Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
NHỮNG YÊU CẦU CẦN TRIỂN KHAI<br />
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN<br />
Mai Thanh Truyền*, Nguyễn Phương Liên*, Trương Thị Kim Dung*, Phan Nguyễn Thanh Vân*,<br />
Nguyễn Thu Hồng*, Phù Chí Dũng*<br />
“Quản lý chất lượng bệnh viện là thiết lập<br />
một hệ thống đo lường và quản lý công tác chăm<br />
sóc, điều trị bệnh nhân theo một cách thức mà có<br />
thể cung cấp một chế độ chăm sóc, điều trị tối ưu<br />
cho người bệnh”(1) .<br />
Ngày nay, chất lượng bệnh viện nhận được<br />
quan tâm rất lớn từ các cấp từ Trung ương đến<br />
địa phương, qua các văn bản pháp quy như:<br />
Luật, Nghị Định, Thông tư, Quy chế… cụ thể Bộ<br />
Y tế ban hành Thông tư 19/2013/TT-BYT “Hướng<br />
dẫn thực hiện quản lý chất dịch vụ khám bệnh,<br />
chữa bệnh tại bệnh viện”, Thông tư 01/2013/TTBYT “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng<br />
xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”; bộ<br />
Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng bệnh viện, một<br />
văn bản pháp quy đề cập cụ thể về vấn đề quản<br />
lý chất lượng bệnh viện… Bên canh đó, Sở Y tế<br />
Tp. Hồ Chí Minh đã có những công văn, những<br />
khuyến cáo về quản lý chất lượng bệnh viện…<br />
Điều này cho thấy vấn đề quản lý chất lượng<br />
bệnh viện không còn xa vời nữa, mà chính là<br />
một phần của quản lý bệnh viện, một phần<br />
nhiệm vụ của bệnh viện.<br />
Có thể nói, bệnh viện Truyền máu Huyết học<br />
(BV. TMHH) từ khi còn là Trung tâm Truyền<br />
máu (ngân hàng máu, chưa thực hiện điều trị<br />
cho người bệnh) thì từ “chất lượng” đã được biết<br />
và quan tâm, các công tác kiểm tra chất lượng<br />
(quality control), đảm bảo chất lượng (quality<br />
assurance), quản lý chất lượng (quality<br />
management) về máu, chúng tôi đã tiếp cận các<br />
tiêu chuẩn, hướng dẫn chất lượng của Châu Âu<br />
(European Directorate for the Quality of<br />
Medicines & HealthCare – EDQM), Hiệp hội các<br />
Ngân hàng máu Hoa Kỳ (American Association<br />
of Blood Banks - AABB)… PGS. Trần Văn Bé,<br />
<br />
PGS. TS. Nguyễn Tấn Bỉnh – nguyên Giám<br />
đốc bệnh viện đã biên soạn tài liệu về chất<br />
lượng như: Tiêu chuẩn & kiểm tra chất<br />
lượng trong truyền máu huyết học (NXB Y<br />
học, 1999); chương Quản lý chất lượng trong<br />
sách Huyết học lâm sàng (NXB Y học)…<br />
Cho nên khái niệm chất lượng không xa<br />
lạ với bệnh viện. Từ khi bệnh viện được giao<br />
thêm nhiệm vụ điều trị cho người bệnh và<br />
trở thành bệnh viện đầu ngành về huyết học,<br />
(sứ mạng là bệnh viện điều trị các bệnh lý huyết<br />
học chuyên sâu cho khu vực phía Nam; phòng<br />
xét nghiệm tham chiếu về huyết học của khu<br />
vực; Ngân hàng cung cấp máu cho toàn bộ các<br />
bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng tế<br />
bào gốc), từ “chất lượng” luôn gắn với mọi hoạt<br />
động và qua các thời kỳ Ban Giám đốc khác<br />
nhau luôn duy trì khái niệm này. Do đó, bên<br />
cạnh các vấn đề chuyên môn, bệnh viện rất quan<br />
tâm đến vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng,<br />
nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ và<br />
chăm sóc người bệnh gắn với mục tiêu chung<br />
của ngành là “lấy người bệnh làm trung tâm”.<br />
Bệnh viện đã thiết lập được đã tiến hành xây<br />
dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO<br />
9001:2008 áp dụng cho toàn bệnh viện, dự kiến<br />
cập nhật phiên bản ISO 9001:2015 tromg năm<br />
2016; đang xây dựng hệ thống quản lý chất<br />
lượng xét nghiệm theo ISO 15189:2012; đã trình<br />
dự án nâng cấp Ngân hàng máu theo tiêu chuẩn<br />
GMP (Good Manufacturing Practices) Châu Âu;<br />
tiêu chuẩn EuroCord, NetCord cho Ngân hàng<br />
tế bào gốc. Đấy chính là những bước đệm để<br />
bệnh viện tiếp tục chinh phục những nấc thang<br />
cao hơn trong quản lý chất lượng bệnh viện như<br />
<br />
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP HCM<br />
Tác giả liên lạc: CN. Mai Thanh Truyền, ĐT: 0918 923 636, Email: maithanhtruyen@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
67<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
bộ tiêu chuẩn JCI- Joint Commission<br />
International (tổ chức phi lợi nhuận, thành viên<br />
của The Joint Commission (TJC), Cơ quan thẩm<br />
định chất lượng y tế Hoa Kỳ), HAS (Tổ chức<br />
Giám định Chất lượng Y tế, Pháp)…<br />
Chúng tôi xin tổng hợp các nguồn tư liệu của<br />
các tác giả trong và ngoài nước trong chuyên đề<br />
“Những yêu cầu cần triển khai trong hoạt động<br />
quản lý chất lượng bệnh viện”, nhằm làm nổi bật<br />
vai trò quan trong của quản lý chất lượng tại<br />
bệnh viện hiện nay.<br />
<br />
TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG<br />
BỆNH VIỆN<br />
Tình hình thế giới(1)<br />
Trong bài báo cáo “Yêu cầu và định hướng<br />
công tác quản lý chất lượng bệnh viện ở Việt<br />
Nam” của PGS. TS. Lương Ngọc Khuê – Cục<br />
trưởng Cục Khám Chữa Bệnh thì: Viện Y khoa<br />
Hoa Kỳ (2001), chất lượng dịch vụ BV phải:<br />
- An toàn (Safe).<br />
- Hiệu quả (Effective).<br />
- Người bệnh là trung tâm (PatientCentered).<br />
- Đúng lúc (Timely).<br />
- Hiệu suất cao (Efficient).<br />
- Công bằng (Equitable).<br />
Tuy nhiên, chỉ nhìn vào một khía cạnh là sai<br />
xót y tế, hiện đang là mối quan tâm của toàn thế<br />
giới:<br />
- Theo các nhà nghiên cứu y học Mỹ, lĩnh<br />
vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất đối<br />
với khách hàng. Các chuyên gia y tế Mỹ nhận<br />
định “Chăm sóc y tế tại Mỹ không an toàn như<br />
người dân mong đợi và như hệ thống y tế có thể,<br />
ít nhất 44000 - 98000 người tử vong trong các<br />
bệnh viện của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa.<br />
Số người chết vì sự cố y khoa trong các bệnh<br />
viện của Mỹ, cao hơn tử vong do tai nạn giao<br />
thông, Ung thư vú, tử vong do HIV/AIDS là ba<br />
vấn đề sức khỏe mà người dân Mỹ quan tâm<br />
hiện nay10,8,9. Tiếp theo nghiên cứu của Viện Y<br />
<br />
68<br />
<br />
học Mỹ (Institute of Medicine) các nước như Úc,<br />
Anh, Canada,..<br />
- Sự cố y khoa do phẫu thuật: WHO ước tính<br />
hàng năm có khoảng 230 triệu phẫu thuật. Các<br />
nghiên cứu ghi nhận tử vong trực tiếp liên quan<br />
tới phẫu thuật từ 0,4-0,8% và biến chứng do<br />
phẫu thuật từ 3-16%. Theo Viện nghiên cứu Y<br />
học Mỹ và Úc gần 50% các sự cố y khoa không<br />
mong muốn liên quan đến người bệnh có phẫu<br />
thuật.<br />
- Sự cố y khoa liên quan tới nhiễm khuẩn<br />
bệnh viện: WHO công bố NKBV từ 5-15% người<br />
bệnh nội trú và tỷ lệ NKBV tại các khoa điều trị<br />
tích cực từ 9-37%; Tỷ lệ NKBV chung tại Mỹ<br />
chiếm 4,5%. Năm 2002, theo ước tính của CDC<br />
tại Mỹ có 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong<br />
đó 417,946 người bệnh NKBV tại các khoa hồi<br />
sức tích cực (24,6%).<br />
Bảng 1. Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển<br />
Nghiên cứu<br />
Mỹ (Harvard Medical<br />
Practice Study )<br />
Mỹ (Utah-Colorado Study)<br />
Mỹ (Utah-Colorado Study)<br />
Úc ( Quality in Australia<br />
Health Case Study)<br />
Úc ( Quaility in Australia<br />
Health Case Study)<br />
Anh<br />
Đan Mạch<br />
<br />
Năm Số NB NC<br />
1989<br />
<br />
30.195<br />
<br />
Số<br />
sự cố<br />
1133<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
1992<br />
1992<br />
1992<br />
<br />
14.565<br />
14.565<br />
14,179<br />
<br />
475<br />
787<br />
2353<br />
<br />
3,2<br />
5,4<br />
16,6<br />
<br />
1992<br />
<br />
14,179<br />
<br />
1499<br />
<br />
10,6<br />
<br />
2000<br />
1998<br />
<br />
1014<br />
1097<br />
<br />
119<br />
176<br />
<br />
11,7<br />
9,0<br />
<br />
3,8<br />
<br />
Chất lượng dịch vụ bệnh viện ở Việt Nam<br />
Chưa có báo cáo chính thức sai sót chuyên<br />
môn, nhưng không đồng nghĩa là không có. Sai<br />
sót chỉ được phản ảnh qua báo đài, qua bức xúc<br />
của người bệnh/thân nhân người bệnh…<br />
<br />
Nguyên nhân(10)<br />
- Đặc điểm, môi trường bệnh viện.<br />
+ Quá tải.<br />
+ Đa dạng.<br />
+ Biến thiên, không đồng nhất.<br />
+ Tốc độ nhanh.<br />
+ Áp lực cao (áp lực môi trường vật lý, môi<br />
trường công việc…).<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
+ Tốc độ thay thế nhân viên do nghỉ việc.<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
+ Lương thấp.<br />
<br />
NHỮNG YÊU CẦN TRIỂN KHAI TRONG<br />
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH<br />
VIỆN<br />
<br />
- Nguồn lực: rất thiếu.<br />
<br />
Mục tiêu(1,15)<br />
<br />
+ Chịu chi phối bởi nhiều luật.<br />
<br />
+ Cơ sở hạ tầng.<br />
<br />
- Tốt hơn (Better)<br />
<br />
+ Thiếu nhân lực.<br />
<br />
- Nhanh hơn (Faster)<br />
<br />
+ Tài chính.<br />
<br />
- An toàn hơn (Safer)<br />
<br />
- Kết quả đầu ra.<br />
<br />
- Rẻ hơn (Cheaper)<br />
<br />
+ Vẫn còn bệnh thành tích: tử vong nặng<br />
xin về, chuyển viện bệnh giai đoạn cuối.<br />
+ Tai biến – sai sót: chưa báo cáo và phân tích<br />
đầy đủ.<br />
+ Chi phí – hiệu quả (xu hướng lạm dụng<br />
thuốc, cận lâm sàng và khó kiểm soát).<br />
Hậu quả: Với những đặc điểm trên, nếu nhà<br />
quản lý bệnh viện không chú trọng triển khai các<br />
hoạt động quản lý chất lượng hiệu quả thì bệnh<br />
viện sẽ(10):<br />
- Dễ thất bại trong thực hiện các dịch vụ<br />
chăm sóc người bệnh.<br />
- Dễ gây lãng phí.<br />
- Dễ gây sai sót, tai biến.<br />
- Và những sai lầm có thể diễn ra:<br />
+ Chưa thật sự xem người bệnh là khách<br />
hàng, cho nên chưa lấy họ làm “trung tâm”.<br />
+ Thời gian chờ quá lâu, người bệnh phải lặp<br />
lại trả lời nhiều câu hỏi giống nhau.<br />
+ Thiếu thông tin hướng dẫn về các quy<br />
trình; không giải thích thời gian chờ cho người<br />
bệnh.<br />
+ Không phục vụ các nhu cầu khác của<br />
người bệnh và thân nhân người bệnh.<br />
+ Không có biện pháp giải quyết các than<br />
phiền của người bệnh.<br />
+ Thiếu những hoạt động chăm lo nhân viên.<br />
<br />
- Hài lòng hơn (more Satisfied)<br />
Định hướng phương pháp triển khai quản lý<br />
chất lượng bệnh viện:<br />
Bệnh viện phải xác định(5):<br />
“PHẦN CỨNG” của bệnh viện bao gồm: Tài<br />
sản, Trang thiết bị, Nguyên vật liệu, Tiền bạc…<br />
là phần vật chất cần thiết của bất kỳ tổ chức nàongười ta còn gọi nó là phần ”Lượng” của bệnh<br />
viện.<br />
PHẦN MỀM” bao gồm: Các thông tin, các<br />
phương pháp công nghệ, phương pháp quản lý<br />
điều hành, các chủ trương chính sách, cơ chế<br />
kiểm tra, kiểm soát … Đây là phần “Chất ” quan<br />
trọng, có tính chất quyết định khả năng quản lý<br />
một bệnh viện.<br />
“PHẦN CON NGƯỜI” (Nguồn nhân lực)<br />
bao gồm: mọi người trong bệnh viện (nhà lãnh<br />
đạo, nhà quản lý và các nhân viên…) là nguồn<br />
lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực<br />
của bệnh viện.<br />
Xác định chính xác mô hình quản lý chất<br />
lượng bệnh viện: Chọn mô hình quản lý chất<br />
lượng bệnh viện phù hợp với thực tiễn đơn vị,<br />
về(5,14,13):<br />
Phương tiện tổ chức<br />
Nguồn lực cam kết<br />
Phân định trách nhiệm<br />
* Để đảm bảo:<br />
Chất lượng và sự an toàn cho các sản phẩm<br />
và dịch vụ<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
69<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Gia tăng không ngừng sự hài lòng của<br />
"khách hàng" (nội bộ lẫn bên ngoài) thông qua<br />
cải tiến liên tục.<br />
Áp dụng toàn bệnh viện: quản lý chất lượng<br />
đồng bộ và cải tiến chất lượng liên tục<br />
(TQM/CQI), hoặc theo tiêu chuẩn ISO 9001…<br />
hướng đến các chuẩn thiết yếu của JCI, HAS<br />
<br />
Phấn đấu đạt các chứng nhận đối với những<br />
lĩnh vực có tiêu chuẩn chất lượng chuyên ngành:<br />
Xét nghiệm ISO 15189<br />
Các tiêu chuẩn nhà thuốc bệnh viện.<br />
Tiêu chuẩn GMP cho Ngân hàng máu.<br />
Tiêu chuẩn ngành (tiêu chuẩn của Bộ Y tế)…<br />
<br />
Hình 1. Sự thay đổi về quy trình chất lượng theo thời gian<br />
Phát triển chuyên môn – kỹ thuật: Trên cơ sở<br />
mô hình bệnh tật và tử vong của bệnh viện<br />
Bảng 2. Một số mô hình quản lý chất lượng đang được áp dụng(14)<br />
<br />
70<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
Những yêu cầu cần thiết trong hoạt động<br />
quản lý chất lượng bệnh viện:(10)<br />
Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực:<br />
Phát triển nguồn nhân lực.<br />
Tuyển chọn, đào tạo.<br />
Bệnh viện phải xây dựng đề án nhân sự phù<br />
hợp với thực tế bệnh viện và phải có kế hoạch<br />
chủ động bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng nhu<br />
cầu khám chữa bệnh.<br />
Hoạt động tuyển chọn, đào tạo sau tuyển<br />
chọn: đáp ứng yêu cầu phát triển của bệnh viện<br />
Tổ chức chương trình, đào tạo học hỏi liên<br />
tục: nâng cao chất lượng phục vụ, hài lòng khách<br />
hàng…<br />
Đánh giá, kiểm tra tay nghề về chuyên môn<br />
và quản lý.<br />
Bố trí công việc hợp lý, xây dựng các mô tả<br />
công việc chi tiết cho từng đối tượng. Ví dụ: thiết<br />
kế công nghệ giao tiếp cho quá trình khám<br />
bệnh…<br />
Giữ chân nhân viên:<br />
Chế độ lương, thưởng.<br />
Môi trường làm việc.<br />
Môi trường học tập.<br />
Môi trường nghiên cứu.<br />
Môi trường giảng dạy.<br />
Mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên,<br />
giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên y tế<br />
và người bệnh/thân nhân người bệnh…<br />
Động viên – Khen thưởng.<br />
Ghi nhận kịp thời.<br />
Khen thưởng đột xuất.<br />
Phát triển cơ sở hạ tầng.<br />
Đầu tư các trang thiết bị.<br />
Xây dựng quy trình – phác đồ chuẩn.<br />
Cập nhật và chuẩn hóa các quy trình.<br />
Phác đồ điều trị thống nhất trên y học chứng<br />
cứ.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
Quy trình kỹ thuật điều dưỡng/an toàn<br />
người bệnh.<br />
Phổ biến/huấn luyện; Triển khai thực hiện;<br />
Giám sát thực hiện.<br />
Ứng dụng y học chứng cớ vào bệnh viện.<br />
Nội dung chăm sóc phải trên cơ sở y học<br />
chứng cớ, triển khai ứng dụng vào thực tế đảm<br />
bảo:<br />
Chứng cớ khoa học tốt nhất.<br />
Kinh nghiệm lâm sàng.<br />
Sự lựa chọn của người bệnh.<br />
Vận dụng nguyên lý quản lý nguy cơ vào<br />
quản lý an toàn người bệnh<br />
Thực hiện đúng theo các khuyến cáo của<br />
ngành. Ví dự các khuyến cáo của Sở Y tế Tp. Hồ<br />
Chí Minh như: An toàn người bệnh; Phác đồ<br />
điều trị; Đảm bảo chất lượng xét nghiệm…<br />
Xây dựng môi trường bệnh viện an toàn và<br />
thân thiện.<br />
An toàn người bệnh: 1 trong những ưu tiên<br />
hàng đầu trong chương trình QLCL BV, lồng<br />
ghép trong mọi hoạt động chuyên môn.<br />
Đưa nội dung an toàn vào phác đồ của BS,<br />
quy trình kỹ thuật của ĐD.<br />
Huấn luyện các chuyên đề ưu tiên về ATNB:<br />
an toàn sử dụng thuốc, an toàn phẫu thuật.<br />
Tổ chức học từ sai sót (bản tin an toàn NB),<br />
TWI (Training Within Industry, tạm dịch là Đào<br />
tạo Trong Công nghiệp).<br />
Triển khai chương trình chăm sóc toàn diện:<br />
Bệnh viện liên kết với nhau qua các hợp<br />
đồng pháp lý.<br />
Các đơn vi khoa/phòng có thể liên kết với các<br />
đơn vị khác chăm sóc dinh dưỡng, vật lý trị liệu,<br />
tâm lý cho người bệnh…<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).<br />
CNTT là công cụ để giảm thời gian chờ,<br />
chống nhầm lẫn, tránh hỏi NB lặp đi lặp lại<br />
nhiều lần…<br />
<br />
71<br />
<br />