Những phương diện dẫn tới việc Vương quốc Phổ đảm nhận quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày việc đánh giá vai trò của Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871, chính vì thế, cần phải được xem xét trên tất cả các phương diện dân tộc, giai cấp, quốc tế, và thời đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những phương diện dẫn tới việc Vương quốc Phổ đảm nhận quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 NHỮNG PHƯƠNG DIỆN DẪN TỚI VIỆC VƯƠNG QUỐC PHỔ ĐẢM NHẬN QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC 1848-1871 NGUYỄN MẬU HÙNG NCS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: nguyenmauhung@quangbinh.edu.vn Tóm tắt: Quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX là kết quả của một loạt các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Tuy nhiên, vượt qua tất cả, Phổ đã đóng một vai trò không chỉ trung tâm mà còn có tính chất quyết định. Trên cơ sở đó, nhiều người cho rằng, quá trình thống nhất Đức 1848-1871 diễn ra theo con đường của Phổ. Việc Phổ đảm đương sứ mệnh giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trước hết vì tham vọng bá chủ của Phổ hơn là vì sự thống nhất của nước Đức mặc dù Phổ phần nào cũng sẽ hưởng lợi từ quá trình lớn mạnh của Đức. Việc đánh giá vai trò của Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871, chính vì thế, cần phải được xem xét trên tất cả các phương diện dân tộc, giai cấp, quốc tế, và thời đại. Từ khóa: Quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871, Vương quốc Phổ, vai trò của Phổ, con đường của Phổ, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phổ không phải là nhân tố duy nhất có tham vọng về mặt lý thuyết và trong thực tế tham gia giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX. Tham gia vào quá trình này còn có nhiều nhân tố lúc đầu thậm chí còn có tính chất quyết định hơn cả Phổ. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là khả năng thích ứng và sự vươn lên của Phổ để nắm quyền quyết định các vấn đề của người Đức. Một so sánh mang tính phân tích với các bên tham gia khác sẽ làm sáng tỏ bản chất, mục tiêu, phương pháp tiếp cận vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX của các bên tham gia. Bài này chỉ xem xét vai trò của Phổ trên các phương diện quốc tế, dân tộc, và giai cấp. 2. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN DẪN TỚI VIỆC VƯƠNG QUỐC PHỔ ĐẢM NHẬN QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC 1848-1871 2.1. Trên phương diện quốc tế Trên phương diện quốc tế, vai trò của Phổ không chỉ mang lại một định hướng chuẩn xác và dứt khoát đối với vấn đề nước Đức mà còn được thể hiện thông qua quá trình phát triển không ngừng để đảm đương sứ mệnh giải quyết vấn đề nước Đức. Nhìn nhận vai trò của Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX, chính vì thế, cần phải đặt trong mối quan hệ và bối cảnh chung với các lực lượng chính trị có cùng tham vọng như Phổ. Vai trò của Vương quốc Phổ trong so sánh với Pháp: nước Pháp luôn luôn có một tiếng nói quyết định đối với vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trên cả hai phương diện. Một mặt là các ảnh hưởng tự nhiên của nước Pháp đối với nước thông qua các hoạt động xuất khẩu văn hóa bằng chiến tranh của Napoléon [19, tr. 63]. Mặt khác là các phương thức ứng phó của người Đức đối với các tham vọng của Pháp ở Trung Âu giữa thế kỷ XIX. Trong quá trình đó, Phổ là đối thủ duy nhất còn lại của Pháp trong thế giới nói tiếng Đức ở Trung Âu có khả năng thách thức tham vọng của Pháp. Thành công của cuộc cải cách 1807-1821 chứng minh cho những sai lầm của Pháp trong Hiệp ước Tilsit năm 18071 khi để cho Phổ có cơ hội âm thầm thay thế vị thế của Pháp về sau. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, trong khi các cộng đồng nói tiếng Đức ở Trung Âu đang tìm 1 Điều này đã buộc Pháp phải hối hận hơn nửa thế kỷ sau trong vấn đề nước Đức nói riêng và nhiều vấn đề quốc tế khác có liên quan nói chung. Thay vì triệt tiêu tận gốc các cơ hội phát triển của Vương quốc Phổ để loại trừ hẳn một mối đe dọa và nguy hiểm thường trực bên cạnh, Pháp đã tự đánh vào chân mình trong cuộc hành quân vào nước Nga năm 1812 và điều đó buộc họ phải trả giá quá đắt trong những thập kỷ tiếp theo. 47
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 cách trả lời cho câu hỏi số phận của chính mình trước sự bành trướng của người Pháp, Phổ là vương quốc mang yếu tố Đức nhiều nhất không phải đối diện với nguy cơ bị tiêu diệt và Pháp hóa nhiều nhất2 kể cả trong những thời điểm kiệt quệ nhất như năm 1807. Ngược lại, sự đi xuống của nước Pháp cách mạng đồng nghĩa với một sự gia tăng ảnh hưởng ngày càng lớn của Phổ đối với các vấn đề của nước Đức nói riêng và các mối quan hệ quốc tế ở châu Âu nói chung. Hội nghị Viên năm 1815 là một minh chứng cho nhận định này. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong việc Phổ thâu tóm phần lớn các vùng đất phía Tây sông Ranh3 như một sự thừa nhận mang tính quốc tế đối với vị trí bảo hộ thế giới nói tiếng Đức của Phổ. Quyết định đó là một định mệnh đối với quá trình thống nhất nước Đức theo con đường của Phổ giữa thế kỷ XIX4 nói chung và số phận của Xắc-xông5 nói riêng. Về tổng thể, Phổ vẫn chưa thể là đối thủ xứng tầm của Pháp năm 1815, trong khi chính cái bản chất phong kiến của Phổ đã làm cho họ không phải lúc nào cũng được chào ở các vùng đất hướng đến các thiết chế mới. Cùng lúc đó, tham vọng vương quyền của Phổ trong vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX đã đẩy các nước yếu thế tìm kiếm bảo hộ bên ngoài các cư dân nói tiếng Đức. Thực tế ấy cho thấy, phần lớn các nhà nước nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX không chỉ là kết quả của các mối quan hệ bang giao với Pháp ở những mức độ nhất định6 mà việc giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX không thể không có Pháp. Ngược lại, Pháp chính là trở ngại quốc tế lớn nhất cho việc giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX mà Phổ cần vượt qua cho đến năm 1871. Vai trò của Vương quốc Phổ trong so sánh với Nga: vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX không phải là vấn đề sống còn đối với nước Nga, nhưng lại có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hòa bình và an ninh ở châu Âu. Với thực lực quân sự hùng hậu bậc nhất châu Âu đương thời, nước Nga hoàn toàn có đủ khả năng đóng một vai trò then chốt trong quá trình thống nhất nước Đức, nhưng họ tham gia vào vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX ở mức độ vừa phải. Mặc dù vậy, nỗi sợ vô hình [6, tr. 4] cùng sự cô lập [2, tr. 107] tại Hội nghị Viên năm 1815 càng làm cho Phổ lệ thuộc vào Nga để theo đuổi các mục tiêu đối nội [4, tr. 4] cũng như đối ngoại [15, tr. 74] của mình, trong khi việc từ bỏ Ba Lan để đổi lấy vùng sông Ranh cùng Liên minh thần thánh năm 1815 không chỉ làm cho Phổ mang nhiều đặc điểm Đức hơn [9, tr. 134] mà còn xích lại gần Nga thêm một bước nữa [10, tr. 257] như là một nhu cầu tất yếu [6, tr. 31-32] của cả hai bên [14, tr. 140]. Tuy nhiên, Bismarck đã biến những bất lợi của Phổ [6, tr. 37] 2 Ngược lại, Phổ đã tận dụng một cách triệt để các cơ hội được tiếp xúc với nền văn minh khai phóng tiến bộ của Pháp cũng như thời cơ Pháp đang loay hoay với các cuộc chinh phạt trên khắp châu Âu để tiến hành một cuộc cải cách mang tính chất lột xác. 3 Vốn là các vùng lãnh thổ của các nước đồng minh thân cận của Pháp trước đây. 4 Trên phương diện địa lý, tỉnh Rheinland của Phổ bao trùm gần như toàn bộ biên giới phía Tây của các cư dân nói tiếng Đức đối với nước Pháp. Vùng đất này được xem như là một cánh tay nối dài của Vương quốc Phổ để ôm trọn phần lớn lãnh thổ của các nhà nước nói tiếng Đức trước các mối lo nhòm ngó từ phía Tây và đảm bảo cho Phổ có một sức mạnh áp đảo đối với toàn bộ thế giới nói tiếng Đức còn lại. Đó cũng là một chủ ý mang tính định mệnh của thời đại đối với quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX của không những các cường quốc châu Âu mà còn cả của các cộng đồng nói tiếng Đức ở Trung Âu đương thời. Sự kiện đó chứng minh rằng, cả các cường quốc châu Âu lẫn các cư dân nói tiếng Đức về cơ bản đều đã thừa nhận một cách tự nhiên trong tiềm thức hoặc ít nhất là có ý thức chuẩn bị về mặt tâm lý cho vai trò lãnh đạo thế giới nói tiếng Đức của Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức sau này. 5 Xắc-xông-ny phải cắt 40% lãnh thổ của vương quốc mình cho Phổ để đổi lấy nền độc lập của vương quốc cũng như sự tồn tại của vương triều, vì họ đã từng đứng về phía Napoléon trong các cuộc chiến chinh phạt của Pháp trước đó. 6 Phần lớn các nhà nước này đều mong muốn sở hữu một nền độc lập lâu dài và ổn định để tận hưởng các thành tựu tự do dân chủ của Cách mạng Pháp đã được thiết lập lâu dài trong các cộng đồng cư dân của họ còn hơn là nằm dưới sự thống trị mang tính quý tộc phong kiến của vương triều Phổ ngoại bang. Tất cả các nhà nước này trong thực tế đều là những nơi cuối cùng bị rơi vào tay Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871 sau khi đã đụng đầu với Pháp ở Xê-đăng năm 1870. 48
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 trong mối quan hệ với Nga để theo đuổi các mục tiêu của nhà Hohenzollern [6, tr. 40]. Xét toàn cục, Nga chưa bao giờ chủ động sử dụng các biện pháp quân sự để thách thức Phổ trong vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, nhưng Phổ cũng không thể tự ý thay đổi trật tự của Hội nghị viên năm 1815 ở mà không có sự tham gia của Nga. Thực tế cho thấy, Nga là đối thủ dấu mặt của quá trình thống nhất nước Đức theo con đường của Phổ với tư cách của người bảo trợ cho trật tự của Hội nghị Viên năm 1815, nhưng được che đậy dưới danh nghĩa của một đồng minh trước sự bất lực của Phổ cho đến cái ngày Nga không còn có thể rảnh rang với các vấn đề ngoài biên giới của mình. Vai trò của Vương quốc Phổ trong so sánh với Anh: sự quan tâm của người Anh đối với các diễn biến chính trị ở nước Đức giữa thế kỷ XIX không bức thiết như nhu cầu học hỏi của người Đức đối với các nước nói tiếng Anh [18, tr. 3-11]. Điều đó được thể hiện qua thái độ trung lập của Anh đối với vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, trong khi lại chú trọng hơn vào quá trình thống nhất thị trường để mở rộng cơ hội kinh doạnh của doanh nghiệp Anh ở châu Âu lục địa [12, tr. 113-141]. Ngược lại, giới trí thức tiểu tư sản Đức xem mô hình cộng hòa của Mỹ là đích đến cho các hoạt động cách mạng của mình [1, tr. 186-192], còn giới đại tư sản lại tìm giải pháp cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX từ mô hình quân chủ lập hiến của Anh. Anh là một trong những nước duy nhất ở châu Âu đương thời không xem quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871 là một thách thức đối với bên ngoài [7, tr. 431-454]. Thực tiễn lịch sử châu Âu giữa thế kỷ XIX không còn đất cho Anh dụng võ, trong khi đế chế thuộc địa của Anh lại có quá đủ vấn đề cần giải quyết. Bối cảnh đó làm cho Anh chưa bao giờ trở thành một thách thức thực sự đối với các tham vọng chính đáng của Phổ ở Trung Âu trên phương diện chính trị. Tuy nhiên, hàng hóa chất lượng của Anh lại là một mối đe dọa đối với các ngành sản xuất công nghiệp non trẻ cần bảo hộ của Đức. Mặc dù vậy, đó là vấn đề của các nhà sản xuất hơn là vấn đề của vương triều Phổ. Chính vì thế, trong so sánh với các cường quốc châu Âu đương thời, Phổ tận hưởng một bầu không khí thân thiện với Anh trong quá trình theo đuổi các mục tiêu của mình ở Trung Âu giữa thế kỷ XIX. Tóm lại, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX có những mối liên hệ mật thiết với an ninh và chính trị châu Âu, nhưng chỉ có một số cường quốc trọng yếu có khả năng tham gia có tính chất quyết định đối với quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871. Phần lớn các nhân tố quốc tế chủ đạo đương thời đều thiên về phương án giữa nguyên hiện trạng vốn có, đặc biệt là Pháp, Áo, và Nga. Một Trung Âu hùng cường dưới tay của Phổ chưa bao giờ nhận được cái nhìn thiện cảm của tam tấu nói trên. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chổ mỗi nước lại theo đuổi một mục tiêu khác nhau và bằng những phương thức tiếp cận cũng rất khác nhau. 2.2. Trên phương diện dân tộc Trong các cuộc tranh giành quyền lực ở Trung Âu giữa thế kỷ XIX, yếu tố đóng vai trò chủ chốt chính là các nước thành viên của Liên bang Đức 1815-1866. Các nước ở miền Nam có xu hướng tìm kiếm sự lãnh đạo chính trị từ phía Áo, trong lúc các nước miền Bắc thường hướng mục tiêu sang Phổ. Điều này chỉ ra rằng, quá trình thống nhất Đức có xu hướng dựa hẳn vào khả năng hành động của hai nước này. Trong khuôn khổ phần này, việc giải quyết vấn đề Đức giữa thế kỷ XIX được nhìn nhận từ ba chủ thể chính là Áo, Phổ, và nước Đức thứ ba. Vai trò của Vương quốc Phổ trong so sánh với Áo: vấn đề nước Đức chính là vấn đề của Áo và sự tham gia của Áo vào quá trình hình thành quốc gia nhà nước Đức chính là một bộ phận quan trọng cấu thành vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX. Chính Áo là người đứng đầu và cũng là tác giả của trật tự mới của nước Đức sau Hội nghị Viên năm 1815 [5, tr. 1-32]. Áo tham gia có tính quyết định vào cả ba phương án giải quyết vấn đề nước Đức [17, tr. 1-67] 49
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 trong thực tế cũng như trên lý thuyết trong quá trình dẫn đến mục tiêu thống nhất nước Đức7. Các nổ lực nhằm giải quyết vấn đề nước Đức bằng phương án không có Áo vì thế hoàn toàn thất bại cho đến năm 1866 mà Liên minh Erfurt của Phổ những năm 1848-1849 là một ví dụ điển hình [8, tr. 1-4]. Tuy nhiên, chính Bismarck năm 1856 đã khẳng định nước Đức rõ ràng là quá nhỏ đối với cả Áo lẫn Phổ và trong tương lai gần cả hai sẽ bước vào một cuộc chiến cho chính sự tồn tại của mình [11]. Liên minh tạm thời trong cuộc chiến với Đan Mạch năm 1864 là một sự chuẩn bị cho quá trình đó [8, tr. 1-4]. Cuộc chiến năm 1866 đã chứng minh rằng Áo tham gia vào quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871 với tư cách là một trong những nhân tố quyết định nhất, nhưng đồng thời cũng là một trong những đối tượng chính của quá trình này. Mặc dù vậy, trong bối cảnh đương thời, Áo vẫn cần thiết cho người Đức hơn là ngược lại. Thực tế đó đã làm cho các nhà nước Đức trở thành một công cụ chính trị của Áo trong các vấn đề quốc tế đương thời hơn là một giải pháp cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong sự cạnh tranh quyết liệt của Phổ. Khả năng quân sự vượt trội những năm 1860 đã đưa Phổ lên thay thế vị trí của trong việc bảo trợ cho nền hòa bình của Trung Âu như một tất yếu khách quan của quá trình giải quyết vấn đề nước Đức bằng con đường song mã. Trong nội bộ Vương quốc Phổ: Phổ là một trong những lực lượng chính trị hùng hậu nhất của thế giới nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX. Mặc dù có điểm xuất phát tương đối thấp, nhưng xét một cách tổng thể Vương quốc Phổ có nhiều ưu thế thực tế để đam đương sứ mệnh lãnh đạo thế giới nói tiếng Đức. Giữa thế kỷ XIX, chỉ có ba lực lượng chính trị có khả năng thách thức vai trò lãnh đạo thế giới nói tiếng Đức của Vương quốc Phổ. Trong lúc giai cấp tư sản Phổ quá nhỏ yếu về lực lượng và phân tán về tổ chức, giới quý tộc lại là chỗ dựa căn bản của vương triều Phổ trên gẩn như tất cả mọi phương diện. Trong bối cảnh đó, giới cần lao thất thế trong cuộc cải cách 1807-1821 chính là lo ngại lớn nhất đối với sự ổn định của nền thống trị Phổ cả trong lẫn ngoài nước xét về bản chất. Tuy nhiên, đó là một tập hợp của những lực lượng rời rạc và manh mún thậm chí còn hơn cả giới tư sản yếu đuối của Phổ. Tiềm lực thực tế của họ trong một số cuộc nổi dậy chết yểu lẻ tẻ chỉ làm cho các chiến tích của giới quý tộc phong kiến Phổ thêm dày và Phổ xích lại gần Áo hơn trong quá trình tham gia giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, đến những năm 1860, câu chuyện mối tình song mã sắp đến hồi kết khi những người Đức phải tranh tài cao thấp trên chiến trường. Thất bại chính trị này đã buộc họ phải tìm kiếm tự do trong các cuộc chiến tranh chinh phục các nước khác. Tuy nhiên, các chiến binh Phổ không ra trận vì mục tiêu dân tộc như năm 1813 mà để thỏa mãn đam mê chinh phục của vương triều Phổ những năm 1860-1870. Thành công trong các cuộc chinh phục này của Bismarck đã biến nước Đức của người Đức thành nước Đức của Phổ năm 1871 [11]. Sự khác biệt của Phổ là nhờ có sự phục vụ của Bismarck. Vai trò của Vương quốc Phổ trong so sánh với nước Đức thứ ba: nước Đức thứ ba đơn thuần chỉ là một liên minh chính trị rời rạc của các lực lượng yếu thế để cân bằng quyền lực giữa các thành viên trong Liên bang Đức 1815-1866 trước các áp lực ngày càng gia tăng của hai ông lớn. Một nước Đức độc lập và thống nhất trong đối trọng với Áo và Phổ không phải là một lựa chọn thực tế của nước Đức thứ ba trong mối quan hệ với hai cường quốc châu Âu của thế giới nói tiếng Đức. Một kế hoạch như vậy rõ ràng là không thực tế trên tất cả các phương diện. Một nước Đức thống nhất của cả Áo và Phổ chưa chắc đã đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tất cả các cư dân nói tiếng Đức, một nước Đức rời rạc của các nước yếu thế rất khó có khả năng đảm đương nhiệm vụ thế kỷ của người Đức. Nước Đức thứ ba, chính vì thế, đơn thuần chỉ là là một giải pháp chính trị nhất thời hơn là một kế hoạch thống nhất nước Đức lâu dài và có tính 7 Trước hết, đó là một nước Đức thống nhất của các vùng lãnh thổ do Áo kiểm soát ở Đông Âu mà ở đó ngôn ngữ Slavơ chiếm đa số. Áo cũng đóng vai trò trung tâm trong phương án đại Đức. Phương án tiểu Đức không có sự hiện diện của Áo. 50
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 khả thi cao. Cùng lúc đó, Phổ lại có những mối liên hệ mang tính số phận với vấn đề nước Đức không chỉ về phương diện điều kiện địa lý tự nhiên đơn thuần mà còn về cả các nhân tố lợi ích kinh tế trọng yếu và lâu dài. Chính vì thế, Phổ không những nhận được sự ủng hộ của những người chủ trương tìm kiếm một phương hướng thống nhất nước Đức thực sự mà còn nhận được sự tin tưởng của nhiều lực lượng chính trị hiện đại có tư tưởng tiến bộ. Trong hoàn cảnh đó, cơ hội thành công của nước Đức thứ ba trong vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX là gần như không có. Trong thực tế, chính các nước này cũng không đặt ra và theo đuổi các mục tiêu thống nhất nước Đức một cách cụ thể bằng các con đường và phương thức của riêng mình. Không một nhà nước thành viên đơn lẻ nào trong nước Đức thứ ba đủ khả năng đảm đương vị trí mà Áo và Phổ đang nắm giữ trong thực tế hiện tại cũng như tương lại lâu dài của vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Chính vì thế, nước Đức thứ ba là một thủ thuật liên minh chính trị để tồn tại của các nước yếu thế trong Liên bang Đức 1815-1866 hơn là một phương án có tính khả thi trong việc giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX. Mặc dù vậy, nước Đức thứ ba cũng cho thấy sự chia rẻ sâu sắc và mất đoàn kết nghiêm trọng trong thế giới nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX. Tóm lại, vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX thực chất là một vấn đề dân tộc. Trong hoàn cảnh của Trung Âu giữa thế kỷ XIX, vấn đề nước Đức được quyết định theo ba hướng chủ yếu mang màu sắc dân tộc bao gồm Áo, Phổ, và nước Đức thứ ba8. Trong khi các yếu tố quốc tế chỉ có thể chấp nhận một trật tự hiện có trong sự liên hệ chặt chẽ với lợi ích của các cường quốc châu Âu có liên quan, lực lượng phản đối mạnh mẽ nhất đối với trật tự của Hội nghị Viên năm 1815 chính là vương triều Phổ. Trong khi Áo và phần lớn các vương triều phong kiến còn lại của Liên bang Đức 1815-1866 tỏ ra tạm hài lòng với một trật tự mà họ không thể làm gì hơn, nước Đức thứ ba tỏ ra hoài nghi và lo sợ trước sự áp đặt của hai ảnh cả trong thế giới nói tiếng Đức đối với chính đồng loại của. Trong tất cả các phương án đưa ra cho vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX, chỉ có giải pháp của Phổ trong mối liên hệ chặt chẽ với phương án tiểu Đức của giai cấp tư sản là khả thi nhất vì nó đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu của các cộng đồng nói tiếng Đức đương thời và các yêu cầu cấp thiết của thời đại cho sự phát triển của Phổ nói riêng và cộng đồng các nước nói tiếng Đức ở Trung Âu nói chung. 2.3. Trên phương diện giai cấp Những dấu hiệu đầu tiên cho một sự thay đổi trong trật tự của Hội nghị Viên năm 1815 là những yêu cầu cấp thiết của các lực lượng chính trị và xã hội mang màu sắc giai cấp. Mỗi giai cấp có những ước nguyện và phương thức tiếp cận khác nhau đối với vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX9. Vai trò của Phổ, vì vậy, cần được xem xét trong so sánh với các giai cấp tham gia giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX với ba phương án chủ yếu của quý tộc, tư sản, và quần chúng lao khổ. 8 Trong một chừng mực nhất định nào đó, cả ba nhân tố này nên được hiểu theo khuynh hướng tập đoàn chính trị hơn là theo mô hình dân tộc truyền thống đơn thuần kể từ khi trật tự mới được thiết lập ở châu Âu sau thất bại của Napoléon năm 1815. 9 Nước Đức trước năm 1871 không tồn tại một chế độ phong kiến tập quyền thống nhất cao độ đến mức chuyên chế như ở Anh và Pháp và do đó mặc dù có thể có một giai cấp quý tộc phong kiến mang tính xuyên quốc gia của thế giới nói tiếng Đức, nhưng về cơ bản không có bất cứ một hình thức tổ chức nhà nước mang tính bắt buộc thực sự hùng mạnh bao trùm lên trên tất cả. Các mối quan hệ giữa các thành viên trong các mô hình nhà nước chỉ xoay quanh một phạm vi chủ quyền của chủ sở hữu hơn là mối quan hệ của họ với người cùng cảnh ngộ ở các vương quốc khác. Chính vì sự chia rẽ sâu sắc của thế giới nói tiếng Đức như thế, các mối liên hệ của giai cấp quý tộc phong kiến lãnh đạo diễn ra thường xuyên hơn, trong khi tính giai cấp của các tầng lớp khác ít có điều kiện phát triển hơn vì họ phải phụ thuộc vào giới chủ của mình nhiều hơn là những người cùng cảnh ngộ ở các cộng đồng khác. Tất nhiên, vấn đề nước Đức rõ ràng cũng cần các phương pháp giải quyết và phương án tiếp cận khác với những gì mà các nước Anh, Mỹ, và Pháp đã sử dụng trước đó. 51
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Vai trò của Vương quốc Phổ trong so sánh với giai cấp quý tộc phong kiến Đức: giai cấp quý tộc phong kiến là nhà đương quyền10, nhưng không phải tất cả các vương triều phong kiến đương thời đều thực sự mãn nguyện với trật tự không do họ sắp đặt11. Chính vì thế, mặc dù có nhiều lợi ích chung mang tính giai cấp, nhưng trong thực tế giữa các vương triều phong kiến không phải lúc nào có tiếng nói chung. Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được giới quý tộc phong kiến tiếp cận theo ba phương án của Áo, Phổ, và nước Đức thứ ba, nhưng vương triều Phổ có một chổ đứng đặc biệt. Sứ mệnh này đã được các bên liên quan ngấm ngầm phó thác cho Phổ trong Hội nghị Viên năm 1815 bằng việc tiếp quản các vùng đất phía Tây giáp với biên giới nước Pháp trong bối cảnh vương triều Habsburg tỏ ra thiếu nghiêm túc đối với một trật tự mới cho nước Đức12. Cùng lúc đó, các giải pháp thống nhất nước Đức bằng con đường kinh tế của Phổ13 lại nhận được niềm tin và ủng hộ của các thành viên còn lại trong Liên bang Đức 1815- 1866 hơn vương triều Habsburg cổ kính của Áo một cách xứng đáng14. Việc đặt lợi ích vương triều lên trên hết, nhưng quên lợi ích của quý tộc phong kiến trước các thách thức cách mạng đã nói lên bản chất giai cấp của vương triều Phổ trong vấn đề nước Đức thế kỷ XIX15. Tuy nhiên, việc tồn tại dựa trên sự thiếu dân chủ và tiến bộ của đời sống chính trị cũng như sự chia cắt của các nhà nước đã biến giới quý tộc phong kiến nguồn gốc và đối tượng chính của vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Mặc dù vậy, sự bất lực của các thế lực phi quý tộc trong các vấn đề mấu chốt đã làm cho vương triều Phổ vừa là đối tượng nhưng đồng thời cũng là đáp án cho quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871. Vai trò của Vương quốc Phổ trong so sánh với giai cấp tư sản Đức: giới tư sản Đức hình thành tương đối muộn trong so sánh với chính vương triều Phổ, nhờ có học thức và thịnh đạt16, 10 Đây là một bộ phận nhỏ trong dân số được tổ chức theo hình thức gia đình trị và phân cấp rất rõ rệt trong hệ thống quý tộc phong kiến của thế giới nói tiếng Đức. Họ có trong tay tất cả những gì cần thiết cho việc thiết lập các hình thức tổ chức cộng đồng và duy trì nền thống trị mang tính giai cấp gia đình theo cách riêng của họ. Họ tập hợp thành những liên minh mang tính giai cấp cụ thể để tận hưởng một cuộc sống giàu sang phú quý do chức vụ địa vị mang lại đồng thời có quyền ban phát tình thương và công lý đối với những thành phần còn lại của xã hội. 11 Những vương triều thuộc phe thắng trận thì giành được nhiều quyền lợi và dĩ nhiên là tỏ ra vui vẻ hơn với trật tự hiện hành. Những vương triều thuộc phe bại trận thì phải chịu nhiều tổn thất chiến tranh và bồi thường chiến phí. Rất dễ hiểu phần lớn trong số họ không hài lòng với cái trật tự do những kẻ thắng trận thiết kế ra. 12 Xét về tiềm lực và sức mạnh tổng hợp quốc gia, Áo có nhỉn hơn Phổ về số lượng dân cư và diện tích lãnh thổ, nhưng mức độ phát triển bền vững và hiện đại hóa thì Áo kém Phổ ngày càng xa. Vương triều Phổ là một trong những lực lượng chính trị mang màu sắc phong kiến, nhưng lại rất chịu khó chấp nhận tự đổi mới và cải cách chính mình để hiện đại hóa vương triều và đất nước vì sự tồn vong và phát triển của chính mình. Đó là lý do tại sao trong khi phần lớn Trung Âu nằm trong quỹ đạo chính trị của Cách mạng Pháp 1789, Phổ là một trong những vương quốc đã tận dụng cơ hội này để tiến hành cải cách một cách có hệ thống và đưa Phổ vươn lên trở thành một đất nước có khả năng phát triển theo xu hướng hiện đại của các nước phương Tây. 13 Con đường đó của Phổ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của không chỉ các vương triều phong kiến và thậm chí của các giai cấp phi quý tộc vì nó phù hợp với quá trình thống nhất thị trường dân tộc, một điều mà giới tư sản và thậm chí cả quần chúng lao động luôn luôn nhiệt thành ủng hộ cả hai tay. 14 Họ trước hết là lực lượng phong kiến hùng mạnh nhất của thế giới nói tiếng Đức lúc bấy giờ với tư cách một vương triều. Tiêu biểu nhất cho sức mạng này chính là sự tồn tại và phát triển của giới quý tộc phong kiến ở Đông Phổ nổi tiếng với biệt danh Bookie hay Junker. Đó là nền tảng của chế độ quý tộc phong kiến Phổ và cũng là nguồn gốc của những tham vọng mang tính thế kỷ của Phổ trong đó có vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX. 15 Trong chuỗi lôgíc chung như vậy, bất cứ lúc nào các vương triều phong kiến bị thách thức bởi các lực lượng phi quý tộc, vương triều Phổ thường là lực lượng nhiệt tình nhất trong việc cung cấp các lực lượng ủng hộ. Trên phương diện này tất nhiên Áo cũng có các lực lượng tham chiến kiểu như thế, nhưng lực lượng của Phổ thường thể hiện một vai trò và trách nhiệm cao hơn trong các vấn đề mang tính vương triều của quý tộc phong kiến và tính dân tộc của riêng người Đức. Món quà đến từ Quốc hội Quốc gia Frankfurt ngày 28 tháng 3 năm 1849 là một ví dụ cho vấn đề này. 16 Tuy nhiên, nguồn gốc giàu có của họ không phải xuất phát từ việc sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thu nhập từ nguồn đóng thuế của người khác. Sự giàu có của giới tư sản chủ yếu dựa vào các hình thức tổ chức lao động sản xuất và kinh doanh hiệu quả. 52
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Chính nhờ học vấn cao siêu và của cải, giới tư sản thông thường nhận được sự ủng hộ và niềm tin của phần đông quần chúng lao động và thậm chí của một bộ phận quý tộc phong kiến có xu hướng cải cách trong các nổ lực cho một nhà nước Đức thống nhất khác với các thể chế hiện tồn. Tuy nhiên, việc thiếu quyền lực chính trị17 đã buộc giới tư sản phải bắt tay với các vương triều phong kiến trong phương án quân chủ lập hiến cho vấn đề nước Đức. Giải pháp cách mạng là lựa chọn cuối cùng một khi các phương án hòa bình không thể phát huy tác dụng như mong muốn18. Cả hai giải pháp đều là một thách thức đối với vương triều Phổ, nhưng thực tế Phổ cũng không thân thiện lắm với các yêu cầu mang tính bản chất của giới tư sản19. Một cuộc đụng đầu lịch sử đáng lẻ ra không thể tránh khỏi giữa hai thế lực đối lập cơ bản lại kết thúc trong vô vọng của giới tư sản những năm 1848-1849. Cách nhìn thiếu tinh thần cách mạng so với các đồng nghiệp ở phía Tây20 là một trong những nguyên nhân làm cho con đường cách mạng của họ chỉ mang tính nhất thời. Chính vì thế, mặc dù con đường quốc hội là một mẫu hình lý tưởng cho việc giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, thực tế giới đại tư sản Đức không chỉ lệ thuộc mà còn trở thành một công cụ cho quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871 của Vương quốc Phổ. Vai trò của Vương quốc Phổ trong so sánh với các giai tầng cần lao: quần chúng cách mạng là một tập hợp của những người lao động đang tìm kiếm cơ hội mới cho số phận của mình trong các phong trào cách mạng. Mặc dù, mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu tập trung vào các vấn đề cốt yếu của cuộc sống hàng ngày, đó chính là một lực lượng đối trọng với hệ thống công quyền của trật tự cũ. Việc đi theo hệ thống lý luận của giới trí thức tiểu tư sản làm cho các mục tiêu đấu tranh của họ trở nên rõ ràng và có hệ thống hơn. Trong thực tế, giới trí thức cách mạng tiểu tư sản cũng chính là những người tổ chức và lãnh đạo các phong trào cách mạng của quần chúng lao khổ trong những năm 1848-1849 theo hai hướng chính. Giới trí thức tiểu tư sản hành nghề tự do thường ủng hộ mô hình nhà nước cộng hòa, trong khi những người dân chủ cấp tiến và những người cộng sản theo đuổi mô hình nhà nước cộng hòa dân chủ hoặc nhà nước xã hội chủ nghĩa [13, tr. 99-135]. Chính mục tiêu không đội trời chung này đã làm cho giới lao khổ đứng ở bên kia chiến tuyến của giới quý tộc phong kiến mà vương triều Phổ là một thành viên bằng con đường bạo lực cách mạng21. Điều đó có nghĩa là trong tất cả các phương án mang tính 17 Sự giàu có về tri thức và của cải của họ lại mâu thuẫn sâu sắc với địa vị chính trị thấp kém trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước và các quan hệ xã hội đương thời. 18 Mặc dù đây là một phương án vẫn còn có bóng dáng và sự tham gia của các vương triều phong kiến, nhưng đó là lựa chọn khả dĩ nhất mà giới đại tư sản có thể có vì trong thực tế họ không có thực lực quân sự cũng như sự ủng hộ nhiệt tâm và nhiệt tình đến cùng của các lực lượng cách mạng có khả năng chống lại các biện pháp mang tính chất bạo lực. Thực chất, đây cũng là một phương án mang tính cách mạng vì mặc dù trong thể chế chính trị của giới đại tư sản vẫn còn có sự hiện diện của các vương triều phong kiến, nhưng đó chỉ là một sự tham gia mang tính hình thức và đại diện, còn tất cả quyền lực thực tế của quốc gia nằm trong tay quốc hội của những người tư sản. 19 Camhausen đã đại diện cho giới tư sản công thương nghiệp miền Tây gửi một kiến nghị ngay từ những năm đầu của thập niên 1830 nói về những mối nguy hại của việc thiếu tự do dân chủ đem lại đối với vương triều Phổ. Tuy nhiên, kiến nghị của Camhausen thực hiện một cuộc hành trình mười mấy năm trời và cuối cùng cũng không đến được nơi cần đến. Đó là một biểu hiện của sự bất lực của giới tư sản Phổ trong quá trình theo đuổi các mục tiêu mang tính cách mạng và tự do dân chủ cho chính giai tầng của mình [16, tr. 6]. 20 Chính mục tiêu ấy đã buộc họ lựa chọn con đường hòa bình của quốc hội, báo chí, và hội họp để giải quyết vấn đề nước Đức hơn là con đường cách mạng bạo lực không thể khác như trong trường hợp của Anh, Mỹ, và Pháp trước đó. Đó là một con đường lý tưởng nhưng thiếu thực tế và khả năng thành công là vô cùng thấp trong tình hình thực tế của lịch sử nước Đức giữa thế kỷ XIX. Điều đó một mặt là vì thực tế giới tư sản không có quyền lực chính trị và các vũ khí mang tính quyết định đối với quá trình giải quyết các vấn đề mang tính sống còn với nước Đức bấy giờ. Mặt khác, mục tiêu của giới tư sản chỉ nhận được sử ủng hộ của một bộ phận nhỏ trí thức tiểu tư sản và dân chung trong một thời gian nhất định, khi đi vào những vấn đề quyết định nhất giới tư sản công thương nghiệp lại quay lưng lại với quần chúng. 21 Con đường bạo lực là lựa chọn trong tình thế không thể có phương án nào khác khả dĩ hơn để thay đổi hoàn cảnh không thể bi đát hơn của họ. Một cuộc đụng đầu bằng bạo lực trên chiến trường trong tình thế ấy gần như là không thể tránh khỏi đối với hai thế lực vốn không thể cùng chung một bầu trời. 53
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 giai cấp đối với vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX, các hoạt động cách mạng của giới lao khổ dưới sự lãnh đạo của tầng lớp trí thức tiểu tư sản là nguy cơ lớn nhất đối với Vương quốc Phổ. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng 1848-1849 đã chứng minh rằng, thực tiễn lịch sử nước Đức giữa thế kỷ XIX không có chỗ cho con đường cách mạng mang màu sắc giai cấp theo mô hình Cách mạng Pháp 1789. Vấn đề nước Đức vậy nên chỉ có thể được giải quyết bằng con đường dân tộc hoặc con đường quốc tế mà Phổ luôn luôn đóng một aif trò chủ đạo. Tóm lại, quá trình cách mạng những năm 1850-1870 ở Đức chứng minh rằng, sức mạnh quân sự và lợi ích nhà nước thường vượt trội hơn so với sức mạnh tinh thần trừu tượng và lợi ích giai cấp đơn thuần [3, tr. 71-80]. Trong thực tế, không một lực lượng mang tính giai cấp nào ở nước Đức giữa thế kỷ XIX đủ sức thách thức sự tồn vong của các nhà nước Đức riêng lẻ. Trong tình thế như vậy, Áo tỏ ra hài lòng với tình thế hiện tại, còn Phổ lại muốn một trật tự mới. Hoàn cảnh ấy đã đưa vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX trở thành vấn đề của Phổ hơn là vấn đề giai cấp, nhưng trong thực tế đó chỉ là một vấn đề mang tính vương triều. 3. KẾT LUẬN Quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871 là kết quả tổng hợp của tất cả các mối quan hệ và nhân tố có liên quan. Trong quá trình đó, Vương quốc Phổ luôn luôn đóng vai trò trung tâm không chỉ nhờ các điều kiện khách quan thuận lợi mà còn vì các tham vọng hợp thời của nhà Hohenzollern. Chính vì thế, Phổ đã lần lượt vượt qua các thách thức mang tính dân tộc và giai cấp cũng như quốc tế và thời đại để hoàn thành sứ mệnh giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trước sự bất lực và thán phục của tất cả các bên tham gia cũng như các nhân tố có liên quan. Việc đánh giá vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848- 1871 trong mối quan hệ với các nhân tố dân tộc, giai cấp, và quốc tế, chính vì thế, mang lại một cách nhìn khách quan và chân xác đối với bản chất của vấn đề. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Angermann, Erich (1961). Republikanismus, amerikanisches Vorbild und soziale Frage 1848. Eine unveroeffentliche Flugschrift Robert Mohls., trong: Die Welt als Geschichte. Eine Zeitschrift fuer Universalgeschichte 21.1. [2] Berdahl, Robert M. (1988). The Politics Of The Prussian Nobility: The Development Of A Conservative Ideology, 1770-1848. Princeton: Princeton University Press. [3] Blos, Wilhelm (2015). Die Duetsche Revolution von 1848 und 1849. Paderborn: Salzwasser Verlag GmbH. [4] Crankshaw, Edward (1981). Bismarck. London: Macmillan London Limited. [5] Davey (2016). Europe During the Age of Metternich 1815-1848, pp. 1-32., trong: http://www.saratogahigh.org/ourpages/auto/2009/8/27/61997560/congressvien.pdf (truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016). [6] Dumont, Rob (2013). The German Fear of Russia Russia and its place within German History. An Honours Thesis submitted to the History Department of the University of Lethbridge in partial fulfillment of the requirements for History - The University of Lethbridge. [7] Elrod, Richard B. (1984). “Bernhard von Rechberg and the Metternichian Tradition: The Dilemma of Conservative Statecraft,” Journal of Modern History 56: 431-454. [8] Evera, Stephen Van (2009). The Austro-Prussian War of 1866., pp. 1-4, trong: http://ocw.mit.edu/courses/political-science/17-42-causes-and-prevention-of-war-spring- 2009/lecture-notes/MIT17_42S09_lec11.pdf (truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016). [9] Flenley, Ralph (1964). Modern German History. London: J.M. Dent & Sons Ltd. [10] Florinsky, Michael (1964). Russia: A Short History, New York: The Macmillan Company. 54
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 [11] Foged, Kristian H. (2017). History Home Essay: The Unification of Germany 1871, trong: http://www.markedbyteachers.com/international-baccalaureate/history/the-importance-of-the-role- of-bismarck-in-the-unification-of-germany-in-1871.html (truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017). [12] Goddard, Stacie E. (2008/9). “When Right Makes Might: How Prussia Overturned the European Balance of Power,” International Security 33: 113-141. [13] Marx/Engels (1969). Selected Works, Vol. One. Moscow: Progress Publishers. [14] Morris, Jr, Warren B. (1976). The Road To Olműtz: The Career Of Joseph Maria von Radowitz. New York: Revisionist Press. [15] Nipperdey, Thomas (1983). Germany from Napoleon to Bismarck, trans. Daniel Nolan, Princeton University Press, Princeton. [16] Preussen und die deutsche Einheit (1866). Druck und Verlag der Rossberg'schen Buchhandlung, Leipzig. [17] Walters, J. F. and Whitton, G. W. (2010). Europe in the Age of Metternich c. 1800-1850, pp. 1- 67, trong: www.newhartfordschools.org (truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016). [18] Webster, Anthony (2006). The Debate on the Rise of the British Empire, Manchester University Press, Manchester, pp. 3-11. [19] Wehler, Hans-Ulrich (2016). Der deutsche Nationalismus, S. 63, trong: http://gepeskonyv.btk.elte.hu/adatok/Germanisztika/111Balk%E1nyi/Horv%E1thPabis/17- Der%20deutsche..pdf (truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2016). Title: THE ROLE OF THE PRUSSIAN KINGDOM IN THE UNIFICATION OF GERMANY 1848-1871 Abstract: The Unification of Germany in the middle of the nineteenth century was the result of a series of different objective and subjective factors. However, Prussia played not only a central role but also a decisive one. That is why many affirm that the Unification of Germany 1848-1871 took place according to the Prussian way. The fact that Prussia undertook the mission of solving the nineteenth-century German question first because of her suzerain ambition rather than because of the unification of Germany even though Prussian also benefited from the strengthening of Germany. The evaluation of the role of the Prussian Kingdom in the Unification of Germany, therefore, must be considered in all aspects of nation, class, international, and era. Keywords: The Unification of Germany 1848-1871, the Prussian Kingdom, the role of Prussia, the Prussian road, the nineteenth-century German question. 55
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
nền dân trị mỹ (tập 1): phần 1
347 p | 141 | 31
-
Về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học
6 p | 391 | 20
-
Từ ngữ địa phương trong văn học dân gian (miền biển) Quảng Nam
6 p | 203 | 10
-
Di dân, tái định cư và biến đổi văn hóa cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long - hướng lý thuyết áp dụng khi nghiên cứu
10 p | 45 | 10
-
Những vấn đề của Văn học đại chúng: So sánh tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 và tiểu thuyết chương hồi
8 p | 109 | 8
-
Vùng đất Hà Tiên và việc mở rộng lãnh thổ, xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền của chúa Nguyễn ở Nam Bộ
7 p | 78 | 6
-
Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ lí thuyết đám đông
5 p | 62 | 4
-
Nhận diện văn hóa, văn học Nam Bộ trong nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh
9 p | 30 | 4
-
Việc sử dụng ngôn ngữ của người Xtiêng ở Bình Phước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng
17 p | 127 | 3
-
Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và truyện thơ Nôm Hoa tiên ký trong cái nhìn so sánh về mặt cốt truyện, bố cục, số câu, tên hồi
8 p | 59 | 2
-
Thanh niên có khả năng giảm tỷ lệ sinh hay không? - Đỗ Thị Ngọc Nga
4 p | 45 | 2
-
Giải pháp nâng cao ý thức học tập của sinh viên khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
5 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn