YOMEDIA
ADSENSE
Những sắc phong tại đền Hoàng Mười
94
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đền Hoàng Mười là chốn tâm linh thiêng liêng của xứ Nghệ. Nơi đây còn giữ được 12 sắc phong cho các thần: Bình chương quân quốc trọng sự Thái úy Vị Quốc công (Lê Khôi); Phúc Quận công; Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân (Nguyễn Duy Lạc); Song Đồng Ngọc Nữ. Đền Hoàng Mười, trước đây có tên là Mỏ Hạc Linh Từ, thuộc làng Xuân Am, xã Âm Công (nay là xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên), được xây dựng từ thời Lê. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những sắc phong tại đền Hoàng Mười
- Những sắc phong tại đền Hoàng Mười Đền Hoàng Mười là chốn tâm linh thiêng liêng của xứ Nghệ. Nơi đây còn giữ được 12 sắc phong cho các thần: Bình chương quân quốc trọng sự Thái úy Vị Quốc công (Lê Khôi); Phúc Quận công; Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân (Nguyễn Duy Lạc); Song Đồng Ngọc Nữ. Đền Hoàng Mười, trước đây có tên là Mỏ Hạc Linh Từ, thuộc làng Xuân Am, xã Âm Công (nay là xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên), được xây dựng từ thời Lê. Đền cũ đã bị hỏng hoàn toàn trong th ời chiến và đền mới ngày nay được phục dựng trên nền đền cũ. Khi đền bị hỏng, các sắc phong thần được họ Nguyễn ở làng Xuân Am cất giữ (có thể là do trong số 4 vị thần được thờ ở đây có ngài Nguyễn Duy Lạc). Trong quá trình s ưu tầm di sản Hán Nôm ở huyện Hưng Nguyên, chúng tôi đã được ông Nguyễn Ngọc Địch (tức ông Trường) tạo điều kiện tiếp cận những sắc phong được bảo quản cẩn thận trong nhà thờ họ. Hàng năm, vào dịp lễ hội chính (ngày 10/10 Âm lịch) có lễ rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn về đền, sau đó lại làm lễ rước sắc về nhà thờ như cũ nhưng không mấy ai biết nội dung các sắc phong đó. Ngày 7/7/1993, t ộc trưởng họ Nguyễn có nhờ một người biết chữ Hán phiên âm các bản sắc phong và được UBND xã Hưng Thịnh đóng dấu xác nhận (tuy nhiên các bản phiên âm chưa đúng và thi ếu nhiều chỗ nên vẫn không biết chính xác thần hiệu từng vị thần). Năm 2009, toàn b ộ 12 sắc phong được cất giữ trong nhà thờ họ bị mất trộm. Chính quyền xã phải vào cuộc điều tra. Kẻ gian sợ bại lộ đã đem số sắc trên ngâm nước rồi phơi ngoài đồng. Họ Nguyễn lấy lại được sắc nhưng đã bị rách nát nhiều chỗ. Nhờ có bản phiên âm cũ, chúng tôi đã tìm cách phục hồi lại những chữ bị mất và dịch nghĩa gần như trọn vẹn 12 sắc phong nói trên.
- I. Sắp xếp các sắc phong theo thứ tự thời gian * Sắc ngày 26 tháng 7 năm C ảnh Hưng thứ 44 (1783) có 3 đạo, gia tặng mỹ tự cho 3 vị thần sau đây: - Khâm sai Tiết chế Nghệ An, Quảng Nam, Thuận Hoá đẳng xứ, kiêm thuỷ bộ chư doanh, Bình chương quân quốc trọng sự, Thái úy, Vị Quốc công. - Thái bảo Phúc Quận công. - Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Thần Vũ (Theo thần tích được lưu giữ tại đền, đây là ngài Nuy ễn Duy Lạc - người làng Xuân Am, một vị tướng có nhiều công lao dưới triều Lê Trung hưng, có đóng góp tiền và ruộng tế cho làng, được dân làng tôn làm Hậu thần). * Sắc ngày 21/5 năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796, triều vua Nguyễn Quang Toản) cũng có 3 đạo, gia tặng mỹ tự cho 3 vị thần nói trên. * Sắc ngày 26/4 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) có 1 đạo, gia tặng mỹ tự cho thần Song Đồng Ngọc Nữ. * Sắc ngày 15/11 năm Tự Đức thứ 3 (1850) và Sắc ngày 24/11 năm Tự Đức thứ 33 (1880) đều gia tặng mỹ tự cho Song Đồng Ngọc Nữ. * Sắc ngày 20/2 năm Thành Thái thứ 2 (1890) phong mỹ tự cho thần Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân. * Sắc ngày 11/8 năm Duy Tân th ứ 3 (1909) đặc chuẩn cho làng Xuân Am được thờ 3 vị thần: Vị Quốc công, Phúc Quận công và Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân. (Những vị thần này, trước đây vào các năm C ảnh Hưng thứ 44 và Cảnh Thịnh thứ 4 mỗi vị có 1 sắc riêng, nay nhập chung 1 đạo sắc. Thứ bậc các thần viết theo thứ tự cao viết trước, thấp viết sau). * Sắc ngày 25/7 năm Khải Định thứ 9 (1924) vẫn phong tặng cho 3 vị thần nói trên nhưng có s ự phân biệt rõ ràng. Thần Thái úy Vị Quốc công được gia tặng là Quang ý Trung đẳng thần (nghĩa là ngoài việc tặng thêm mỹ tự còn
- phong thêm 1 cấp, từ Hạ đẳng lên Trung đẳng thần). Hai vị còn lại đều chỉ gia tăng mỹ tự (xem ảnh sắc 2). II. Sắp xếp các thầ n theo thứ tự trên dưới của sắc phong 1. Khâm sai Tiết chế Nghệ An, Quảng Nam, Thuận Hoá đẳng xứ, kiêm thuỷ bộ chư doanh, Bình chương quân quốc trọng sự, Thái úy, Vị Quốc công (Trung đẳng thần). 2. Thái bảo Phúc Quận công (Tôn thần). 3. Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Thần Vũ (Tôn thần). 4. Song Đồng Ngọc Nữ (Tôn thần). III. Giới thiệu 3 trong 12 sắc phong 1. Sắc số 1 * In sao chữ Hán: 敕欽差節制乂安廣南順化等處兼水步諸營平章軍國重事太尉渭國公贈封 雄毅 大王英毓山川秀鍾河海高配天厚配地玄化… 赫厥…… 運稔著神功之顯應… 號以 褎封為嗣王進封王位臨居正府禮有登秩再奉准加霑應加封可加封欽差節制 乂安 廣南順化等處兼水步諸營平章軍國重事太尉渭國公贈封雄毅忠肅恭懿惠和 大王 故敕 . 景興四十四年七月二十六日
- * Phiên âm: Sắc Khâm sai Tiết chế Nghệ An Quảng Nam Thuận Hoá đẳng xứ, kiêm thuỷ bộ chư doanh, Bình chương quân quốc trọng sự, Thái úy, Vị Quốc công, tặng phong Hùng nghị Đại vương. Anh dục sơn xuyên, tú chung hà h ải. Cao phối thiên, hậu phối địa, huyền hoá… hách quyết… vận, nẫm trữ thần công chi hiển ứng… hiệu dĩ bao phong. Vị Tự vương tiến phong Vương vị lâm cư chính phủ, lễ hữu đăng trật, tái phụng chuẩn gia triêm, ưng gia phong, khả gia phong Khâm sai Tiết chế Nghệ An Quảng Nam Thuận Hoá đẳng xứ, kiêm thuỷ bộ chư doanh, Bnh chương quân quốc trọng sự, Thái úy, Vị Quốc công, tặng phong Hùng nghị Trung túc Cung ý Hu ệ hoà Đại vương. Cố sắc! Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thất nguyệt, nhị thập lục nhật. * Dịch nghĩa: Ngày 26 tháng 7 năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783). Sắc ban cho Khâm sai Tiết chế Nghệ An Quảng Nam Thuận Hoá đẳng xứ kiêm Thuỷ bộ chư doanh Bình chương quân quốc trọng sự, Thái úy, Vị Quốc công, tặng phong Hùng nghị Đại vương (a). Thần được nuôi dưỡng bởi khí thiêng sông núi và biển cả. Đức lớn hợp với trời đất…( mất một số chữ tán tụng công đức của Thần). Thần đã từng được các triều ban cấp sắc phong. Nay Trẫm nối nghiệp Tiên vương, đứng đầu trăm họ, có lễ tăng phẩm hàm, ban thêm ân huệ, gia phong cho Thần là Khâm sai Tiết chế Nghệ An Quảng Nam Thuận Hoá đẳng xứ kiêm thuỷ bộ chư doanh Bình chương quân quốc trọng sự, Thái úy, Vị Quốc công, tặng phong Hùng nghị Trung túc Cung ý Hoà huệ Đại vương (b). Nay phong tặng! * Chú thích:
- a. Khâm sai để chỉ Đại thần được sai phái ra ngoài cung làm việc. Tiết chế Quốc công là chức và tước chỉ phong cho Thế tử. Bình chương quân quốc trọng sự là chức vụ ngang hàng Tể tướng. Thái úy là chức võ quan cao nhất trong quân đội trật Chánh nhất phẩm. b. Những chức tước ấy chứng tỏ rằng Thần là Lê Khôi, cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột. 2. Sắc số 7 * In sao chữ Hán: 敕閒淑艷娟雙童玉女之神護國庇民稔著靈應肆今丕膺耿命緬念神庥可加贈 閒淑 艷娟潔靜之神仍準興元縣陰功社春庵村依舊奉事神其相佑保我黎民 欽哉 紹治陸年肆月貳拾陸日 * Phiên âm: Sắc Nhàn thục Diễm quyên Song Đồng Ngọc Nữ chi Thần (*). Hộ quốc tí dân, nẫm trữ linh ứng. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm Thần hưu, khả gia tặng Nhàn thục Diễm quyên Khiết tĩnh chi Thần. Nhưng chuẩn Hưng Nguyên huyện Âm Công xã Xuân Am thôn y c ựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai. Thiệu Trị lục niên, tứ nguyệt, nhị thập lục nhật. * Dịch nghĩa: Ngày 26 tháng 4 năm Thi ệu Trị thứ 6 (1846).
- Sắc phong Nhàn thục Diễm quyên Song Đồng Ngọc Nữ chi Thầntừng giúp đỡ đất nước, che chở cho dân rất linh thiêng. Nay Tr ẫm nhận lấy mệnh sáng, ghi nhớ công phù trợ của Thần, gia tặng Nhàn thục Diễm quyên Khiết tĩnh chi Thần, vẫn cho phép làng Xuân Am xã Âm công huy ện Hưng Nguyên được thờ phụng như cũ, ngõ hầu Thần phù hộ dân ta. Kính vậy! ( *) Chú thích: Theo Bách thần sự tích thì Song Đồng Ngọc Nữ là con gái Cao Bi ền (giữ chức An Nam đô hộ sứ, thời nhà Đường (Trung Quốc). Nay ở Hưng Nguyên có nhiều nơi thờ Cao Sơn Cao Các và Song Đ ồng Ngọc Nữ. 3. Sắc số 12 In sao chữ Hán: 敕乂安省興元府春庵村從前奉事原贈靈扶翊保中興太尉渭國公尊神原贈 靈扶 翊保中興太保福郡公尊神原贈靈扶 翊保中興 特進輔國上將軍尊神護國庇 民 稔著靈應節蒙頒給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大慶節經頒寶詔覃恩禮隆 登秩 太尉渭國公尊神加贈光懿中等神太保福郡公尊神 輔國上將軍尊神勻著 加贈 端肅尊神特準奉事用誌國慶而申祀典 欽哉 啟定玖年柒月貳拾五日
- * Phiên âm: Sắc Nghệ An tỉnh Hưng Nguyên phủ Xuân Am thôn, tòng tiền phụng sự: Nguyên tặng Linh phù Dực bảo Trung hưng, Thái úy, Vị Quốc công tôn Thần; Nguyên tặng Linh phù Dực bảo Trung hưng, Thái bảo, Phúc Quận công tôn Thần; Nguyên tặng Linh phù Dực bảo Trung hưng, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân tôn Thần. Hộ quốc tý dân nẫm trữ linh ứng. Tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị Trẫm tứ tuần đại khánh, tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Thái úy, Vị Quốc công Tôn thần gia tặng Quang ý Trung đẳng thần. Thái bảo, Phúc Quận công tôn Thần ; Phụ quốc thượng tướng quân tôn Thần, quân trước gia tặng Đoan túc tôn Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai. Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật. * Dịch nghĩa: Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924). Sắc ban cho làng Xuân Am, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, từ trước đến nay thờ phụng các Thần Linh phù Dực bảo Trung hưng Thái úy Vị Quốc công tôn Thần, Linh phù Dực bảo Trung hưngThái bảo Phúc Quận công tôn Thần, Linh phù Dực bảo Trung hưng Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân tôn Thần (*).Các Ngài đó giúp nước, che chở cho dân rất linh thiêng, từng được ban cấp sắc phong cho phép thờ phụng. Nay vào dịp Trẫm mừng thọ 40 tuổi đó ban bảo chiếu mở rộng ơn trạch, long trọng lễ tăng phẩm hàm, gia phong cho các thần như sau: Thái úy Vị Quốc công tôn Thầngia tặng Quang ý Trung đẳng thần. Thái bảo Phúc Quận công tôn ThầnvàĐặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân (b) tôn Thầnđều gia tặng Đoan túc tôn Thần . Đặc chuẩn cho làng được thờ phụng như cũ để ghi nhớ ngày lễ mừng của nước và tỏ rừ phộp tắc thờ tự. Kính vậy!
- * Chú thích: (a) Trong sắc này cả 3 vị đều được ban thêm một mỹ tự nhưng chỉ có Thái úy Vị Quốc công được phong từ Hạ đẳng thần lên Trung đẳng thần. (b) Sắc bị mờ nhiều chữ, chúng tôi căn cứ bản chép tay phiên âm sắc này viết năm 1993 để phục n ội dung như khôi trên. IV. Vài nhận xét bước đầu 1. Vị thần chính được thờ từ xưa đến nay ở đền Hoàng Mười (Mỏ Hạc Linh Từ) có thần hiệu là Khâm sai Tiết chế Nghệ An Quảng Nam Thuận Hóa, Bình chương quân quốc trọng sự, Thái úy, Vị Quốc côngchính là Lê Khôi, cháu gọi vua Lê Thái Tổ bằng chú ruột. Theo Bách thần sự tích, Ngài có 7 đền thờ, đền thờ chính vốn là đền Vũ Mục ở Cửa Sút (Hà Tĩnh), sau đó nhà vua cho lập ngôi đền lớn mang tên Chiêu Trưng tại xã Triều Khẩu, huyện Hưng Nguyên để thờ Ngài (đền Chiêu Trưng bị lở xuống sông Lam từ lâu, nay tượng của Ngài được rước về thờ tại đền Vua Lê, thuộc xã Hưng Khánh). Có thể đây là một trong 7 ngôi đền thờ Ngài. 2. Số sắc nói trên chỉ là phần còn cất giữ được sau bao nhiêu biến cố, thuộc loại quý hiếm, cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Qua nội dung có thể khẳng định, sắc năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) chưa phải là sắc đầu tiên và sắc năm Khải Định thứ 9 (1924) có thể chưa phải là sắc cuối cùng. Tuy vậy, nội dung sắc cho phép ta hiểu đúng thần tích và thần hiệu để ứng xử cho đúng. Số sắc trên vốn là của đền, được họ Nguyễn cất giữ. Nay nên phục chế và đưa về đền bảo quản các bản đã phục chế, còn các bản cũ có thể vẫn để tại nhà thờ họ Nguyễn. Trên đây là một số phát hiện bước đầu trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu, mong được trao đổi với những bậc thức giả cùng quan tâm vấn đề này./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn