Những vấn đề cơ bản trong tổ chức và quản lý xây dựng cầu
lượt xem 52
download
Công trình cầu dù lớn hay nhỏ đều có những ý nghĩa Kinh tế-Xã hội to lớn. Trong quá trình thi công cầu thu hút nhiều sự quan tâm của các cấp quản lý, của dân chúng. Công tác xây dựng cầu nói chung có những đặc điểm sau: Địa bàn thi công phức tạp: Về giao thông vận tải Trật tự xã hội, phong tục tập quán. Quản lý nhân lực, vật liệu, vật tư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những vấn đề cơ bản trong tổ chức và quản lý xây dựng cầu
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC VÀ QUẢNCh¬ng 10 DỰNG CẦU LÝ XÂY 10.1 KHÁI NIỆM CHUNG 10.1.1 Ý nghĩa. Công trình cầu dù lớn hay nhỏ đều có những ý nghĩa Kinh tế-Xã hội to lớn. Trong quá trình thi công cầu thu hút nhiều sự quan tâm của các cấp quản lý, của dân chúng. Công tác xây dựng cầu nói chung có những đặc điểm sau: 1-Địa bàn thi công phức tạp: -Về giao thông vận tải -Trật tự xã hội, phong tục tập quán. -Quản lý nhân lực, vật liệu, vật tư. -Giải phóng mặt bằng. -Điều kiện tự nhiên khu vực thi công. -Các điều kiện khác: điện, nước, …. 2-Khối lượng xây lắp lớn, đa dạng. Sử dụng nhiều loại vật tư, vật liệu với khối l ượng lớn, đa dạng và biến động. 3-Tính chất công việc nặng nhọc. Điều kiện thi công chứa đựng nhiều khó khăn, phức tạp: Làm việc trên cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, nhiều loại máy móc thiết b ị phức tạp, điều kiện địa hình và sông nước, điều kiện địa chất … 4-Thời gian thi công kéo dài, công trường lưu động. Để đảm bảo quá trình xây dựng được thông suốt, liên tục và thoả mãn các yêu cầu đặt ra về Chất lượng – An toàn – Tiến độ – Hiệu quả , toàn bộ công việc thi công phải đ ược l ập k ế hoạch, gọi là thiết kế tổ chức thi công (TKTCTC) trước khi thực hiện dự án. 10.1.2 Các giai đoạn trong tổ chức xây dựng cầu. 10.1.2.1 Các loại dự án. Dự án, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là cách thức thực hiện và hoàn thiện một sản phẩm xã hội nào đó. Một dự án có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, có 5 cách cơ bản có thể được xem xét: 1-Phương pháp truyền thống. 2-Thiết kế và thi công (D&C) 3-Thiết kế, thi công và bảo dưỡng (DC&M) 4-Xây dựng, sở hữu, vận hành và chuyển giao (BOOT): 4.1.Xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT) 4.2.Xây dựng, sở hữu, vận hành (BOO) 4.3.Xây dựng, sở hữu, vận hành và chuyển giao 1 phần (BOST) 4.4.Xây dựng, sở hữu, vận hành, cho thuê và chuyển giao (BOOLT) 4.5.Thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành (DBFO) 5-Các hợp đồng liên kết. Mỗi một loại hình dự án có những thuận lợi và khó khăn nhất định. 10.1.2.2 Các giai đoạn trong Dự án đầu tư. Một DAĐT nói chung có ba giai đoạn cơ bản: 1-Chuẩn bị đầu tư. Nội dung công tác Chuẩn Bị Đầu Tư bao gồm:
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu Lập dự án đầu tư và Thẩm định dự án để quyết định đầu tư. Lập dự án đầu tư: Trình tự lập dự án đầu tư bao gồm: -Xác định sự cần thiết của DAĐT. -Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Đối với các dự án thuộc nhóm A và các dự án thuộc nguồn vốn ODA, WB phải tiến hành cả hai bước nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Các dự án còn lại thực hiện một bước nghiên cứu khả thi. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: 1.Nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi đầu tư cho công trình. 2.Dự kiến quy mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư. 3.Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất. 4.Phân tích sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và xây dựng; các điều kiện về cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng. 5.Phân tích tài chính xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, các khả năng và điều kiện huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả vốn, thu lãi. 6.Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của dự án. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi: 1.Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. 2.Lựa chọn hình thức đầu tư. 3.Các phương án vị trí cầu(hoặc tuyến đường). 4.Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư. 5.Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ. 6.Các phương án kết cấu cầu và giải pháp xây dựng. 7.Đánh giá tác động của môi trường. 8.Phân tích tài chính kinh tế. 9.Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Thẩm định DAĐT: Các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi đều phải được thẩm đ ịnh, sau đó đ ược cấp có thẩm quyền cấp quyết định và giấy phép đầu tư. 2-Thực hiện đầu tư. Bao gồm: 1.Giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng. 2.Tuyển chọn Tư vấn xây dựng để khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất l ượng công trình. 3.Thiết kế công trình: -Đối với những công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, có nền móng đ ịa chất thuỷ văn ph ức tạp thì phải thực hiện thiết kế theo hai bước: Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế thi công. -Đối với những công trình kỹ thuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, xử lí nền móng không phức tạp thì thực hiện một bước: Thiết kế kỹ thuật - thi công. 4.Thẩm định, duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. 5.Tổ chức đấu thầu về mua sắm thiết bị và thi công xây lắp. 6.Xin giấy phép xây dựng. 7.Kí kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án.
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu 8.Thi công xây lắp công trình. 9.Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng. 10.Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp. 3-Kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nội dung công việc bao gồm: 1. Kết thúc xây dựng: Tháo dỡ công trình tạm, thanh thải dòng chảy, hoàn trả công đ ịa. Lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu, thử tải. 2. Bàn giao công trình. 3. Bảo hành công trình. 4. Vận hành dự án. Nói chung: Tất cả các dự án đều phải có sự thống nhất của tất cả các bên liên quan về tất cả các mặt, các khía cạnh, cả về không gian và thời gian. Những vấn đề kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Sau khi được các cấp có thẩm quyền thẩm định, dự án mới có hiệu lực thi hành. 10.1.2.3 Các giai đoạn trong tổ chức xây dựng cầu: Quá trình xây dựng một công trình cầu gồm hai giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư và Thực hiện đầu tư. 10.1.2.4 Những yêu cầu của công tác tổ chức xây dựng. Một công trình xây dựng nói chung phải thoả mãn các yêu cầu về Chất lượng - An toàn - Tiến độ - Hiệu quả - Mỹ quan - Môi trường. Với phương châm đó, đòi hỏi: -Chuẩn bị đầy đủ, có kế hoạch cụ thể và sát với thực tế. -Tuân thủ nghiêm ngặt bản vẽ thiết kế và quy trình thi công. -Đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào khai thác. -Tăng năng suất lao động, khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng sẵn có, giảm giá thành công trình. -Tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp an toàn lao động. 10.1.2.5 Nguyên tắc TCTC. -Hoạt động sản xuất phải trên cơ sở một kế hoạch thống nhất và thông suốt. -Cơ giới hoá xây lắp, công xưởng hoá chế tạo, tự động hoá một số khâu sản xuất và áp dụng công nghệ mới. -Hình thức tổ chức hợp lý, phù hợp với khối lượng và tính chất công vi ệc. Có ba hình thức tổ chức: Dây chuyền – Tuần tự – Phối hợp. Qu a n h Ö Th iÕt k Õ - t h i c « n g - t ¦ v Ên Quantity Approve Q S Construction A Design P Deliver Check C D D C Safe Plan
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu S¬ ®å t r × h t ù x ©y d ù n g c ¬ b ¶ n n 1.KÕ ho¹ ch ® t¦ Çu 2.1.Chñ ®Ç t¦u (bª n A) 2.2.T¦ vÊn thiÕ kÕ t 4.LËp hå s¬ dù ¸ n kh¶ thi+kh¸ i to¸ n 3.Kh¶o s¸ t s¬ bé 5.KiÓ ®Þ m nh-xÐt duyÖt 7.LËp hå s¬ TKKT & 6.Kh¶o s¸ t chi tiÕt Dù to¸ n chi tiÕt 9.1.C¸ c bª n (bª n B) 8.KiÓ ®Þ m nh-xÐt duyÖt 9.2.Tæchøc ®Êu thÇu lËp hå s¬ dù thÇu 11.Kh¶o s¸ t TKTC & 10.1.§ ¬n vÞtróng thÇ XD u 10.2.T¦ vÊn gi¸ m s¸ t 12.Tæchøc SX (bª n B) lËp tiÕ ®é thi c«ng n 13.§ Ò bï & n 14.1.Tæchøc thi c«ng bµn giao mÆ b»ng t 14.2.Tæchøc thi c«ng chi tiÕ c¸ c h¹ ng môc t 15.NghiÖ thu c¬ së m 16.LËp hå s¬ hoµn c«ng 10. 2 17.NghiÖ thu toµn bé m 18.KiÓ ®Þ m nh-QuyÕ to¸ n t ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Hồ sơ thiết kế công trình cầu gồm ba phần: -Thiết kế kỹ thuật. -Thiết kế TCTC. -Dự toán. 10.2.1 Nội dung của đồ án thiết kế TCTC. Nội dung đồ án thiết kế tổ chức thi công gồm hai phần: Thiết kế tổ chức thi công và thiết kế thi công chi tiết. 10.2.1.1 Thiết kế tổ chức thi công (TK.TCTC). 1-Tài liệu và các căn cứ.
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu -Tài liệu cơ bản nhất của TK.TCTC là bản thiết kế biện pháp thi công hay còn gọi là phương án thi công chỉ đạo. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế kỹ thuật và phân tích kết cấu, đồng thời trên cơ sở công nghệ thi công hiện có, người ta đ ưa ra vài biện pháp kh ả thi v ề thi công móng, mố, trụ KCN. Sau đó so sánh và lựa chọn một phương án khả dĩ nhất, lập thành biện pháp thi công chính. -Hồ sơ cần nộp bao gồm: +Các bản vẽ. +Bản thuyết minh ngắn gọn, mô tả trình tự thi công mỗi hạng mục +Bảng khối lượng. +Sơ đồ kết cấu. 2-Thiết kế quy hoạch mặt bằng công trường. Trên cơ sở bình đồ khu vực thi công, các bản vẽ biện pháp thi công, l ập bản vẽ quy hoạch mặt bằng thi công. Nó là cơ sở để giải phóng mặt bằng, thuê đ ất, thiết kế bố trí công trường. 3-Các kế hoạch thi công. -Trên cơ sở biện pháp thi công chỉ đạo và tổng mặt bằng hiện có, đồng thời với những dữ liệu về lực lượng tham gia thi công, thống nhất với kế hoạch mang tính Pháp lệnh của cơ quan quản lý, người ta xây dựng kế hoạch thi công tổng thể. -Bản kế hoạch thi công tổng thể vạch ra tiến độ thi công các hạng mục theo thời gian và theo không gian. Nó định ra thời hạn thi công công trình cầu. Sau khi kế hoạch đ ược duy ệt thì bản tiến độ thi công tổng thể này trở thành chỉ tiêu mang tính pháp lý. -Trên cơ sở bản tiến độ thi công tổng thể xây dựng kế hoạch khai thác và c ấp phát v ốn đầu tư, kế hoạch cung ứng vật tư. -Các bản kế hoạch được thể hiện dưới dạng bản thuyết minh, biểu thống kê và các bản vẽ. 4-Các kế hoạch sản xuất. Sau khi tổ chức đấu thầu, chọn được đơn vị nhận thầu xây lắp. Lúc đó đơn vị thi công trên cơ sở các tài liệu trên triển khi các kế hoạch sản xuất. -Lập tiến độ thi công. -Kế hoạch khai thác vốn. -Kế hoạch cung ứng vật tư. -Kế hoạch điều phối nhân lực. -Kế hoạch điều động xe máy, thiết bị. -Biểu kế hoạch vận chuyển. -Biểu kế hoạch cung cấp năng lượng. Ghi chú: Hiện nay, đơn vị thiết kế chỉ thiết kế kỹ thuật và biện pháp thi công tổng thể. Đ ơn vị trúng thầu xây lắp đảm nhận toàn bộ việc thiết kế thi công. 10.2.1.2 Thiết kế thi công chi tiết (TK.TCCT) Để có thể triển khai thi công, ngoài TK.TCTC , cần phải có các tài liệu kỹ thuật c ụ thể hóa các công đoạn công nghệ, cụ thể hóa mục đích quy hoạch. Tài liệu này gọi là TK.TCCT, bao gồm: -Bố trí mặt bằng công trường. -Thiết kế các công trình phụ.
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu -Thiết kế thi công chi tiết các hạng mục công trình, kèm theo thiết kế các kết cấu phụ trợ, như : Đà giáo, ván khuôn, đường tạm, đường trượt, cầu tạm, hệ thống chở nổi, …và tính toán bổ trợ thi công. -Thiết kế cung cấp điện, nước, hơi ép. -Các hướng dẫn quy trình công nghệ thi công. -Những thiết kế riêng đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. -Dự toán thi công. 10.2.1.3 Tài liệu gốc để thiết kế tổ chức thi công. -Hồ sơ thiết kế kỹ thuật. -Bình đồ khu vực thi công. -Mặt cắt địa chất. -Chế độ dòng chảy, chế độ thủy văn. -Thời tiết. -Tình hình vận chuyển, cung cấp nhân lực, vật liệu tại địa phương. -Tình hình chính trị, xã hội khu vực thi công. 10.2.2 Tổ chức công trường. 10.2.2.1 Nguyên tắc bố trí công trường. - Trên cơ sở địa hình và đặc điểm địa bàn thi công, công trường có thể bố trí ở hai bên bờ sông. Đối với cầu nhỏ và cầu trung, công trường thường bố trí ở một bên bờ sông. Vị trí công trường càng gần cầu càng tốt. Nhưng phải tiện đường vận chuyển. Khu đất chọn phải đủ diện tích để bố trí công trình phục vụ thi công, không bị ngập úng, tương đối bằng phẳng. Diện tích phải đền bù, di dân, phá dỡ cây công nghiệp là ít nhất. -Bố trí công trường phải đảm bảo tính liên tục trong hoạt động sản suất. -Các thiết bị chủ lực, chủ đạo phải bố trí gần nơi thi công để giảm tiêu hao năng l ượng không cần thiết. -Nhà cửa, công xưởng phải bố trí khoa học, tiện lợi, không chồng chéo. 10.2.2.2 Bố trí mặt bằng công trường. 1-Hệ thống kho. Kho dùng để bảo quản vật tư, hàng hóa, đảm bảo xuất-nhập thuận lợi, kịp thời, ít trung chuyển và phải được bảo vệ, chăm sóc kỹ lưỡng. -Kho chính: Chứa vật liệu có tính chất lâu dài. Được đặt ở đầu mối giao thông, tiện đường vân chuyển và không bị ngập nước. -Kho phụ: Được làm phân tán ở nhiều địa điểm, chứa vật liệu có tính chất tạm thời (thời gian lưu kho < 1tuần). Nên đăt gần nơi thi công. -Kho đặc biệt: Chứa hàng hóa đặc biệt như xăng, dầu, hóa chất, thuốc nổ… Những loại kho này được đặt ở nơi kín đáo, an toàn và phải có biển cảnh báo. 2-Hệ thống bãi. -Vị trí, kích thước của bãi phải đảm bảo: +Vận chuyển thuận lợi. Thoát nước tốt. +Đủ rộng để chứa hàng đến và bốc hàng đi. +Phù hợp với tiến độ thi công. -Có các loại bãi sau: +Bãi đúc cấu kiện. +Bãi tập kết cấu kiện đúc sẵn. +Bãi tập kết vật liệu như đá dăm, sỏi, cát, …
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu 3-Hệ thống trạm. Trạm trộn BTXM, BTN, trạm cung cấp nước, trạm cung cấp điện, ... 4-Hệ thống xưởng. -Phải đảm bảo đủ diện tích, thông thoáng, chắc chắn và tiện đường vận chuyển, tiện phục vụ thi công. -Có các loại xưởng: Xưởng mộc, xưởng gia công thép, xưởng cơ khí,.... Ví dụ : Xưởng mộc nên bố trí cạnh kho chứa gỗ. Xưởng gia công thép nên bố trí cạnh bãi đúc dầm… 5-Hệ thống nhà cửa, văn phòng. -Nhà ở cho công nhân. -Phòng họp, phòng nghiệp vụ, nhà ăn và các phòng chức năng. -Nhà y tế, … 10.3 KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG. 10.3.1 Các nguyên tắc. -Phân phối công việc theo mùa, theo thời tiết. -Đảm bảo thi công dây chuyền. -Có thể bố trí các công việc song song. -Phân công nhân lực hợp lý, tránh tăng-giảm đột ngột. 10.3.2 Các căn cứ. -Thời gian khống chế do hợp đồng quy định. -Căn cứ vào khối lượng công việc. -Căn cứ vào biện pháp thi công. -Căn cứ vào năng lực hiện có. -Căn cứ vào khả năng cung ứng vật tư. -Căn cứ vào chế độ dòng chảy, điều kiện thủy văn, thời tiết. -Căn cứ vào định mức lao động. -Tham khảo các công trình tương tự. 10.3.3 Cách lập biểu đồ tiến độ thi công theo sơ đồ ngang. Biểu đồ tiến độ thi công được lập dưới dạng bảng biểu theo mẫu sau: Số Hạng mục công việc Đơn Khối Chi phí Năm 2006 vị lượng lao động TT Tháng 11 Tháng 12 (công) 1 23 … 1 2… (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Chuẩn bị mặt bằng m2 1 500 50 25 25 Đào hố móng m3 2 100 45 20 25 m2 3 Gia công ván khuôn 46,3 45 35 10 Gia công cốt thép Tấn 4 11,2 35 10 25 Đổ bê tông móng m3 5 512 60 60
