intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ni trưởng Thích Đàm Nhuận một bậc chân tu kết hợp giữa đạo và đời

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ni trưởng Thích Đàm Nhuận một bậc chân tu kết hợp giữa đạo và đời trình bày các nội dung: Ni trưởng Thích Đàm Nhuận (1924 - 2017), cuộc đời và sự nghiệp; Những đóng góp của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận với đảm bảo an sinh xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ni trưởng Thích Đàm Nhuận một bậc chân tu kết hợp giữa đạo và đời

  1. NI TRƯỞNG THÍCH ĐÀM NHUẬN MỘT BẬC CHÂN TU KẾT HỢP GIỮA ĐẠO VÀ ĐỜI NI SƯ THÍCH ĐÀM ĐỊNH1* Tóm tắt: Ni trưởng Thích Đàm Nhuận, tiêu biểu cho ni chúng thủ đô Hà Nội, một bậc chân tu đồng tử xuất gia tu học từ năm 10 tuổi, đặc biệt Ngài được sinh ra trong một gia đình Nho học có bốn chị em ruột xuất gia trở thành bốn vị Ni trưởng được Phật độ thọ gần 100 tuổi. Trải qua ba cuộc chiến đấu chống Nhật Pháp - Mỹ gặp vô vàn khó khăn, nhiễu nhương cực khổ nhưng bồ đề tâm vẫn kiên cố, đủ nhân duyên theo học các chốn Tổ đình cao tăng thạc đức. Được các chư Tổ trang bị, soi sáng bằng Giới đức và trí tuệ nên đã khế hợp uyển chuyển đưa đạo mầu thấm sâu vào đời, góp phần giáo hóa chúng sinh. Suốt hơn 63 năm trụ trì chùa Chân Tiên, gặp biết bao khó khăn do lịch sử để lại, Ngài vẫn kiên nhẫn chịu đựng, cùng chính quyền hỗ trợ, di chuyển được 28 hộ dân với xấp xỉ trăm nhân khẩu ra khỏi nhà Tổ, nhà Mẫu,... đến nơi ở mới; cần kiệm gom góp trùng tu lại chốn cổ tự và cũng là một di tích lịch sử - văn hóa quý giá của đất nước thêm trang nghiêm, tố hảo để lại cho muôn đời. Đối với chư Tăng, Người hết lòng cung kính với bản nguyện: thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh, với hàng đệ tử xuất gia và tại gia, Người luôn ân cần chỉ dạy nương theo chính pháp của Phật tu hành để đạt được giác ngộ, giải thoát. Người luôn khế hợp giữa đạo và đời với phương châm: “Đạo pháp bất ly thế gian pháp, bát phúc điền trung khán bệnh đệ nhất”, động viên phật tử làm việc từ thiện nấu cơm, cháo giúp bệnh nhân nghèo yên tâm chữa bệnh,... góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Ni trưởng Thích Đàm Nhuận, Chân Tiên, Chân tu, đạo với đời * Trụ trì chùa Vua, 33 phố Thịnh Yên, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  2. 356 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Đặt vấn đề Trải qua bao biến cố, thử thách thăng trầm của lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, hết phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ…, thực hiện đường lối đạo pháp đồng hành cùng dân tộc, cả nước có biết bao danh sư đã đã cởi cà sa khoác chiến bào, hy sinh, cống hiến đời mình, cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc… Suốt thế kỷ 20 và những thập niên đầu thế kỷ 21 hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế vì dân giàu, nước mạnh xã hội phồn vinh... bên cạnh việc hoằng truyền chính pháp tâm linh, dân tộc lợi lạc chúng sinh, nhiều tăng ni đã kế tục xứng đáng hạnh nguyện Bồ tát đạo, âm thầm bền bỉ đem nguồn trí tuệ, giác ngộ, an lạc đến cho mọi người, theo phương châm Phật pháp bất ly thế gian pháp... góp phần an sinh xã hội. Kế tiếp ngọn đèn thiền làm rạng danh con nhà Thích nữ Đại Ái Đại Kiều Đàm Di, ni trưởng Thích Đàm Nhuận, trụ trì chùa Chân Tiên - 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng là một trong những danh sư như vậy. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát thực tế tìm hiểu tư liệu, so sánh đối chứng với các tăng, ni khác, sự việc ở các ngôi chùa cùng cảnh ngộ khác, tự tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học, cơ quan chính quyền, ý kiến phật tử... Là một học trò, có nhiều chục năm theo học, đồng cam cộng khổ gắn bó với Ni trưởng, trực tiếp chứng kiến đạo hạnh, trí tuệ, việc làm của cụ kết hợp với nhiều nguồn tư liệu khác, chúng tôi thấy Ni trưởng là một tấm gương sáng vừa lo bảo vệ chùa, vừa lo việc an dân, hỗ trợ giúp đỡ nhân dân trùng tu di tích khang trang tố hảo, hoằng dương Phật pháp vì lợi lạc quần sinh... 1. Ni trưởng Thích Đàm Nhuận (1924 - 2017), cuộc đời và sự nghiệp Ni trưởng có thế danh là Trần Thị Hải, Pháp danh Thích Đàm Nhuận, Pháp hiệu là Diệu Giác, Đạo hiệu là Hiền Nữ, sinh năm Giáp Tý (1924), tại thôn Duyên Lãng, xã Trực Thanh, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Trần Đình Giáp, hiệu Phúc Tín; thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Dăm, pháp danh Tịnh Đức. Sư cụ sinh ra trong một gia đình nề nếp Nho học nhưng lại thuần tín quy kính Tam Bảo. Cụ là con út trong gia đình có bảy anh chị em, 2 trai 5 gái. Trong đó, có 4 người con gái sớm có duyên lành với Phật Pháp, hạt giống Bồ Đề tăng trưởng, chí nguyện xuất gia bắt đầu từ thuở nhỏ, trở thành bốn vị trưởng tử của Như Lai, trụ trì các cổ tự danh lam. Chị cả là Ni trưởng Đàm Xương trụ trì chùa Huỳnh Cung - Hà Nội; chị thứ hai là Ni trưởng Đàm Vận trụ trì chùa Ngọc Lâm - Nam Định; chị thứ ba là
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 357 Ni trưởng Đàm Mậu, trụ trì chùa Thượng Thanh - Hà Nội. Ni trưởng Thích Đàm Nhuận trụ trì ngôi cổ tự Chân Tiên - Hà Nội. Khi lên mười tuổi, tuy còn nhỏ nhưng do túc duyên sẵn có từ nhiều đời đã gieo trồng nơi ruộng phúc Tam Bảo, lại ảnh hưởng bởi sự mến mộ đạo của các chị gái, được song thân đồng ý, Ni trưởng đã xuất gia theo Phật ở chùa Ngọc Lâm tại quê hương với hai sư cụ là: Thích Tâm Giới và Thích Tâm Nghi. Năm tháng qua, Ni trưởng dần quen mến cảnh chùa, sống thanh đạm nâu sồng áo vải, ngày đêm miệt mài phụng sự Phật pháp và tâm sư luôn an bần lạc đạo. Sau 5 năm tu học, chấp lao phục dịch hầu cận bên Thầy, sớm khuya nỗ lực kiên trì tinh chuyên đạo hạnh làm tròn bổn phận của người đệ tử sơ tâm được Thầy tin mến. Cụ được Nghiệp sư cho đăng đàn thụ Giới Sa Di năm 15 tuổi, tại chốn Tổ chùa Bối Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Trong thời gian này, do ảnh hưởng của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, chư Tôn đức Phật giáo Việt Nam cũng cổ súy cho phong trào tu học của tăng ni, phật tử, in ấn Kinh điển bằng tiếng Việt Nam… Tinh thần chấn hưng Phật giáo đã tạo đà cho sự chuyển biến mới trong tu học Phật Pháp tại Việt Nam. Nhân dịp này, Cụ được Nghiệp sư cho theo học Phật Pháp tại trường Ni học Bắc Việt ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội), do Hòa thượng Thích Trí Hải tổ chức lãnh đạo. Khi Nhật, Pháp đánh nhau để tranh giành quyền thống trị nước ta, tình hình chính trị ở Hà Nội phức tạp và nguy hiểm, trường lại phải rời về chùa Hương Hải (Hải Dương), Ni trưởng tiếp tục theo trường để học trong khoảng thời gian 4 năm. Do trồng căn lành nơi Phật Pháp, tin sâu vào Tam Bảo dù thế sự biết bao biến động đổi thay, cụ vẫn bền trí siêng năng từng giờ từng khắc tụng niệm công phu, đường giải thoát không bao giờ xao nhãng. Năm Giáp Thân (1944), cụ được đăng đàn thụ Giới Tỷ Khiêu ni tại chốn Tổ Mai Xá (Lý Nhân, Hà Nam). Sau đó, cụ lại ở chốn Tổ Mai Xá tu học trong khoảng ba năm. Lúc này, nước ta bị phát xít Nhật ra sức đàn áp, bóc lột vơ vét lương thực, tài nguyên phục vụ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, đau thương tang tóc hàng ngày rình rập đổ lên mỗi gia đình và số phận con người lương thiện. Hàng triệu người chết đói, trẻ em bơ vơ mồ côi cả cha lẫn mẹ, đói khát khổ cực. Dưới sự chỉ đạo của Tổ Trí Hải, cụ cùng đại chúng tu học không hề ngại vất vả khó khăn, nhận nuôi dưỡng các cháu trẻ dại mồ côi ăn học, mặc dù đời sống tu học ở chùa cũng gặp không ít khó khăn thiếu thốn. Để có kinh phí trợ giúp các cháu mồ côi, cụ cùng đại chúng phải làm thêm các công việc thủ công, xay thóc, giã gạo bán để nuôi các cháu ăn học.
  4. 358 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Năm 1947, cụ lại được Nghiệp sư cho theo học tại chốn Tổ Cồn (Nam Định) do sư Tổ Tuệ Tạng phụ trách và được Tổ phong cho hiệu là Hiền Nữ. Tại đây, cụ đã hoàn tất chương trình học tu sau hơn 10 năm du học qua các chốn Tổ lớn có tiếng lúc bấy giờ để bước vào thời kỳ hành đạo. Sau khi kết thúc việc học đạo tại chốn Tổ Cồn năm 1950, cụ lên Hà Nội hành đạo tại chùa Vân Hồ và chùa Bát Tháp. Trong những năm tháng này, cụ vẫn siêng năng cần mẫn, với đức từ hòa khiêm tốn, nhiệt tâm phụng sự Tam Bảo nên hạt giống Bồ Đề luôn giữ trọn trong tâm. Cho dù thế sự đổi thay nhưng niềm tin nhân quả vẫn tròn đầy như ngày sơ tâm nhập đạo. Hằng ngày ngoài giờ tu tập, cụ làm thêm nghề may để tự túc sinh hoạt cho bản thân và ni chúng. Phương châm tự túc sinh hoạt theo gương tổ Bách Trượng: “Ngày không làm thời cũng không ăn” đã trở thành phong trào rộng rãi gọi là “Thiền gia công nghệ”. Với đạo hạnh từ bi khiêm cung, ái kính mọi người, lời nói nhẹ nhàng hòa dịu nên khi tiếp xúc với mọi tầng lớp tín đồ phật tử khiến cho ai cũng cảm mến và cung kính. Năm 1954, cụ được nhân dân, tín đồ Phật tử mến mộ đức hạnh mời thỉnh về trụ trì chùa Chân Tiên (151 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và tu hành ở đó cho đến ngày viên tịch. Từ năm 1960 - 1980, cụ làm Phó ban Đại diện Phật giáo quận Hai Bà Trưng. Từ năm 1964 - 1980, cụ tham gia Ủy viên ban Trị sự Phật giáo Thủ đô. Từ năm 1963 - 1965, Ni trưởng tiếp tục theo học với Đức đệ nhất Pháp chủ Hòa thượng Thích Đức Nhuận tại chùa Quảng Bá. 2. Những đóng góp của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận với đảm bảo an sinh xã hội Có thể khẳng định, cả cuộc đời huyễn giả của Ni trưởng gắn bó chặt chẽ với đạo pháp và dân tộc, gắn liền với những thăng trầm thử thách quyết liệt của lịch sử với những thử thách cam go trên nhiều bình diện. Ngay từ những ngày đi hầu các Tổ, cụ đã cần cù chịu khó, sáng dạ, ngoan ngoãn vừa học vừa làm, làm đủ mọi việc các Tổ giao để có cái ăn, cái mặc và giúp đỡ các cháu mồ côi như làm hàng xáo, buôn vải, may mặc, buôn thuốc lào... Từ khi trụ trì Chùa Chân Tiên, cụ mua nứa đan phên, làm hương... bán lấy tiền hương đăng, chắt chiu gom góp tôn tạo chùa cảnh. Những năm giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, cụ còn tham gia làm Tổ trưởng Tổ Dân phố và Hội trưởng Hội Phụ nữ khu phố, những việc rất hiếm tăng ni gánh vác. Ngoài ra, cụ còn là Ủy viên Ủy ban MTTQ quận Hai Bà Trưng 10 năm
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 359 liền. Do những cống hiến của cụ với Đạo pháp và dân tộc nên cụ được nhận nhiều Bằng khen và Giấy khen của quận và thành phố. Nỗi băn khoăn day dứt thường trực suốt gần nửa thế kỷ đối với cụ chính là hằng ngày phải chứng kiến cảnh cuộc sống phàm trần của hàng chục hộ dân diễn ra ngay trong nhà Tổ, Nhà Mẫu... của chùa. Không chỉ sinh con đẻ cái trên đất chùa, họ còn nhận chùa là của tổ tiên họ xây dựng, liên tục gây áp lực, tìm mọi cách hất cụ và các học trò của cụ ra khỏi ngôi cổ tự giàu truyền thống văn hóa, lịch sử này của Thủ đô. Có lần họ còn bốc mộ bố mẹ đem xương về để suốt mấy ngày ngay trước nhà Tổ để đe dọa sư... Với đạo hạnh, bản lĩnh và công phu tu tập, thời gian đầu chỉ có một mình, cụ vẫn kiên trì bám trụ, khêu tỏ ngọn đèn Thiền, dùng lời kinh, tiếng chuông tiếng mõ làm xáo động tâm can, thức tỉnh những người còn tà tâm, mê đắm, tham lam mưu chiếm đất Phật, đưa dần giáo lý của nhà Phật vào cảm hóa, giáo hóa, phân hóa, khêu gợi lương tri, nâng dần giác ngộ cho các hộ dân để họ tỉnh ngộ dần. Xác định chùa là của Phật tử, muôn dân, cụ luôn tranh thủ mọi cơ hội có được để tranh thủ lực lượng và luôn giữ vững đức tin Phật sẽ phù hộ, độ trì cho mình nên công quả. Từ ngày nối tiếp chư Tổ khêu tỏ ngọn đèn Thiền nơi chốn Chân Tiên cổ tự, cụ lo toan trùng hưng lại chốn Thiền Môn ngày thêm trang nghiêm đẹp đẽ. Năm 1973, cụ phát tâm trùng tu sửa sang Phật điện, chùa chiền. Năm 1985, khi đất nước còn khó khăn, sau nhiều năm tiết kiệm dành dụm, cụ đã tôn sân, xây cổng ngõ vào chùa, trùng tu lại nhà thờ Mẫu trang nghiêm tố hảo. Năm 1990, được sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền các cấp và ngành văn hóa, cụ tiến hành xây dựng gác chuông Tam quan cổng chùa. Năm 1992, được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và phật tử, cụ động viên 11 hộ gia đình đang sống và sinh hoạt tại chùa di dời đến nơi ở mới, trả lại khuôn viên thanh tịnh tâm linh nơi cửa Phật. Bằng tâm đức Từ Bi của người tu hành, cụ thuyết phục nhẹ nhàng và hỗ trợ ủng hộ bằng cả vật chất và tinh thần cho các hộ di dời nên ước nguyện làm cho cửa Phật được trang nghiêm thanh tịnh thu được kết quả tốt đẹp, được nhiều người tán thán ủng hộ. Nhiều năm liền, cụ phối hợp với UBND Quận Hai Bà Trưng và Phòng Văn hóa quận tổ chức kỷ niệm Hội thề Đông Quan lịch sử từng diễn ra tại ngôi chùa này để vừa tôn vinh lịch sử oai hùng của dân tộc, vừa tôn vinh giá trị quý báu vô giá của ngôi cổ tự mà mình được vinh dự trụ trì và cũng là để nhắc nhở lãnh đạo chính quyền và nhân dân sở tại phát tâm công đức thu hồi nốt đất đai, chùa cảnh, giúp nhân dân ổn định cuộc sống lâu dài, được hưởng công quả phúc đúc mà nhà chùa cũng có điều kiện quy hoạch, xây dựng, tôn tạo tổng thể chùa và ngôi đình Quan Đế thêm hài hòa, mỹ lệ, linh thiêng.
  6. 360 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Năm 1999, cụ xây dựng lầu Quan Âm ngàn mắt ngàn tay. Năm 2000, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cụ cùng với các cấp di dời nốt 17 hộ dân trong chùa về khu di dân để ổn định cuộc sống lâu dài. Năm 2002, cụ trùng tu lại ngôi Đại hùng Bảo Điện. Năm 2003, cụ trùng tu nhà thờ Tổ. Năm 2004, Cụ trùng tu lại Đình và nhà Bia. Năm 2012, cụ đại trùng tu vườn Tháp, nhà thờ Tổ. Năm 2013, cụ lại tu sửa nhà Mẫu, lát lại sân chùa, làm đường thoát nước... Như vậy, đến đây tâm nguyện của cụ đề nghị với các cấp chính quyền di chuyển dân và tôn tạo xây dựng chùa Vua từ năm 1992 đã hoàn tất, thành công mỹ mãn. Chân Tiên là ngôi chùa đầu tiên của Hà Nội tổ chức di dân tôn tạo thành công. Từ kinh nghiệm, cách làm của cụ đã giúp nhiều ngôi chùa, đền, đình ở Hà Nội giải tỏa lấn chiếm, tôn tạo để diện mạo cảnh quan di tích được phục hồi trở thành những điểm đến văn hóa tâm linh của thủ đô và đất nước trong thời kỳ Đổi mới, mở cửa và hội nhập vì dân giàu, nước mạnh hiện nay. Ước nguyện cuối cùng của cụ đã được thực hiện, cảnh chùa lại được thanh tịnh trang nghiêm, xứng danh với di tích cổ tự của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Ni trưởng đã đem hết khả năng hiến dâng cho Phật đạo, chu toàn trách nhiệm để duy trì tiến tu trong cõi Sa Bà hiện thế, đồng thời cũng làm hết sức mình để góp phần an dân vì lợi lạc quần sinh. Tưởng đã đến lúc được hưởng cảnh thư nhàn, thế nhưng vào đầu những năm 1990, khi việc di dân, tôn tạo di tích chùa Chân Tiên thu được những kết quả khả quan, nhân dân và Phật tử ở phường Phố Huế cảm tâm đức Bồ đề, mời cụ trụ trì cả chùa Hưng Khánh và Điện Quan Thánh đế (Đế Thích), ở 33 phố Thịnh Yên để hoằng dương Phật pháp và bảo vệ chùa cảnh trước sự xâm lấn của các công trình dân sinh vì chùa chỉ có bà đồng mà không có sư trụ trì, cụ đã nhận thêm trọng trách này và giao cho học trò đã nhiều năm gắn bó của mình đảm trách, còn mình làm “cố vấn”, “quân sư”. Những kinh nghiệm của cụ đã được vận dụng sáng tạo, hiệu quả ở Khu Di tích lịch sử văn hóa chùa Vua. Ngôi chùa cổ bị hủy hoại từ toàn quốc kháng chiến được phục hồi nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhiều hộ dân được di chuyển để nhà chùa tôn tạo lại khu Tháp Tổ, khôi phục lại Sân cờ, nhà Bia và Lễ hội Cờ truyền thống chùa Vua sau nhiều chục năm gián đoạn. Tiến hành làm rõ công đức của sư Tổ Hoàng Đình Điều để Thủ tướng Chính phủ trruy tặng Bằng khen cho sư Tổ. Cụ còn khuyên nhà sư trụ trì tổ chức nấu cơm cháo từ thiện tại Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện ung bướu hơn 10 năm nay nhằm giúp đỡ những bệnh nhân nghèo, bệnh trọng... Những năm tuổi cao sức yếu, bệnh duyên ngày một tăng thêm, cụ vẫn sách tiến các đệ tử tinh tiến tu hành để báo ơn Phật Tổ và sắp đặt các công việc của chốn Tổ
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 361 đình, phòng khi trở về quê hương an dưỡng hầu cận Đức Phật Di Đà để đệ tử khỏi ngỡ ngàng bối rối. Suốt cuộc đời, cụ sống hết sức giản dị, khiêm nhường, nhẫn nhịn, nghiêm khắc với bản thân và đệ tử nhưng lại khiêm hòa nhã nhặn đối với các tăng ni phật tử. Từ hàng Giáo phẩm Tăng ni đến các vị sơ cơ tân học đều quý mến đức hạnh của cụ. Không những thế, nhân dân Phật tử xa gần hết thảy đều khen ngợi cụ là bậc chân tu đức hạnh. cụ đã an tường thị tịch, xả bỏ báo thân cõi Sa Bà ảo mộng theo hầu Đức Phật Di Đà ngày 10 tháng 3 năm Đinh Dậu (2017), trụ thế 94 tuổi đời, 74 tuổi đạo. Thế là Sư Cụ đã từ bỏ huyễn thân trở về thế giới Niết bàn tiêu dao tự tại nhưng công đức và đạo hạnh của cụ vẫn còn lưu lại thế gian và để lại cho Tăng ni chúng con bao bài học quý. 3. Vận dụng quan điểm của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận vào đảm bảo an sinh xã hội cho người dân hiện nay Cả cuộc đời tu đạo và hành đạo, Ni trưởng Đàm Nhuận đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng: Nghiêm trì Giới luật, thượng cầu Phật đạo, tinh tiến hoằng dương Phật pháp, khế hợp giữa đạo với đời. Đối với ngôi Tam Bảo người cung kính nhất mực thành tâm tôn tạo bảo vệ chùa chiền, thường dạy đệ tử rằng: “Thị vật thường trụ như kỷ nhãn tình” nghĩa là coi của thường trụ Tam bảo như con ngươi trong mắt của mình vậy. Trước hoàn cảnh phức tạp của chùa Chân Tiên do lịch sử để lại, phải chung sống với hàng chục hộ dân rất nhiễu nhương, nhiều khi tưởng chừng bế tắc, Ni trưởng thường sách tiến các đệ tử phải kiên trì nhẫn đợi thời như Bác Hồ thường dạy: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí/ Gặp thời một tốt cũng thành công”1. Người thường răn dạy các đệ tử rằng, người xuất gia tu hành chịu nhẫn là phải nhục nếu không nhẫn nhục bỏ chùa mà đi thì thủ đô Hà Nội sẽ mất một ngôi cổ tự, một di tích quý giá này, Đức Phật dạy rằng nhẫn nhục là đệ nhất đạo, Ni trưởng thường dạy rằng: “Có chi là khổ có chi vui Vui theo tham dục vui là khổ Khổ để tu hành khổ hóa vui Đã biết có vui là có khổ Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui 1 Trích trong bài “Học đánh cờ” trong tập Nhật ký trong tù (1942-1943) của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh..
  8. 362 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Khuyên ai giữ tính không vui khổ Mới thoát ra ngoài nỗi khổ vui” Những câu thơ kệ của Ni trưởng như một hồi chuông xua tan những ảo mộng mê muội ở đời, thức tỉnh mọi người hãy bỏ vọng quy chân, bỏ tham sân si, vui buồn ở đời, cảnh tỉnh giúp đỡ mọi người tu hành đồng thành Phật đạo. Người hay dùng khẩu giáo để khuyên răn các ni và người phụ nữ Việt Nam nội trợ phải gọn gàng ngăn nắp: “Gạo đựng bồ đài, muối để bàn chân. Ăn xong rồi, đá té ra sân”. Nghe xong câu nói ai ai cũng phải xấu hổ tự bản thân mình phải sửa đổi tính tình không làm bừa bãi, giúp cho mọi người phải gọn gàng sạch sẽ. Nhiều khi các đệ tử trễ nải không chịu học bài, người thường dùng bài kệ Đuổi dốt của Tổ Trí Hải để sách tấn mọi người: “Dốt ơi ta bảo cho này Vì mày nên nỗi tao nay ngu đần Dốt quanh năm chỉ ăn với ngủ Ai hỏi gì cũng đực mặt ra Bơ phờ tháng lại ngày qua Ra đường quên ngõ, về nhà quên sân Làm việc gì chỉ phần lóng ngóng Mó vào đâu thêm hỏng đấy thôi Ai trông thấy cũng chê cười…” Ni trưởng đem tư tưởng thơ Đuổi dốt của Tổ Trí Hải để thức tỉnh hàng đệ tử phải cố gắng học tập giúp ích cho đời, nếu không học sẽ bị người đời khinh rẻ cười chê: “Nhân bất học bất tri lý. Ngọc bất trác, bất thành khí” Đối với Ni trưởng, hàng đệ tử chúng tôi còn bao kỷ niệm thấm nhuần ân đức, mang nặng tình nghĩa thầy trò mà suốt đời mãi nhớ không bao giờ quên được. Ni trưởng còn cảnh tỉnh cho mọi người ở thế gian giàu có hay sang hèn đều bị khổ: “Có ai được mấy khi nhàn. Nghèo khó nhọc sức, giàu sang nhọc lòng” Cho chúng sinh hiểu rằng ở đời dù sang hay hèn đều bị khổ, nếu không biết sống Quán chiếu theo lời Phật dạy “Tam thường bất túc”, vạn sự đều duyên sinh vô
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 363 ngã, thực tính tức là vô tính. Ni trưởng là người có tấm lòng hy sinh cao cả, có ý chí nhẫn nhục kiên trì thực hiện công hạnh độ sinh bằng tứ nhiếp pháp rất biết khế hợp ái ngữ và lắng nghe đồng sự công việc, người đã dùng phương tiện hòa mình dung nhập vào hoàn cảnh chung của mọi tầng lớp chính quyền lãnh đạo, chúng xuất gia tại gia và cảm hóa ngôn ngữ từ ái khiêm cung, hoàn cảnh dù khó khăn phức tạp đến đâu Ni trưởng vẫn bình tĩnh an nhiên nhẹ nhàng hóa giải để đưa đến an lạc giải thoát và hòa hợp. Học theo hạnh nguyện của Bồ Tát Thường Bất Khinh và Bồ Tát Quán Thế Âm với đức hạnh nhẫn nhục mà ni trưởng đã chịu đựng hơn 40 năm sống chung với 28 hộ dân ở trong đất chùa đầy gian nan thử thách và trớ trêu, nhiều khi còn bị các cuộc đàn áp rất thô bạo của trần tục, nhiều lần tính mạng bị đe dọa. Có khi tưởng chừng như không thể sống nổi ở chốn cổ tự Chân Tiên. Nhờ hồng ân gia bảo gia hộ, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành Văn hóa bảo tồn di tích, với sự hằng tâm, hằng sản của tín đồ Phật tử thập phương mà cuối cùng cụ đã toại nguyện mọi mơ ước của mình. Cuộc đời chân tu của ni trưởng được chư Phật, chư Tổn trang bị cho bằng giới đức, soi sáng bằng trí tuệ nên Ngài đã khế hợp uyển chuyển cùng với các cấp chính quyền, ngành văn hóa thông tin, phật tử nên mới động viên và di chuyển được các hộ dân đi nơi ở mới ổn định, trả lại cảnh quan cho di tích chùa Chân Tiên được trang nghiêm như ngày nay. Việc làm của Ni trưởng đã đại diện cho chư Tăng Phật giáo góp phần vào việc bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế. Đối với chư tăng, Hòa thượng niên cao lạp trưởng ở các tỉnh xa về Hà Nội chữa bệnh, Ni trưởng luôn ân cần cung kính thăm hỏi, dâng cơm cháo thuốc thang và thỉnh mời về chùa Chân Tiên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Như có những lần Tổ Đệ Nhất Pháp Chủ chữa bệnh tại Bệnh viện Việt Xô, chùa Chân Tiên duyên gần, Ni trưởng được chư Tăng chùa Hòe Nhai ưu ái, hoan hỉ cho trợ duyên hằng ngày được dâng dưỡng cháo rau thanh tịnh dâng cúng đức Pháp Chủ ai mẫn nạp thụ hoan hỷ. Ni trưởng rất hân hoan được cúng dàng. Người thường nói: “Bát phúc điền trung, khán bệnh đệ nhất” (Tám ruộng phúc điền, thì giúp đỡ người bệnh là tốt nhất). Từ mô hình phúc điền đó mà Ni trưởng đã động viên chư ni và Phật tử chùa Vua quận Hai Bà Trưng hằng ngày nấu cơm cháo từ thiện giúp đỡ bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh nhân rất vui mừng được hưởng lộc Phật, vơi đi nỗi lo buồn mà yên tâm chữa bệnh, đảm bảo an sinh cho bệnh nhân.
  10. 364 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 5. Kết luận Ni trưởng Thích Đàm Nhuận là một tấm gương tiêu biểu trong ni chúng Phật giáo, có nhiều đóng góp cho xã hội, nhân dân và tín đồ phật tử trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế. Sự đóng góp âm thầm miệt mài và tích cực đó đã thể hiện rõ ni chúng Việt Nam rất cần cù kham nhẫn với tâm hồn nhân hậu hiền thục, dịu dàng, lòng chung thủy, có trách nhiệm với hàng đệ tử, với xã hội, giàu lòng vị tha nhân ái… Thể hiện rõ Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc với tinh thần bao dung phụng sự không ngại khó ngại khổ, hết lòng mở mang xây dựng chùa chiền, giáo dục cho hàng hậu học thực hành đúng chính pháp của Phật, hành Bồ Tát đạo từ thiện cho an sinh xã hội. Ni giới Việt Nam luôn tỏ rõ tinh thần yêu nước, tích cực đóng góp hàng đầu trên các hoạt động phúc lợi xã hội, tích cực tham gia nhập thế, tốt đời đẹp đạo trên mọi lĩnh vực với thời kỳ hội nhập hiện nay. Ni trưởng Thích Đàm Nhuận là một trong những vị đi tiên phong đóng góp lớn lao, là công đức giữ gìn ngôi Tam Bảo chùa Chân Tiên, chùa Vua, chùa Hưng Sơn Tp. Bắc Ninh, bảo tồn và tôn tạo di tích để lại dấu ấn lịch sử cho Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình. Học tập tấm gương cao cả của Ni trưởng, chúng ta nguyện cố gắng nỗ lực tu tập, giữ gìn giới hạnh trang nghiêm, noi gương Người nguyện đem hết sức mình phụng sự cho đạo pháp, lợi lạc cho an sinh xã hội, xứng đáng là một thầy ni mô phạm, góp phần cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng tiếp tục tinh tiến vững chắc trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế tốt đời đẹp đạo. Nhân ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức hội thảo “Phật giáo với việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế”, noi gương quý vị Tổ sư ni tiền bối với tất cả lòng thành kính, chúng con xin phát nguyện sẽ cố gắng tinh tiến tu hành nương tựa vào Tam Bảo, tinh chuyên Giới - Định - Tuệ - Học, thân gần thầy giỏi, bạn tốt; xóa đi những nhận thức sai lầm, có tư duy đúng đắn làm bất cứ việc gì đều đặt lợi ích của đạo pháp, của dân tộc lên trên hết, ngõ hầu vì sự xương minh của Phật pháp, sự phát triển vững mạnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xứng đáng là người con gái dòng họ Thích, cùng chung tay đưa đất nước ta hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng tôn giáo…
  11. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 365 Ngày nay, ni giới Việt Nam luôn âm thầm dấn thân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống qua các hoạt động từ việc xây dựng trùng tu chùa chiền cho đến các hoạt động từ thiện xã hội, hay công tác xóa đói giảm nghèo do Nhà nước có chủ trương phát động, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện hết mình, hòa nhập đạo với đời, được xã hội, Phật tử đánh giá rất cao. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Nguyễn Lang (2019), Việt Nam Phật giáo sử luận, Toàn tập, Nxb Văn học. 2. Thích Đức Nghiệp (1995), Đạo Phật Việt Nam, Nxb Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga dịch (2014), Thiền Uyển Tập Anh, Nxb Hồng Đức 4. Tỷ khiêu Thích Nguyên Toàn (2015), Hành Trạng Chư Ni miền Bắc nửa cuối thế kỷ XIX đến nay, Nxb Tôn giáo. 5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng (2019), Kỷ yếu tọa đàm khoa học”Sa môn Trí Hải, một danh Tăng lớn của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ XX, một tấm gương đạo hạnh sống mãi trong lòng đạo pháp dân tộc, Hải Phòng. 6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương, Kỷ yếu hội thảo khoa học Hoạt động của tín đồ phật tử với sự phát triển bền vững đất nước”, Chùa Khai Nguyên, 28/7/2019. 7. Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Phân ban ni giới Trung Ương “Tài liệu hội thảo khoa học, Kỷ niệm 906 năm ni sư Diệu Nhân viên tịch cùng chư vị Tổ sư ni tiền bối hữu công”, Hà Nội, 2019. 8. Https://www.thiviet.net, học - dịch - kỳ, Bài thơ “Học đánh cờ” trong Nhật ký trong tù của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 9. http://thuvienhoasen.org/a1853 8/thien-su-ni-dieu-nhan-voi-bai-ke-thi-tich.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2