intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2021 (Langson statistical yearbook 2021)

Chia sẻ: Dương Hoàng Lạc Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:484

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2021 (Langson statistical yearbook 2021)" với nội dung gồm các biểu số liệu và phần giải thích thuật ngữ, nội dung, phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, cuốn sách còn bao gồm nội dung khái quát những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và một số ngành, lĩnh vực năm 2021. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2021 (Langson statistical yearbook 2021)

  1. Chỉ đạo biên soạn: TRẦN LÊ TUÂN Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn Tham gia biên soạn: PHÒNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP VÀ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn 2
  2. LỜI NÓI ĐẦU “Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn” là ấn phẩm được Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn biên soạn và xuất bản hàng năm, bao gồm những số liệu cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và của các huyện, thành phố. Trong cuốn Niên giám năm 2021 này, bên cạnh các biểu số liệu và phần giải thích thuật ngữ, nội dung, phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, cuốn sách còn bao gồm nội dung khái quát những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và một số ngành, lĩnh vực năm 2021. Các ký hiệu nghiệp vụ cần lưu ý: (-): Không có hiện tượng phát sinh; (...): Có hiện tượng phát sinh nhưng không thu thập được số liệu. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân về nội dung cũng như hình thức đối với ấn phẩm. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp ý để Niên giám Thống kê ngày càng hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại liên hệ: (0205) 3812 112. CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN 3
  3. FOREWORD "LangSon Statistical Yearbook" is a publication compiled and published annually by LangSon Statistics Office, which contains basic data on the socio-economic situation of the province and of districts and city. In this yearbook 2021, besides the data tables and explanatory of terminology, content and methodology of some statistical indicators, there is overview on socio-economic situation in province and in some main sectors and fields in 2021. Special symbols uses in the book: (-): No facts occurred; (...): Facts occurred but no infomation. LangSon Statistics Office sincerely thanks for comments and helps of all agencies, offices and individuals in both content and format of the publication. We would like to continue receiving comments and feedbacks so that statistical yearbook becomes more and more ferfect, and better meets the needs of statistical information users. All comments should be sent to LangSon Statistics Office. Phone number: (0205) 3812 112. LANGSON STATISTICS OFFICE 4
  4. MỤC LỤC - CONTENTS Phần Trang Part Page LỜI NÓI ĐẦU 3 FOREWORD 4 TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2021 7 I ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU ADMINISTRATIVE UNIT, LAND AND CLIMATE 23 II DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG - POPULATION AND LABOUR 39 III TÀI KHOẢN QUỐC GIA, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ BẢO HIỂM NATIONAL ACCOUNTS, STATE BUDGET AND INSURANCE 83 IV ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG INVESTMENT AND CONSTRUCTION 117 V DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ THỂ ENTERPRISE, COOPERATIVE AND INDIVIDUAL BUSINESS ESTABLISHMENT 149 VI NÔNG NGHỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN AGRICULTURE, FORESTRY AND FISHING 243 VII CÔNG NGHIỆP - INDUSTRY 323 VIII THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH - TRADE AND TOURISM 347 IX CHỈ SỐ GIÁ - PRICE INDEX 367 X VẬN TẢI, BƯU CHÍNH VÀ VIỄN THÔNG TRANSPORT, POSTAL SERVICES AND TELECOMMUNICATIONS 391 XI GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ EDUCATION, TRAINING AND SCIENCE, TECHNOLOGY 409 XII Y TẾ, THỂ THAO, MỨC SỐNG DÂN CƯ, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, TƯ PHÁP VÀ MÔI TRƯỜNG HEALTH, SPORT, LIVING STANDARDS, SOCIAL ORDER, SAFETY, JUSTICE AND ENVIRONMENT 451 5
  5. 6
  6. TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2021 BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Tình hình thế giới Kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi nhưng động lực đã yếu đi so với nửa đầu năm 2021. Sự khác biệt trong triển vọng kinh tế giữa các quốc gia do chênh lệch lớn trong tiếp cận vắc-xin và hỗ trợ chính sách vẫn là một mối lo ngại lớn. Tăng trưởng toàn cầu phục hồi chậm. Phục hồi thương mại toàn cầu có xu hướng chậm dần. Giá cả và lạm phát có xu hướng tăng. Thị trường tài chính nhìn chung vẫn tích cực. Thị trường lao động phục hồi không đồng đều. Tình hình trong nước Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, một lần nữa chứng tỏ khả năng chống chịu tốt. Một phần nhờ các hoạt động kinh tế được khôi phục ở các tỉnh thành phía Nam, bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục được cải thiện, nhưng chưa phục hồi hoàn toàn. Số doanh nghiệp mới tăng mạnh khi các hoạt động kinh tế và dịch vụ hành chính được khôi phục sau giãn cách. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cao kỷ lục ở mức 31,9 tỷ USD trong 11 tháng, góp phần cải thiện cán cân thương mại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giữ vững, nhất là trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Lạm phát tăng nhẹ do tăng giá nhiên liệu và cải thiện nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tình hình của tỉnh Công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh đạt kết quả cao, nhận được sự đồng tình, ủng hộ, hỗ trợ tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội có những biến chuyển tích cực. Sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp đạt tốc độ phát triển theo kế hoạch; thương mại, dịch vụ hoạt động ổn định trở lại, một số lĩnh vực tăng so với cùng kỳ. 7
  7. Bên cạnh những thuận lợi cũng vẫn còn một số khó khăn, hạn chế đó là: Do tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế hoạch, nhất là các lĩnh vực dịch vụ và du lịch; một số phường, xã, thị trấn phát sinh các ca nhiễm Covid-19 phải thực hiện các biện pháp cách ly, phong tỏa nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, tiêu thụ nông sản khi đến mùa vụ. Thời tiết trong những tháng đầu năm khô hạn, ít mưa đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng vụ Đông Xuân và cháy rừng tại một số địa bàn. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế - xã hội” và “vừa phòng chống đại dịch Covid-19”. Cấp ủy và chính quyền các cấp tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận như sau: I. KẾT QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021 1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế năm 2021 của tỉnh ước tính tăng 6,67% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của tỉnh với mức tăng trưởng năm 2021 Lạng Sơn xếp thứ 3/14 các tỉnh trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; so với cả nước xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính năm 2021 tăng 6,67% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,86%, đóng góp 1,26 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,31%, đóng góp 2,26 điểm phần trăm; 8
  8. khu vực dịch vụ tăng 5,66%, đóng góp 2,79 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,41%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong năm 2021, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong điều kiện tương đối thuận lợi. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, tập trung cho các nhóm sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương; khoa học và công nghệ được ứng dụng, từng bước mang lại hiệu quả; công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm được quan tâm, đã tạo nên thương hiệu và giá trị cho một số sản phẩm của địa phương. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; trong đó, đàn lợn tăng cao so với cùng kỳ do dịch tả lợn châu Phi được khống chế, người chăn nuôi yên tâm đẩy mạnh công tác tái đàn, nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được duy trì và phát triển; tăng cường phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Khu vực công nghiệp - xây dựng: Sản xuất công nghiệp trên địa bàn cơ bản ổn định và tiếp tục phát triển. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 ước tăng 5,28% so với cùng kỳ. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu cơ bản hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Thành lập Cụm công nghiệp Hợp Thành 1, huyện Cao Lộc; xem xét bổ sung Cụm công nghiệp Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng; Cụm công nghiệp Đình Lập vào Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Hữu Lũng; phối hợp triển khai lập quy hoạch chi tiết, lựa chọn nhà đầu tư, thành lập Khu công nghiệp Hữu Lũng. Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng được tập trung thực hiện quyết liệt, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và giải ngân vốn đầu tư công. Đã hoàn thành nhiều công trình, dự án, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước phát huy hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, cải thiện đời sống 9
  9. nhân dân. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,31% so với cùng kỳ. Khu vực dịch vụ: Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương mại nội địa vẫn được duy trì ổn định, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và khan hiếm hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu được bảo đảm cung ứng đầy đủ. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết đoán, quyết tâm kiểm soát, chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh, dự báo đúng diễn biến của dịch bệnh cùng với sự nỗ lực, cố gắng của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiểm soát và hạn chế thấp nhất lây lan trong cộng đồng; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ tiếp tục được duy trì trong khoảng an toàn. Hầu hết các ngành dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm: Tăng 7,41%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt 37.293 tỷ đồng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,14%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 23,21%; khu vực dịch vụ chiếm 49,95%; thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm chiếm 4,70%. GRDP bình quân đầu người đạt 46,8 triệu đồng. 2. Thu, chi ngân sách - Về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Những tháng đầu năm dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phục hồi, tạo đà cho kim ngạch xuất nhập khẩu của các nhóm hàng nguyên liệu sản xuất tăng. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: hoa quả, ván gỗ bóc, đồ gỗ mỹ nghệ, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên một số tỉnh đã tạm thời đóng cửa khẩu, các chủ hàng đã chuyển hướng xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Doanh nghiệp nhập khẩu 10
  10. một số mặt hàng như điện thoại, hàng tiêu dùng, tạp hóa đã thay đổi hình thức từ vận chuyển đường biển sang vận chuyển đường bộ để tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển. Nhu cầu nhập khẩu các loại phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ các dự án lớn như sân bay, đường cao tốc vẫn tiếp tục gia tăng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 ước đạt 28.776 tỷ đồng, tăng 7,23% so với năm 2020. Trong đó, thu nội địa đạt 3.285 tỷ đồng, tăng 11,09% so với năm 2020, thu hải quan đạt 7.715 tỷ đồng, tăng 84,39% so với năm 2020. - Về chi ngân sách địa phương Tập trung quản lý chi ngân sách Nhà nước theo đúng quy định về tiêu chuẩn, chế độ, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm; rà soát, cắt giảm hoặc tạm ngừng các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2021 là 28.215 tỷ đồng, giảm 16,46% so với năm 2020. Trong đó: Chi cân đối đầu tư phát triển: 3.175 tỷ đồng, giảm 15,47% so với năm 2020. Chi thường xuyên: 9.239 tỷ đồng, giảm 5,72% so với năm 2020. 3. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm Các ngân hàng trên địa bàn chủ động rà soát, nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng, áp dụng kịp thời các biện pháp phù hợp nhằm hỗ trợ kịp thời cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiếp tục chủ động triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ước thực hiện đến ngày 31/12/2021: Tổng huy động vốn đạt 33.295 tỷ đồng, tăng 6,98% so với 31/12/2020; dư nợ tín dụng đạt 37.056 tỷ đồng, tăng 11,92% so với 31/12/2020. Năm 2021, cả tỉnh có 68,5 nghìn người tham gia Bảo hiểm xã hội, tăng 28,38% so với năm 2020; 733,9 nghìn người tham gia Bảo hiểm y tế, tăng 0,36% và 43,7 nghìn người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, tăng 1,1%. 11
  11. Tổng thu Bảo hiểm năm 2021 sơ bộ đạt 1.672 tỷ đồng, tăng 1,77% so với năm 2020. Trong đó, thu Bảo hiểm xã hội đạt 929 tỷ đồng, tăng 8,28% và chiếm 55,56% trong tổng số thu bảo hiểm; thu Bảo hiểm y tế đạt 693 tỷ đồng, giảm 5,71%, chiếm 41,45%; thu Bảo hiểm thất nghiệp đạt 50 tỷ đồng, chiếm 2,99%. Tổng chi Bảo hiểm năm 2021 sơ bộ đạt 2.503 tỷ đồng, tăng 3,64% so với năm 2020. Trong đó, chi Bảo hiểm xã hội đạt 1.867 tỷ đồng, tăng 2,53%, chiếm 74,59% trong tổng số chi bảo hiểm; chi Bảo hiểm y tế đạt 508 tỷ đồng, giảm 6,27%, chiếm 20,3%; chi Bảo hiểm thất nghiệp đạt 128 tỷ đồng, tăng 146,15%, chiếm 5,11%. 4. Nông nghiệp Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện: Công trình thủy lợi được nâng cấp, sửa chữa; chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng của địa phương; Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030” tiếp tục được triển khai, sản phẩm dựa trên lợi thế về nguyên liệu của địa phương; tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, giá trị, việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng được quan tâm; tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, chú trọng nâng cao hiệu quả liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tuy nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình tiêu thụ của các loại nông sản khi vào chính vụ thu hoạch; giá cả đầu vào (thức ăn chăn nuôi, con giống ...) tăng cao, tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng; thời tiết trong những tháng đầu năm khô hạn, ít mưa ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng vụ Đông Xuân và số vụ cháy rừng tăng so với cùng kỳ. 12
  12. 4.1. Sản xuất nông nghiệp Diện tích cây lâu năm toàn tỉnh Lạng Sơn năm 2021 là 49.873,06 ha, tăng 0,8% (+396,61 ha) so với cùng kỳ. Trong đó: Cây ăn quả 16.945,54 ha, chiếm trên 34% tổng diện tích cây lâu năm, giảm 0,26% (-44,34 ha); cây chè 459,16 ha, giảm 20,98% (-121,89 ha); cây gia vị, cây dược liệu lâu năm 31.657,61 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích cây lâu năm (63,52%), tăng 1,88% (+584,59 ha); cây lâu năm khác 762,41 ha, giảm 2,63% (-20,56 ha). Diện tích cây lâu năm toàn tỉnh chính thức 49.476,45 ha, tăng 1,95% (+946,22 ha) so với cùng kỳ. Trong đó: Cây ăn quả 16.989,88 ha, chiếm 34,34% tổng diện tích cây lâu năm, tăng 2,53% (+418,53 ha); cây chè 581,05 ha, giảm 18,69% (-133,52 ha); cây gia vị, cây dược liệu lâu năm 31.073,02 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích cây lâu năm (62,8%), tăng 1,48% (+454,55 ha); cây lâu năm khác 782,97 ha, tăng 27,77% (+170,2 ha). Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2021 đạt 297 nghìn tấn, giảm 2,37% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng lúa đạt 203 nghìn tấn, giảm 1,77% so với cùng kỳ, sản lượng ngô đạt 94 nghìn tấn, giảm 3,64% so với cùng kỳ. Đàn gia súc trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định: - Ước tổng đàn trâu hiện có: 63,8 nghìn con, giảm 19,38% so với cùng kỳ năm trước. - Ước tổng đàn bò hiện có: 28,2 nghìn con, giảm 16,01% so với cùng kỳ năm trước. - Ước tổng đàn lợn hiện có: 168,9 nghìn con, tăng 53,1% so với cùng kỳ năm trước. - Ước tính tổng đàn gia cầm hiện có: 4.483 nghìn con, giảm 15,78% so với cùng năm trước. 4.2. Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới tập trung sơ bộ thực hiện 10,9 nghìn ha, tăng 10,46% so với năm 2020. Sản lượng gỗ sơ bộ năm 2021 đạt 168,5 nghìn m3, tăng 18,16% so với năm 2020. 13
  13. Các cấp, các ngành tăng cường bám địa bàn, chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương cơ sở thường xuyên duy trì chế độ trực, gác lửa rừng tại các xã trọng điểm, theo dõi cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh; đôn đốc cấp ủy, chính quyền địa phương và các chủ rừng thực hiện nghiêm túc phương án quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết tại các vùng trên địa bàn tỉnh, kịp thời cảnh báo chính quyền các cấp, các chủ rừng và nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. 4.3. Thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt 1,3 nghìn ha, tăng 1,16% so với năm 2020. Sản lượng thủy sản cả năm sơ bộ đạt 1.776 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Phong trào nuôi cá lồng tiếp tục phát triển ở huyện Bắc Sơn và phát triển mạnh ở các huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan. Với đặc điểm khí hậu ở vùng núi cao có nhiệt độ thấp, xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) vẫn duy trì nuôi cá hồi với thể tích 700 m3, phù hợp với điều kiện vùng nước lạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, còn có mô hình nuôi cá trê lai ở xã Công Sơn (huyện Cao Lộc) và cá tầm do Công ty cá tầm Bắc Giang thực hiện tại xã Hòa Lạc (huyện Hữu Lũng). 5. Công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 so với cùng kỳ tăng 5,28%. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,37%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,18%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,22%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 5,96%. Hoạt động khai khoáng tại Lạng Sơn chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản kim loại và than… Trong đó, sản phẩm than mang lại giá trị công nghiệp chiếm tỷ trọng cao 14
  14. trong toàn ngành, năm 2021 Công ty Than Na Dương cung cấp cho Công ty Nhiệt điện Na Dương 629,94 nghìn tấn than sạch, tăng 0,01% so với năm 2020. Ngoài than, trong ngành công nghiệp khai khoáng, tỉnh Lạng Sơn được đánh giá là địa phương có tiềm năng rất lớn về khoáng sản là đá vôi sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường. Các mỏ và điểm mỏ tập trung chủ yếu ở các huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia và Bắc Sơn; hoạt động khai thác đá đạt sản lượng 3,5 triệu m3, tăng 7,17% so với năm 2020. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,18%: Đối với ngành sản xuất dệt may, chủ yếu gia công sản phẩm túi công nghiệp cho nước ngoài, trong năm 2021 gặp khó khăn do giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc dẫn tới ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,3%, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 15,77%, chủ yếu nhờ cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường từ hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại. Sản xuất kim loại tăng 31,76% do trong năm có sự chuyển đổi sản phẩm sản xuất, cùng với đó, doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất. Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 37,02%; trong đó, sản phẩm muối công nghiệp tăng 113,98%, do doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thêm sản phẩm sản xuất mới, đồng thời chủ động ký kết đơn hàng tiêu thụ xuất khẩu sang Trung Quốc; sản phẩm colophan tăng 23,14%, do lợi ích từ việc trồng thông mang lại hiệu quả kinh tế, diện tích rừng thông đến tuổi khai thác tăng, việc khai thác có kỹ thuật hơn nên đảm bảo sản lượng thông cho việc sản xuất, bên cạnh đó nhu cầu sử dụng sản phẩm làm chế phẩm công nghiệp tăng nên thị trường tiêu thụ ổn định. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 5,74%, trong đó sản phẩm xi măng Portland đen (sản phẩm chủ lực của tỉnh) tăng 6,95%, do hoạt động xây dựng các công trình tăng, các doanh nghiệp chủ động tăng sản lượng sản xuất nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên vật liệu cho ngành xây dựng; bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã chủ động đổi mới máy móc thiết bị, tích cực quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng và khẳng định vị thế trên thị trường. 15
  15. Trong sản xuất và phân phối điện: Sản lượng điện sản xuất giảm 0,22%; điện thương phẩm tăng 4,6% so với cùng kỳ. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,96%. Hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 2,76%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 7,34% (các hoạt động này vận hành theo nhu cầu sử dụng trong dân cư, khi nhu cầu sử dụng tăng thì chỉ số sản xuất của ngành tăng). Hoạt động thu gom và xử lý rác thải tăng 8,88%. 6. Đầu tư, xây dựng Năm 2021, công tác xây dựng kết cấu hạ tầng được tập trung thực hiện quyết liệt, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và giải ngân vốn đầu tư công. Lạng Sơn đã hoàn thành nhiều công trình, dự án, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước phát huy hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn: tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa đạt 90,6%; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn được cứng hóa đạt 69,9%; thực hiện được 350 km đường bê tông giao thông nông thôn các loại; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96%. Các dự án lớn thực hiện đầu tư trong năm như: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư và dân cư nông thôn xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư 357 tỷ đồng; dự án Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn với tổng mức đầu tư 3.299 tỷ đồng; dự án Quần thể khu sinh thái cáp treo Mẫu Sơn với tổng mức đầu tư 3.499 tỷ đồng; dự án Khu đô thị mới Mai Pha, thành phố Lạng Sơn với tổng vốn đầu tư 3.380 tỷ đồng; dự án Khu đô thị Phú Lộc I + II với tổng mức đầu tư 877 tỷ đồng... mang lại cho thành phố Lạng Sơn một tổ hợp công trình có chất lượng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội; các dự án cũng là bước cụ thể hóa chủ trương phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của tỉnh Lạng Sơn. 16
  16. Sơ bộ vốn đầu tư thực hiện năm 2021 theo giá hiện hành đạt 17.060 tỷ đồng, tăng 12,76% so với cùng kỳ. Phân theo nguồn vốn: Vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 4.538 tỷ đồng, giảm 2,48% so với cùng kỳ. Vốn ngoài Nhà nước 12.445 tỷ đồng, tăng 19,83% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 77 tỷ đồng, giảm 14,55%. Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành trong năm 2021 ước đạt 1.114 nghìn m2, tăng 11,07% so với năm 2020. 7. Thương mại dịch vụ Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương mại nội địa vẫn được duy trì ổn định, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và khan hiếm hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu được bảo đảm cung ứng đầy đủ. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết đoán, quyết tâm kiểm soát, chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh, dự báo đúng diễn biến của dịch bệnh cùng với sự nỗ lực, cố gắng của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiểm soát và hạn chế thấp nhất lây lan trong cộng đồng; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ tiếp tục được duy trì trong khoảng an toàn. Hầu hết các ngành dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 84 chợ, các chợ đã cơ bản ổn định việc tổ chức, điều hành, bước đầu hoạt động có hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh có 4 siêu thị và 03 trung tâm thương mại. Nhìn chung, hệ thống siêu thị hiện nay còn thiếu, mới chỉ tập trung tại khu vực thành phố Lạng Sơn, chưa có sự đầu tư xây dựng tại khu vực các huyện. Mạng lưới cửa hàng, đại lý bán lẻ khá phát triển với gần 20.000 điểm, cơ sở kinh doanh đã đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm hàng hóa của dân cư, đặc biệt là tại những khu vực xa chợ hoặc chưa có chợ thì vai trò của các cửa hàng bán lẻ này đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu của dân cư. Lĩnh vực du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid- 19. Do ảnh hưởng của dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Lạng Sơn với du lịch nội tỉnh là chủ yếu, hiện nay một số 17
  17. điểm du lịch trên địa bàn cũng đã và đang được đầu tư và phát triển mạnh như: Điểm du lịch thác Bản Khiếng, khu du lịch Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình), du lịch cộng đồng Homstay Hữu Liên, du lịch mạo hiểm ở xã Yên Thịnh (huyện Hữu Lũng), những điểm du lịch này trong năm 2021 cũng đã thu hút được một số lượt khách đến nghỉ ngơi, tham quan, du lịch và trải nghiệm… còn hoạt động du lịch nước ngoài tạm thời chưa hoạt động trở lại, chỉ có số ít khách đi công tác, hội thảo đăng ký qua trung tâm lữ hành. Sơ bộ năm 2021, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 20.457 tỷ đồng, tăng 11,24% so với năm 2020. Có 7/9 nhóm hàng tăng so với cùng kỳ, gồm: Nhóm lương thực, thực phẩm tăng 17,63%; Nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 6,66%; Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,64%; Nhóm ô tô con 12 chỗ ngồi trở xuống tăng 7,3%; Nhóm xăng dầu tăng 1,21%; Nhóm sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 8,79%; Nhóm hàng hóa khác tăng 14,49%. Có 2/9 nhóm hàng hóa giảm so với cùng kỳ, cụ thể: Nhóm may mặc giảm 0,97%; Nhóm vật phẩm, văn hóa, giáo dục giảm 1,75%. Doanh thu lưu trú và dịch vụ ăn uống đạt 1.997 tỷ đồng, tăng 6,73% so với năm 2020. Sau khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh, ngành du lịch của tỉnh đã có nhiều nỗ lực triển khai các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh hoạt động du lịch. Doanh thu của các cơ sở lưu trú sơ bộ năm 2021 đạt 107 tỷ đồng, tăng 5,7%; doanh thu của các cơ sở lữ hành đạt 2,5 tỷ đồng, tăng 2,01% so với cùng kỳ. 8. Giá tiêu dùng CPI bình quân chung năm 2021 giảm 0,37% so với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng của một số nhóm hàng sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 5,34%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,98%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,9%. Ngoài các nhóm hàng tiêu dùng giảm so với cùng kỳ, 5/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so với cùng kỳ, trong đó: Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 2,47%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,08%; Nhóm giao thông tăng 11,96% do ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới tăng so với cùng kỳ. 18
  18. Chỉ số giá vàng bình quân năm 2021 tăng 6,96% so với bình quân cùng kỳ. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân năm 2021 tăng 0,74% so với bình quân cùng kỳ. 9. Một số nét về tình hình xã hội Dân số trung bình của tỉnh năm 2021 ước tính đạt 796.939 người, tăng 1,04% so với năm 2020, bao gồm: dân số nam 406.846 người, chiếm 51,05% tổng dân số toàn tỉnh, tăng 0,85% so với năm trước; dân số nữ 390.093 người, chiếm 48,95%, tăng 1,24%. Trong tổng dân số cả tỉnh, dân số thành thị 183.888 người, chiếm 23,07% tổng dân số, tăng 1,2% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn 613.051 người, chiếm 76,93%, tăng 1% so với năm trước. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, thực hiện các chính sách lao động - việc làm được duy trì thường xuyên tại trung tâm dịch vụ việc làm. Tăng cường công tác hỗ trợ, giám sát thực hiện pháp luật về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội. Triển khai kịp thời các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các sàn giao dịch việc làm trực tuyến. Ước tạo việc làm mới cho khoảng 14.100 người lao động trên địa bàn tỉnh, đạt 100,7% kế hoạch, trong đó từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của tỉnh cho vay 92.607 triệu đồng với 2.235 dự án, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 2.235 người lao động; từ phát triển kinh tế - xã hội (thành lập mới doanh nghiệp) khoảng 2.500 người; từ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp với thực tiễn khoảng 2.500 người; từ chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 80 người và lao động đi làm việc ngoài tỉnh khoảng trên 7.200 người. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được triển khai đồng bộ, hiệu quả như: Hỗ trợ giáo dục, đào tạo. Năm 2021, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo và người dân tộc thiểu số ước đạt 396.610 thẻ; trong đó, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số là 390.121 thẻ. 19
  19. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 giảm 2,12% so với cùng kỳ (tương đương giảm khoảng 5.025 hộ). Đã hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí hỗ trợ 68.108 triệu đồng. II. MỘT SỐ CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2022 Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2022 rất to lớn và nặng nề, đòi hỏi các cấp, các ngành của địa phương phải thực hiện kiên quyết và đồng bộ những giải pháp mà Chính phủ và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đề ra; đồng thời phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong đoàn thể, quần chúng; từ đó huy động toàn bộ hệ thống chính trị và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, hành chính nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế và giữ vững ổn định xã hội. Đề xuất một số giải pháp thực hiện như sau: Thứ nhất, tập trung thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án của UBND tỉnh, triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các kế hoạch, chương trình, đề án của UBND tỉnh về phát triển các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021-2025. Thứ hai, tiếp tục xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Thực hiện tốt công tác kiểm soát chặt chẽ tại khu vực biên giới, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về xuất nhập cảnh; bảo đảm an toàn dịch bệnh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; kiểm soát chặt lái xe chuyên trách, lái xe đường dài và người đi cùng. Tổ chức rà soát, xây dựng các phương án, kịch bản phòng, chống dịch, chuẩn bị nhân lực, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0