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu … … … 65 60 Biểu đồ sử dụng nhân lực 60 (8) 50 Giải thích: (1) - Số thứ tự (2) - Ghi nội dung hạng mục công việc (3) - Đơn vị tính, là (m2), là (m3) hay là (Tấn), tùy theo công việc đó là gì. (4) - Ghi khối lượng công việc cần làm. (5) - Ghi chi phí nhân công để hoàn thành công việc đó. (6), (7),…..- Ghi thời gian hoàn thành công việc đó. Biểu diễn bằng một nét v ạch đ ậm, bắt đầu từ lúc nào, kết thúc lúc nào. Phía trên vạch đậm biểu diễn đó ghi s ố công ph ải chi phí để hoàn thành công việc. Độ dài, ngắn của vạch thể hiện chi phí thời gian nhiều hay ít để hoàn thành công việc tương ứng. Thời gian tính thường là (Ngày ), đôi khi thời gian tính là (Tu ần) của tháng thi công trong năm. (8) - BIỂU ĐỒ NHÂN LỰC thể hiện sự tăng-giảm nhân lực theo thời gian thi công các hạng mục công việc được nêu. Được biểu diễn theo dạng sơ đồ cột. 10.3.4 Ý nghĩa của biểu tiến độ thi công. Người chỉ huy công trường nhìn vào đó, biết được: -Việc nào làm trước, việc nào làm sau, những việc nào có thể tiến hành song song. -Thời lượng hoàn thành công việc. Từ đó xác định được tổng thời gian thi công toàn công trình. -Dựa vào đó để điều phối nhân lực hợp lý. -Số công cần thiết để hoàn thành công trình. -Nắm được tiến độ thi công tại một thời điểm. Từ đó có chỉ đạo sát với thực tế hơn, đồng bộ hơn, hiệu quả hơn. 10.4 BIỂU SỬ DỤNG XE MÁY, THIẾT BỊ VÀ BIỂU SỬ DỤNG VẬT LIỆU Trên cơ sở Biểu tiến độ thi công lập các Biểu về sử dụng xe máy, thiết bị và Biểu sử dụng vật liệu chính ,theo mẫu sau: BIỂU VỀ SỬ DỤNG XE MÁY, THIẾT BỊ Số Danh mục Mã hiệu, công Đơ n Số lượng Năm suất máy vị TT Tháng 1 2 3 4 5 Máy ủi 1 110CV Cái 2 Thời gian cần có mặt Máy đào đất 2 200CV Cái 1 trên công trường … … … BIỂU SỬ DỤNG VẬT LIỆU CHÍNH
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu Số Danh mục Đơ n Số lượng Quy cách Năm Vật liệu vị TT Tháng 1 2 3 4 5 φ20 Tấn 1 Thép tròn 22 2 3 7 10 Tấn 2 Xi măng PCB30 40 5 15 20 Khối lượng vật liệu sử … … … dụng trong từng tháng 10.5 NỘI DUNG CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ HƠI ÉP 10.5.1 Cung cấp điện. Cung c ấp điện ngoài công trường có hai nguồn: Sử dụng điện lưới quốc gia, thông qua trạm biến áp hoặc sử dụng máy phát điện. -Tổng công suất yêu cầu tiêu thụ: k .p P = m.∑ i i + ∑ N i ( KVA) (6-1) Cosϕ i -Công suất máy phát điện: P N= ( KVA) (6-2) α -Công suất trạm biến áp: P P= ( KVA) (6-3) α .Cosϕ Trong các công thức trên: m - Hệ số hao tổn điện năng, m = 1,1 pi - Công suất biểu kiến ghi trên thiết bị thứ i ki - Hệ số sử dụng của thiết bị thứ i Cosϕi - Hệ số công suất ghi trên thiết bị thứ i ΣNi – Tổng công suất của các thiết bị chiếu sáng và sinh hoạt. α - Hệ số hiệu dụng của máy , α = 0,85 ÷ 0,9 Cosϕ - Hệ số công suất của máy biến áp, Cosϕ = 0,75. 10.5.2 Cung cấp nước. Nước dùng cho sinh hoạt và nước dùng để sản xuất. Tham khảo các số liệu sau: -Nước sinh hoạt cho một người: +Nước ăn: 20lít/ngày +Nước tắm giặt: 200lít/ngày -Nước dùng để sản xuất: +Rửa cốt liệu: 1500lít/1m3 +Trộn vữa bê tông: 400lít/1m3 +Bảo dưỡng bê tông: 300lít/1m3.ngày đêm. Tại giờ cao điểm tính ra lưu lượng cần cung cấp Q (lít/s) và chọn máy bơm với công suất là: Q.H N= ( KW ) (6-4) 50
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu Đường kính ống cấp nước: Q D= ( m) (6-5) 3,6π Trong đó: H-Chiều cao đẩy của máy bơm (m) H = h +9(m) h- Chênh cao từ vị trí đặt máy bơm đến đường cấp nước. 10.5.3 Cung cấp hơi ép. Công suất máy nén khí được chọn theo công thức: Q = k1 .∑ k 2 .Qi (m3/phút) (6-6) k1- Hệ số mất mát, lấy bằng 1,4 k2 – Hệ số sử dụng, dao động từ 0,5 ÷ 0,9 Qi – Yêu cầu tiêu thụ khí nén của thiết bị, máy móc thứ i khi đồng thời làm việc với các thiết bị, áy móc khác (m3/phút) Loại máy Q(m3/phút) TT Búa tán đinh, áp lực 8kG/cm2 1 1,0 Cối giữ đinh 2 0,3 3 Máy khoan thép 1,3 Cờ lê gió 4 1,2 5 Búa phá bê tông 1,4 6 Khoan bê tông 2,2 10.6 NỘI DUNG SỔ NHẬT KÝ THI CÔNG VÀ HỒ SƠ HOÀN CÔNG. 10.6.1 Nội dung sổ Nhật ký thi công. Nhật ký thi công chỉ theo dõi những thời điểm cần thiết, thi công những hạng mục ẩn dấu, những công đoạn quan trọng và những xử lý kỹ thuật phức tạp. Mẫu của Nhật ký thi công thường có dạng sau: (1 (2 (3 (4 (5 (6 (7 (8 (9 (10 ) ) ) ) ) ) ) ) ) ) Nội dung ghi trong các cột: (1)-Ngày, tháng, năm. (2)-Nội dung công việc-Hạng mục (3)-Điều kiện thi công. (4)-Khối lượng công tác. (5)-Bộ phận thi công. (6)-Cán bộ kỹ thuật phụ trách. (7)-Tóm tắt vấn đề kỹ thuật cần xử lý. (8)-Ý kiến của đơn vị thi công. (9)-Ý kiến của giám sát công trường. (10)-Ý kiến của thường trực thiết kế.
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu -Nội dung ghi trong Nhật ký thi công phải đầy đủ, rõ ràng, có chữ ký và đóng dấu của bên quản lý. -Các hạng mục đặc biệt về công nghệ thi công như : đóng cọc, thi công cọc khoan nhồi, bê tông cốt thép dự ứng lực, bê tông cường độ cao, căng cốt thép c ường đ ộ cao, móng gi ếng chìm hơi ép, …có Nhật ký riêng theo dõi quá trình này. -Trong quá trình thi công, mọi công đoạn chuyển tiếp từ vật liệu này sang vật liệu khác đều phải tổ choc nghiệm thu xong mới được tiến hành thi công tiếp. Công tác nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu cơ sở tiến hành. Đây cũng là cơ sở để thanh toán theo giai đoạn. -Những phát sinh ngoài dự kiến do thiết kế chưa đề cập tới, do thay đ ổi biện pháp thi công, do thiên tai hỏa hoạn gây ra …đều phải có biên bản xác nhận giữa các bên liên quan ngay tại thời điểm thi công khối lượng đó. 10.6.2 Hồ sơ hoàn công. Trong thời gian chờ đợi bàn giao, đơn vị thi công phải hoàn tất Hồ sơ hoàn công. Hồ sơ hoàn công gồm có: -Bản vẽ kết cấu công trình theo hiện trạng đã được thi công. -Bản vẽ bố trí chung toàn cầu theo thực tế thi công. -Bản vẽ mặt bằng khu vực cầu tại thời điểm bàn giao. -Các văn bản kiến nghị, sửa đổi. -Các thiết kế sửa đổi. -Kết quả thí nghiệm vật liệu, kết quả mẫu thử cường độ bê tông. -Nhật ký theo dõi các quá trình công nghệ đặc biệt. -Nhật ký thi công. Hồ sơ hoàn công được làm thành nhiều bản theo số lượng mà Chủ đầu tư yêu cầu. Song song với công việc hoàn thiện Hồ sơ hoàn công, đơn vị thi công phải thu dọn mặt bằng, thanh thải dòng chảy để cùng với việc bàn giao công trình đưa vào sử dụng, đồng thời bàn giao mặt bằng và hồ sơ quản lý. 10.7 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CẦU Trong đồ án TK.TCTC phải có nội dung về những biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công những hạng mục cụ thể. Một số quy tắc chung mà công trường nào cũng phải thực hiện: 1. Nơi làm việc phải đủ rộng, đủ ánh sáng, dụng cụ cầm tay phải có bao đựng. Mọi công nhân đều phải mang đồ bảo hộ như quần áo, mũ cứng, khẩu trang, … 2. Làm việc từ độ cao 1,5m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu không có lan can thì công nhân phải đeo dây bảo hiểm và phải có biện pháp che chắn. 3. Máy móc thiết bị chỉ làm việc đúng chức năng của nó. Các máy truyền động phải có lưới thép bảo vệ. 4. Phải kiểm tra các kết cấu phụ trợ như đà giáo, cầu công tác, chống vách hố móng,… trước khi làm việc. 5. Đi lại giữa các vị trí ở độ cao ≥ 1,5m phải có cầu công tác. Cầu công tác r ộng ít nh ất 0,6m, lan can tay vịn cao 0,9m và có thể chịu được lực va xô cục bộ 75kG. Ván lát phải đ ủ bền vững và được ghim chắc chắn. 6. Khi làm việc dưới hang sâu, thùng kín phải cử ít nhất 3 người tham gia. Hai người trực ở ngoài đề phòng bất trắc, người trực tiếp làm việc phải được phòng hộ chu đáo.
- Trường Cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật – Khoa Công nghiệp – Bộ môn Cơ khí – Thi công cầu 7. Ngoài ra, các vấn đề an toàn khác như: sử dụng vật liệu dễ cháy nổ, khí nén, sử dụng điện, nước, …phải được tuân thủ nghiêm chỉnh theo các điều khoản quy định. Người mới đ ến phải được học hỏi, hướng dẫn về các biện pháp an toàn. Đạt yêu cầu mới cho ra hiện trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY
11 p | 572 | 247
-
Cơ sở thiết kế máy - Phần 1 Những vấn đề cơ bản trong thiết kế máy và chi tiết máy - Chương 1
12 p | 758 | 240
-
Baì giảng về Dung sai lắp ghép - PGS.TS.Nguyễn Văn Yến
0 p | 434 | 175
-
Những vấn đề cơ bản về layout
7 p | 281 | 85
-
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT KẾ KHÍ CỤ ĐIỆN
12 p | 224 | 80
-
Cơ sở thiết kế máy - Phần 1 Những vấn đề cơ bản trong thiết kế máy và chi tiết máy - Chương 2
5 p | 208 | 48
-
Cơ sở thiết kế máy - Phần 1 Những vấn đề cơ bản trong thiết kế máy và chi tiết máy - Chương 3
3 p | 178 | 41
-
Đề cương chi tiết học phần: Chi tiết máy
12 p | 286 | 31
-
Vài điều căn bản trong kĩ thuật vi sử lý
11 p | 95 | 19
-
Đề cương môn học Đo lường và cảm biến - ThS. Trần Văn Lợi
8 p | 159 | 17
-
Bài giảng học phần Chi tiết máy: Những vấn đề cơ bản về thiết kế chi tiết máy - TS. Phạm Minh Hải
9 p | 107 | 10
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng: Chương 3
20 p | 69 | 9
-
Một số yêu cầu kỹ thuật trong giám sát chất lượng thi công đập đất - TS. Lê Xuân Roanh
7 p | 77 | 7
-
Những vấn đề đặt ra đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay
9 p | 75 | 7
-
Bài giảng Kỹ thuật nâng & vận chuyển - Chương 11: Máy vận chuyển liên tục - những vấn đề chung
6 p | 33 | 4
-
Bài giảng Chi tiết máy: Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về thiết kế máy
15 p | 11 | 4
-
Nghiên cứu cơ bản về thủy âm và mô phỏng đánh giá các tham số chính
17 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn