Những thắc mắc thường gặp đối với vấn đề giá
lượt xem 39
download
Liệu bạn có bán được sản phẩm hay dịch vụ không, giá thành sản phẩm của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp bạn. Không may, giá cả là một trong những vấn đề khó hiểu nhất trong việc điều hành doanh nghiệp nhỏ. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ tính toán chi phí cơ bản của họ và rồi định giá một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên, giá tuỳ tiện đồng nghĩa với kết quả tuỳ tiện. Bạn hãy giành thời gian để đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những thắc mắc thường gặp đối với vấn đề giá
- Những thắc mắc thường gặp đối với vấn đề giá
- Liệu bạn có bán được sản phẩm hay dịch vụ không, giá thành sản phẩm của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp bạn. Không may, giá cả là một trong những vấn đề khó hiểu nhất trong việc điều hành doanh nghiệp nhỏ. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ tính toán chi phí cơ bản của họ và rồi định giá một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên, giá tuỳ tiện đồng nghĩa với kết quả tuỳ tiện. Bạn hãy giành thời gian để đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới giá của bạn - từ các chi phí tạo hình ảnh của công ty cho tới giá của khách hàng - đều sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đã phát triển chiến lược giá hiệu quả. Chọn lựa từ các câu hỏi dưới đây để có được câu trả lời cho một số câu hỏi về giá thông thường nhất. • Tôi nghe nói rằng một doanh nghiệp nhỏ cần phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể về việc định giá. Chúng là nguyên tắc nào? Chúng có hiệu quả không? • Tôi phải tập trung vào các chi phí gì khi xác định chi phí? • Làm thế nào để tôi xác định được mức giá thị trường chấp nhận được đối với sản phẩm hay dịch vụ của tôi? • Tôi có nhiều đối thủ cạnh tranh mà giá cả của họ giũ nguyên. Làm sao tôi có thể biết liệu nên tham gia vào khung giá cao hay thấp? • Tôi đang xem xét lập quan hệ làm ăn với một khách hàng mới có khả năng sinh lời cao. Tôi có nên giảm giá để làm cho doanh nghiệp của mình hấp dẫn với họ không? • Một doanh nghiệp dịch vụ có nên định giá theo giờ làm việc hay theo công việc? • Tôi sợ rằng tôi thực hiện quá nhiều việc cho khách hàng và rồi nhận được sự giận dữ khi gởi hoá đơn thanh toán cho họ. Có cách nào tôi có thể giải quyết? • Làm thế nào để tôi định giá bán buôn hợp với thị trường? Tôi nghe nói rằng doanh nghiệp nhỏ cần phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể về việc định giá. Chúng là nguyên tắc nào? Chúng có hiệu quả không?
- Có hai nguyên tắc định giá thường được sử dụng định giá theo tổng chi phí trực tiếp và nhân đôi giá bán buôn. Tuy nhiên, các nguyên tắc này đều có vấn đề. Dưới đây là lý do: • uhChúng không tính đến các chi phí gián tiếp và các yếu tố khác khi xác định giá. • Chúng không nhận thấy rằng giá bạn định cho sản phẩm bị trói buộc trong mức mà khách hàng sẵn sàng hay mong muốn trả. Nhiều người quên rằng vấn đề ở đây không phải là theo quan điểm của bạn sản phẩm hay dịch vụ của bạn đáng giá bao nhiêu, vì nếu như khách hàng không muốn trả số tiền đó để mua sản phẩm của bạn,bạn sẽ không bán được hàng. • Chúng không tính toán đến các yếu tố tâm lý. Khách hàng không phải luôn luôn đưa ra quyết định mua dựa trên cơ sở logic. Ví dụ, đôi khi khách hàng đánh giá chất lượng của hàng dụa vào giá - nếu giá quá thấp, họ có thể hồ nghi rằng họ sẽ nhận được các sản phẩm không đạt đến một tiêu chuẩn nào đó về chất lượng và tránh không mua tại mức giá "thoả thuận". Các chi phí nào tôi nên tập trung vào khi xác định giá? Rõ ràng là bạn nên tập trung vào các chi phí trực tiếp cơ bản như giá vốn cho hàng hóa, cung cấp và lương công nhân. Nhưng nhiều doanh nghiệp bỏ quên các chi phí gián tiếp khác. Dưới đây là một số loại chi phí bạn phải xem xét: • Đồ đạc và thiết bị • Văn phòng phẩm, danh thiếp, các vật phẩm phụ trợ văn phòng khác • Tiền đặt báo chí • Hội phí của các tổ chức nghề nghiệp • Gửi bưu kiện, chuyển phát nhanh, dịch vụ đưa tin
- • Phí điện thoại và fax • In ấn • Phần mềm • Chi phí đi lại và xe cộ • Chi phí tư vấn • Thời gian của bạn Làm thế nào để tôi xác định được mức giá thị trường chấp nhận được đối với sản phẩm hay dịch vụ của tôi? Khi bạn xác định được các chi phí để bán sản phẩm, đó là thời gian để thực hiện một nghiên cứu. Bạn cần phải biết giá của các sản phẩm hay dịch vụ tương tự. Bạn nên đi tới các của hàng hay gọi điện hỏi đối thủ cạnh tranh. Xem xét cẩn thận những dịch vụ đối thủ cạnh tranh bán kèm với sản phẩm. Họ có đưa ra mối quan tâm cá nhân, chính sách đổi hàng hoá tự do hay giao hàng miễn phí không? Tất cả các yếu tố này là những điểm khách hàng quan tâm khi đưa ra quyết định mua hàng. Tôi có nhiều đối thủ cạnh tranh mà giá của họ nằm trong dải giá tương đối rộng. Làm sao tôi có thể biết liệu nên tham gia vào dải giá cao hay thấp? Nếu bạn bán hàng với mức giá thấp, bạn có lẽ sẽ chỉ đưa ra được rất ít dịch vụ đi kèm và thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào lượng hàng bán được. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng điều này rất nguy hiểm cho doanh nghiệp nhỏ vì nó đặt họ vào phạm vi hoạt động với nhiều nhà sản xuất lớn, họ sẽ có sức mua lớn hơn và có thể có đủ khả năng giảm giá. Ví dụ, một cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ hay một cửa hàng phần cứng độc lập có thể không kiếm được tiền bằng cách chào bán hàng với cùng mức giá các công ty "diệt đồng loại" như các ửa hang bách hóa về văn phòng phẩm hay máy tính.
- Nếu bạn quyết định đặt giá ở mức cao nhất trong khung giá, bạn cần phải đưa thêm giá trị vào sản phẩm của bạn. Điều đó có nghĩa là cung cấp thêm các dịch vụ, sản phẩm hay các nguồn lực đi kèm với sản phẩm. Nếu bạn cho rằng bạn không thể có khả năng cung cấp bất kỳ dịch vụ nào thêm, nhưng trong mọi trường hợp dịch vụ gia tăng có nghĩa là quan tâm tới những thứ mà bạn đã cung cấp như dịch vụ trên mạng được bảo hành, bốc dỡ hàng nhanh, sản phẩm chất lượng cao hay các đặc điểm thêm. Quan tâm nhiều đến những điều bạn đã đưa ra trong kế hoạch marketing cũng đã là đủ cho bạn có thể tìm được lí do chính đáng điều chỉnh mức giá cao hơn. Tôi đang xem xét lập quan hệ làm ăn với một khách hàng mới có khả năng sinh lời cao. Tôi có nên giảm giá để làm cho doanh nghiệp của mình hấp dẫn với họ không? Nhiều doanh nghiệp dịch vụ đưa ra mức phí thấp hơn họ muốn vì họ muốn phát triển mối quan hệ. Đó không phải là một ý tưởng hay. Khi bạn trở thành một lựa chọn vì có giá thấp, rất khó có thể thoát ra khỏi khung giá đó. Nói cách khác, nếu bạn tạo điều kiện cho khách hàng có phản ứng với giá, họ thường không để bạn thay đổi. Thay vào đó, tìm ra cách để tự nổi bật - có thể thông qua dịch vụ trội hơn, chất lượng tốt hơn hay các yếu tố giá trị gia tăng khác. Một doanh nghiệp phục vụ có nên định giá theo giờ làm việc hay theo công việc? Sử dụng mức lương tính theo giờ hay theo công việc hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn - các ngành công nghiệp khác nhau có quyết định khác nhau, do vậy bạn phải nghiên cứu xem có điểm gì chung trong doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một số trường hợp mà trong đó một biện pháp tốt hơn các biện pháp khác: • Nếu như khách hàng muốn thay đổi sau khi dự án đã được thực hiện hay giữa chừng, bạn nên định giá theo giờ. Nếu bạn là người xử lý văn bản và bạn mất vài ngày để đánh toàn bộ luận văn cho một sinh viên tốt nghiệp. Sau khi bạn hoàn thành công việc, anh ta quay lại với rất nhiều phần sửa lại mà anh ta muốn bạn làm trên bản luận văn đã hoàn thành. Nếu bạn tính tiền theo công việc, bạn sẽ mất hàng giờ tiếp tục công việc mà không nhận thêm đồng phù lao nào. Nếu bạn tính tiền theo giờ, bạn sẽ có thể thương lượng về giá cả cho khoảng thời gian làm thêm này.
- • Nếu giá theo giờ bị khách hàng phản đối, thì bạn nên định giá theo công việc. Ví dụ, nếu bạn làm bản in cho một quyển quảng cáo và bạn biết rằng nó sẽ mất khoảng hai tiếng, bạn định giá ₫125 một tiếng thì có vẻ quá cao. Nhưng nếu bạn thương lượng giá cố định là ₫250 cho công việc đó thì có vẻ hợp lý. Biết được bạn phải mất bao nhiêu thời gian để thực hiện một công việc nào đó là rất cần thiết để bạn định giá. Nếu bạn không có kinh nghiệm để biết được công việc đó kéo dài bao lâu, hãy tìm người trong lĩnh vực của bạn và nhờ họ ước tính hộ. ITôi sợ rằng tôi thực hiện quá nhiều việc cho khách hàng và rồi nhận được sự giận dữ khi đưa hoá đơn thanh toán cho họ. Có cách nào tôi có thể giải quyết? Đây là tình thế khó xử cho một doanh nghiệp dịch vụ, vì không có cách nào để lấy lại dịch vụ mà họ đã làm cho khách hàng. Đó là nguyên nhân tại sao nhiều doanh nghiệp dịch vụ lại yêu cầu có một tỉ lệ tiền ứng trước. Phương pháp thông thường để thực hiện việc này là yêu cầu thanh toán một phần ba khi ký kết hợp đồng, một phần ba khi thực hiện một nửa công việc và một phần ba khi hoàn tất công việc. Làm thế nào để tôi định giá bán buôn hợp với thị trường? họ bán lại sản phẩm của bạn cần phải được nghiên cứu. Nhìn chung, người bán lẻ sẽ không mua sản phẩm của bạn nếu như họ có thể mua từ một người nào khác với mức giá rẻ hơn> Người bán lẻ thường phải nhân đôi giá mà họ mua hàng của bạn (công thức giá bán lẻ chung = giá bán buôn x 2) mà họ vẫn có được khách hàng. Để đảm bảo rằng bạn đáp ứng được những yêu cầu đó, thực hiện những việc sau khi định giá bán lẻ: • Tham khảo giá bán buôn của đối thủ cạnh tranh bằng cách gọi điện cho họ hỏi giá, tham gia triển lãm thương mại hay liên hệ với hiệp hội kinh doanh.
- • Nói chuyện với người bán lẻ. Hỏi các chủ cửa hàng mua hàng ở đâu với giá là bao nhiêu. Hay đi tới các cửa hàng và chia đôi giá bán lẻ để xác định giá bán buôn. • Gọi điện đến hiệp hội của những người bán lẻ mà bạn muốn bán hàng cho và tìm hiểu số tiền họ cộng vào giá vốn phổ biến là bao nhiêu. Nó sẽ giúp bạn xác định được mức giá mà người bán lẻ muốn mua hàng của bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn