YOMEDIA
ADSENSE
Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng 2020
25
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2020 bao gồm những số liệu thống kê cơ bản phản ánh thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng. Hệ thống số liệu trong Niên giám được thu thập và tính toán theo phương pháp quy định chung của ngành Thống kê Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng 2020
- Chỉ đạo biên soạn: PHẠM THỊ PHƯƠNG Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng Tham gia biên soạn: PHÒNG TỔNG HỢP VÀ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng 2
- LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, quản lý kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành trên địa bàn, Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng biên soạn và xuất bản cuốn “Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2020” nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của các tổ chức và cá nhân. Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2020 bao gồm những số liệu thống kê cơ bản phản ánh thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng. Hệ thống số liệu trong Niên giám được thu thập và tính toán theo phương pháp quy định chung của ngành Thống kê Việt Nam. Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân về nội dung cũng như hình thức đối với ấn phẩm này và mong tiếp tục nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp để ấn phẩm ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin thống kê. CỤC THỐNG KÊ TỈNH CAO BẰNG 3
- FOREWORD In order to timely meet the requirements of socio - economic research and management of all authority levels, branches, CaoBang Statistics Office compiled and published the book “CaoBang Statistical Yearbook 2020”. Its contents include basic data reflecting real socio - economic situation in CaoBang province. The data were collected and calculated in line with the current methods as regulated by Vietnam General Statistics Office. CaoBang Statistics Office would like to express its sincere thanks to all agencies, organizations and individuals for their feedbacks as well as support for the contents and format of this publication. We hope to receive more supports and comments to improve CaoBang Statistical Yearbook in the next releasing and better satisfy the demands of data users. CAOBANG STATISTICS OFFICE 4
- MỤC LỤC - CONTENT Trang Page Lời nói đầu 3 Foreword 4 Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng năm 2020 7 Overview on socio-economic situation in Cao Bang province in 2020 17 Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu Administrative unit, Land and Climate 29 Dân số và lao động - Population and Labour 49 Tài khoản quốc gia, Ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm National accounts, State budget and Insurance 95 Đầu tư và Xây dựng - Investment and Construction 129 Doanh nghiệp, Hợp tác xã và Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể Enterprise, Cooperative and Individual business establishment 159 Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Agriculture, Forestry and Fishing 259 Công nghiệp - Industry 341 Thương mại và Du lịch - Trade and Tourism 367 Chỉ số giá - Price Index 387 Vận tải, Bưu chính và Viễn thông Transport, Postal service and Telecommunication 413 Giáo dục, đào tạo và Khoa học, công nghệ Education, training and Science, technology 431 Y tế, Thể thao, Mức sống dân cư, Trật tự, an toàn xã hội, Tư pháp và Môi trường - Health, Sport, Living standards, Social order, safety, Justice and environment 475 5
- TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG NĂM 2020 Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 hết sức u ám. Tại Việt Nam, nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng nhờ có các biện pháp đối phó chủ động, sáng tạo ở các cấp, kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định nên kinh tế Việt Nam có sức chống chịu đáng kể. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Xác định năm 2020 là năm đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, vì vậy các ngành, các cấp đã nỗ lực thực hiện kịp thời, có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cùng với các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh ổn định; đẩy mạnh công tác thu, chi ngân sách và xây dựng nông thôn mới; đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện trên tất cả các lĩnh vực trong từng tháng, từng quý phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu kế hoạch đề ra. 1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) sơ bộ năm 2020 tăng 4,91% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nền kinh tế của tỉnh duy trì mức tăng trưởng dương là thành công lớn của tỉnh trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,38%, đóng góp 1,95 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 4,38%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,47%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. 7
- Quy mô nền kinh tế năm 2020 theo giá hiện hành đạt 19.016,3 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 35,7 triệu đồng, tăng 2,8 triệu đồng so với năm 2019. Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.410,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 3.798,2 tỷ đồng, chiếm 19,97%; khu vực dịch vụ đạt 10.114,9 tỷ đồng, chiếm 53,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 692,5 tỷ đồng, chiếm 3,64%. 2. Thu, chi ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 đạt 23.732 tỷ đồng, tăng 7,54% so với năm trước. Trong đó: Thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 5.422 tỷ đồng, tăng 4,41% (chiếm 22,85% tổng thu); thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đạt 18.056 tỷ đồng, tăng 7,47% (chiếm 76,08% tổng thu). Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 đạt 21.395 tỷ đồng, giảm 0,44% so với năm 2019. Trong đó: Chi cân đối ngân sách Nhà nước đạt 12.916 tỷ đồng, giảm 7,40% (chiếm 60,37% tổng chi); chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 8.252 tỷ đồng, tăng 10,52% (chiếm 38,57% tổng chi). Tổng số thu bảo hiểm năm 2020 đạt 1.146 tỷ đồng, trong đó thu bảo hiểm xã hội đạt 580 tỷ đồng; bảo hiểm y tế đạt 534 tỷ đồng; bảo hiểm thất nghiệp đạt 32 tỷ đồng. Tổng số chi bảo hiểm năm 2020 đạt 1.817 tỷ đồng, trong đó chi bảo hiểm xã hội 1.475 tỷ đồng; bảo hiểm y tế 315 tỷ đồng; bảo hiểm thất nghiệp 27 tỷ đồng. 3. Đầu tư Tổng Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2020 tỉnh Cao Bằng ước đạt 10.510.600 triệu đồng tính theo giá hiện hành, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 5,7%. Chia theo cấp quản lý: Vốn Trung ương quản lý (bộ, ngành) ước thực hiện đạt 535.866 triệu đồng, so với năm 2019 giảm 51,6%; Vốn địa phương quản lý ước thực hiện 9.974.734 triệu đồng, so với năm 2019 tăng 12,9%, tỉ lệ tăng vượt bậc so với những năm trước. Chia theo nguồn vốn: Vốn khu vực nhà nước quản lý chiếm tỷ trọng là 64,7%, Vốn ngoài nhà nước chiếm 35,3% so với tổng số. 8
- Vốn đầu tư thực hiện phân theo khoản mục đầu tư bao gồm: Đầu tư xây dựng cơ bản theo giá hiện hành năm 2020 ước đạt 7.477.530 triệu đồng, so với năm 2019 tăng 8,2%, chủ yếu là xây dựng đường giao thông, trụ sở các cơ quan, trường học, cơ sở hạ tầng...; Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB thực hiện năm 2020 ước đạt 1.225.000 triệu đồng, so với năm 2019 giảm 8,8%, khoản mục này chủ yếu là đầu tư của các tổ chức doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh, hộ dân cư mua thiết bị sản xuất, đầu tư mua sắm tài sản mang tính chất đầu tư...; Vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định ước thực hiện đạt 1.485.800 triệu đồng, tăng không đáng kể so với năm 2019; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động ước đạt 316.070 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 47,9% chủ yếu tăng do các doanh nghiệp tăng vốn tự có, tăng hàng tồn kho...; Khoản mục còn lại là vốn đầu tư khác ước 6.200 triệu đồng, tăng 15,2%. 4. Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2020 giảm 2,06% so với tháng 12 năm 2019. Tuy nhiên, CPI bình quân năm 2020 tăng 4,89% so với bình quân năm 2019. CPI bình quân năm 2020 tăng so với bình quân năm 2019 chủ yếu tăng cao ở một số nhóm hàng: Hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 16,35% (trong đó: Thực phẩm tăng 24,64%); Đồ uống và thuốc lá tăng 2,79%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,39%. Nguyên nhân chủ yếu tác động làm tăng CPI năm 2020 do giá nhóm thực phẩm tăng cao, đặc biệt tăng ở nhóm thịt lợn. Dịch tả lợn châu Phi trong năm còn xảy ra làm cho nguồn cung lợn sống khan hiếm. Theo đó, giá cả nhóm thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn tăng rất mạnh. Giá ga sinh hoạt cũng được điều chỉnh hàng tháng theo giá ga thế giới. Cụ thể, năm 2020 giá ga giảm 3,39% so với năm 2019. Trong nước, giá xăng A95 được điều chỉnh 10 đợt tăng, 13 đợt giảm, tổng cộng giảm 3.940 đồng/lít; giá dầu diezel được điều chỉnh tăng 09 đợt và giảm 14 đợt, tổng giảm 4.050 đồng/lít, làm cho chỉ số giá nhóm xăng, dầu bình quân năm 2020 giảm 25,17% so với cùng kỳ. 9
- Các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời thực hiện các chính sách bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu nhằm ổn định thị trường. Đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán không để giá cả tăng đột biến ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Chỉ số giá vàng tháng 12 năm 2020 tăng 29,44% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số giá vàng bình quân năm 2020 tăng 26,41% so với bình quân năm 2019. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 12 năm 2020 ổn định, không tăng, không giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chỉ số giá Đô la Mỹ bình quân năm 2020 tăng 0,18% so với bình quân năm 2019. 5. Kết quả sản xuất, kinh doanh một số ngành, lĩnh vực - Nông, lâm nghiệp và thủy sản Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt 281.439 tấn, tăng 0,91% (hay tăng 2.526 tấn); sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 528 kg/năm, tăng 0,57% so với năm 2019. Trong đó, lúa năng suất đạt 45,24 tạ/ha, tăng 0,6% (hay tăng 0,27 tạ/ha); sản lượng lúa đạt 131.311 tấn, giảm 3,39% (hay giảm 4.604 tấn) so cùng kỳ năm trước; diện tích gieo trồng đạt 29.024 ha, giảm 3,97% (hay giảm 1.201 ha) chủ yếu giảm ở vụ mùa, diện tích gieo trồng lúa giảm do ảnh hưởng của thời tiết, một số diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, đất vườn… và một số phải bỏ hoang do nằm sâu trong thung lũng, đường đi lại khó khăn. Cây ngô năng suất đạt 36,85 tạ/ha, tăng 1,66% (hay tăng 0,6 tạ/ha); sản lượng đạt 150.114 tấn, tăng 4,99% (hay tăng 7.134 tấn) so với năm 2019. Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2020 đang dần đi vào ổn định, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. Dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát, những điểm tái bùng phát được khoanh vùng và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh không để lây lan trên diện rộng vì vậy đàn lợn đang dần hồi phục. Tổng số trâu có 100.692 con, giảm 1,82% (hay giảm 1.865 con) so với cùng kỳ năm trước. Tổng số bò có 107.215 con, giảm 2,93% (hay giảm 3.239 con) so với cùng kỳ năm trước. Tổng đàn lợn có 286.662 con, tăng 3,57% (hay tăng 9.890 con). Tổng số gia cầm có 2.982 nghìn con, tăng 7,69% (hay tăng 213 nghìn con) so với cùng kỳ năm trước. 10
- Sản xuất lâm nghiệp năm 2020 đạt mức tăng khá so với năm 2019, diện tích rừng trồng mới tập trung toàn tỉnh đạt 4.119 ha, tăng 52,10% (hay tăng 1.411 ha). Trong đó: Rừng sản xuất đạt 3.899 ha, tăng 1.333 ha; rừng phòng hộ đạt 220 ha, tăng 78 ha so với cùng kỳ năm trước. Rừng trồng mới được trồng nhiều tại các huyện như: Bảo Lạc, Thạch An, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Hòa An, Hà Quảng... Sản lượng gỗ khai thác năm 2020 là 25.383 m3, tăng 11,70% (hay tăng 2.658 m3); củi khai thác được 1.362.727 ste, tăng 2% (hay tăng 26.719 ste) so với năm 2019. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2020 có 379,14 ha, tăng 3,27% (hay tăng 12,02 ha) so với năm 2019. Tổng sản lượng thủy sản năm 2020 đạt 573,32 tấn, tăng 6,46% (hay tăng 34,78 tấn) so với năm 2019. Trong đó: Sản phẩm thủy sản khai thác đạt 111,13 tấn, tăng 1,99 tấn; sản phẩm thủy sản nuôi trồng đạt 462,19 tấn, tăng 32,79 tấn. - Công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019, trong đó ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 39,83%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải tăng 5,3%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 9,1%; ngành công nghiệp khai khoáng giảm 8,4% so với năm trước. Năm 2020, một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với năm trước: điện sản xuất tăng 221 triệu kwh hay tăng 51,5%; quặng manggan nguyên khai tăng 16.546 tấn hay tăng 34,87%; cát tự nhiên tăng 21.400 m³ hay tăng 14,21%; gạch nung tăng 8.980 nghìn viên hay tăng 11,07%; điện thương phẩm tăng 45 triệu kwh hay tăng 8,65%; gỗ xẻ các loại tăng 157 m³ hay tăng 6,14%... Một số sản phẩm tăng nhẹ hoặc giảm: Nước sản xuất tăng 0,15 triệu m³ hay tăng 2,88%; đá xây dựng tăng 2.080 m³ hay tăng 0,32%; đường kính giảm 4.844 tấn hay giảm 25,57%; xi măng giảm 8.977 tấn, giảm 20,34%. - Thương mại, du lịch và vận tải Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 xảy ra ở trong nước và thế giới đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 11
- Tuy nhiên, hàng hóa thiết yếu vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng, giá bán cơ bản ổn định. Các siêu thị, hệ thống chợ trong toàn tỉnh vẫn duy trì phục vụ nhu cầu của người dân và có sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Các cơ sở kinh doanh đã chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, đa dạng nên lĩnh vực thương mại luôn duy trì sức mua ổn định, nhất là thị trường bán lẻ. Năm 2020, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng số liệu sơ bộ đạt 8.526,1 tỷ đồng, tăng 6,76% so với năm 2019. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 6.822,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (80,01%) và tăng 9,86%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.221,4 tỷ đồng, giảm 5,47%; ngành du lịch lữ hành và các hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 6,2 tỷ đồng, giảm 50,44%; nhóm ngành dịch vụ khác đạt 476,3 tỷ đồng, tăng 1,03% so với năm 2019. Khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2020 ước tính thực hiện đạt 3.820 nghìn tấn, giảm 31,54% hay giảm 1.760 nghìn tấn so với năm 2019. Khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2020 ước tính đạt 45.969 nghìn tấn.km, giảm 60,99% hay giảm 71.871 nghìn tấn.km so với năm 2019. Số lượng hành khách vận chuyển năm 2020 ước tính đạt 1.467 nghìn hành khách, giảm 28,02% so với năm 2019. Số lượng hành khách luân chuyển năm 2020 ước tính đạt 80.790 nghìn HK.km, giảm 29,05% so với năm 2019. Sản lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển thực hiện ở mức thấp do dịch bệnh Covid-19, một phần do hiện nay có nhiều phương tiện cá nhân phát triển mạnh phù hợp theo xu hướng phát triển chung của xã hội. 6. Một số vấn đề xã hội - Dân số, lao động và việc làm Dân số trung bình năm 2020 của tỉnh Cao Bằng đạt 533.086 người, tăng 2.230 người, tương đương tăng 0,42% so với năm 2019, bao gồm dân số thành thị 136.010 người, chiếm 25,51%; dân số nông thôn 397.076 người, chiếm 74,49%; dân số nam 267.014 người, chiếm 50,09%; dân số nữ 266.072 người, chiếm 49,91%. Dân số thành thị tăng cao là do trong năm thực hiện Nghị quyết 864/NQ-UBTVQH14 và Nghị quyết 897/NQ- UBTVQH14 về sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh 12
- Cao Bằng; một số đơn vị cấp xã sáp nhập thành các thị trấn của các huyện như thị trấn Trùng Khánh của huyện Trùng Khánh, thị trấn Quảng Uyên, thị trấn Hoà Thuận thuộc huyện Quảng Hoà và thị trấn Nước Hai thuộc huyện Hoà An. Năm 2020, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh đạt 348.989 người, tăng 64 người so với năm 2019, trong đó lao động nam chiếm 50,62%; lao động nữ chiếm 49,38%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 20,35%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 79,65%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2020 đạt 345.914 người, giảm 588 người so với năm 2019, trong đó lao động khu vực kinh tế nhà nước 30.202 người, chiếm 8,73% tổng số lao động đang làm việc của toàn tỉnh; khu vực ngoài nhà nước 315.484 người, chiếm 91,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 288 người, chiếm 0,07%. Năm 2020, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 21,8%; trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 57,3%; khu vực nông thôn đạt 12,7%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 0,96%, trong đó khu vực thành thị 2,59%; khu vực nông thôn 0,55%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,45%; trong đó khu vực thành thị là 2,98%; khu vực nông thôn là 2,32%. - Đời sống dân cư Đời sống của dân cư được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người một tháng trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành năm 2020 ước đạt 2.185 nghìn đồng, tăng 8,71% so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 26,07% năm 2019 xuống còn 22,06% năm 2020. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là 95%, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2020 là 81,38%; Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 86,03%, tăng 4,53 điểm phần trăm so với năm 2019. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 đợt thiên tai đã gây thiệt hại, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của dân cư. Thiên tai xảy ra đã làm chết 03 người; bị thương 03 người; 07 nhà bị sập đổ, cuốn trôi; 7.963 nhà 13
- bị ngập lụt, sạt lở, tốc mái; 128,7 ha lúa bị hư hại; 622,3 ha hoa màu bị đổ gẫy, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại ước tính 81,93 tỷ đồng. - Giáo dục Năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh có 181 trường mẫu giáo, 344 trường phổ thông, bao gồm: 131 trường tiểu học, 99 trường trung học cơ sở, 24 trường trung học phổ thông, 84 trường phổ thông cơ sở và 6 trường trung học. Số giáo viên mẫu giáo năm học 2020 - 2021 là 2.500 người, tăng 0,16% so với năm học 2019 - 2020. Số giáo viên phổ thông 6.931 người, giảm 1,25%, bao gồm: 3.896 giáo viên tiểu học, giảm 1,72%; 2.202 giáo viên trung học cơ sở, giảm 1,65% và 833 giáo viên trung học phổ thông, tăng 2,08%. Nhìn chung, giáo viên đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh có 34.616 trẻ em đi học mẫu giáo, tăng 0,14% so với năm học 2019 - 2020; có 94.450 học sinh phổ thông, tăng 3,04%, bao gồm: 50.321 học sinh tiểu học, tăng 3,12%; 31.074 học sinh trung học cơ sở, tăng 3,25%; 13.055 học sinh trung học phổ thông, tăng 2,22%. - Y tế Số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2020 là 301 cơ sở, trong đó có 16 bệnh viện và trung tâm y tế, 2 phòng khám đa khoa khu vực, 161 trạm y tế xã, phường, thị trấn và 122 cơ sở y tế tư nhân. So với năm 2019 giảm 8,51%, nguyên nhân do sáp nhập các xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết 864/NQ-UBTVQH14 và Nghị quyết 897/NQ- UBTVQH14 về sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Cao Bằng. Tổng số giường bệnh là 2.343 giường, so với năm 2019 giảm 4,64%, trong đó 1.860 giường trong các bệnh viện và trung tâm y tế bằng 100%, 483 giường tại các trạm y tế, giảm 19,09%. Số giường bệnh bình quân 1 vạn dân (không tính giường bệnh tại các trạm y tế) năm 2020 là 34,9 giường bệnh. Tính đến 31/12/2020 số nhân lực y tế trên toàn tỉnh là 2.937 người, giảm 0,51% so với năm trước, trong đó 2.615 người làm trong ngành Y, 14
- giảm 0,72%; 322 người làm việc trong ngành Dược, tăng 1,26%. Số bác sĩ bình quân 1 vạn dân trong năm là 15 người/1 vạn dân. - Trật tự và an toàn xã hội Năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 80 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 37 người, bị thương 87 người. So với năm 2019, tai nạn giao thông giảm 5 vụ tai nạn, số người chết giảm 3 và giảm 5 người bị thương. Số vụ cháy, nổ toàn tỉnh năm 2020 xảy ra 27 vụ, so với năm 2019 giảm 5 vụ, làm 02 người bị thương, không có người chết. Giá trị thiệt hại do cháy nổ năm 2020 ước tính 7,596 tỷ đồng, so với năm trước giảm 35,12%. Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020 cơ bản phát triển ổn định mặc dù chịu ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã khắc phục những thiệt hại sau thiên tai, dần hồi phục vào những tháng cuối năm; công nghiệp được duy trì ổn định, một số sản phẩm tăng khá; khu vực dịch vụ tăng trưởng chậm lại, số tăng chủ yếu ở ngành: bán buôn, bán lẻ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo…; thu ngân sách vượt dự toán đề ra; giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả tích cực; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thực hiện tốt; tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội; công tác chăm lo các đối tượng chính sách và giảm nghèo, các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19… được quan tâm thực hiện; tình hình quốc phòng an ninh, ổn định. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. 15
- OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION IN CAO BANG PROVINCE IN 2020 The outbreak and spread of the COVID-19 pandemic across the globe made the world economic picture in 2020 very gloomy. Although Viet Nam’s economy was also heavily affected by the COVID-19 pandemic, it had a remarkable resilience thanks to proactive and creative countermeasures at all levels, macroeconomic and fiscal stability. In Cao Bang province, the Provincial People's Committee directed and managed authorities at all levels, sectors and localities to synchronously and effectively implement the objectives, tasks and solutions stated in the Resolutions of the Party, National Assembly and Government. 2020 was identified as a year of difficulties and challenges, thus authorities at all sectors and levels made efforts to promptly and effectively implement measures to support enterprises, together with enterprises to remove difficulties, maintain stable production and business; accelerate the work of budget revenue and expenditure and new rural development. Simultaneously, they regularly monitored, urged and checked the implementation situation in all sectors in each month, each quarter to strive to achieve the highest level of the set targets. 1. Economic growth Preliminary gross regional domestic product (GRDP) in 2020 grew by 4.91% over the same period last year. In the context of complicated developments of the COVID-19 epidemic, negatively affecting all socio- economic fields, the province's economy still maintained a positive growth rate which showed the province's great success in directing and managing the recovery of the economy, preventing and controlling epidemic; the determination and consensus of the entire political system, the efforts of the people and enterprise community to effectively implement the goal of “both epidemic control and socio-economic development”. In the general 17
- growth rate of the whole economy, the agriculture, forestry and fishery sector increased by 2.4%, contributing 0.54 percentage points to the growth rate of total added value of the whole economy; the industry and construction sector rose by 9.38%, sharing 1.95 percentage points; the service sector grew by 4.38%, making up 2.33 percentage points; product taxes less subsidies on production edged up by 2.47%, accounting for 0.09 percentage points. The size of the economy in 2020 at current prices reached 19,016.3 billion VND; GRDP per capita reached 35.7 million VND, an increase of 2.8 million VND compared to that in 2019. In terms of economic structure, the agriculture, forestry and fishery sector gained 4,410.7 billion VND, accounting for 23.2%; the industry and construction sector attained 3,798.2 billion VND, sharing 19.97%; service sector reached 10,114.9 billion VND, making up 53.19%; product taxes less subsidies on production was 692.5 billion VND, accounting for 3.64%. 2. State budget revenues, expenditures and insurance Total state budget revenue of the province in 2020 reached 23,673 billion VND, going up by 7.54% over the previous year. Of which: State budget balancing revenue reached 5,422 billion VND, edging up by 4.41% (accounting for 22.85% of total revenue); transfers from central budget reached 18,056 billion VND, rising by 7.47% (contributing 76.08% to the total revenue). Total state budget expenditure of the province in 2020 reached 21,395 billion VND, edging down by 0.44% compared to that in 2019. Of which: State budget balancing expenditure was 12,916 billion VND, declining by 7.40% (accounting for 60.37% of total expenditure); transfers to local budget reached 8,252 billion VND, climbing up by 10.52% (representing 38.57% of total expenditures). Total insurance revenue in 2020 reached 1,146 billion VND, of which social insurance attained 580 billion VND; health insurance gained 534 billion VND; unemployment insurance reached 32 billion VND. Total 18
- insurance expenditure in 2020 was 1,817 billion VND, of which social insurance expenditure reached 1,475 billion VND; health insurance reached 315 billion VND; unemployment insurance was 27 billion VND. 3. Investment Total realized investment in Cao Bang province in 2020 was estimated at 10,510,600 million VND at current prices, an increase of 5.7% compared to that in the same period in 2019. By management level: the centrally managed investment (ministries, sectors) was estimated at 535,866 million VND, going down by 51.6% compared to that in 2019; locally managed investment was estimated at 9,974,734 million VND, a remarkable increase of 12.9% compared to previous years. By types of ownership: State investment accounted for 64.7%, non-state investment contributed 35.3% to the total investment. By investment items, investment outlays at current prices in 2020 were estimated at 7,477,530 million VND, an increase of 8.2% compared to that in 2019, mainly investments in construction of roads, offices, schools, infrastructure, etc; Fixed assets procurement capital for production in 2020 was estimated at 1,225,000 million VND, equaled 8.8% of that in 2019, mainly investments of organizations and enterprises in purchasing machinery and equipment for business, investments of residential households in purchasing production equipment, investment properties, etc; Capital for fixed assets repair and upgrading was estimated to reach 1,485,800 million VND, a negligible increase compared to that in 2019; Supplement for working capital from owned capital was estimated at 316,070 million VND, a surge of 47.9% over the same period in 2019 mainly because enterprises increased their own capital, inventories, etc; The other investments were estimated at 6,200 million VND, rising by 15.2%. 4. Consumer price index The consumer price index (CPI) in December 2020 decreased by 2.06% compared to that in December 2019. However, the annual average CPI in 2020 increased by 4.89% compared to that in 2019. 19
- The annual average CPI in 2020 grew compared to that in 2019 mainly due to the high increase of some product groups: restaurants and catering services rose by 16.35% (of which: food climbed up by 24.64%); beverages and tobacco expanded by 2.79%; medicines and medical services increased by 4.39%. The main reason for the growth of CPI in 2020 was the increase in price of food group, especially pig price. African swine fever still occurred in the year, making the supply of live weight pig scarce. Accordingly, the price of pig and pig products increased sharply. The price of domestic gas was also adjusted monthly according to the global gas price. Specifically, the gas price in 2020 decreased by 3.39% compared to that in 2019. Domestically, the price of A95 petroleum was adjusted 10 times up, 13 times down with a total reduction of 3,940 VND per liter; diesel oil price was adjusted 9 times up and 14 times down with a total decline of 4,050 VND per liter, making the annual average price index of petroleum group in 2020 decrease by 25.17% over the same period. Authorities at all levels and sectors strengthened market inspection and control and at the same time implemented policies to stabilize the prices of some essential commodities in order to stabilize the market, especially, to prevent price from sudden increase, affecting people's lives during the Lunar New Year holidays. Gold price index in December 2020 grew by 29.44% over the same period last year; the average gold price index in 2020 rose by 26.41% compared to that in 2019. The US dollar price index in December 2020 was stable, neither increased nor decreased compared to that in the same period last year. However, the average US dollar price index in 2020 edged up by 0.18% compared to that in 2019. 6. Production and business results of some economic activities and sectors - Agriculture, forestry and fishery Total cereal production in 2020 reached 281,439 tons, going up by 0.91% (a rise of 2,526 tons); cereal production per capita reached 528 kg 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn