intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cần biết về quản lý rầy nâu hại lúa

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

455
lượt xem
131
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phun thuốc trừ rầy ở tuổi 2 và tuổi 3. Cách nhận dạng rầy ở độ tuổi này? Hiện nay có một số vùng trồng lúa mùa có phẩm chất gạo ngon để xuất khẩu như các vùng xung quanh TPHCM, Long An. Các giống lúa mùa không có gien kháng rầy nên rầy nâu phát triển, thường lúa mùa sẽ chín trước hoặc ngay sau tết nên thức ăn của rầy sẽ hết và rầy sẽ đi tìm thức ăn khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cần biết về quản lý rầy nâu hại lúa

  1. Những vấn đề cần biết về quản lý rầy nâu hại lúa Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Mật độ rầy trên ruộng bao nhiêu thì cần phun xịt thuốc? Vì sao cần phun thuốc trừ rầy ở tuổi 2 và tuổi 3. Cách nhận dạng rầy ở độ tuổi này? Hiện nay có một số vùng trồng lúa mùa có phẩm chất gạo ngon để xuất khẩu như các vùng xung quanh TPHCM, Long An. Các giống lúa mùa không có gien kháng rầy nên rầy nâu phát triển, thường lúa mùa sẽ chín trước hoặc ngay sau tết nên thức ăn của rầy sẽ hết và rầy sẽ đi tìm thức ăn khác. Rầy nâu có khả năng di cư rất xa hàng ngàn cây số, nên khoảng trước hay sau tết khi có gió bấc thổi theo hướng từ các tỉnh miền trên xuống các tỉnh ở ĐBSCL sẽ đưa rầy nâu theo, và nó có khả năng mang virus truyền bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá hay bệnh vàng lùn cho lúa đông xuân. Vòng đời của rầy nâu rất ngắn, chỉ khoảng một tháng, giai đoạn trứng khoảng 6-7 ngày sẽ nở ra rầy non và trứng này nằm trong bẹ lúa rất khó thấy. Khi trứng nở rầy non gọi là rầy cám thời gian phát triển trong vòng 2 tuần lễ tùy theo giống lúa đó nhiễm rầy hay kháng rầy. Vòng đời rầy cám có 5 tuổi, trong đó ở tuổi 2, tuổi 3 nó ăn mạnh nhất, mật số rất cao và chích hút cây lúa rất mạnh nên bà con thường trị rầy ở tuổi nầy. Sau đó con rầy trưởng thành và trong vòng 1 tuần sau nó có thể bắt cặp và đẻ trứng trở lại. Thời điểm phun thuốc trừ rầy tùy thuộc vào:
  2. - Giống lúa: giống lúa có mang gien kháng rầy thì rầy phát triển thấp, giống lúa không có mang gien kháng rầy như lúa mùa hay một số giống lúa có phẩm chất gạo ngon thì rầy có khả năng phát triển rất nhanh. - Thời gian sinh trưởng của rầy: nếu rầy non mật số còn thấp và chế độ dinh dưỡng trong cây lúa không cao lắm thì rầy có thể phát triển nhưng chậm. Trường hợp rầy tấn công vào cây lúa vào giai đoạn ngậm đòng, trổ và đang ngậm sữa có nghĩa là thời gian mà tất cả các dưỡng liệu trong cây lúa đang di chuyển từ lá sang bông, nếu rầy chích hút vào bất cứ nơi nào trên cây đều có nguồn dưỡng liệu rất tốt để phát triển. Khi cây lúa đã ngậm sữa, lá vàng, sắp chín thì rầy hết thức ăn, sẽ di chuyển đi hoặc rầy non sẽ chết. - Thiên địch: thiên địch của rầy nâu rất nhiều, điển hình như nhện, kiến ba khoang, bọ xít mù và rất nhiều loại ong ký sinh trên rầy giai đoạn ấu trùng hay thành trùng. Do đó để xác định mật số rầy bao nhiêu trên một thước vuông hay trên một tép để phun xịt thuốc tùy thuộc vào những đặc điểm trên . Rầy nâu gây cháy rầy với mật số rất lớn không thấy truyền bệnh; trong khi ở ruộng khác mật độ rầy thấp nhưng lại truyền bệnh vàng lùn. Nguyên nhân và cách phòng ngừa rầy truyền bệnh ? Rầy truyền bệnh khi nó có mang mầm bệnh, khi rầy không mang mầm bệnh thì nó chỉ có thể gây ra cháy rầy hay làm vàng cây lúa. Ngược lại, vùng có virus gây bệnh thì khi rầy chích hút nó sẽ mang mầm bệnh đó truyền sang nơi nó đến mặc dù mật số ít. Virus được mang trong nước bọt của rầy, khi chích vào cây
  3. lúa thì rầy sẽ nhả nước bọt làm cho nhựa cây lúa loãng đi để hút lên, đồng thời nó sẽ truyền virus vào trong cây lúa. Do đó, khi nghe dự báo cho biết một vùng nào đó bị bệnh này thì rầy nâu ở trên gió có khả năng di chuyển xuống, chúng ta cần cảnh giác. Cách phòng trị rầy nâu, rầy xanh đuôi, rầy lưng trắng? Những con này thường có kích thước tương tự nhau nhưng màu sắc và hình dạng hơi khác. Hai con giống nhau là rầy lưng trắng và rầy nâu, rầy lưng trắng có một vệt vàng lợt ở phía đầu, còn rầy nâu thì không có vệt vàng mà toàn một màu nâu, ở giữa cánh có một đốm đen. Con rầy xanh đuôi đen thì hơi dẹp hơn. Những con rầy nâu non gọi là rầy cám cũng có đốm nâu, ở tuổi 2 tuổi 3 là giai đoạn ăn mạnh và mật số rất cao, do đó nên trị vào lúc này trước khi nó gây hại cho cây lúa. Rầy nâu thường truyền các bệnh như bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá, còn rầy lưng trắng hay rầy xanh đuôi đen không truyền bệnh nên chúng ta không cần chú ý lắm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1