intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề còn vướng mắc khi lập báo cáo tài chính trong đơn vị HCSN

Chia sẻ: Minhhuy Minhhuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

432
lượt xem
195
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 19/2006/QĐ -BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính là sự hệ thống hoá một cách toàn diện các văn bản đã ban hành rải rác sau quyết định QĐ số 999-TC/QĐ/CĐKT, giúp cho các đơn vị HCSN dễ dàng vận dụng vào thực tế công tác kế toán, khắc phục được những tồn tại, vướng mắc mà các văn bản trước đây chưa giải quyết được. Bài viết dưới đây chủ yếu nêu lên một số vấn đề còn vướng mắc khi lập báo cáo tài......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề còn vướng mắc khi lập báo cáo tài chính trong đơn vị HCSN

  1. Thứ nhất: Trước đây theo quyết định 999/TC/QĐ/CĐKT và thông tư 03/2004/TT-BTC hướng dẫn hạch toán khoản chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước được hạch toán vào tài khoản 421 "Chênh lệch thu, chi chưa xử lý" và khi lập báo cáo tài chính thì các khoản thu, chi từ hoạt động này được trình bày trong Báo cáo B04-H "Báo cáo kết quả hoạt động có thu". Trong báo cáo này phần chênh lệch thu, chi thể hiện rất rõ: đơn vị sự nghiệp được sử dụng và phân phối vào các quỹ, nộp cấp trên ... theo đúng quy định của chế độ quản lý trong đơn vị HCSN. Như vậy, việc trình bày khoản chênh lệch này vào báo cáo B04-H là phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay theo hướng dẫn của Quyết định 19/2006/QĐ-BTC thì khoản chênh lệch thu, chi này không trình bày trong báo cáo B03-H "Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD" mà được trình bày trong báo cáo B02-H "Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng" (tr 435, 436 -Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp); khoản chênh lệch thu, chi (số được cấp theo giá thanh toán của đơn đặt hàng và số thực chi đề nghị quyết toán) được chuyển sang kỳ sau tiếp tục sử dụng tương tự như kinh phí hoạt động, kinh phí dự án. Nếu so với phần hướng dẫn hạch toán thì khoản chênh lệch này được hạch toán vào tài khoản 421 "Chênh lệch thu, chi chưa xử lý" và được phân phối vào quỹ, bổ sung nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của chế độ quản lý tài chính HCSN (Tr 275 - Chế độ kế toán HCSN). Theo tôi, đây là sự khập khiển giữa hướng dẫn hạch toán và hướng dẫn lập báo cáo tài chính. Để khắc phục điều đó, phần chênh lệch này nên được trình bày trong báo cáo B03-H là hợp lý. Thứ hai: Trong báo cáo B02-H, khi lập các chỉ tiêu lũy kế theo đúng hướng dẫn của chế độ kế toán thì việc ghi chép số liệu giữa quý sau với quý trước có sự trùng lắp, số liệu phản ảnh không đúng thực tế số kinh phí cấp phát, sử dụng. Cụ thể, giả sử số kinh phí hoạt động thường xuyên sử dụng quý I không hết chuyển sang quý II (20) khác với số kinh phí năm trước sử dụng không hết chuyển sang năm nay (10); kinh phí thực nhận mỗi quý là 100; kinh phí sử dụng đề nghị quyết toán quý I là 90, quý II là 80. Căn cứ số liệu trên, lập báo cáo quý II theo 2 cách thể hiện trên bảng sau: Quý II Quý II Quý TT Chỉ tiêu Mã số Quý I Cách 1 Cách 2 .... 1 Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang 01 10 20 20 2 Kinh phí thực nhận kỳ này 02 100 100 100 3 Luỹ kế từ đầu năm 03 100 200 200 4 Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này (04= 01 + 02) 04 110 120 120 5 Luỹ kế từ đầu năm 05 110 230 210 6 Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này 06 90 80 80 7 Luỹ kế từ đầu năm 07 90 170 170 8 Kinh phí giảm kỳ này 08 - - -
  2. 9 Luỹ kế từ đầu năm 09 - - - 10 Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau (10=04-06-08) 10 20 40 40 Theo cách lập của chế độ kế toán hướng dẫn, số lũy kế từ đầu năm của số kinh phí được sử dụng kỳ này (Mã số 05) bằng 230 là không chính xác vì năm trước chuyển sang chỉ có 10, nhận trong 2 quý là 200; như vậy số lũy kế kinh phí được sử dụng từ đầu năm phải là 210 (cách 2) chứ không phải 230. Nếu lấy số lũy kế kinh phí được sử dụng từ đầu năm trừ đi số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán lũy kế từ đầu năm (cách 1) thì số kinh phí chuyển sang kỳ sau là 60 chứ không phải 40. Theo tôi, số lũy kế từ đầu năm của số kinh phí được sử dụng kỳ này (Mã số 05) được lập bằng cách lấy số liệu có mã số 05 kỳ trước cộng (+) số liệu có mã số 02 của báo cáo này kỳ này mới chính xác (110 + 100 = 210) (cách 2) thay vì lấy số liệu có mã số 04 kỳ này cộng (+) số liệu có mã số 05 kỳ trước như trong hướng dẫn của chế độ kế toán. Tương tự như vậy áp dụng cho tất cả các loại kinh phí (kinh phí hoạt động không thường xuyên, kinh phí dự án, ....) để tính số liệu dòng lũy kế từ đầu năm của số kinh phí được sử dụng kỳ này. Thứ ba: Theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC quy định tài khoản 336 chỉ được sử dụng để phản ảnh khoản tạm ứng ở Kho bạc trong trường hợp đơn vị sử dụng Ngân sách chưa được giao dự toán chi ngân sách. Trong trường hợp đơn vị sử dụng Ngân sách đã được giao dự toán chi Ngân sách, khi rút dự toán để chi nhưng chưa đủ điều kiện thanh toán vẫn phải tạm ứng nhưng không hạch toán vào tài khoản 336 mà hạch toán vào tài khoản 461, 462, ... đồng thời kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng Loại, Khoản, Nhóm mục, Mục, Tiểu mục và khi thực hiện công việc xong kế toán tập hợp đầy đủ chứng từ làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước. Do đó, kế toán phải mở sổ theo dõi một cách chi tiết các tài khoản nguồn 461, 462, ...(tạm ứng, thực chi, Loại, Khoản, Nhóm mục, Mục, Tiểu mục). Công việc này làm cho khối lượng ghi chép nhiều, nếu thực hiện trên máy rất khó bóc tách các khoản thực chi, tạm ứng. Như vậy, khi lập báo cáo F02-3bH "Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước" kế toán phải nhặt số liệu trên cả TK 461, 462, ...(chi tiết phần tạm ứng) và số liệu trên TK 336. Theo tôi, nên sử dụng TK 336 như trong hướng dẫn hạch toán của thông tư 03/2004/TT-BTC thì việc nhặt số liệu để lập báo cáo F02-3bH sẽ thuận lợi hơn. Thứ tư: Việc kế toán các khoản chi trong đơn vị HCSN được phản ảnh vào tài khoản 661, 662, ...và chi tiết theo từng Loại, Khoản, Nhóm mục, Mục, Tiểu mục. Đối với các khoản chi nhưng chưa có nguồn cũng được hạch toán vào TK 661, 662, ... và cũng được chi tiết từng Loại, Khoản, Nhóm mục, Mục, Tiểu mục trong đó phải chi tiết là khoản chi nhưng chưa có nguồn để khi nhặt số liệu ghi vào chỉ tiêu "Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán" kế toán có thể bóc tách được những khoản chi đã có nguồn và những khoản chi chưa có nguồn. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức và khi nhặt số liệu để ghi vào báo cáo tài chính sẽ khá phức tạp, dễ nhầm lẫn. Theo tôi, nên chăng có một TK trung gian nào đó được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi chưa có nguồn hay chưa được thanh toán; khi khoản chi đó đã có nguồn hay được thanh toán lúc đó mới được chuyển số liệu hạch toán vào TK 661, 662, ...và chi tiết theo từng nội dung chi phí. Như vậy việc nhặt số liệu để lập báo cáo tài chính sẽ thuận lợi hơn. Trên đây là một số điểm còn vướng mắc, gây khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các báo cáo tài chính trong cùng một đơn vị. Xin được trao đổi cùng đồng nghiệp và những bạn có quan tâm đến vấn đề lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp. TXV (Khoa Kế toán)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2