dòng ghi chép bởi lẽ Leonardo đã viết chúng từ phải qua trái, dường như cố tình muốn làm rối trí người đọc. Mãi đến thế kỷ XX người ta mới giải mã được những hàng chữ ấy nhờ một tấm gương. Còn chỉ đến ngày nay, một số nhà nghiên cứu mới đang tìm cách thể hiện chúng vào đời sống. Mấy năm trước, báo chí đã công bố một thông tin đáng chú ý : tháng 10 năm 2002, tại Anh quốc người ta đã chế tạo được và thử nghiệm một
  3. thiết bị bay độc nhất vô nhị làm bằng gỗ, lông chim và chất bài tiết của con bọ dừa do Leonardo khởi thảo cách đây 500 năm. Đó là nguyên mẫu của chiếc dù hiện đại và tàu lượn hiện đại. Bằng những phát minh của mình, người kỹ sư ý vĩ đại đã chứng minh rằng con người có thể bay được ở thời đại mà chưa ai dám mơ tưởng tới điều kỳ diệu đó. Ngay từ ngăm 1483, Leonardo đã ghi lại bên lề bản vẽ : “Nếu như người ta tìm được một tấm vải gai có chiều rộng và chiều cao 12 ácdơ (đơn vị đo chiều dài Anh bằng 91,44cm) thì anh ta có thể nhảy xuống từ bất cứ độ cao nào mà không việc gì”. Những người gan dạ đã sinh ra sau đó vài thế kỷ: năm 1777 một người Pháp tên là Jean Dumie, vốn bị kết án tử hình, cần phải thử nghiệm “cái áo khoác biết bay” của giáo sư Fontagie được chế tạo theo những phác họa của Leonardo. Nếu thành công anh ta được hứa hẹn ân xá. Dumie đã thực hiện cú nhảy từ trên mái ngọn tháp canh của nhà tù và đã sống. Còn bản sao chính xác của chiếc dù mà Leonardo đã miêu tả, chỉ mới đây thôi đã được một người Anh tên là Edrian Nicolas thử nghiệm. Trên một thiết bị nặng 85kg được chế tạo bằng những vật liệu vốn sẵn có ở thời Trung cổ, anh ta đã bay được gần hai ngàn rưỡi mét trên những cánh đồng ở Nam Phi. Nicolas nhảy ra khỏi giỏ khí cầu được đưa lên ở độ cao ba ngàn mét, bất chấp những lời dự đoán của các chuyên gia khẳng định rằng cái hộp vớ vẩn bằng gỗ và vải gai này không thể bay được. Người thử nghiệm khẳng định rằng trong lúc bay chính Leonardo đã “phù hộ độ trì” cho anh ta theo lời cầu nguyện của mình.
  4. Trong lĩnh vực “kỹ thuật quân sự” do Leonardo phát minh, “con rùa” gỗ - mô hình của chiếc ô tô hòm bọc thép - cách đây 500 năm chính là tiền thân của chiếc xe tăng hiện đại. Bên trong “con rùa” có thể chứa được 12 người: 8 người được bố trí bên những lỗ châu mai có nhiệm vụ nã súng vào đối phương, một người ở phía trên để quan sát chiến trường, những người còn lại điều khiển sự chuyển động của “con rùa”. Khó có thể liệt kê hết những phát minh của Leonardo. Thời gian trôi qua càng nhiều bao nhiêu thì người ta càng thấy rõ ràng con người kỳ cục này đã vượt qua lên trước thời đại mình không phải là 500 năm mà nhiều hơn thế. Ngày nay chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được một số ý đồ của ông. Ô tô, máy bay, khí cầu lái - đó chỉ là một số ít ỏi những bản thiết kế do ông khởi thảo. Mới đây, tại kỳ họp lần thứ 40 của Chuyên đề về Vinci nổi tiếng diễn ra ở Florence, một kỹ sư cơ khí Mỹ - ông Elling Roshaim - đã thông báo