intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sai lầm thường mắc với môn Hóa học

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

82
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lỗi thí sinh thường gặp là tính toán vội vàng để rồi nhìn qua bên cạnh thấy mình sai và bắt đầu thiếu tự tin. 1. Chỉ tập trung vào chương trình lớp 12 Đa số các bạn cho rằng chỉ cần ôn luyện theo chương trình lớp 12 là đủ vì như các phương tiện thông tin đại chúng đã từng đưa rằng đề chỉ ra trong chương trình lớp 12. Đây là nhận thức sai lầm. Thực tế đề thi là bao gồm chương trình từ lớp 8 cho đến lớp 12. Việc chỉ học và ôn tập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sai lầm thường mắc với môn Hóa học

  1. Những sai lầm thường mắc với môn Hóa học Lỗi thí sinh thường gặp là tính toán vội vàng để rồi nhìn qua bên cạnh thấy mình sai và bắt đầu thiếu tự tin. 1. Chỉ tập trung vào chương trình lớp 12 Đa số các bạn cho rằng chỉ cần ôn luyện theo chương trình lớp 12 là đủ vì như các phương tiện thông tin đại chúng đã từng đưa rằng đề chỉ ra trong chương trình lớp 12. Đây là nhận thức sai lầm. Thực tế đề thi là bao gồm chương trình từ lớp 8 cho đến lớp 12. Việc chỉ học và ôn tập trung vào lớp 12 là không đủ. Xem lại các đề ra những năm trước đó, các bạn có thể thấy lượng kiến thức lớp 10 và 11 chiếm ít nhất cũng khoảng 40% và phải như vậy mới đúng với việc tuyển chọn. 2. Không coi trọng các điều kiện của phản ứng Hóa học Sai lầm này dẫn đến điểm số của các em không đạt tối đa, thậm chí còn mất điểm. Chúng tôi xin phân tích kỹ, để các bạn rút kinh nghiệm. Trong Hóa học nói chung và đặc biệt trong Hóa học Hữu cơ, việc thay đổi điều kiện phản ứng là làm thay đổi sản phẩm tạo thành. Ví dụ: Phản ứng của toluen với khí clo nếu được chiếu sáng và đun nóng thì xảy ra phản ứng thế theo cơ chế gốc và dây chuyền ở nhóm metyl. Còn nếu được đun nóng và
  2. có mặt của bột sắn thì phản ứng xảy ra theo cơ chế ion và thế trong nhân benzen. Đặc biệt phản ứng của một số hydro cacbon với brom. Brom ở dạng dung dịch thì có thể tham gia các phản ứng cộng, còn brom dạng hơi lại có thể tham gia phản ứng thế. 3. Dùng ngôn ngữ Hóa học thiếu chính xác Khi biểu diễn các quá trình cân bằng Hóa học, nhất là các cân bằng điện ly hoặc đối với các phản ứng thuận nghịch như phản ứng este hóa thì phải dùng dấu “” , nhiều bạn vẫn giữ nguyên thói quen chỉ dùng dấu “=” hoặc dấu “”. Nếu sản phẩm của phản ứng là chất khí thì phải ghi kèm dấu “” ngay bên phải sản phẩm; còn nếu là chất rắn kết tủa thì phải ghi kèm dấu “” ngay bên phải. Những điều này các bạn thường cho là không quan trọng nên dễ bỏ qua và như vậy dễ bị mất điểm phần này. 4. Trình bày bài giải quá vắn tắt Ví dụ:Viết phương trình phản ứng hóa học của H2S với O2, SO2, nước Clo. Trong các phản ứng đó H2S có tính khử hay tính oxy hóa, vì sao? (Câu 1.1 Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ khối A – 2005). Khi giải thích tính khử của H2S các bạn thường chỉ nói: vì có sự cho electron làm tăng số oxy hóa của S mà không viết chi tiết như dưới đây sẽ không có điểm: S-2 – 2e – S0 S-2 – 6e – S+4
  3. S-2 – 8e – S+6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2