intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những phươngSáng kiến kinh nghiệm: "pháp tích cực giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh "

Chia sẻ: Nguyễn Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1.305
lượt xem
307
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rỏ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những phươngSáng kiến kinh nghiệm: "pháp tích cực giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh "

  1. Những phương pháp tích cực giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rỏ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện. Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT) đã trình Chính phủ sẽ đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ…Việc dạy ngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên tuần. Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đề ra đòi hỏi
  2. mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình. Thực hiện đề án của Bộ GD-ĐT các trường tiểu học đang tập trung đổi mới chương trình dạy và học Tiếng Anh. Theo phương pháp cũ, việc giáo viên độc thoại, còn các em thì hụi ghi chép từ và mẫu câu rồi sau đó về nhà học thuộc lòng sẽ không tạo khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của các em. Chính vì thế bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy, việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối tượng của từng bậc học. Như vậy, mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập môn tiếng Anh. Nhiều phương pháp dạy - học được đưa ra trong nghành giáo dục nhằm khắc phục những hạn chế mà ngành đang đối mặt. Song các vấn đề đã đưa ra còn mang nặng lý thuyết chung chung và tập trung phần lớn ở các cấp học cao như Đại học. Quan tâm tới phương pháp dạy - học của bậc
  3. tiểu học đang là vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc học lên các cấp học sau này. Để trẻ tiểu học học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được để trẻ phát triển khả năng giao tiếp tiếng anh tốt trong các cấp học sau này. Chúng ta cần hiểu rỏ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp dạy mới. Học sinh tiểu học trẻ còn ham chơi, đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, tưổi chơi. Dựa vào tâm lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh như một trò chơi hay nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy – học tiếng Anh. Dưới đây là những phương pháp dạy - học tiếng Anh cho cấp tiểu học. 1. Lấy học sinh làm trung tâm: Nhìn ra các nước phát triển, cách dạy học theo phương pháp “lấy người học làm trung tâm” đã được áp dụng từ lâu. Với phương pháp này, người học sẽ là người tự khai phá tri thức, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn và cung
  4. cấp thông tin. Những thắc mắc phát sinh trong quá trình học, cũng tự phải tìm hiểu, thầy cô giáo chỉ đóng vai trò làm “trọng tài”, làm “cố vấn”. Vai trò của người thầy lúc này là dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng cho người học. Để có thể là người hướng dẫn, người cung cấp thông tin…các thầy cô giáo phải có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức cơ bản mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua các tài liệu, sách báo. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo học sinh sẽ phải tích cực hơn, tự giác hơn trong việc tham gia vào việc học, vận dụng cũng như học hỏi kiến thức mới. Mỗi học sinh sẽ phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình, phải độc lập sử dụng các tài liệu được thầy cô giáo gợi ý, chuẩn bị bài vở, từ đó tính độc lập và sáng tạo ngày một phát huy. 2. Phát huy phương pháp thảo luận nhóm: Học nhóm có sự dẫn dắt của giáo viên là cách dạy mới mà
  5. một số trường tiểu học đã đi đầu tại Việt Nam, phương pháp học nhóm rất tích cực. Trẻ được phân nhóm nhỏ từ 3 đến 5 em cùng thảo luận một vấn đề nhỏ trong việc học môn tiếng Anh hoặc trẻ có thể bắt cặp đôi, trẻ tự do trao đổi chủ đề mà giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc thảo luận trẻ trình bày lại bằng tiếng Anh, tất nhiên là với khả năng của trẻ. Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: các nhóm thi nhau viết về các từ tiếng Anh chỉ đồ dùng trong lớp học, hay các bộ phận trên cơ thể người, các con vật em yêu thích bằng tiếng Anh. Các nhóm thi nhau xem ai viết được nhiều hơn và cho các nhóm đọc to kết quả của mình. Sau đó các nhóm lắng nghe và nhận xét cách đọc của nhóm vừa trình bày. Giáo viên chỉ là người khuyến khích sự tham gia của trẻ và chỉnh những thiếu sót của các em không nên nhận xét đúng sai rõ ràng. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước nhóm bạn, làm trẻ xấu hổ và lần sau ngại tham gia. 3. Giúp trẻ thoải mái trong giờ học: Hay nói cách khác là giúp trẻ say mê việc học, bằng cách
  6. lôi cuốn trẻ bằng những câu chuyện thú vị. Giáo viên thường xuyên đọc những câu chuyện tiếng Anh mà trẻ thích cho trẻ nghe. Chú ý trước khi đọc giáo viên phải quảng bá tính hấp dẫn của câu chuyện sau đó mới đọc mẫu chuyện ngắn bằng tiếng Anh. Giáo viên gọi hai em đứng cách xa nhau đứng lên đọc lại mẫu chuyện ngắn. Một em đọc câu tiếng Anh em kia đọc một câu giải nghĩa ra tiếng Việt cho cả lớp nghe. Đôi khi có thể kết hợp một em học sinh cùng với giáo viên để gia tăng sự chú ý cho học sinh. 4. Dựa vào tâm lý vui chơi của trẻ: Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu, từng câu trong bài hát tiếng Anh và dạy trẻ hát lại câu hát đó. Bài hát nên ngắn gọn dễ nhớ và giải nghĩa tiếng Việt để trẻ hiểu. Việc dạy trẻ hát và nghe các bài hát tiếng Anh rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ rất tốt. Lồng ghép các bài hát tiếng Anh vào trong những tiết dạy âm nhạc là rất thiết thực. Việc giúp trẻ nghe tốt tiếng Anh như đã nói ở trên là cần sự kết hợp giữa các giáo viên với nhau, giữa thầy cô và học trò, giữa gia đình và nhà trường và rất cần
  7. sự giúp đỡ của các vị lãnh đạo trong việc mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy trong bộ môn tiếng Anh. 5. Kết hợp khăng khít nhà trường và gia đình: Việc dạy tiếng Anh đạt hiểu qủa giúp trẻ nghe tiếng Anh tốt có rất cần sự giúp đỡ, kết hợp chặt chẽ với gia đình. Thời gian các em ở tại nhà rất nhiều, nếu tại gia đình và các bậc phụ huynh không quan tâm tới việc học tiếng Anh của các em thì công sức thầy cô giảng dạy cố gắng trên lớp xem như muối đổ biển. Trẻ đang lứa tuổi ham chơi nên dễ quên khi không được nhắc nhỡ ôn luyện, thường ở nhà các bậc phụ huynh thường nhắc nhở các em làm bài tập các môn toán, tiếng Việt, TNXH, …. Còn việc học tiếng Anh hầu như không biết nhắc nhỡ con học tiếng Anh như thế nào. Có một cách mà phụ huynh nhắc con em mình luyện tiếng Anh rất hiệu qủa đó là: - Các trò chơi trên máy tính như ghép chữ tiếng Anh giúp trẻ làm quen với cách viết đọc từ vựng, các câu đơn giản và nhất là nghe cách phát âm từ vựng đó. Đây là cách tốt giúp trẻ say sưa với việc học tiếng Anh từ việc nghe - đọc - viết
  8. và đặt câu, một cách học hoàn thiện đồng thời các kỹ năng cho trẻ. - Xem phim hoạt hình phát âm tiếng Anh nhưng phụ đề tiếng Việt. Đây là phương pháp rất thu hút trẻ lứa tuổi tiểu học, hiệu quả càng tốt hơn khi đó là bộ phim đang hot mà trẻ đang mê. Trẻ rất chú tâm lắng nghe để hiểu ngữ điệu cảm xúc của nhân vật, đồng thời sẽ rất chăm chú đọc chữ để hiểu nghiã. Đây có thể xem là phần thưởng các bậc phụ huynh thưởng cho các em học sau một tuần học tiếng Anh nghiêm túc, có kết quả tốt và tiến bộ hoặc đạt điểm tốt. 6. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tiếng Anh: Các trang Web hỗ trợ việc học và dạy môn tiếng Anh rất phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin đang ngày một phong phú và rộng khắp, nguồn tài nguyên này rất dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Các thầy cô giáo muốn dạy tốt môn nghe tiếng Anh thì cần tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này. Từ thông tin từ vựng, từ
  9. hình ảnh sống động đến các phương pháp giảng dạy có rất nhiều trên Internet, các thầy cô có thể vào trang web: - http:// www.tieuhoc.info là trang Wed có nhiều bài hát tiếng Anh và các phương pháp, tài liệu dạy tiếng Anh tiểu học rất phong phú đa dạng. Giáo viên trong giờ dạy có thể sự dụng nguồn tư liệu này một cách dễ dàng làm cho bài dạy sinh động lôi cuốn học sinh hơn. Là diền đàn dành riêng cho giáo viên tiểu học ở tất cả các lĩnh vực không riêng gì môn tiếng Anh. - http:// www.violet.com - Và rất nhiều trang Wed khác thầy cô có thể chia sẽ cùng nhau. Bên cạnh đó có rất nhiều đĩa dạy học tiếng Anh bằng hình ảnh do người bản địa kết hợp với người Việt dạy rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi tiểu học. - Bộ đĩa học tiếng Anh bằng hình ảnh: Fun with English, Go’s go, ABC English for children. Các bộ phim hoạt hình, các trò chơi hoạt hình bằng tiếng Anh… Các loại băng đĩa này khi áp dụng vào việc giảng dạy trẻ
  10. học tiếng Anh rất bổ ích. Sử dụng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin này không những giúp trẻ học tốt môn tiếng Anh mà còn giúp trẻ tiếp cận với sớm với công nghệ thông tin. Trẻ sẽ sớm biết cách khai thác nguồn thông tin vô hạn này, khi tiếp cận thông tin không những giáo viên thích thú trong giảng dạy mà học trò cũng say sưa với việc học. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, hình thức học này rất lôi cuốn trẻ nên giáo viên và các bậc phụ huynh phải biết cách hướng dẫn và kèm cặp trẻ trong quá trình tiếp cận. Các loại băng đĩa hiện có bán tại các nhà sách lớn với giá từ 10.000 đến 24.000đ/đĩa, rất dễ mua và dễ sử dụng. 7. Sáng tạo trong phương pháp dạy học tiếng Anh của hội đồng Anh. - Những phút đầu tiên, thầy giáo giới thiệu từ mới. Một cái túi được đưa ra, bên trong là những vật dụng đơn giản đã học như: quyển sách, vở, thước, bút…Mỗi em được phát một cái khăn bịt mắt. Sau đó lần lượt từng em lấy từng đồ vật trong túi ra và nói tên chúng bằng tiếng Anh. Nếu vật nào không biết học sinh có thể hỏi thầy, hỏi bạn bằng tiếng
  11. Anh. Phương pháp này giúp trẻ nhớ từ mới rất nhanh và chất lượng. - Vui hơn nữa là trò “dán đuôi thỏ”. Các em cũng phải bịt mắt và theo chỉ dẫn của các bạn bằng tiếng Anh làm thế nào để dán được đuôi con thỏ vào đúng vị trí. Ai không nói bằng tiếng Anh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Với phương pháp này, các em có thể học được ngay các từ: Trái, phải, trên dưới và bên trong. - Ngoài việc nâng cao chất lượng học tập của thầy và trò, các hoạt động ngoại khoá hấp dẫn như học ngoài vườn để biết thêm các tên loài cây, loài hoa, ở sở thú, công viên…Tổ chức các cuộc thi vẽ, tổ chức các buổi tiệc kỹ niệm hay chức mừng sinh nhật hoặc một bạn mới ốm đi học lại bằng tiếng Anh. Nói chung sáng tạo cách dạy học và vận dụng khả năng có sẵn của thầy và trò để làm phong phú việc dạy và học. Tóm lại:
  12. Luôn luôn học tập đổi mới, làm cho trẻ bất ngờ về khả năng làm mới phong cách dạy của mình là thành công lớn của thầy cô trong việc thu hút trẻ học môn tiếng Anh. Tuỳ từng hoàn cảnh thời gian, địa điểm và điều kiện vật chất tinh thần cụ thể mà giáo viên có thể sáng tạo ra cách giảng dạy tiếng Anh mới cho tiết học. Sự thay đổi nào cũng làm chúng ta thấy khó chịu và bỡ ngỡ lúc ban đầu, vì thế chúng ta cần có những bàn bạc tranh luận trước khi thực hiện một ý tưởng. Chúng ta hãy cùng nhau làm mới nền giáo dục nước nhà bằng các phương pháp giảng dạy táo bạo hơn, bằng những tư duy giảng dạy mới, có như thế chất lượng giáo dục Việt Nam mới mong sánh kịp thế giới. Con người giáo dục đào tạo ra mới có thể đáp ứng đúng yêu cầu của quá trình hội nhập toàn cầu của đất nước. Để việc dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng không còn có “hiện tượng kỳ lạ” như đã đề cập ở trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2