rằng bức vẽ trứ danh của Leonardo trong tập Bản thảo Đại tây dương của ông được coi là nguyên mẫu của chiếc xe ô tô hiện đại, kỳ thực “là sự mô tả rô-bốt được chương trình hoá”. Với sự hỗ trợ của các phim dương bản và sự tái hiện số trên máy tính, Roshaim giải thích rằng một trong những hình vẽ của tập Bản thảo do Leonardo thực hiện năm 1478, ở tuổi 26, chính là thiết bị tự động được chương trình hoá, có khả năng khắc phục một hành trình rõ rệt, dừng lại, quay phải và quay trái theo chương trình được lập sẵn cho nó”. Một số nhà nghiên cứu còn nhìn thấy trong những bản vẽ của Leonardo
  5. nguyên mẫu của máy tính tương lai, máy chụp ảnh kỹ thuật số, vô tuyến truyền hình... Trong tập Ghi chép của Leonardo chúng ta đọc được những lời tiên đoán thiên tài về những thành tựu tương lai của khoa học kỹ thuật : Về máy điện thoại : “Người ta sẽ nói chuyện với nhau từ những đất nước xa xôi nhất và sẽ trả lời nhau cứ y như đang ở cạnh nhau”. Về truyền hình và băng ghi âm: “Người ta sẽ đi lại mà không chuyển động, có thể nói với người vắng mặt, lắng nghe người im lặng”. Về việc phát hình trên vô tuyến: “Mọi người trong nháy mắt sẽ tản ra khắp nơi trên thế mà không di chuyển khỏi vị trí”... Những dự đoán như vậy về tương lai chiếm hàng trăm trang viết. Và ngày nay không phải tất cả những dự đoán ấy đều được hiểu rõ. Những khả năng chưa giải thích nổi của máy vô tuyến xách tay lượng tử, của việc chữa bệnh từ xa, của việc di chuyển các đồ vật bằng “sức mạnh của tư duy”, của những chuyến bay “không cần cánh” chỉ mới được hé mở cho chúng ta. Tất cả những hiện tượng trên như thần thuật bay lên, khả năng ngoại cảm, thần giao cách cảm... đều được Leonardo miêu tả. Là người phát minh ra tàu ngầm, áo lặn, quả cầu đo sâu, Leonardo cũng miêu tả khả năng ngập chìm ở độ sâu lớn nhờ một “hỗn hợp khí đặc biệt” mà không cần đến tất cả những thiết bị khác. Công thức pha chế chất hỗn hợp này đã bị tiêu huỷ một cách có dụng ý. Muốn chế tạo ra hợp chất đó cần
  6. phải nắm vững những quá trình sinh hóa của cơ thể con người, trong khi chưa ai biết tới vấn đề ngày. Trong những trang viết của Leonardo người ta thậm chí còn tìm thấy cả sự miêu tả người cá. Ông là người đề xuất những ý tưởng về tàu thuỷ, xe đạp, máy bay trực thăng, chiến hạm bọc thép, thấy kính tiếp điểm, kính viễn vọng mà nhờ nó “có thể nhìn thấy được mặt trăng và các vì sao ở mức phóng đại”... Từ lâu mà Leonardo đã học được tất cả những điều đó? Liệu ông có thể đơn thương độc mã phát minh ra tất cả những điều kỳ diệu ấy không? Do đâu mà ông biết chuyện gì sẽ xảy ra? Phải chẳng ông đến từ tương lai nơi mà những công nghệ như vậy từ lâu đã trở thành hiện thực? Điều bí ẩn chủ yếu của Leonardo là ở chỗ ông là ai, một thiên tài huyền bí nhất của mọi thời đại và mọi dân tộc? Sự giải đáp câu hỏi này đang chờ đợi các nhà khoa học của hôm nay và mai sau. Lê Sơn (Theo Trud-Z)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2