Những sự kiện thiên văn đáng chú ý trong năm 2010
lượt xem 3
download
Dưới đây là một số sự kiện nổi bật về thiên văn trong năm 2010 . Chúng ta chú ý một số thuật ngữ sau: Cấp độ sáng biểu kiến: Theo thang này, con số càng nhỏ tương ứng với thiên thể sáng hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những sự kiện thiên văn đáng chú ý trong năm 2010
- Những sự kiện thiên văn đáng chú ý trong năm 2010 Dưới đây là một số sự kiện nổi bật về thiên văn trong năm 2010 . Chúng ta chú ý một số thuật ngữ sau: Cấp độ sáng biểu kiến: Theo thang này, con số càng nhỏ tương ứng với thiên thể sáng hơn. Những ngôi sao hoặc hành tinh sáng nhất có giá trị nhỏ hơn không - giá trị âm. Độ (khoảng cách) : Khoảng cách trên bầu trời giữa 2 điểm được đo bằng độ. Bạn nắm chặt bàn tay và dang thẳng cánh tay, góc nhìn của nắm tay sẽ tương đương với 10 độ. Mặt trăng và Mặt trời đều có kích thước biểu kiến khoảng 0,5 độ. Lưu ý: Các thông số khoảng cách cho trong bài chỉ đúng chính xác cho người quan sát ở Bắc Mỹ. (vietastro) Ngày 15/1: Nhật thực vành khuyên Nhật thực vành khuyên (nhẫn) xuất hiện trên một số vùng thuộc châu Phi, Ấn độ và Trung Quốc. Do Mặt trăng đang gần với điểm viễn địa (apogee) và Trái đất vừa ra khỏi điểm cận Nhật nên Mặt trăng trông nhỏ hơn bình thường, và Mặt trời lại
- hơi lớn hơn một chút. Chu vi Mặt trăng (biểu kiến) chỉ bằng 92% so với Mặt trời, bởi vậy 4 % còn lại của Mặt trời sẽ không bị che phủ và ta sẽ thấy dạng hình vành khuyên. Điểm cực đại của nhật thực lần này kéo dài tới 11 phút 8 giây. Đó là một nhật thực khá dài , so với lần nhật thực toàn phần hồi năm ngoái là gần gấp đôi. Theo chuyên gia về nhật thực Fred Espenak thuộc Nasa thì làn nhật thực này là lâu nhất trong 3 thiên niên kỷ và kỷ lục đó chỉ bị đánh đổ nếu ta chờ tới năm 3043 !. Nhật thực vành khuyên 15/1 chụp tại TP.HCM (ảnh vietastro) Ngày 29/1 : Sao Hỏa đang tiến gần tới Trái Sao Hỏa sẽ chỉ còn cách Trái Đất khoảng 61,7 triệu dặm, gần nhất cho tới năm 2014. Với độ sáng biểu kiến là -1,3, sao Hỏa sẽ lấn lướt hầu hết các ngôi sao khác loại trừ Sirius và Mộc tinh. Điểm xung đối với Mặt trời sẽ xẩy ra vào ngày 29/1. Trong suốt tháng 1 sao Hỏa tiến gần và to ra (biểu kiến) và với một kính thiên văn, bạn có thể xem được một vài chi tiết trên bề mặt sao Hỏa, và đôi khi là những đám
- mây trắng với một kính thiên văn amateur loại trung bình, khi hành tinh này lên cao gần đỉnh đầu. Bằng sự luyện tập và cả thời gian nữa, bạn có thể nhìn được hơn thế. Mặc dù có những tin đồn (vịt) này nọ, bạn vẫn không thể xem sao Hỏa to như hoặc gần như Mặt trăng được. Với mắt trần, sao Hỏa vẫn chỉ là một chấm sáng trên bầu trời. Ngày 16/2 - Sao Kim và sao Mộc ở gần nhau Giống như 2 con tàu đang vượt nhau ở buổi trời chạng vạng, sao Kim và sao Mộ chỉ cách nhau tầm 0,5 độ vào đêm 16/2. Mộc tinh thì đang di chuyển hướng về phía Mặt trời, trong khi sao Kim thì đi theo hướng ngược lại. Thường thì đây là một cảnh tượng hết sức thú vị, nhưng lần gặp nhau này của hai hành tình chỉ cách Mặt trời có 9 độ (về phía đông), và như vậy là quá gần để có độ sáng lý tưởng từ phía hai vì tinh tú. Dù sao, nếu bạn vẫn muốn xem, hãy bắt đầu ngay vào sau khi Mặt trời lặn, hãy nhìn kỹ về phía Mặt trời vừa lặn xuống, hơi chếch về phía trái (hướng bắc). Sử dụng một ống nhòm lia về hướng đó và bạn sẽ thấy sao Kim (độ sáng -3,8) nặm ngay phía dướ, lệch về phía trái của sao Mộc (độ sáng -2,0). Lưu ý: Các thông số khoảng cách ở trên chỉ đúng chính xác cho người quan sát ở Bắc Mỹ, ở Việt Nam vào chiều tối ngày 16, 17/1 Sao Kim, và Sao Mộc cũng sẽ ở rất gần nhau (vietastro) Từ ngày 28/3 tới 12/4 : sao Kim và sao Thuỷ ''cặp kè'' Hai hành tinh này tạo thành cặp đôi hấp dẫn về phía bầu trời tây bắc ngay sau khi Mặt trời lặn. Trong khoảng thời gian trên, hai hành tinh này sẽ chỉ cách nhau không quá 5 độ. Sao Kim ở về bên trái và hơi cao hơn sao Thủy một chút và đương nhiên sao Kim sáng hơn sao Thuỷ. Vào ngày 3/4, chúng ở gần nhau nhất, chỉ cách nhau có 3 độ. Ngày 6/6 : Ta có thể xem tới 2 cặp bài trùng Sao Hỏa mầu cam đi ngang qua Regulus, một ngôi sao thực thụ, chỉ cách chưa đầy 1 độ.Tới thời gian đó sao Hỏa chỉ còn là một chấm sáng ngay cả khi ta nhìn qua một kính thiên văn loại lớn. Cũng vào đêm đó, sao Mộc sẽ “đi cùng” sao Thiên vương và
- bắt đầu lần gặp đầu tiên trong loạt 3 lần gặp nhau liên tiếp. Đã có 6 lần hai hành tinh gặp nhau chập 3 như vậy tính từ năm 1801 đến 2200. Lần gần đây nhất xẩy ra vào năm 1983 và lần tiếp theo sẽ diễn ra trong 2 năm 2037 và 2038. Ngày 26/6 : Nguyệt thực một phần Lần nguyệt thực này ưu tiên cho vùng quần đảo Hawai, phía tây Alaska, Úc, New Zealand, phía đông Malaysia và Châu Á. Ở những nơi này, người dẫn sẽ thấy phần nửa trên của Mặt trăng bị tối đi do bóng đen toàn phần của Trái đất đi qua. Ở vùng bờ đông nước Mỹ, người ta cũng có thể thấy bóng mặt trăng mờ đi đôi chút trước khi lặn do phần nửa tối của Trái đất đi qua. Nguyệt thực sẽ quan sát được ở Việt Nam bắt đầu từ lúc trăng vừa mọc. Chúng ta hãy cùng đánh dấu đỏ ngày này (vietastro) Ngày 11/7 : Nhật thực toàn phần Hầu như là lần nhật thực này chỉ xẩy ra ở khu vực là đại dương. Bóng tối của Mặt trăng sẽ đổ qua khoảng 15 dặm của Tahiti (điều kiện thuận lợi cho những người trên tầu thủy), sau đó đi qua hòn đảo tí hon Easter. Từ phần đất nhỏ xíu ở giữa khu vực Nam Thái bình dương này, phần nhật thực toàn phần sẽ đi vào vùng biển trong vòng 4 phút 45 giây. Nói về vấn đề chụp hình nhật thực ? chỉ có một dẻo đất tí tẹo nằm gần cuối phần nhật thực toàn phần ở Patagonia. Nhật thực không quan sát được ở Việt Nam (vietastro) Đầu tháng 8: Bộ ba hành tinh Sao Hỏa đi ngang qua sao Thổ chỉ cách một hai độ vào ngày 1/8, và sao Kim cũng trượt nhanh qua với khoảng cách chỉ có 3 độ sau đó 9 ngày, 8/8. Bộ ba hành tinh trên sẽ tạo thành một hình tượng mà Jean Meeus gọi là “Trio” (chân kiềng) khi mà ba hành tinh nằm vừa lọt một hình tròn với đường kính chưa tới 5 độ. Bộ 3 hành tinh này khi đó nằm khá xa Mặt trời (khoảng từ 46 - 50 độ), nhưng không may cho những người ở bắc Bán cầu là bộ ba nằm lệch về phía nam nên khá gần với đường chân trời khi Mặt trời lặn.
- Ngày 12/8 : Mưa sao băng Perseid Đây là một trận mưa sao băng có tiếng tăm nhất và cũng đáng tin cậy nhất trong năm và may mắn là đợt Perseid này lại không bị quấy nhiễu bởi ánh trăng. Trong điều kiện trời trong, đủ tối, riêng một người quan sát có thể đếm được tới 90 sao băng trong một giờ (hơn 1 vệt trong 1 phút). Nếu bạn dự định bỏ một đêm hè để ngắm sao thì đây chính là thời điểm tốt nhất. Ngày 21/9 : Lớn, sáng và ở trên cao Ngày này, sao Mộc lên tới giữa thiên đỉnh vào nửa đêm, có nghĩa là hành tinh này tới vị trí xung đối (đối diện với Mặt trời) với độ sáng biểu kiến đạt - 2,9. Lần này, sao Mộc ở gẩn Trái đất hơn bình thường vì hành tinh này sẽ đặt vị trí cận nhật vào tháng 3 năm 2011. Bởi vậy, với một kính thiên văn, những lằn ngang của sao Mộc sẽ thể hiện rõ nhất có thể với độ rộng tới 50 arc second hay 1/36 độ rộng biểu kiến của Mặt trăng tròn. Ngay gần đó là sao Thiên vương. Đây cũng là lần gặp nhau thứ 2 trong loạt 3 lần gặp nhau liên tiếp giữa hai hành tinh khí khổng lồ này (xem mục Ngày 6/6). Cuối tháng 10 : Sao chổi bay gần Trái đất Sao chổi Hartley 2 sẽ đi ngang qua Trái đất với khoảng cách 11,2 triệu dặm (~ 18 triệu km), chỉ 1 tuần trước khi sao chổi này tiến gần tới Mặt trời nhất. Kết quả là sao chổi này sẽ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có lẽ độ sáng biểu kiến sẽ đạt +4 hoặc +5 . Tuy nhiên với độ sáng cỡ này, chỉ những người ở vùng nông thôn là có thể xem được, ở thành phố do ô nhiễm ánh sáng và bụi, ta khó lòng nhìn thấy. Sao chổi sẽ là một thiên thể chuyển động nhanh, nó bay qua khu vực các ngôi sao ủa chòm Auriga và Gemini. Sau đó vào đầu tháng 11, tầu vũ trụ Deep Impact, con tầu đã gặp với sao chổi Tempel vào 1/7/05, sẽ gặp Hartley 2 chỉ với khoảng cách chưa đầy 600 dặm. Ngày 14/12 : Sao băng Geminid Mặc dầu vào thời gian đó có trăng, nhưng Mặt trăng sẽ lặn ngay sau lúc nửa đêm và để lại bầu trời tối đen để những người yêu sao băng chiêm ngưỡng. Khả năng có
- tới 120 sao băng trong một giờ. Với những nguời chịu lạnh giỏi, đây là một dịp đáng để lên kế hoạch. Ngày 20, 21 /12 Nguyệt thực toàn phần Bắc Mỹ là nơi có được tầm nhìn tốt nhất cho lần nguyệt thực toàn phần này. Ở khu vực bờ Đông Hoa kỳ và Canada, sự kiện này sẽ diễn ra vào lúc trước rạng đông. Ở khu vực bờ Tây, sự kiện này diễn ra vào lúc tối muộn của ngày 20 (và sang rạng sáng ngày 21/12). Thời gian che khuất toàn bộ diễn ra trong 1 giờ 14 phút. Ở Tây Âu, người ta sẽ được chứng kiến trăng lặn trong khi bị che khuất, và ngược lại, người Nhật sẽ lại thấy trăng mọc khi bị Trái đất che. Nguyện thực không quan sát được ở Việt Nam (vietastro)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhiệt động học và Vật lý thống kê
163 p | 379 | 103
-
BigBang và bức tranh của chúng ta về vũ trụ (Đặng Vũ Tuấn Sơn)
9 p | 273 | 78
-
Bài giảng Trái đất
13 p | 273 | 69
-
LỊCH THIÊN VĂN NĂM 2011
3 p | 184 | 45
-
KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP ( Đặng Thị Hồng Thủy - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - CHƯƠNG 1
8 p | 138 | 28
-
KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP ( Đặng Thị Hồng Thủy - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - CHƯƠNG 6
13 p | 105 | 16
-
Bài giảng Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
101 p | 77 | 10
-
Thiên văn học - Nhìn lên những chòm sao: Phần 1
95 p | 76 | 6
-
Quần xã bọ đuôi bật (collembola) ở đất trồng ngô xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
8 p | 66 | 4
-
Mối liên quan giữa bọ đuôi bật (collembola) với một số phương thức sử dụng đất ở đất trồng ngô xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
7 p | 65 | 2
-
Ứng phó với hiểm họa thiên tai ở Việt Nam: Một bức tranh, nhiều màu sắc
9 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn