intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG TUYỆT PHẨM BẰNG ĐỒNG THỜI NGUYỄN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ mong muốn "tạo nên những của báu cho ngàn đời", đồng thời cũng là để biểu trưng cho sự hùng mạnh, thống nhất của đất nước, sự trường tồn của dòng họ, vua Minh Mạng đã cho đúc 9 chiếc đỉnh to lớn này vào năm 1835. Đó là những chiếc đỉnh đồng độc đáo hiện còn tại đất Cố đô, được tạo nên cùng sự hưng phát của dòng họ Nguyễn. Tất cả những chiếc đỉnh này đều là bảo vật của Huế, thậm chí còn xứng đáng được xếp vào hàng bảo vật quốc gia. Mỗi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG TUYỆT PHẨM BẰNG ĐỒNG THỜI NGUYỄN

  1. NHỮNG TUYỆT PHẨM BẰNG ĐỒNG THỜI NGUYỄN
  2. Từ mong muốn "tạo nên những của báu cho ngàn đời", đồng thời cũng là để biểu trưng cho sự hùng mạnh, thống nhất của đất nước, sự trường tồn của dòng họ, vua Minh Mạng đã cho đúc 9 chiếc đỉnh to lớn này vào năm 1835. Đó là những chiếc đỉnh đồng độc đáo hiện còn tại đất Cố đô, được tạo nên cùng sự hưng phát của dòng họ Nguyễn. Tất cả những chiếc đỉnh này đều là bảo vật của Huế, thậm chí còn xứng đáng được xếp vào hàng bảo vật quốc gia. Mỗi chiếc đỉnh đều là một tác phẩm nghệ thuật thật sự, thể hiện trình độ kỹ thuật và mỹ thuật tuyệt vời của người thợ xứ Huế. Và điều đáng nói nữa là, xung quanh sự ra đời của nhiều chiếc đỉnh còn gắn liền với giai thoại lịch sử hoặc những huyền thoại kỳ thú. Từ điển Từ Hải giảng từ Đỉnh như sau: "Đồ khí dụng đúc từ kim loại, phần lớn thường đúc bằng đồng; có hình tròn 3 chân 2 tai; cũng có loại hình chữ nhật có 4 chân, rất thịnh hành thời Thương Chu, thời Hán vẫn lưu hành..." Theo cách hiểu trên thì tại Huế hiện nay còn 18 chiếc đỉnh đồng, tất cả chúng đều có niên đại trong thời Nguyễn (1802- 1945), trong đó chủ yếu là thời Minh Mạng. Tất cả những chiếc đỉnh này đều rất đẹp. Căn cứ theo kiểu dáng, hình thức đỉnh, có thể chia thành 2 loại: đỉnh tròn 3 chân và đỉnh hình chữ nhật 4 chân. Hiện trong số 18 chiếc đỉnh có 14 chiếc đỉnh tròn và 4 chiếc hình chữ nhật.
  3. Trong loại đỉnh tròn thì đáng chú ý nhất đương nhiên là Cửu Đỉnh- 9 chiếc đỉnh đồng to lớn đúc dưới thời Minh Mạng, hiện vẫn đặt trước sân toà Thế Tổ Miếu trong Đại Nội. Có thể xem đây là những tác phẩm đạt đến độ hoàn mỹ của nghệ thuật đúc đồng truyền thống Huế và của cả Việt Nam trong lịch sử. Từ mong muốn "tạo nên những của báu cho ngàn đời", đồng thời cũng là để biểu trưng cho sự hùng mạnh, thống nhất của đất nước, sự trường tồn của dòng họ, vua Minh Mạng đã cho đúc 9 chiếc đỉnh to lớn này vào năm 1835. Trên 20.000kg đồng, chì, kẽm đã được huy động để phục vụ cho công việc trên và sau khoảng một năm đã thu được kết quả mỹ mãn. Chín chiếc đỉnh đồng được tạo dáng tuyệt đẹp, vừa hùng vĩ vừa thanh thoát, lại có cá tính rất riêng với cách tạo hình hoàn toàn không trùng lặp: các bộ quai, chân cùng các mô típ trang trí trên thân đều khác biệt. Đầu năm 1837, Cửu đỉnh được đem đặt ở phía trước Thế Miếu, ứng với 9 gian thờ của tòa miếu quan trọng bậc nhất của họ Nguyễn trong Hoàng Thành, và chúng vẫn còn nguyên vẹn đến tận ngày nay. Có thể khẳng định đây là những chiếc đỉnh lớn và đẹp nhất của nước ta từ xưa đến nay. Mỗi chiếc đều cao khoảng từ 2,3-2,5m; chiếc nhỏ nhất cũng nặng hơn 3.200 cân, chiếc lớn nhất thì nặng đến hơn 4.300 cân. Điều đặc biệt là trên thân các chiếc đỉnh này, ngoài các dòng chữ Hán chú về niên đại, trọng lượng và tên đỉnh còn có chạm nổi hình tượng của núi sông, văn vật nước Đại Nam trong thế kỷ XIX kèm theo tên gọi cụ thể (bằng chữ Hán). Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng, 153 hình ảnh chạm nổi trên Cửu đỉnh (mỗi đỉnh có 17 hình ảnh)
  4. là một bộ Đại Nam nhất thống chí bằng đồng vô cùng độc đáo của dân tộc ta dưới thời vua Minh Mạng, không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo tuyệt vời của những người thợ đúc đồng mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ bến về một đất nước Đại Nam hùng cường và giàu có. Ngay cả nhiều người Trung Quốc và Đài Loan khi đến thăm Huế cũng thừa nhận, đây là bộ Cửu đỉnh đẹp nhất họ đã từng trông thấy ? Ngoài Cửu Đỉnh, còn có chiếc đỉnh hiện đặt tại phủ thờ Kiên Thái Vương (cha đẻ 3 vị vua Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi. Đỉnh cao 172cm , trọng lượng 1.041 cân); đôi đỉnh đồng đúc thời Thành Thái (đều vào năm 1899. Đây là hai chiếc đỉnh gần như giống nhau về kích thước, kiểu dáng, hiện 1 chiếc được đặt trước nhà hát Duyệt Thị Đường, 1 chiếc đặt trước toà thị chính Thành phố Huế ); và đặc biệt hơn cả là chiếc đỉnh đồng có niên đại muộn nhất của triều Nguyễn- chiếc Xuân Thu Thịnh Đỉnh, đúc năm 1924, nhân lễ Tứ tuần Đại khánh (mừng thọ 40 tuổi) của vua Khải Định. Đỉnh này do những công chức người Việt làm trong các công sở của người Pháp tại Trung Kỳ góp tiền đúc tặng, hiện đang được đặt trước sân Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế. Đỉnh cao 122cm tính từ chân đến miệng, trong đó chân cao 67cm. Đường kính miệng đỉnh là 76,5cm, chu vi vùng thân nơi lớn nhất là 302cm. Đỉnh hình chữ nhật khác đỉnh tròn chủ yếu về hình dáng và số chân. Loại đỉnh này cũng có 2 quai như đỉnh tròn nhưng lại có đến 4 chân bố trí song song với nhau như kiểu chân bàn, chân sập quỳ. Hiện ở Huế có
  5. 4 chiếc đỉnh đồng hình chữ nhật chủ yếu đều dùng để đốt vàng mã sau khi cúng kỵ. Người Huế thường gọi chúng là những chiếc lư; sử liệu triều Nguyễn đôi khi còn gọi chúng là Liệu lô. Trong 4 chiếc đỉnh này thì 2 chiếc đang đặt tại khu vực Triệu-Thái Miếu, 1 chiếc đặt trước điện Long An và chiếc còn lại được đặt trước điện Hoà Khiêm (lăng Tự Đức). Tiêu biểu nhất phải kể đến là chiếc đỉnh đặt trước sân Triệu Miếu. Đây là một chiếc đỉnh tuyệt đẹp tuy đã bị mất 2 quai. Đỉnh cao 105cm, tính từ chân đến miệng. Hai mặt có gắn quai đặt theo hướng Bắc-Nam, mỗi mặt đều đúc nổi hình đôi chim phụng đang chầu 1 đồng tiền. Hai mặt Đông -Tây đều đúc nổi hình rồng ngang, dáng vẻ hùng dũng oai vệ. Phần miệng đỉnh có đai hình chữ nhật bao quanh. Đai cao 9cm, kích thước 90cm x 72cm, được trang trí khá công phu. Phần trong lòng miệng đỉnh hình chữ nhật, kích thước 68cm x 48cm. Phần thân đỉnh có chiều cao khoảng 45cm, bên ngoài ở 4 góc có 4 thanh trụ gắn từ đầu chân đến đai miệng đỉnh, tức có chiều cao tương đương với thân đỉnh. Các trụ đồng này được đúc nổi hình rồng mây kiểu long vân thuỷ ba rất đẹp. Đáng tiếc là 1 trụ hiện đã mất. Bốn chân đỉnh hơi choãi ra, cao gần 52cm; phần gắn vào thân tạo hình mặt rồng hướng ra ngoài; phần cuối chân cũng tạo hình như chân rồng với 5 móng. Mặt phía đông có 2 dòng chữ Hán đề niên đại và trọng lượng đỉnh. Chiếc đỉnh này đúc năm Tự Đức 29 (1876), nặng 724 cân... Chắc chắn là ngày xưa, Huế không chỉ có chừng ấy đỉnh đồng, mà có thể là nhiều hơn rất nhiều. Nhưng dù sao, với số lượng 18 chiếc còn lại, Huế cũng có thể tự hào là nơi có được sưu tập đỉnh đồng lớn và quý
  6. nhất của nước ta. Đó là chưa kể hiện ở cố đô vẫn còn hơn chục chiếc vạc đồng đúc từ thời chúa Nguyễn. Những ai quan tâm đến nghề đúc đồng và mỹ thuật trên đồ đồng của cha ông, khi đến vùng đất cổ kính này, được chiêm ngưỡng những sưu tập đỉnh, vạc này chắc cũng phần nào cảm thấy thoả mãn. Huế, tháng 4-2004 Phan Thanh Hải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2