intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Nông 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:568

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2019” bao gồm dãy số liệu chính thức của các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và số liệu sơ bộ năm 2019, được phân tổ theo đơn vị hành chính, ngành và loại hình kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Nông 2019

  1. 1
  2. Chỉ đạo biên soạn Head of the compilation board HỒ NGỌC QUANG Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông Director of Dak Nong Statistics Office Tham gia biên soạn Members of the compilation board PHÒNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP VÀ CÁC PHÒNG THỐNG KÊ NGHIỆP VỤ GENERAL STATISTICAL AND THE COLLABORATION OF PROFESSIONALLY STATISTICAL Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông Dak Nong Statistics Office 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Niên giám Thống kê là ấn phẩm được Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông biên soạn và xuất bản hàng năm, nhằm đáp ứng rộng rãi yêu cầu thông tin thống kê của các ngành, các cấp và các đối tượng dùng tin. Nội dung bao gồm dãy số liệu thống kê cơ bản phản ánh thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông. Các chỉ tiêu thống kê được thu thập, xử lý, tổng hợp từ các báo cáo thống kê định kỳ, các cuộc điều tra thống kê và số liệu báo cáo của các sở, ngành liên quan theo đúng nội dung, phạm vi, phương pháp tính quy định. “Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2019” bao gồm dãy số liệu chính thức của các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và số liệu sơ bộ năm 2019, được phân tổ theo đơn vị hành chính, ngành và loại hình kinh tế. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của quý bạn đọc để Niên giám Thống kê Đắk Nông ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn cho người dùng tin./. Mọi sự góp ý xin liên hệ: Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông Điện thoại: 02613.54.44.55; Email: daknong@gso.gov.vn CỤC THỐNG KÊ TỈNH ĐẮK NÔNG 3
  4. FOREWORDS The Statistical Yearbook is an annual publication which is compiled and published by Dak Nong Statistics Office in order to widely meet the statistical requirements of authorities at all levels and data users. Its contents include basic data reflecting real socio - economic situation in Dak Nong province. Statistical indicators are collected, processed and aggregated from periodic statistical reports, statistical surveys and reported data of relevant departments and agencies in accordance with the prescribed content, scope and methodology. The "Dak Nong Statistical Yearbook 2019" presents a system of official data for the years 2015, 2016, 2017, 2018 and preliminary data of the year 2019 that are disaggregated by administrative units, sectors and economic activities. In the process of compilation, mistakes are unavoidable, Dak Nong Statistics Office would like to receive the comments and feedbacks from readers in order improve Dak Nong Statistical Yearbook in the next releasing and better satisfy the demands of data users. If you have any ideas or suggestions, please contact us via Dak Nong Statistics Office. Phone number: 02613.54.44.55 and email address: daknong@gso.gov.vn DAK NONG STATISTICS OFFICE 4
  5. MỤC LỤC CONTENTS Phần Trang Part Page Lời nói đầu 3 Forewords 4 I. Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông năm 2019 7 Socio-economic overview of Dak Nong province in 2019 17 II. Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu Administrative unit, land and climate 29 III. Dân số và Lao động Population and Labour 45 IV. Tài khoản quốc gia, Ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm National accounts, State budget and Insurance 95 V. Đầu tư và Xây dựng - Investment and Construction 135 VI. Doanh nghiệp, Hợp tác xã và Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể Enterprise, Cooperative and Individual business establishment 169 VII. Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản Agriculture, Forestry and Fishing 277 VIII. Công nghiệp - Industry 389 IX. Thương mại và Du lịch - Trade and Tourism 415 X. Chỉ số giá - Price index 435 XI. Vận tải, Bưu chính và Viễn thông Transport, Postal service and Tele-communications 459 XII. Giáo dục, Đào tạo và Khoa học, Công nghệ Education, Training and Science, Technology 479 XIII. Y tế, Thể thao, Mức sống dân cư, Trật tự, An toàn xã hội, Tư pháp và Môi trường Health, Sport, Living standards,Social order, Safety, Justice and Environment 525 5
  6. 6
  7. TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2019 Năm 2019 tình hình kinh tế - xã hội diễn ra trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; các chương trình chính sách và hành động của Chính phủ, các ngành, các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh; các hoạt động cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rà soát và kêu gọi các dự án đầu tư; chương trình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; việc quảng bá và xúc tiến các sản phẩm chủ lực của địa phương để từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng để chủ động hội nhập thị trường trong và ngoài nước tiếp tục được đẩy mạnh và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Đối với tỉnh Đắk Nông, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, các Sở ban, ngành đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định giá cả, kích cầu tiêu dùng, có biện pháp đối phó với thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội,… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; đa phần người dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính, nhưng thời gian qua giá cả một số mặt hàng nông nghiệp không ổn định, đặc biệt là giá tiêu và cà phê xuống thấp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất và đời sống nhân dân; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; cơ sở hạ tầng giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. 1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) sơ bộ năm 2019 theo giá so sánh 2010 đạt 18.276 tỷ đồng; tăng 6,37% so với năm 2018, trong đó: Khu vực 7
  8. nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,92%, đóng góp 2,35 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,51%, đóng góp 0,88 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,61%, đóng góp 2,64 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 11,32%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Cơ cấu nền kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng theo đúng định hướng của tỉnh. Năm 2019, tỷ trọng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 38,82% năm 2018 xuống 36,34% năm 2019 (-2,48%); tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,79% năm 2018 lên 17,08% năm 2019 (+1,29%); tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng nhẹ. Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn đối với nền kinh tế của tỉnh. Năm 2019, quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt 28.787 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 45,99 triệu đồng, tương đương 1.995 USD, tăng 4,24%, tương đương tăng 81 USD so với năm 2018. 2. Thu, chi ngân sách Nhà nước và bảo hiểm Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 ước tính đạt 13.082,64 tỷ đồng, tăng 1.629 tỷ đồng (tăng 14,23%) so với năm 2018, trong đó: Thu nội địa đạt 2.475,83 tỷ đồng (chiếm 18,92% tổng thu), tăng 13,27%; thu ngân sách từ hoạt động (Hải quan) xuất, nhập khẩu đạt 161,44 tỷ đồng (chiếm 1,23% tổng thu), giảm 6,54%. Hiện nay, tỉnh Đắk Nông vẫn chủ yếu dựa vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cấp, năm 2019 thu từ nguồn này ước đạt 8.036,18 tỷ đồng (chiếm 61,43% tổng thu), tăng 3,46% so với năm trước. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2019 ước tính đạt 11.549,67 tỷ đồng, tăng 8,67% so với năm 2018, trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 2.641,83 tỷ đồng (chiếm 22,87% tổng chi), tăng 74,65%; chi thường xuyên ước đạt 4.580,78 tỷ đồng (chiếm 39,66%), tăng 8,29%. Trong tổng chi thường xuyên, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo ước đạt 1.858,97 tỷ đồng 8
  9. (chiếm 16,1% tổng chi), tăng 8,46%; chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình ước đạt 620,86 tỷ đồng (chiếm 5,38% tổng chi), tăng 6,75%; chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể ước đạt 1.014,16 tỷ đồng (chiếm 8,78% tổng chi), tăng 6,36%;... Năm 2019, toàn tỉnh có 606.966 người tham gia bảo hiểm, trong đó: 36.288 người tham gia Bảo hiểm xã hội, tăng 4,42% so với năm 2018; 544.459 người tham gia Bảo hiểm y tế, tăng 3,29% và 26.219 người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, giảm 0,8% so với năm trước. Tổng số thu bảo hiểm năm 2019 đạt 973 tỷ đồng, tăng 7,40% so với năm 2018, trong đó: Thu Bảo hiểm xã hội đạt 477 tỷ đồng, chiếm 49,02% tổng số thu bảo hiểm; thu Bảo hiểm y tế đạt 466 tỷ đồng, chiếm 47,89% thu Bảo hiểm thất nghiệp đạt 30 tỷ đồng, chiếm 3,08%. Tổng số chi bảo hiểm năm 2019 đạt 639 tỷ đồng, giảm 15,36% so với năm 2018, trong đó: Chi Bảo hiểm xã hội đạt 370 tỷ đồng, chiếm 57,9% tổng số chi bảo hiểm; chi Bảo hiểm y tế đạt 250 tỷ đồng, chiếm 39,12%; chi Bảo hiểm thất nghiệp đạt 19 tỷ đồng, chiếm 2,97%. Tổng số dư bảo hiểm cuối năm 2019 đạt 334 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2018, trong đó: Số dư Bảo hiểm xã hội đạt 107 tỷ đồng, giảm 4,46%, chiếm 32,04% tổng số dư bảo hiểm; số dư Bảo hiểm y tế đạt 216 tỷ đồng, tăng 8,3 lần, chiếm 64,67% và Bảo hiểm thất nghiệp đạt 11 tỷ đồng, giảm 15,38%, chiếm 3,29%. 3. Vốn đầu tư - Xây dựng Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh năm 2019 theo giá hiện hành đạt trên 9.303 tỷ đồng, bằng 32,32% GRDP, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý đạt gần 878 tỷ đồng, chiếm 9,44% tổng vốn đầu tư thực hiện; vốn Địa phương quản lý đạt trên 8.425 tỷ đồng, chiếm 90,56%. Phân theo nguồn vốn: Vốn khu vực Nhà nước đạt gần 3.048 tỷ đồng, chiếm 32,76%; khu vực ngoài nhà nước đạt gần 6.186 tỷ đồng, chiếm 66,49%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 69 tỷ đồng, chiếm 0,75%. 9
  10. Theo giá so sánh năm 2010, tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh năm 2019 đạt 6.551,6 tỷ đồng, giảm 1,18% so với năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt trên 2.146 tỷ đồng, giảm 9,1%; khu vực ngoài nhà nước đạt trên 4.356 tỷ đồng, tăng 3,15%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 49 tỷ đồng, tăng 7,95%. Phân theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt trên 3.829 tỷ đồng, giảm 2,27%; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB đạt trên 1.226 tỷ đồng, tăng 0,86%; vốn đầu tư sửa chữa nâng cấp TSCĐ đạt trên 687 tỷ đồng, tăng 1,69%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động đạt gần 763 tỷ đồng, giảm 1,45%; vốn đầu tư khác đạt gần 46 tỷ đồng, giảm 0,51%. Về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, năm 2019 có 01 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 7,70 triệu đô la Mỹ đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đối tác đầu tư của dự án này là Hàn Quốc. Lũy kế đến ngày 31/12/2019, số dự án được cấp phép còn hiệu lực là 8 dự án, với số vốn đăng ký là 219,45 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký là 123 triệu USD, ngành sản xuất và phân phối điện là 48,8 triệu USD; ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy là 24,2 triệu USD; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 23,5 triệu USD; các đối tác đầu tư chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a,… Năm 2019, diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành đạt 733.903 m2, tăng 3,36% so với năm 2018, trong đó diện tích nhà ở riêng lẻ chiếm 100% tổng diện tích. Trong 100% nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ dưới 4 tầng chiếm 99,65%; nhà riêng lẻ từ 4 tầng trở lên chiếm 0,08%; nhà biệt thự chiếm 0,27%. 4. Chỉ số giá Trong năm 2019 giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm và gian lận thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội. 10
  11. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 4,7% so với tháng 12/2018. CPI bình quân năm 2019 tăng 2,48% so với bình quân năm 2018, đây là mức tăng vừa phải so với những năm gần đây. Trong đó nhóm có mức bình quân tăng cao nhất là chỉ số giá vàng tăng 5,43 và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,11% (nhóm thực phẩm tăng 6,31%); tiếp đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 3,45%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,19%; các mặt hàng còn lại có mức tăng nhẹ hoặc giảm so với năm trước (các nhóm hàng giảm như: thiết bị và đồ dùng gia đình, giao thông, bưu chính viễn thông, văn hóa giải trí và du lịch); chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,96%. 5. Doanh nghiệp - Cơ sở kinh tế Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2019 là 1.330 doanh nghiệp, tăng 7,87% so với năm 2018, trong đó, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 1.304 doanh nghiệp, chiếm 98,05%, tăng 7,41%; doanh nghiệp Nhà nước là 21 doanh nghiệp, chiếm 1,58%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 05 doanh nghiệp, chiếm 0,38%. Lao động đang làm việc trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp là 17.218 người, tăng 10,58% so với năm 2018, trong đó lao động nữ chiếm 32,63%, tăng 3,6%. Xét theo loại hình doanh nghiệp, lao động trong doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,97%; lao động trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,69%; lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7,32%. Năm 2019, toàn tỉnh có 26.366 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, tăng 4,17% so với năm 2018; có 40.670 người tham gia lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, tăng 4,75%, trong đó lao động nữ chiếm 53,81%, tăng 3,41%. Giá trị tài sản cố định của các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp đạt gần 4.256 tỷ đồng, tăng 46,84% so với năm trước. 6. Kết quả sản xuất, kinh doanh một số ngành, lĩnh vực - Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tình hình sản xuất nông, lâm và thủy sản của tỉnh đang có những chuyển biến rõ nét; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định cho người sản xuất nông nghiệp; đóng góp một phần vào giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng 11
  12. kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây do thời tiết biến đổi phức tạp, giá cả một số mặt hàng nông sản giảm mạnh đã làm cho đời sống của người sản xuất nông nghiệp có phần khó khăn hơn. Tổng giá trị gia tăng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá cố định 2010) năm 2019 đạt trên 7.215 tỷ đồng, tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,35 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh (6,37%). Một số sản phẩm chính như: Cây cà phê: Diện tích hiện có 129.225 ha, chiếm 59,71% trong tổng diện tích các loại cây lâu năm và giảm 0,25% so với năm trước, sản lượng đạt 300.440 tấn, tăng 6,93%; Cao su: Diện tích hiện có 24.235 ha, giảm 5,39%, sản lượng đạt 27.324 tấn, tăng 2,25%; Cây tiêu: Diện tích 34.957 ha, tăng 1,17% so với năm trước, sản lượng đạt 44.750 tấn, tăng 5,97%; Cây điều: Diện tích hiện có 15.412 ha; tăng 4,96%, sản lượng ước đạt 17.606 tấn, tăng 5,80%,… Đàn trâu: Hiện có 5.321 con, giảm 1,4% so với năm 2018; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 565 tấn, tăng 0,9%. Đàn bò: hiện có 31.208 con, giảm 6,2%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.931 tấn, tăng 11,7%. Đàn lợn: Hiện có 189.469 con, tăng 8,5%, trong đó: lợn thịt là 155.049 con, tăng 13,7%; lợn nái là 15.889 con, giảm 16,7%; lợn đực giống là 422 con, giảm 44,1%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 30.035 tấn, tăng 9,6%. Đàn gia cầm: hiện có 2.485 nghìn con, giảm 5,7% so với năm trước;... - Công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2019 nhìn chung ổn định và tăng so với năm trước, tuy nhiên mức tăng năm nay thấp hơn nhiều so với ba năm gần đây, nguyên nhân do hiện nay Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã đi vào hoạt động ổn định và đã tiệm cận công suất. Năm 2019 đã sản xuất được 680 nghìn tấn Alumin, giá trị sản xuất được tạo ra từ ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Chính vì vậy nền công nghiệp tỉnh Đắk Nông phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của ngành này. Chỉ số sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp năm 2019 tăng 4,34% so với năm 2018, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 0,81%; 12
  13. ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,92%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước dự tính tăng 3,40%; ngành cung cấp nước, hoạt động thu gom, xử lý rác thải tăng 7,03%. So với mức tăng IIP của năm 2018 so với cùng kỳ năm trước thì chỉ số IIP năm nay tăng thấp (IIP năm 2018 tăng 9,0% so với năm 2017). Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2019: Đá xây dựng đạt 1.061 nghìn m3, giảm 3,55% so với năm trước; hạt điều khô đạt 2.066 tấn, tăng 55,34%; ván ép từ gỗ đạt 70.776 m3, giảm 0,17%; cồn béo công nghiệp đạt 2.244 tấn, giảm 44,1%; gạch nung các loại đạt 95.199 nghìn viên, giảm 6,98%; alumin đạt 680 nghìn tấn, tăng 4,98%; điện sản xuất đạt 1.580 triệu kwh, tăng 3,95%; điện thương phẩm đạt 523 triệu kwh, tăng 10,34%; nước thành phẩm đạt 3.487 nghìn lít, tăng 9,62%. - Thương mại và du lịch: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính đạt 14.727 tỷ đồng, tăng 10,31% so với năm trước. Trong đó: ngành kinh doanh, bán lẻ hàng hóa đạt 11.941 tỷ đồng, chiếm 81,08% tổng số và tăng 10,42% so với năm 2018; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.873 tỷ đồng, chiếm 12,72% và tăng 10,01%; du lịch lữ hành đạt 749 triệu đồng, chiếm 0,005% và tăng 6,39%; dịch vụ khác đạt 912 tỷ đồng, chiếm 6,2% và tăng 9,53%. Tính đến thời điểm 31/12/2019, toàn tỉnh có 46 chợ được xếp hạng, tăng 2,22% so với năm 2018, có 01 chợ hạng 1, 05 chợ hạng 2 và 40 chợ hạng 3. Có 02 siêu thị, trung tâm thương mại cấp độ hạng 3. Trong năm số lượt khách du lịch nghỉ qua đêm đạt 486.340 lượt người, tăng 8,74% so với năm 2018; lượt khách trong ngày đạt 509.400 lượt người, tăng 9,51%; lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 554 lượt người, tăng 40,97%; lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 995.740 lượt người, tăng 9,13% so với cùng kỳ năm trước. 7. Một số vấn đề xã hội - Dân số, lao động và việc làm: Dân số trung bình năm 2019 của toàn tỉnh đạt 625.822 người, tăng 10.402 người, tương đương tăng 1,69% so với năm 2018, trong đó dân số thành thị: 95.404 người, chiếm 15,24%; dân số 13
  14. nông thôn: 530.418 người, chiếm 84,76%; dân số nam: 322.531 người, chiếm 51,54%; dân số nữ: 303.291 người, chiếm 48,46%. Tổng tỷ suất sinh đạt 2,68 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế. Tỷ lệ tăng tự nhiên là 13,7‰; tỷ suất sinh thô là 20,0‰; tỷ suất chết thô là 6,3‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 24,3‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 21,0‰. Tuổi thọ trung bình của dân số toàn tỉnh là 73,6 năm, trong đó nam là 71,0 năm và nữ là 76,3 năm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh đạt 374.093 người, tăng 6.735 người so với năm 2018, trong đó lao động nam chiếm 54,53%; lao động nữ chiếm 45,47%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 14,25%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 85,75%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2019 đạt 370.018 người, tăng 3.278 người so với năm 2018, trong đó: Lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước cao nhất với 343.461 người, chiếm 92,82% trong tổng số lao động đang làm việc toàn tỉnh; khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài thấp nhất với 1.281 người, chiếm 0,35%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 14,0% (cao hơn mức 13,7% của năm 2018), trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 41,44%; khu vực nông thôn đạt 9,57%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động là 1,14%, trong đó: khu vực thành thị 3,56%; khu vực nông thôn 0,73%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 0,95%, trong đó: khu vực thành thị 0,42%; khu vực nông thôn 1,04%. - Giáo dục: Năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh có 123 trường mầm non, giảm 2,38% so với năm học trước (giảm 03 trường) và có 247 trường phổ thông, giảm 6,08% (giảm 16 trường), bao gồm: 138 trường tiểu học, giảm 12 trường; 73 trường trung học cơ sở, giảm 07 trường; 24 trường trung học phổ thông, giảm 01 trường; 07 trường phổ thông cơ sở, tăng 03 trường; 05 trường trung học, tăng 01 trường. Số giáo viên mẫu giáo là 2.176 người, tăng 6,77% so với năm học 2018 - 2019; số giáo viên phổ thông là 6.901 người, giảm 0,52%, bao gồm: 3.373 giáo viên tiểu học, giảm 1,17%; 2.312 14
  15. giáo viên trung học cơ sở, tăng 1,45% và 1.216 giáo viên trung học phổ thông, giảm 2,33%. Số giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên đối với giáo viên ở tất cả các bậc học là 100%. Học sinh: có 37.516 trẻ em đi học mẫu giáo, tăng 0,09% so với năm học trước; 136.325 học sinh phổ thông, tăng 2,05%, bao gồm: 71.394 học sinh tiểu học, tăng 0,44%; 44.853 học sinh trung học cơ sở, tăng 4,98% và 20.078 học sinh trung học phổ thông, tăng 1,48%. Số học sinh bình quân một lớp học năm học: Mẫu giáo là 28 học sinh/lớp; cấp tiểu học là 30 học sinh/lớp; cấp trung học cơ sở là 38 học sinh/lớp và cấp trung học phổ thông là 39 học sinh/lớp. Số học sinh bình quân một giáo viên: Mẫu giáo là 17 học sinh/giáo viên; cấp tiểu học là 21 học sinh/giáo viên; cấp trung học cơ sở là 19 học sinh/giáo viên và cấp trung học phổ thông là 17 học sinh/giáo viên. - Y tế: Số cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước quản lý tại thời điểm 31/12/2019 là 80 cơ sở, bao gồm: 8 bệnh viện, 1 nhà hộ sinh và 71 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Số giường bệnh do Nhà nước quản lý tại thời điểm trên là 1.606 giường, tăng 3,88% so với năm 2018, trong đó có 1.243 giường trong các bệnh viện, tăng 7,62%; có 359 giường tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn, giảm 7,24%. Số giường bệnh bình quân 1 vạn dân năm 2019 là 25,66 giường bệnh, tăng so với bình quân 25,12 giường bệnh của năm 2018. Tại thời điểm 31/12/2019, số nhân lực y tế do Nhà nước quản lý là 1.784 người, giảm 0,72% so với năm 2018, trong đó có 1.608 người làm việc trong ngành Y và 176 người làm việc trong ngành Dược. Số bác sĩ bình quân 1 vạn dân đã tăng từ 7,77 người năm 2018 lên 7,80 người năm 2019. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin năm 2019 đạt 96%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi năm 2019 là 19,7%, thấp hơn 0,9% so với năm 2018. - Đời sống dân cư: Đời sống của dân cư ổn định và tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành tăng từ 2.804 nghìn đồng năm 2018 lên 2.840 nghìn đồng năm 2019 (tăng 1,28%). 15
  16. Tỷ lệ hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 99,95%, hộ dùng hố xí hợp vệ sinh đạt 60%. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều đã giảm từ 13,51% năm 2018 xuống còn 10,52% năm 2019 (giảm 2,99 điểm phần trăm). - Trật tự và an toàn xã hội: Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 81 vụ tai nạn giao thông, làm 48 người chết và 72 người bị thương. So với năm 2018, số vụ tai nạn giao thông giảm 25,0% (giảm 27 vụ); số người chết giảm 18,64% (giảm 11 người); số người bị thương giảm 30,77% (giảm 32 người). Xảy ra 14 vụ cháy nổ, làm 02 người chết và 02 người bị thương, ước giá trị tài sản thiệt hại do cháy nổ gây ra là 4,3 tỷ đồng. So với năm trước, số vụ cháy nổ giảm 08 vụ (giảm 36,36%), số người chết giảm 02 người và số người bị thương giảm 03 người; giá trị tài sản thiệt hại giảm 3,4 tỷ đồng. - Thiệt hại do thiên tai: Năm 2019, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề tới sản xuất và đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu sơ bộ, thiên tai đã làm 5 người chết và mất tích; 130 nhà bị sập đổ, cuốn trôi; 104 nhà bị tốc mái và bị ngập nước; 704 ha lúa và 39 ha hoa màu bị thiệt hại. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2019 ước tính khoảng 39,5 tỷ đồng. 16
  17. OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION IN DAK NONG IN 2019 In 2019, the socio-economic situation in the province took place in the context that the domestic and international markets had many positive changes, such as the policies and action programs of the Government, authorities at all levels and sectors created favorable conditions for businesses to boldly invest in production and business; administrative reform activities, removing difficulties for enterprises, monitoring and calling for investment projects; hi-tech agricultural application program; the promotion of local key products to gradually improve the quality and variety of products to meet consumer needs, in order to continue promoting proactively integration of domestic and foreign markets and creating a premise for socio-economic development in the coming time. In Dak Nong province, the provincial Party Committee, the People's Committee and the provincial authorities at all levels and sectors focused on implementing synchronously many solutions, promoting production and business, stabilizing prices, stimulating consumer demand, and implementing measures to deal with natural disasters and ensure social security, etc. However, besides the basic advantages, the socio-economy of Dak Nong province still faced many difficulties and challenges. Although most of people in the province were mainly engaged in agricultural production, the prices of some agricultural commodities were unstable over time, especially prices of pepper and coffee plummeted affecting seriously production situation and people's life. Almost all enterprises in the province were small with low production and business efficiency and their products had low competitiveness. Transport infrastructure in remote areas was still limited. The life of people in ethnic minority areas, remote areas still faced many difficulties. 1. Economic growth and restructure Preliminary gross regional domestic product (GRDP) in 2019 at constant prices 2010 was 18,276 billion VND, increasing by 6.37% over 2018, of which: the agriculture, forestry and fishery sector went up 5.92%, 17
  18. contributing 2.35 percentage points to the general increase; industry and construction edged up by 5.51%, contributing 0.88 percentage points; service sector grew by 6.61%, sharing 2.64 percentage points; product taxes less subsidies on production increased by 11.32%, accounting for 0.5 percentage points. The economic structure shifted in a positive direction: the proportion of agriculture, forestry and fishery was gradually reduced, the proportion of industry-construction was gradually increased in accordance with the orientation of the province. In 2019, the proportion in the agriculture, forestry and fishery sector decreased from 38.82% in 2018 to 36.34% in 2019 (a decline of 2.48%); The proportion of industry - construction sector increased from 15.79% in 2018 to 17.08% in 2019 (an expansion of 1.29%); The share of the service sector and product taxes less subsidies on production increased slightly. However, the agriculture, forestry and fishery still made up a large proportion in the province's economy. In 2019, the GRDP at current prices reached 28,787 billion VND; GRDP per capita reached 45.99 million VND, equaling 1,995 USD, an increase of 4.24%, equivalent to an increase of 81 USD compared to 2018. 2. State budget revenue, expenditure and insurance Total State budget revenue in 2019 was estimated at 13,082.64 billion VND, gaining an increase of 1,629 billion VND (equaling a rise of 14.23%) compared to 2018, of which: domestic revenues reached 2,475.83 billion VND (accounting for 18.92% of total revenue), growing by 13.27%; State budget revenue from import and export activities reached 161.44 billion VND (accounting for 1.23% of total revenue), going down 6.54%. Currently, Dak Nong province still mainly relied on additional revenue from the superior bodies, in 2019, revenue from this source was estimated at 8,036.18 billion VND (sharing 61.43% of total revenue), an increase of 3.46% compared with last year. Total State budget expenditure in 2019 was estimated at 11,549.67 billion VND, going up 8.67% compared to 2018, of which: Development investment expenditure was estimated at 2,641.83 billion VND (accounting for 22.87% of total expenditure), an increase of 74.65%; recurrent expenditure was estimated 18
  19. at 4,580.78 billion VND (accounting for 39.66%), increasing by 8.29%. In the total recurrent expenditure, education and training expenditure was estimated at 1,858.97 billion VND (contributing 16.1% to total expenditure), increasing by 8.46%; expenditure for health, population and family planning was estimated at 620.86 billion VND (sharing 5.38% of total expenditure), an expansion of 6.75%; expenditure for administrative management, Party and unions was estimated at 1,014.16 billion VND (accounting for 8.78% of total expenditure), rising by 6.36%; etc. In 2019, the province had 606,966 persons participating in insurance, of which: 36,288 persons engaged in Social insurance, an increase of 4.42% compared to 2018; 544,459 persons joining Health insurance, an augment of 3.29% and 26,219 persons participating in Unemployment insurance, a decline of 0.8% against the previous year. Total insurance revenue in 2019 reached 973 billion VND, an increase of 7.40% compared to 2018, of which: Social insurance revenue reached 477 billion VND, accounting for 49.02% of total insurance revenue; revenue from Health insurance reached 466 billion VND, accounting for 47.89% of total insurance revenue; revenue from Unemployment insurance reached 30 billion VND, accounting for 3.08%. Total insurance expenditures in 2019 reached 639 billion VND, going down 15.36% compared to 2018, of which: Social insurance expenditures reached 370 billion VND, accounting for 57.9% of total insurance expenditures; Health insurance expenditures was 250 billion VND, accounting for 39.12%; Unemployment insurance expenditures was 19 billion VND, accounting for 2.97%. The total insurance balance at the end of 2019 reached 334 billion VND, increasing by 2.2 times over that in 2018, of which: Social insurance balance reached 107 billion VND, going down 4.46%, accounting for 32.04% of the total insurance balance; the balance of Health Insurance reached 216 billion VND, rising by 8.3 times, accounting for 64.67% and Unemployment insurance balance reached 11 billion VND, declining by 15.38%, accounting for 3.29%. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0