YOMEDIA
ADSENSE
Những nguyên nhân làm cho PPP và IFE không đúng trong thực tế
420
lượt xem 114
download
lượt xem 114
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'những nguyên nhân làm cho ppp và ife không đúng trong thực tế', tài chính - ngân hàng, tài chính doanh nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những nguyên nhân làm cho PPP và IFE không đúng trong thực tế
- CHƯƠNG III – NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM CHO PPP và IFE KHÔNG ĐÚNG TRONG THỰC TẾ 1. Những lý do khiến cho PPP không đúng trong thực tế Có thể nêu những lý do tại sao PPP khó xuất hiện trong thực tế như sau: Chi phí vận chuyện và những hạn chế mậu dich: Lý thuyết ngang giá sức mua giả định là không có thuế và chi phí vận chuyển giữa 2 thị trường là bằng 0. Điều này có nghĩa là sẽ không có bất kỳ biểu thuế quan nào cho hàng nhập khẩu và hàng xuất khấu. Tuy nhiên trên thực tế, điều này lại không xảy ra. Chi phí vận chuyển có thể làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên mắc hơn so với hàng hóa trong nước. Thêm vào đó, những hàng rào mậu dịch như hạn ngạch và thuế quan cũng là những thứ khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắc đỏ. Vậy, cho dù là hàng hóa nước ngoài có rẻ hơn hàng hóa trong nước cách mấy thì khi nhập khẩu vào trong nước, với chi phí vận chuyển và hàng rào mậu dịch phát sinh, những thứ hàng hóa đó cuối cùng cũng sẽ có giá sấp xỉ trong nước. Điều này không làm cho người dân trong nước mua hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn. Lý thuyết PPP không thể áp dụng được. Do mức giá chênh lệch của cùng một món hàng ở cùng 1 quốc gia: Để minh họa dễ hiểu cho điều này, tôi xin lấy một ví dụ đơn giãn: đó là việc bạn đi ăn một tô hủ tiếu ở TP.HCM và ăn một tô hủ tiếu ở vùng quê. Tôi không biết rõ giá cả của nó ra sao nhưng tôi có thể nói chính xác một điều: giá của tô hủ tiếu ở TP. HCM cao hơn ở quê (ở đây tôi giả định là bạn vào ăn ở cùng một cửa tiệm và cửa tiệm này có 2 chi nhánh: một cái ở TP. HCM và một cái ở quê). Tại sao lại có sự khác biệt đó? Để làm một tô hủ tiếu ở TP. HCM ta phải tốn chi phí cao hơn, chi phí đó là bao gồm: tiền thuê mướn nhân viên, mặt bằng, nguyên liệu, vân và vân. Do đó mặc dù là cùng một cửa tiệm với cùng một món hàng (ở đây là tô hủ tiếu), giá cả của nó lại chênh lệch nhau. Vậy nên
- lấy tô hủ tiếu ở TP. HCM hay tô hủ tiếu ở vùng quê để bỏ vào rổ hàng hóa khi so sánh với nước khác? Đó chính là vấn đề khiến cho lý thuyết ngang giá sức mua gặp khó khăn. Ngay chính trong cùng quốc gia, giá cả của cùng một món hàng cũng khác nhau. Thông tin bất cân xứng: Ngang giá sức mua cũng dựa trên nền tảng là thông tin hoàn hảo với mọi người, nghĩa là nhà xuất khấu sẽ biết xuất khẩu hàng của họ đến nơi giá cao và ngược lại, nhà nhập khẩu biết nhập khẩu hàng từ nơi có gia thấp. Tuy nhiên trên thực tế thì thông tin không cân xứng. Liệu toàn bộ nhà xuất khẩu có biết rõ nơi nào có giá cao để họ đưa hàng đến đó hay tất cả những nhà nhập khẩu đều biết nơi nào đang có giá thấp để họ nhập hàng. Thực tế chỉ có 1 số hay 1 nhóm người biết. Chính vì vậy mà ngang giá sức mua không thiết lập. Có sự tham gia của thị trường tiền tệ: Ở đây, để cho đơn giản, tôi sẽ chỉ lấy ví dụ sau: lạm phát ở Việt Nam cao hơn và do đó hàng ở Mỹ rẻ hơn. Theo tình huống này, sẽ xuất hiện 2 hình thức kinh doanh. Hình thức thứ nhất, nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ nhập khẩu hàng từ Mỹ về. Do phải nhập khẩu hàng của Mỹ nên cầu USD ở VN sẽ tăng lên. Hình thức thứ hai, do lãi suất ở Việt Nam cao hơn nên nhà đầu tư ở Mỹ sẽ quyết định đầu tư ở Việt Nam, dẫn đến cung USD cũng tăng lên. Vậy, rõ ràng một điều là cả cung và cầu USD đều tăng, do đó tỷ giá hối đoái sẽ không thể xác định được theo ngang giá sức mua. Lúc này, tùy thuộc vào mức tăng của cung và cầu USD, độ dóc của cung và cầu USD mà tỷ giá USD/VND sẽ thay đổi ra sao. Lý thuyết ngang giá sức mua lại một lần nữa không thể áp dụng được trên thực tế. Rỗ hàng hóa ở mỗi nước là khác nhau: Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị mà ở mỗi nước sẽ có mỗi rỗ hàng hóa khác nhau. Như ta đã biết, ngang giá sức mua được thực hiện dựa trên ý tưởng rỗ hàng hóa giống nhau giữa các nước. Nhưng
- thức tế, mỗi nước lại chọn cho mình một rỗ hàng hóa khác nhau. Điều này đã gây khó khăn khi muốn so sánh sức mua ở mỗi nước và chính nó đã làm cho việc xác định PPP gặp khó khăn trong thực tế. Chất lượng của cùng một món hàng ở mỗi nước là khác nhau: Tôi nghĩ bạn sẽ không mua một chiếc máy Ipod Trung Quốc dởm dù nó có rẻ hơn bao nhiêu đi nữa. Đó là 1 lý do khác khiến cho PPP ít khi xuất hiện trong thực tế. Hãy tượng tượng bạn là người Mỹ, bạn thấy 2 chiếc máy Ipod: một cái sản xuất trong nước với giá cao hơn và một cái sản xuất ở Trung Quốc với giá rẻ hơn. Nhưng bạn vẫn mua cái sản xuất ở Mỹ (trong nước)! Tại sao vậy? Vì Ipod sản xuất ở Mỹ có chất lượng cao hơn. Vậy rõ ràng dù hàng nước ngoài dù có rẻ hơn nhưng lại kém chất lượng thì cũng không thể khuyến khích người tiêu dùng trong nước mua chúng. Yếu tố cuối cùng – Không có hàng hóa thay thế: Lại tiếp tục lấy ví dụ về Ipod. Tại sao ở Việt Nam, một chiếc máy nghe nhạc Ipod có giá khá cao nhưng người ta vẫn mua nó? “Tại không ai ở Việt Nam sản xuất máy nghe nhạc nên tôi phải mua nó về xài.” Đó là lý do tại sao dù giá cao nhưng người trong nước vẫn tiếp tục tiêu dùng hàng nước ngoài. Ngoài ra, còn có thể xuất phát từ lý do chuộng hàng ngoại của những người tiêu dùng trong nước. Tất cả những lý do đó đã làm cho PPP khó ứng dụng trong thực tế. 2. Những lý do làm cho IFE không đúng trong thực tế Còn những lý do nào khiến cho IFE xuất hiện trong thực tiễn? Đầu tiên, cần phải nhắc lại rằng hiệu ứng Fisher quốc tế dựa trên 2 giả định:
- Thứ nhất, các nhà đầu tư ở các nước khác nhau đòi hỏi một • tỉ suất sinh lợi thực giống nhau. Thứ hai, chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các quốc gia là • do chênh lệch lam phát. Ví dụ: Mỹ Anh TSSL thực 2% 2% Lạm phát 6% 3% Ls danh 8% 5% nghĩa Dựa vào ví dụ trên, nếu đứng ở gốc độ người tiêu dùng: người tiêu dùng Mỹ sẽ mua hàng hóa của Anh do chênh lệch lạm phát giữa Anh và Mỹ, làm cho tỷ giá GBP/USD tăng giá 3%. Còn ở gốc độ nhà đầu tư: nếu nhà đầu tư Anh đầu tư vào Mỹ thì sẽ hưởng lãi suất 8%, cao hơn là đi đầu ở Anh (chỉ có 5%). Đến cuối kì, nhà đầu tư Anh hưởng lãi suất 8% nhưng do đồng GBP tăng giá 3% nên đã làm cho tỳ suất sinh lợi mà nhà đầu tư Anh nhận được chỉ còn 5%, bằng với khi đầu tư ở Anh. Hiệu ứng Fisher quốc tế tồn tại. Trên thực tế thì hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng hay không khi mà hiệu ứng này dựa vào ngang giá sức mua. Mà trên thực tế thì ngang giá sức mua không luôn luôn đúng. Và thêm vào đó nữa là các nhà đầu tư trên thực tế có đòi hỏi tỷ suất sinh lợi thực có giống nha? Điều này còn tùy thuộc vào mức độ rủi ro ở mỗi quốc gia. Thường thì rủi ro là khác nhau ở mỗi quốc gia nên tỷ suất sinh lợi thực trên thực tế cũng không giống nhau Một ví dụ khác cho trường hợp tỷ suất sinh lợi thực là khác nhau: Mỹ Anh TSSL thực 3% 2%
- Lạm phát 6% 3% Ls danh 9% 5% nghĩa Trong trường hợp này chênh lệch lạm phát là 3%. Do đó, theo ngang giá sức mua thì cuối kì, tỷ giá GBP/USD sẽ tăng lên là 3%. Nhà đầu tư Anh khi đầu tư ở Mỹ sẽ nhận được tỷ suất sinh lợi là 9%, tuy nhiên do GBP/USD tăng 3% nên tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư Anh thực sự nhận được vào cuối kỳ là 6%. Điều này làm cho hiệu ứng Fisher quốc tế không còn đúng nữa. Chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các quốc gia không do chênh lệch lạm phát gây ra mà do chênh lệch tỷ suất sinh lợi thực. Ví dụ: Mỹ Anh TSSL thực 3% 2% Lạm phát 3% 3% Lsdanh nghĩa 6% 5% Trong trường hợp này, ngang giá sức mua không xuất hiện, nên không có sự thay đổi tỷ giá hối đoái vào cuối kì. Vậy khi nhà đầu tư Anh đầu tư sang Mỹ, họ sẽ nhận được đúng lãi suất danh nghĩa là 6% (cao hơn so với Anh là 5%) mà không cần phải lo lắng gì về sự biết động của tỷ giá. Mặt khác, ngoài nhân tố lãi suất, tỉ giá hối đoái cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác, như: lạm phát, lãi suất, thu nhập của người dân, chính sách kiểm soát tỷ giá của chính phủ, sự đầu cơ của các nhà đầu tư, kỳ vọng lãi suất tương lai của nhà đầu tư, … Các yếu tố này cũng góp phần làm cho hiệu ứng Fisher khó lòng hiện hữu.
- Chúng ta hãy lấy nhân tố chính phủ để phân tích: Mặc dù những giả thuyết đưa ra về hiệu ứng Fisher là đúng đi chăng nữa thì liệu trên thực tế có xảy ra như những gì chúng ta dự định nếu có sự can thiệp của chính phủ, phải nói là đây là một nhân tố quan trọng, bởi vì thị trường không bao giờ thiếu bàn tay của chính phủ. Ví dụ: Mỹ Anh TSSL thực 2% 2% Lạm phát 6% 3% Lsdanh nghĩa 8% 5% Theo ngang giá sức mua: ở gốc độ người tiêu dùng Mỹ, họ sẽ mua hàng hóa của Anh do chênh lệch lạm phát, làm cho tỷ giá GBP/USD tăng giá 3%. Nếu như trong trường hợp này, tỉ giá GBP/USD lại giảm thì sao, có thể chính phủ Anh muốn tăng cường xuất khẩu và họ làm cho GBP/USD không tăng đến mức 3% bằng cách mua USD vào. Vậy là cuối cùng không tồn tại hiệu ứng Fisher quốc tế. Ngoài ra, ở nhiều nước, chính phủ thường cố định tỉ giá trong một biên độ hẹp. Khi đó, mức tỷ giá đúng là có tăng hoặc giảm, nhưng không thể bằng mức chênh lệch lạm phát được. KẾT LUẬN “Hãy dẹp bỏ lý thuyết ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế đi. Nó chẳng đúng gì cả.” Ta có nên nói vậy không? Chúng tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để kết luận rằng PPP và IFE là sai. Thật sự thì ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế vẫn có những điểm đúng của nó. Nguyên nhân dẫn đến việc bác bỏ chúng là vì chúng ta đang sống trong một thị trường bất hoàn thảo. Sự bất hoàn thảo này đã làm cho lý thuyết PPP và IFE không thể áp dụng được. Mặc dù vậy, trong dài hạn, một vài
- kiểm định vẫn cho thấy 2 lý thuyết trên là đúng. Cuối cùng, chúng tôi muốn kết luận một điều rằng: “Hãy vẫn dụng cả lý thuyết lẫn thực tiễn để tìm ra cốt lõi của vấn đề”. PPP và IFE là 2 ví dụ điển hình của câu nói đó mà chúng tôi muốn đưa đến cho cách bạn. Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. lường Đo Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến
- của chỉ số lạm gồm: phát bao * Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung). * Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra). * Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong
- PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ. * Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. * Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. * Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình. Các loại lạm phát phân theo mức độ Lạm thấp phát
- Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến dưới 10 phần trăm một năm. Lạm (Lạm phát cao phát phi mã) Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những đầu thực hiện cải năm cách. Nhìn chung lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. lạm Siêu phát Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau Thế chiến thứ nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mark vào tháng 1 năm 1922 lên đến 70.000.000 mark chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng
- tăng tương tự. Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và Thế chiến thứ hai. Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào thập niên 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở một số nước Mỹ La-tinh. Tiêu chí để xác định siêu lạm phát (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ l ệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm. Vai trò trong kinh tế hiệu ứng cực Các tích Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí
- thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Các hiệu ứng tiêu cực Đối với lạm dự kiến được phát Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội: * Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát. * Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm. * Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân
- bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô. * Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế. * Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình. Đối với lạm dự kiến được phát không Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên động của rất lớn. tác nó Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông
- qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này. Nguyên nhân Lạm cầu phát do kéo Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát. Lạm cầu đổi phát do thay Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát. Lạm đẩy phát do chi phí Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
- Lạm cơ cấu phát do Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. Lạm xuất khẩu phát do Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Lạm nhập khẩu phát do Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. Lạm tiền tệ phát Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm đẻ lạm phát ra phát
- Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát. Tăng trưởng cà chống lạm phat 2010 ở Việt Nam Từ đầu năm 2010 đến nay, Việt Nam dường như phải lựa chọn: nguy cơ lạm phát, chống lạm phát và bảo đảm tốc độ tăng trưởng. Vấn đề của chúng ta là gì thưa ông? Cách thức tăng trưởng của chúng ta hiện nay thiên về chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư là chủ yếu. Sự đóng góp của năng suất lao động và năng suất tổng hợp đối với tăng trưởng thấp. Huy động vốn đầu tư của VN lên tới 42-43% GDP trong khi hiệu quả đầu tư nhìn chung là thấp và có xu hướng giảm dần. Mục tiêu chống lạm phát và bảo đảm tăng trưởng trong dài hạn có thể đi với nhau, song hành với nhau. Nhưng tại thời điểm hiện nay, theo tôi, lạm phát, bất ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay nội sinh từ cách thức tăng trưởng. Nếu như VN tiếp tục đi theo con đường này thì đến một vài năm nữa, có thể đi đến một ngõ cụt. Điều đó cũng có nghĩa là nếu như không thay đổi cách thức tăng trưởng, bất ổn kinh tế vĩ mô luôn luôn thường trực, lạm phát luôn luôn ở mức cao. Muốn chống lạm phát thì chúng ta phải quay trở về cái công cụ là phải nâng cao đuợc hiệu quả sử dụng đồng vốn. Có người lập luận rằng, nếu xây thêm cầu, xây thêm cảng, xây thêm đường, chúng ta có những khoản đầu tư lớn. Điều này về lâu dài cũng là để cải thiện hiệu quả của nền kinh tế?
- Đầu tư để mà nâng cao chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng là một đầu tư cần thiết và để nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Nhưng nếu đó là đầu tư đúng hướng, đầu tư vào giải quyết đúng những vấn đề tắc nghẽn của nền kinh tế. Nếu đầu tư dàn trải, ở đâu cũng cầu, ở đâu cũng cảng, ở đâu cũng sân bay, ở đâu cũng khu công nghiệp, hiệu quả của đồng vốn sẽ giảm xuống và đồng thời, lại không giải quyết được những điểm tắc nghẽn về cơ cấu hạ tầng đối với nền kinh tế. vấn đề hiện mắc phải. Đây là VN đang Đành rằng, xây cầu cảng, dù hàng năm không có ai sử dụng cũng đóng góp tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Tăng trưởng nêu trên là tăng trưởng kém chất lượng, tăng trưởng không bền vững Với cách thức tăng trưởng như trên, khối doanh nghiệp bị tác động như thế nào? Nếu như cứ đầu tư như vậy và đặc biệt là đầu tư Nhà nước mở rộng như thế thì khu vực DN Nhà nước được hưởng lợi nhiều hơn. Trong khi nếu không giải quyết được những điểm ách tắc của nền kinh tế, nhất là ách tắc trong cơ sở hạ tầng, vận chuyển hàng hóa, những điểm kết nối hàng hóa của nước ta với thị trường bên ngoài, toàn bộ nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng và khu vực kinh tế tư nhân chịu ảnh hưởng, chịu thiệt thòi. Thời gian vừa rồi, dư luận cũng nói rất nhiều về chính sách tiền tệ như cung tiền, lãi suất, tỉ giá… Và thị trường thì cứ hướng vào đó, coi đó là những thủ phạm gây ra lạm phát. Quan điểm của Viện thế QLKT TW nào?
- Quan điểm của cá nhân tôi thì cho rằng, như trên tôi đã trình bày, bất ổn của nền kinh tế vĩ mô hiện nay nói chung và lạm phát nói riêng là nội sinh từ cách thức tăng trưởng thiên về chiều rộng, đầu tư nhiều mà hiệu quả thì không cao. Do chúng ta theo đuổi mục tiêu tăng trưởng như vậy, cho nên để đạt được điều đó phải huy động vốn nhiều: qua cả ngân sách, qua tiền tệ, tức là chính sách tiền tệ phải mở rộng, chính sách tài khóa cũng tương tự như thế. Đồng thời với đó, quản lí đầu tư của ta, đặc biệt là quản lí đầu tư Nhà nước nó không được tốt, hiệu quả. kém Nguyên nhân cốt lõi là hiệu quả đầu tư kém, không phải chính sách tiền tệ. Cho nên, việc xử lí chỉ thông qua chính sách tiền tệ như hiện nay, theo tôi, nếu có tác dụng thì cũng rất ngắn hạn, không giải quyết được vấn đề cốt lõi phát sinh ra thực trạng hiện nay. Giảm bội chi ngân sách bằng giảm đầu tư Nhà nước Các nước láng giềng, những nước có trình độ tương đương với VN có gặp phải vấn đề như trên không và họ đã xử lý như thế nào? Chúng ta cũng bàn nhiều và cũng đã nhìn đến kinh nghiệm các nước trong thập kỉ 90 của thế kỉ trước dẫn tới cuộc khủng hoảng năm 1997. Những vấn đề VN gặp phải hiện nay, các nước họ cũng đã gặp phải. Sau khủng hoảng như thế, họ tái cơ cấu lại nền kinh tế và nhấn mạnh đến cái hiệu quả và cái năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tại thời điểm hiện nay, chúng ta phải thay đổi càng sớm càng hay việc chuyển từ thiên về tăng trưởng theo chiều rộng, sang
- tăng trưởng theo chiều sâu. Và phải đặc biệt lưu ý đến việc nâng cao được hiệu quả đầu tư Nhà nước nói chung và đầu tư của nước các DN Nhà nói riêng. VN cần cơ cấu lại nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN và tăng cường hiệu quả của đầu tư công. Viện Quản lí kinh tế Trung ương,đã đề đạt ra những biện pháp cụ thể nào? Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng là phải cắt giảm bội chi ngân sách bằng cách giảm chi, giảm đầu tư Nhà nước. Cơ cấu lại, rà soát lại các dự án đầu tư, tập trung vốn vào những dự án đầu tư tập trung vào cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề tắc nghẽn của nền tế. kinh Đầu tư như vậy sẽ phát huy ngay hiệu quả là góp phần vào nâng cao hiệu quả đầu tư Nhà nước nói riêng và đầu tư của nền kinh tế nói chung. Ở điểm này, việc cắt giảm đầu tư ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư công là một mũi tên bắn trúng được rất nhiều đích. Đó là nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời bắn ra một tín hiệu rằng đây đang là một cách thức thay đổi, thay đổi cách thức tăng trưởng, nhấn mạnh hơn đến nâng cao hiệu quả tăng trưởng theo chiều sâu. Và như vậy, nó giảm áp lực đối với lạm phát đồng thời, tăng dư lượng cho chính sách tiền tệ. Anh có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để mở hơn và tăng thêm vốn cho khu vực kinh tế tư nhân. Như vậy, vừa đảm bảo được tăng trưởng lại vừa giảm được lực lạm áp phát. Dù sao đó vẫn là những giải pháp dài hạn, còn ở ngắn hạn thì sao? Hiện nay không nên chạy theo các giải pháp ngắn hạn mà là
- giải pháp căn bản. Giải pháp căn bản có thể có cả tác động ngắn hạn hay đồng thời với nó phát huy được cả tác động trung hạn cực. và dài tích Nếu giải pháp nào ngắn hạn mà có thể xử lí được vấn đề một vài ba tháng, sau đó thì lạm phát, bất ổn lại quay trở lại, theo tôi, không nên dùng. Chúng ta nên dùng những giải pháp tác động ngắn hạn và dài hạn cùng chiều nhau, tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo tăng trưởng ổn định tế kinh vĩ mô. Chính phủ đã từng có quyết tâm mạnh mẽ cắt giảm đầu tư công Năm 2008, Chính phủ đưa ra rất nhiều những dự án phải cắt giảm đầu tư nhưng dường như chưa kịp thực hiện. Sang năm 2009, chúng ta lại phải tiếp tục giải ngân cho những dự án đó. Thậm chí, chúng ta tiếp tục phải tìm những dự án có thể giải ngân để có thể ứng vốn của năm sau cho dự án đó. Như vậy, chúng ta đã siết lại, sau đó lại nới ra. Còn xu hướng hiện tại là thưa gì, ông? Đúng là điều đáng tiếc! Vào tháng 4/2008, tôi cảm nhận một quyết tâm cắt giảm đầu tư công hết sức mạnh mẽ. Tại thời điểm đó, chúng tôi cũng kì vọng rằng những giải pháp như thế nó sẽ là bước đột phá để cơ cấu lại, bố trí lại, sắp xếp lại đầu tư Nhà nước và nâng cao hiệu quả của đầu tư Nhà nước. Đáng tiếc rằng là sau đó thì khủng hoảng và buộc chúng ta phải thực hiện những chính sách như trên vừa mới mô tả, và dẫn đến những tác dụng, những tác động, những tính hữu ích. Quyết tâm tại thời điểm tháng 4/2008 không còn nữa. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề đó vẫn là vấn đề thời sự và việc
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn