Những mẹo nhỏ khi làm bài trắc nghiệm kỳ thi ptth và đại học
lượt xem 27
download
Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007, Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Hóa học. Nhiều thí sinh (TS) hiện đang rất hoang mang, lo lắng bởi trong khoảng thời gian 60 phút thi tốt nghiệp phải làm 40 câu hỏi và trong 90 phút thi tuyển sinh phải hoàn thành tới 50 câu hỏi. Kỹ năng làm bài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ làm bài và chất lượng bài thi của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những mẹo nhỏ khi làm bài trắc nghiệm kỳ thi ptth và đại học
- Thuviendientu.org Những mẹo nhỏ khi làm bài trắc nghiệm Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007, Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Hóa học. Nhiều thí sinh (TS) hiện đang rất hoang mang, lo lắng bởi trong khoảng thời gian 60 phút thi tốt nghiệp phải làm 40 câu hỏi và trong 90 phút thi tuyển sinh phải hoàn thành tới 50 câu hỏi. Kỹ năng làm bài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ làm bài và chất lượng bài thi của TS. Nắm được kỹ năng này, cộng với nền kiến thức tốt, TS hoàn toàn có thể hoàn thành bài thi trắc nghiệm một cách chính xác nhất trong đúng thời gian quy định? Một phút rưởi cho mỗi câu trả lời Câu trắc nghiệm bao gồm 2 loại, hỏi về lý thuyết và đòi hỏi tính toán. Chỉ có điều bài tập trong câu trắc nghiệm không đòi hỏi thí sinh phải mất nhiều thời gian tính toán, thường là bài toán cơ bản, hoặc một khâu trong quá trình giải một bài toán lớn hơn. Đối với mỗi câu hỏi, TS sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Tuy nhiên, sẽ có những câu thuộc vào phần kiến thức cơ bản, thuần lý thuyết trong sách giáo khoa, TS không cần đến 1 phút mà có thể trả lời ngay sau khi đọc đề. Bên cạnh đó, cũng có những câu cần phải phân tích, tổng hợp, suy luận mới hoặc những bài toán cần có sự tính toán. Thông thường những câu này phải mất tới gần 5 phút. Nếu tính cả 4 phương án thì có thể thời gian tìm đáp án phải lên tới 8 đến 10 phút. TS cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất. Với đề thi tuyển sinh, sẽ có khoảng 10 câu dành cho học sinh giỏi dùng để phân loại TS. Cả đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh đều có phần kiến thức của cả 3 năm THPT, trong đó trọng tâm là chương trình lớp 12. Theo một số nhà giáo giàu kinh nghiệm thì số lượng câu hỏi thuộc về phần kiến thức lớp 12, 11, 10 thường theo tỉ lệ khoảng 5-3-2. Vì thế, TS cần phải nắm thật chắc toàn bộ chương trình lớp 12, đồng thời không quên ôn lại kiến thức của hai năm trước đó. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sách hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm, bộ đề thi trắc nghiệm. Mỗi môn có tới vài chục đầu sách hướng dẫn khiến TS "loạn", không biết phải ôn tập theo cuốn nào. Trong lúc này, TS không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo cùng một lúc. Nếu đã chọn cuốn sách nào thì nên "trung thành" với cuốn đó và làm hết toàn bộ các đề trong sách. Nhưng quan trọng nhất là phải nắm thật vững kiến thức bởi thi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc kiến thức trải dài trên diện rộng. Khi có kiến thức bao trùm cả chương trình, TS có thể làm được bất cứ đề thi nào. Dùng bút chì đúng cách Vào phòng thi, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), TS phải điền ngay vào các mục từ 1 đến 9 (bao gồm thông tin các nhân và thông tin về phòng thi, hội đồng coi thi, môn thi, ngày thi). Sau khi nhận đề, TS phải điền vào mục số 10 là mã đề thi. Tất cả thông tin này đều phải điền bằng bút bi hoặc bút mực, không được sử dụng màu đỏ. Nếu điền thiếu bất cứ thông tin nào, bài làm đều phạm quy. Đồng thời chú ý xem lướt qua đề thi và phiếu trả lời xem có đầy đủ câu hỏi không, các câu hỏi có được in rõ ràng không. TS không làm bài trực tiếp vào đề thi mà phải trả lời trên phiếu TLTN. TS trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách dùng bút chì tô đen toàn bộ khung A, B, C hoặc D. Nên dùng loại bút chì mềm (2B, 6B...) và phải mang theo vài bút chì gọt sẵn dự trữ, đề phòng trường hợp gẫy ngòi. Không nên gọt bút chì quá nhọn, nên để đầu bút chì dẹt và cầm bút chì thẳng đứng để tô đen nhanh. Khi tô các ô tròn, TS phải chú ý tô đậm kín cả ô, tô thừa ra ngoài một chút không sao nhưng tuyệt đối không tô thiếu. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn trả lời lại, TS dùng tẩy, tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới. Nếu không tẩy sạch, máy chấm sẽ coi như có 2 ô đen và câu trả lời đó không được chấm điểm. TS nên để phiếu TLTN bên phía tay cầm bút, bên kia là đề thi. Tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn. Tuy phải tận dụng thời gian nhưng cũng cần rất cẩn thận, tránh tô nhầm sang dòng của câu khác bởi vì chỉ cần một câu nhầm dòng có thể dẫn đến sai dây chuyền toàn bộ các câu sau đó. Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng Khi làm bài thi, TS nên chia câu hỏi thành 3 nhóm. Nhóm 1 là câu hỏi mà TS có thể trả lời được ngay. Nhóm 2 là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì TS cần đọc kỹ dành thêm thời gian Ngay khi nhận đề thi, TS nên lướt quan toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút và lựa chọn những câu cảm thấy dễ nhất và chắc chắn nhất để làm trước, đồng thời đánh dấu những câu chưa làm được trong đề thi. Sau đó quay lại một lượt nữa để giải quyết những câu đã bỏ qua. Lưu ý là trong số những câu của vòng 2, TS vẫn nên chọn các câu dễ hơn để làm trước, những câu quá khó vẫn tiếp tục gác lại để vòng ba. Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên TS không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào. Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Khi gút lại được 2 phương án, cơ hội sẽ là 50/50. Nếu khi ấy vẫn chưa có đáp án thì TS buộc phải lựa chọn theo cảm tính. Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, TS có thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm Trong 12 năm học phổ thông, các bạn đã trải qua rất nhiều các bài kiểm tra cũng như các kì thi. Vậy các bạn đã rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân mình? Bạn có cảm thấy lo lắng khi kì thi đại học đang đến gần không? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn một số mẹo nhỏ để giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới của mình. Điều đầu tiên các bạn cần ghi nhớ đó là đừng cố gắng hoàn thành một câu hỏi trước khi chuyển sang một câu hỏi tiếp theo. Điều này là rất quan trọng. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu (hay chưa thể trả lời được) tức là bạn đang tự gây ra cho mình ít nhất hai khó khăn sau: - Mất thời gian: Bạn phải nhớ rằng, mỗi một câu hỏi chỉ được 1 điểm, vì vậy, nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi mà bạn không thể trả lời những câu hỏi sau đó thì bạn sẽ còn mất nhiều điểm hơn rất nhiều. - Mất tinh thần: Bạn sẽ cảm thấy lo lắng và sự lo lắng này rất có thể sẽ làm bạn bị mất tập trung và do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được. Thứ hai, bạn nên xem qua một lượt tất cả các câu hỏi và trả lời những câu hỏi mà bạn cảm thấy chắc chắn câu trả lời của mình là đúng. Việc này sẽ giúp các bạn thoải mái hơn và bản thân bạn cũng sẽ thấy tự tin hơn để tiếp tục làm những câu hỏi khác. Xem lại toàn bộ bài kiểm tra một lần nữa để cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi khó. Bây giờ bạn đã cảm thấy tự tin hơn vào mình và sự tự tin này sẽ giúp bạn làm bài thi tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá tập trung vào một câu hỏi. Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hai lần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi làm bài thi. Các bạn phải lưu ý rằng, trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính những câu hỏi sau đó. Chúng tôi vẫn phải nhắc lại là, bạn nên hoàn thành bài kiểm tra của mình (bỏ lại những câu hỏi khó, chưa trả lời được), sau đó dùng thời gian còn lại để tiếp tục với những câu hỏi khó đó. Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Thông thường (tất nhiên không phải luôn luôn) khi chúng ta đã chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta thực sự không cần phải suy nghĩ nhiều về nó nữa. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến. Điều này rất hay xảy ra, vì vậy hãy hết sức chú ý nhé. Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org Chọn ngẫu nhiên. Nếu như thời gian làm bài đã gần hết mà bạn vẫn chưa thể tìm ra được đáp án, hãy chọn một đáp án bất kì theo sự suy đoán của bạn. Đừng bao giờ bỏ qua bất kì câu hỏi nào trong một bài thi trắc nghiệm vì nếu bạn trả lời, bạn có 25% cơ hội trả lời đúng, còn nếu không trả lời bạn chẳng có cơ hội đúng nào cả. Loại bỏ những đáp án không thích hợp. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó (nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán). Hạn chế bản thân mình trong phạm vi kiến thức mà mình biết. Học sinh thường bị tắc khi cố gắng tìm ra đúng từ mà chúng chưa thể nhớ ra. Nếu không thể nhớ ra từ đó, hãy dùng một từ khác cũng có ý nghĩa tương tự. Tìm những dấu hiệu về thời gian khi chia động từ. Điều quan trọng nhất để nhận biết là từ hay cụm từ chỉ thời gian – nó chỉ cho chúng ta biết khi nào một việc gì đó xảy ra và việc chia động từ cũng thường dựa trên cơ sở này. Điều này giúp bạn loại bỏ được những đáp án không phù hợp. Việc chia động từ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết thì cần chia của động từ đó nhờ cụm từ chỉ thời gian, chứ không phải chỉ nhìn vào động từ và ngẫm nghĩ từng đáp án. Đừng gian lận. Bạn nên nhớ rằng, bạn thi không phải chỉ vì sự mong chờ của bố mẹ và thầy cô mà còn vì chính bản thân mình. Vì vậy; việc gian lận trong thi cử sẽ không giúp gì được cho quá trình học tập lâu dài của bạn. Hãy trung thực trong thi cử bạn nhé.. Điều cuối cùng chúng tôi muốn nhắc nhở các bạn trước khi bước vào phòng thi là: - Tự tin vào bản thân mình (kiến thức cũng như khả năng của bạn). - Không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ, các bạn nhớ rằng khó là khó chung và dễ là dễ chung cho tất cả các thí sinh. - Thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, đừng nản chí. - Tận dụng tối đa thời gian làm bài. 11 Lưu ý trước khi vào phòng thi trắc nghiệm Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”. 1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”. 2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó. 3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của TS khác trong phòng thi, vì các TS có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau. 4. Trước giờ thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy “marathon”. 5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bút chì mềm (như 2B...). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳn g để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài. Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org 6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu TLTN. Bằng cách đó, TS có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm. 7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; TS phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng. 8. Nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắcnghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác). 9. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắcnghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian. 10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng. 11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất; không nên để trống một câu nào (không trả lời). ************************************************************************* Thủ thuật để làm tốt bài thi Vật lý, Hoá học Theo kinh nghiệm của những thí sinh từng đạt điểm cao khi thi ĐH, CĐ thì bí quyết để giải quyết nhanh các bài thi trắc nghiệm Vật lý, Hoá học là bình tĩnh, không vội vàng, hấp tấp. Nếu có thêm một chút “thủ thuật” thì quá tuyệt. Ba mẹo làm bài thi tốt 1. Biết cách phân phối thời gian hợp lý khi làm bài Đối với thi trắc nghiệm bạn nên hạn chế tối đa việc tóm tắt đề vì khâu này hoàn toàn không có điểm. Công sức của bạn chỉ được công nhận khi chọn đáp án đúng mà thôi. Do thời gian đối với môn thi trắc nghiệm rất hạn chế nên bạn cần tuân thủ một nguyên tắc cơ bản đó là câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Mặc dù được nhiều thầy cô nhắc nhở về điều này nhưng nhiều sĩ tử khi làm bài vẫn đâm đầu vào làm các câu hỏi khó trước. Việc làm này sẽ gây ra cho các thí sinh áp lực tâm lý khi không thể giải quyết câu khó trong một thời gian ngắn bên cạnh đó sẽ dễ xảy ra tình trạng không còn kịp thời gian để làm các câu hỏi dễ. Vì thế, kết quả bài thi không cao. 2. Đừng quá làm tắt, làm ẩu Nhiều thí sinh cho rằng, đối với thi trắc nghiệm thì không cần phải làm theo trình tự mà chỉ cần làm tắt sau đó tính kết quả là được. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi trắc nghiệm lại đòi hỏi tình cẩn thận và nhẫn nại. Nếu bạn là người nắm về kiến thức vật lý (hoá học) không có vững chắc nhưng lại nóng vội bỏ qua các bước trung gian thì sẽ dễ mắc những sai lầm cơ bản và dẫn đến tính không thể ra được đáp số. 3. Không nên tính toán thay số quá nhiều lần Nếu bạn thay số và tính toán nhiều lần thì sẽ dẫn đến tính trạng sai số gia tăng và chắc chắn bạn không Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org thể tìm ra được đáp án đúng. Chính vì thế hãy hạn chế thay số tính toán từng bước mà hãy tìm ra công thức cuối cùng sau đó mới đưa các số liệu vào. Với phương thức như vậy thì bạn sẽ tìm sẽ được một đáp số tròn chỉnh chứ không bao giờ gần đúng hoặc sát với đáp án đưa ra. 6 thủ thuật để giải nhanh và tránh sai lầm 1. Phao cứu trợ 50/50 Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này. Điều này rất dễ hiểu bởi vì không thể có chuyện hai đáp án này cùng đúng hoặc cùng sai. Chính vì vậy khi gặp câu hỏi mà cho đáp án như vậy thì bạn đã được trợ giúp 50/50. 2. Hãy chú ý đến đơn vị đo Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì bạn đừng nên tính toán vội, rất có thể câu hỏi này muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí, hoá học). 3. Đừng vội mừng với đáp án tìm được Khi tính toán ra một kết quả mà trùng với một trong 4 đáp án thì bạn đừng nên vội vàng khoanh tròn. Mỗi đại lượng vật lí (hoá học) còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa. Do đó bạn cần phải xem xét kỹ lại trước khi khoanh tròn. Theo đánh giá của các cựu sĩ tử thì dạng câu hỏi này đánh lừa những thí sinh có tính chủ quan. 4. Đối chiếu đáp án với những kiến thức đã biết Bất kì một bài toán Vật lý/Hoá học nào cũng liên quan đến những kiến thức hết sức cơ bản. Nếu bạn tinh ý một chút là hoàn toàn có thể loại được những đáp án không có tính “khả thi” Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực… 5. Nên cẩn thận với những từ phủ định Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Thông thường đối với những dạng câu hỏi này thí sinh được hay nhầm lần vì không đọc kỹ. Khi thấy câu hỏi nằm trong phần kiến thức đã học thì đã vội vàng trả lời ngay mà không hề biết người ra đề đã đánh lừa bạn. Bạn nên nhớ, không phải ngẫu nhiên mà người ra đề lại in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định. Do đó, hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm. 6. Hãy tỉnh táo với các câu hỏi chọn đúng/sai Tương tự giống như các câu hỏi có chứa các từ phủ định thì đối với dạng câu hỏi này bạn phải hết cảnh Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org giác. Hãy đọc cho hết câu hỏi trước khi tìm đáp án đúng. Thực tế có thí sinh chẳng đọc hết câu đã vội trả lời. Đối với vật lí: Kĩ năng khi làm bài thi trắc nghiệm. Đề thi Đại học gồm có 50 câu, mỗi câu có 04 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án duy nhất đúng. Toàn bài được đánh giá theo thang điểm 10, chia đều cho các câu trắc nghiệm, không phân biệt mức độ khó, dễ (với đề thi Đại học, mỗi câu được 0,2 điểm), thời gian làm bài thi Đại học là 90 phút. Các em hãy rèn luyện cho mình những kĩ năng sau đây: • Nắm chắc các qui định của Bộ về thi trắc nghiệm: Điều này đã được hướng dẫn kĩ càng trong các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, trong đó có qui chế thi. • Làm bài theo lượt: * Đọc trước toàn bộ đề: Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trước; Đánh dấu những câu mà Em cho rằng theo một cách nào đó thì Em có thể trả lời chính xác được câu hỏi đó. * Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn...: Em có thể thu thập được một số gợi ý từ lần đọc trước, hoặc cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi. * Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và phương án chọn: Rất có thể Em đã hiểu sai ý của đề bài từ lần đọc trước, hãy fix các câu đó bằng cách sử dụng tẩy đồng thời kiểm tra xem các ô được tô có lấp đầy diện tích chì và đủ đậm hay không, nếu quá mờ thì khi chấm máy sẽ báo lỗi. * Mẹo: Nên đọc đề từ đầu đến cuối và làm ngay những câu mà mình cho là chắc chắn sẽ làm đúng, đánh dấu (trong đề) những câu chưa làm được, sau đó lặp lại lượt thứ hai, rồi lượt thứ ba... Các em không nên dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn, mà điểm số thì được chia đều. • Sử dụng chì và tẩy (gôm): Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org Thời gian tính trung bình cho việc trả lời mỗi câu trắc nghiệm là 1,8 phút (dĩ nhiên câu dễ sẽ cần ít thời gian hơn, còn câu khó sẽ cần nhiều hơn). Khi làm bài, tay phải em cầm bút chì để tô các phương án trả lời, tay trái cầm tẩy để có thể nhanh chóng tẩy và sửa phương án trả lời sai. Phải nhớ rằng, tẩy thật sạch ô chọn nhầm, bởi vì nếu không, khi chấm, máy sẽ báo lỗi • Sử dụng phương pháp loại trừ trên cơ sở suy luận có lí. Có thể các em sẽ gặp một vài câu mà bản thân còn phân vân chưa biết phương án nào chắc chắn đúng. Khi đó, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có được phương án trả lời phù hợp với yêu cầu của đề. Trong nhiều trường hợp, các em tính một đại lượng nào đó thì có thể loại trừ 50:50 hoặc loại chỉ còn 01 phương án đúng! (chẳng hạn, ở đề thi tốt nghiệp THPT 2009 vừa rồi, có câu hạt nhân nào bền vững nhất trong các hạt nhân U, Cs, Fe và He? Nếu nắm được những hạt nhân có số khối A trong khoảng từ 50 đến 70 thì chọn ngay Fe, song nếu không nhớ, chúng ta thấy Fe trong đời sống hằng ngày là khá bền vững, vậy ta loại trừ các hạt nhân kia!) • Trả lời tất cả các câu (“tô” may mắn!): Mỗi câu đều có điểm, vậy nên, bỏ qua câu nào là mất điểm câu đó. Khi đã gần hết thời gian làm bài, nếu còn một số câu trắc nghiệm chưa tìm được phương án trả lời đúng, các em không nên bỏ trống, mà nên lựa chọn ngẫu nhiên phương án trả lời (cái này nếu nói bình dân là “tô lụi” nhưng có “cơ sở khoa học”! hay tô theo “linh cảm”). Cách làm này sẽ giúp các em tăng được cơ hội có thêm điểm số, nếu may mắn phương án trả lời là đúng, còn nếu sai cũng không bị trừ điểm (ngoại trừ trường hợp bị trừ điểm âm, mà ở Việt Nam ta, chưa áp dụng!). Song, các Em không nên lạm dụng cách làm này, vì tỉ lệ may mắn là rất thấp. Cách để trả lời những câu hỏi khó (câu hỏi dạng “đỉnh”) • Loại trừ những phương án mà Em biết là sai: Nếu được phép, Em đánh dấu chỗ sai hay bổ sung những phần cần thiết vào phương án đó để chỉ rõ vì sao nó sai. Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org • Hãy kiểm tra tính đúng/sai của mỗi phương án: Bằng cách này, Em có thể giảm bớt các lựa chọn của Em và tiến đến lựa chọn chính xác nhất. • Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,40 (μm) đến 0,76 (μm). Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. • Những phương án bao gồm những từ phủ định hay mang tính tuyệt đối. • “Tất cả những ý trên”: Nếu Em thấy có tới ba phương án có vẻ đúng thì tất cả những ý trên đều có khả năng là đáp án chính xác! • Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa: Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số Em tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. • Những phương án trông “giông giống”: Có lẽ một trong số đó là đáp án chính xác; chọn đáp án tốt nhất nhưng loại ngay những đáp án mang nghĩa giống hệt. • Hai lần phủ định: Tạo ra một câu khẳng định có chung nghĩa với câu có hai lần phủ định rồi xem xét nó. • Những phương án ngược nhau: Khi trong 4 phương án trả lời, nếu hai phương án mà hoàn toàn trái ngược nhau, có lẽ một trong hai phương án đó là đáp án chính xác! • Ưu tiên những phương án có những từ hạn định: Kết quả sẽ dài hơn, bao gồm nhiều yếu tố thích hợp hơn cho một câu trả lời. • Nếu như cả hai đáp án đều có vẻ đúng: So sánh xem chúng khác nhau ở điểm gì. Rồi dựa vào câu gốc ở đề bài để xem phương án nào phù hợp hơn. • Em phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có Em chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi! • Các Em có 2 cách để tìm đáp án đúng: * Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó dùng Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org được. * Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công thức có kết quả hợp lý là đáp án đúng. * Lưu ý rằng, nhược điểm lớn nhất của các Em khi làm bài là các em thường hiểu sai hiện tượng Vật lí, vì vậy dẫn đến chọn phương án trả lời sai. Vật lí khác với Toán học và chỉ có mối liên hệ với toán học bằng các phương thức của phương trình nhưng có những đề thuộc bản chất của Vật lí không nằm trong phương trình toán. Phần lớn các em không để ý đến bản chất Vật lí. Khắc phục được điều này các em phải chịu khó nghe Thầy cô giáo giảng bài, khi vận dụng kiến thức hiểu bản chất của vấn đề thì các em mới làm tốt được bài. Khi làm bài trắc nghiệm Vật Lí, trước hết Em cần đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau sau đây: Chuẩn xác – cách giải/hướng đi/phán đoán đúng + Nhanh – Hoàn thành từng câu trong thời gian ngắn nhất để dành thời gian nhiều nhất cho các câu khác + Hoàn thiện – Phải biết cách trình bày đầy đủ từ điều kiện xác định của đề để việc loại bỏ nghiệm lạ hay giải thích đầy đủ câu trả lời của mình. Nhanh – Hoàn thiện thường đi song hành với nhau trong khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (trong đó bao gồm cả khâu tô vào trong phiếu trả lời). Đối với hóa học Điểm khác biệt giữa bài thi Hóa so với các môn Toán – Lý là phần tính toán của Hóa đơn giản. Tuy nhiên môn Hóa thường phải nhớ kiến thức lý thuyết nhiều. Bài toán thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt 70% số câu hỏi. Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể. Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: Thuyết axit-bazơ, phản ứng oxi hóa khử – thế điện cực chuẩn, thuyết điện li của phần hóa học vô cơ và đại cương, thuyết cấu tạo hóa học ở phần hữu cơ. Định luật tuần hoàn để xác định tính chất hóa học cơ bản, định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tử để giải bài tập. Không học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng lượng của từng phần theo phân phối số lượng câu hỏi theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học thông thường gồm ½ là câu hỏi lý thuyết và ½ là bài tập tính toán. Để làm bài tốt thì cần ôn tập đầy đủ phần lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK mà cần ôn tập đầy đủ các kiến thức chính. Cách tốt nhất là học sinh nên tự làm đề cương để kiểm soát phần nào còn thiếu, yếu hoặc chưa hiểu kĩ. Về bài toán hóa học thì việc tính toán không quá phức tạp, hầu hết đều có thể đưa về 1 phương trình hay hệ phương trình toán học đơn giản. Nắm chắc các phương pháp trung bình, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn điện tích sẽ giúp ích rất nhiều. Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 89/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên là các em nên tính toán với phân số. So với số thí sinh dự thi thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối. Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại. Bài tập tính toán thì thay kết quả vào kiểm tra lại. Đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ để kiểm tra lại kết quả. Việc làm đề thi ĐH được chuẩn bị kĩ lưỡng, gồm nhiều giáo viên có kinh nghiệm cũng như kiến thức rất giỏi do vậy các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai. Khi giải bài tập không có đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm. Để không bị mất bình tĩnh các em nên ôn tập thật tốt, kiến thức nắm chắc thì sẽ tự tin. Khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức về nó các em học chưa kĩ. Hãy bỏ qua và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn nhiều thời gian thì mới tập trung giải quyết sau). Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn Hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học chính xác; Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu nhỏ các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn. Cuối cùng phải chú ý đến các dữ kiện đề bài để tránh nhầm lẫn. Câu hỏi trắc nghiệm chỉ có một đáp án đúng duy nhất nên các bài tập xét trường hợp thì chỉ có 1 trường hợp đi tới kết quả đúng, các em xét 2 trường hợp, một đã ra kết quả thì không phải xét trường hợp còn lại Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org Cũng giống như môn Vật lí, đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa học là phạm vi ra đề rất rộng. Đối với những nội dung cụ thể để làm bài trắc nghiệm các bạn cần phải nắm vững và vận dụng lý thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sự điện ly, phản ứng ô xi hóa khử, tốc độ phản ứng… Với cấu trúc đề thi trắc nghiệm cũng như tính khái quát, yêu cầu các bạn học sinh cần nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhằm đạt được kết quả cao trong bài thi. Cụ thể về lý thuyết các bạn cần biết và hiểu được những lý thuyết chung về Hóa học; tính chất hóa học cơ bản của các chất hữu cơ, vô cơ trình bày trong chương trình; cách thức và ứng dụng để điều chế ra một số các chất cụ thể. Ví dụ: Các kim loại kiềm như kiềm thổ và kiềm nhôm đều có tính chất hóa học chung cơ bản là: a. Tính khử yếu; b. Tính oxi hóa yếu; c. Tính oxi hóa mạnh; d. Tính khử mạnh Một phần quan trọng nữa đó chính là thực hành hóa học. Trong phần này các bạn cần biết hiện tượng và quan sát được một số phản ứng hóa học đặc trưng đã có trong bài học và sách bài tập hóa học lớp 12. Ngoài ra các bạn cũng cần phân biệt được các chất bằng phương pháp hóa học. Ví dụ: Dung dịch có pH nhỏ hơn 7 là: a. NaCL; b. Na2CO3 ; c. CH3COONa; d. ALCL3 Nắm bắt được hai phần kiến thức trên các bạn sẽ dễ dàng vận dụng vào các bài tập, đặc biệt là những dạng bài tập có nội dung tính toán không quá phức tạp, có thể giải nhanh, gọn để chọn ra phương án đúng. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi của các dạng bài tập sẽ được ra trong đề thi trắc nghiệm Hóa học. Ví dụ: Giả sử cho 7,8 gam Kali kim loại vào 192,4 gam nước sẽ thu được m gam dung dịch và một lượng khí thoát ra. Giá trị của m là (Cho H=1, O=16, K=39) a. 203,6 gam; b. 200,2 gam; c. 198 gam; d. 200 gam Một mẹo nhỏ giúp cho các bạn học sinh tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học đó chính là các bạn cần nhớ các khái niệm, tính chất và biết cách vận dụng từng trường hợp cụ thể vào bài tập để chọn phương án đúng. Khi nhận đề thi điều đầu tiên các bạn cần đọc thật kỹ, từng câu từng chữ nhằm tránh bị “gài bẫy”, đồng thời nắm chắc nội dung mà đề thi yêu cầu cần trả lời. Đặc biệt cần chú ý tới các từ có ý phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”… Ví dụ: Dung dịch chất nào sau đây không làm giấy quỳ tím hóa đỏ? a. C2H5OH; b. CH3COOH; c. HCL; d. HCOOH Nhận xét: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ có môi trường axit. Dung dịch không làm quỳ tím hóa đỏ phải là dung dịch có môi trường kiềm hoặc trung tính. Đọc nhanh các phương án thấy ngay b, c, d đều là axit, chỉ có ancoletylic không làm quỳ tím hóa đỏ. Vậy phương án cần chọn là a. Trong quá trình lựa chọn phương án đúng nếu các bạn đã xác định được phương án đúng rồi thì cũng đừng vội vàng lựa chọn mà hãy đọc hết tất cả các phương án đã được cho. Điều này sẽ tránh việc gặp sai sót và khẳng định thêm chắc chắn phương án bạn chọn là đúng. Thi trắc nghiệm thời gian là điều bạn cần phải lưu ý. Hãy tiết kiệm thời gian bằng cách tính nhanh trên giấy nháp để chọn phương án đúng nhất. Việc làm này ban đầu tưởng như mất thời gian nhưng kỳ thực nó Sưu tầm và biên soạn: TVDT
- Thuviendientu.org sẽ giúp các bạn tránh sai sót, đồng thời sẽ không bị mất thời gian làm lại khi ý kiến của các bạn lửng lơ giữa nhiều phương án cho là cùng đúng. Tuy nhiên không phải bất cứ bài tập nào bạn cũng mang giấy nháp ra để tính toán khi bạn đã biết rõ câu trả lời nào là đúng. Không nên quá cứng nhắc nhưng cũng cần phải biết tính toán để biến ứng linh hoạt. Cũng giống như bất kỳ môn thi nào cũng vậy yếu tố tâm lý luôn quan trọng khi bạn bình tĩnh làm chủ được bản thân và biết điều chế cảm xúc. “Hãy bình tĩnh đọc lướt nhanh qua toàn bộ đề thi, sau đó hít thật sâu và thở ra thật nhẹ nhàng như vậy ba lần”, đó là kinh nghiệm của rất nhiều thủ khoa thi ĐH để lấy lại được bình tĩnh và đầu óc sảng khoái, minh mẫn trước khi làm bài. Không chỉ có vậy, các bạn cũng cần phải chú ý đến sức khỏe. Gần đến ngày thi các bạn không nên học quá nhiều. Có rất nhiều bạn càng đến ngày thi càng cắm cúi học, học đêm học ngày không có thời gian ngủ, nghỉ ngơi khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến kết quả thi không được như ý muốn. Sưu tầm và biên soạn: TVDT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mẹo trình bày bài kiểm tra môn Toán để đạt điểm cao
7 p | 255 | 62
-
BÀI TẬP VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG GIỮA CÁC CHẤT
3 p | 990 | 48
-
Những điều lưu ý khi làm bài văn nghị luận
2 p | 247 | 31
-
Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm vật lý-Cao Nguyên Giáp
6 p | 156 | 26
-
18 chữ "vàng" để làm tốt môn Sử
3 p | 102 | 21
-
Những kinh nghiệm cần nhớ khi làm bài thi trắc nghiệm
4 p | 156 | 19
-
Những mẹo nhỏ khi làm bài trắc nghiệm
7 p | 139 | 15
-
Một vài mẹo nhỏ để bạn có thể làm tổt hơn trong bài kiểm tra
6 p | 124 | 13
-
Một vài mẹo nhỏ để bạn có thể làm tốt hơn trong bài kiểm tra
5 p | 150 | 12
-
Ôn tập môn Văn: Bốn điểm cần nhớ!.
2 p | 91 | 9
-
Làm thế nào để tỏa sáng trong 4 năm đại học?
2 p | 92 | 7
-
Hãy đặt ra mục tiêu khi ôn tập
2 p | 86 | 7
-
15 điều cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm
2 p | 126 | 7
-
Làm nhiều bài tập để rèn luyện kỹ năng giải toán
2 p | 69 | 5
-
Mẹo thi khi gặp những câu ngoài tầm hiểu biết
4 p | 53 | 5
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Cách làm bài hiệu quả
3 p | 81 | 3
-
Những lưu ý đối với thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
2 p | 89 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn