Niên giám thống kê Việt Nam 2021 (Statistical yearbook of Viet Nam 2021): Phần 1
lượt xem 5
download
"Niên giám thống kê Việt Nam 2021 (Statistical yearbook of Viet Nam 2021)" bao gồm hệ thống biểu số liệu và giải thích thuật ngữ, nội dung, phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, Niên giám còn phân tích, đánh giá khái quát những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và một số ngành, lĩnh vực năm 2021. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 1 được chia sẻ dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Niên giám thống kê Việt Nam 2021 (Statistical yearbook of Viet Nam 2021): Phần 1
- TỔ N G C Ụ C TH Ố N G 2021 KÊ 1
- KÊ G N Ố TH C Ụ C G N Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam TỔ Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 = Statistical yearbook of Vietnam 2021 :. - H. : Thống kê, 2021. - 1056tr. : bảng, tranh màu ; 25cm ĐTTS ghi: Tổng cục Thống kê. - Chính văn bằng 2 thứ tiếng: Việt - Anh ISBN 9786047518739 1. Niên giám thống kê 2. Việt Nam 3. Sách song ngữ 315.97 - dc23 TKF0004p-CIP 2
- TỔ N G C Ụ C TH Ố N G KÊ 2021 3
- 4 TỔ N G C Ụ C TH Ố N G KÊ
- LỜI NÓI ĐẦU Niên giám Thống kê quốc gia là ấn phẩm được Tổng cục Thống kê xuất bản hằng năm, bao gồm những số liệu cơ bản phản ánh khái quát động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và địa phương. Ngoài ra, nội dung Niên giám Thống kê còn bao gồm số liệu thống kê chủ yếu của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm cung cấp thêm tư liệu tham khảo, phục vụ yêu cầu nghiên cứu và so sánh quốc tế của người dùng tin. KÊ Bên cạnh hệ thống biểu số liệu và giải thích thuật ngữ, nội dung, phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, Niên giám còn phân G tích, đánh giá khái quát những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của N cả nước và một số ngành, lĩnh vực năm 2021. Theo Kế hoạch, từ Niên Ố giám Thống kê năm 2021, Tổng cục Thống kê chính thức công bố quy TH mô GDP đánh giá lại và các chỉ tiêu liên quan phục vụ giám sát, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Số liệu C GDP và một số ngành, lĩnh vực phục vụ biên soạn GDP các năm 2018- Ụ 2020 là số liệu được tính toán trên cơ sở kết quả đánh giá lại quy mô C GDP giai đoạn 2010-2017, kết quả Tổng điều tra Kinh tế năm 2021, kết G quả các cuộc điều tra hằng năm chính thức và quyết toán Ngân sách N Nhà nước năm 2019, 2020. TỔ Tổng cục Thống kê trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các Cơ quan, đơn vị, cá nhân về nội dung cũng như hình thức đối với ấn phẩm. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp ý để Niên giám Thống kê Quốc gia ngày càng hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê trong nước và quốc tế. TỔNG CỤC THỐNG KÊ 5
- FOREWORD The Statistical Yearbook, an annual publication by the General Statistics Office, comprises basic data reflecting the general socio- economic dynamic and situation of the whole country, socio-economic regions and localities. In addition, there are also selected statistics of countries and territories in the world in order to provide reference information for data users’ studies and international comparison. Besides the system of data tables, explanations of terminologies, KÊ contents and methodologies of some key statistical indicators, the Yearbook also analyzes and assesses the main features of the socio- G economic situation of the country and of some sectors in 2021. N According to the plan, from the 2021 Statistical Yearbook, the General Ố Statistics Office officially announces the revision of GDP size and TH related indicators for monitoring and evaluating the socio-economic development plan in the period of 2021-2025. GDP data and related C figures of some sectors and activities to compile GDP for the years Ụ 2018-2020 are calculated based on the results of the revision of GDP C size in the period of 2010-2017, the results of the 2021 Economic G Census, official annual surveys, and finalization of the State Budget in N 2019 and 2020. TỔ The General Statistics Office would like to express its great attitude to all agencies, units and individuals for comments as well as contribution to the contents and format of the publication. We look forward to receiving further inputs to perfect the Statistical Yearbook to better meet the demands of domestic and foreign data users GENERAL STATISTICS OFFICE 6
- MỤC LỤC - CONTENTS Trang - Page Lời nói đầu 5 Foreword 6 Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2021 9 Overview on socio-economic situation in Viet Nam in 2021 19 Đơn vị Hành chính, Đất đai và Khí hậu Administrative Unit, Land and Climate 33 KÊ Dân số và Lao động Population and Employment 61 G Tài khoản Quốc gia, Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng và Bảo hiểm N National Accounts, State Budget, Banking and Insurance 169 Ố Công nghiệp, Đầu tư và Xây dựng Industry, Investment and Construction 213 TH Doanh nghiệp, Hợp tác xã và Cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp Enterprise, Cooperative and Non-farm individual business establishment 301 C Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Ụ Agriculture, Forestry and Fishing 485 C Thương mại và Du lịch G Trade and Tourism 599 N Chỉ số giá - Price index 661 TỔ Vận tải và Bưu chính, Viễn thông Transport and Postal Service, Telecommunication 721 Giáo dục - Education 763 Y tế, Văn hóa, Thể thao, Mức sống dân cư, Trật tự, an toàn xã hội, tư pháp và Môi trường Health, Culture, Sport, Living standards, Social order, Safety, Justice and Environment 809 Số liệu thống kê nước ngoài - International Statistics 913 7
- 8 TỔ N G C Ụ C TH Ố N G KÊ
- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2021 Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với các biến chủng mới. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng không đồng đều, chưa bền vững; lạm phát tăng nhanh; thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế phải chống đỡ KÊ với khó khăn, thách thức rất lớn do dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của người dân và các mặt đời sống kinh tế - xã hội. G Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hệ thống chính trị và N sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban Ố hành những quyết sách kịp thời để phòng, chống dịch bệnh. Việt Nam đã từng TH bước chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" để phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, sự đồng lòng, nhất C trí của các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế Ụ - xã hội năm 2021 của nước ta vẫn giữ được mức tăng trưởng, tuy không đạt C được mục tiêu đề ra nhưng an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn G định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. N I. KẾT QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021 TỔ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,56% so với năm 2020 do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng dương, không rơi vào tình trạng suy thoái là một thành công lớn của nước ta trong phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh. 1. Tăng trưởng kinh tế và các cân đối vĩ mô Tốc độ tăng GDP năm 2021 đạt 2,56% so với năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, đóng góp 15,7% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây 9
- dựng tăng 3,58%, đóng góp 55,6%; khu vực dịch vụ tăng 1,57%, đóng góp 28,7%. Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,33% so với năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 13,85%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,83%. Kết quả sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch. Diện tích lúa cả năm ước đạt 7,24 triệu ha, giảm 40 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,85 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp và thủy sản đạt được kết KÊ quả tích cực, trong đó sản lượng gỗ khai thác đạt 18,4 triệu m3, tăng 7%; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 4.855,4 nghìn tấn, tăng 2,5%; khai thác đạt G 3.937,1 nghìn tấn, tăng 1%. N Ố Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, TH chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,51 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,69%, đóng C góp 0,21 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 7,78%, làm giảm 0,28 Ụ C điểm phần trăm do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 4,4% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 18,6%. Ngành xây dựng giảm 0,34%, làm giảm G 0,03 điểm phần trăm. N TỔ Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng của một số ngành trong khu vực dịch vụ như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 0,5% so với năm trước, đóng góp 0,05 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 3,11%, làm giảm 0,19 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,21%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm. Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 41,01%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,5%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,08%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm. 10
- Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế được cải thiện: - GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành luôn đạt mức năm sau cao hơn năm trước. Năm 2021 đạt 3.717 USD/người, tăng 165 USD so với năm 2020. GDP theo giá hiện hành năm 2021 đạt 8.479,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 366,1 tỷ USD); năm 2020 đạt 8.044,4 nghìn tỷ đồng (tương đương 346,6 tỷ USD). - Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 172,8 triệu đồng/lao động (tương đương 7.461 USD/lao động). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,6% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 24,1% của năm 2020). KÊ - Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đã phát huy vai trò quan trọng, góp phần duy trì tăng trưởng dương của nền kinh tế. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP năm 2021 đạt G 36,03%, cao hơn so với mức đóng góp 33,42% của năm 2020. N - Thương mại hàng hóa năm 2021 đã trải qua nhiều biến động, khó dự đoán Ố do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tuy nhiên, hoạt động xuất, nhập khẩu TH hàng hóa đã đạt cột mốc mới, vượt ngoài dự báo, góp phần duy trì độ mở của nền kinh tế. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với C GDP đạt 186,5%; cao hơn so với tỷ lệ 163,3% của năm 2020. Ụ - Về cơ cấu GDP năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm C tỷ trọng 12,56%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2020; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,47%, tăng 0,73 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm G 41,21%, giảm 0,62 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm N 8,76%, giảm 0,01 điểm phần trăm. TỔ 2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng cao, là điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 669,01 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2020. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 669,01 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm trước, mức xuất siêu đạt 3,32 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mức xuất siêu 19,8 tỷ USD của năm 2020. Năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 186,5%, tăng 23,2 điểm phần trăm so với tỷ trọng của năm trước. 11
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 sơ bộ đạt 336,17 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 89,29 tỷ USD, tăng 14,2%, chiếm 26,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 246,88 tỷ USD, tăng 20,8%, chiếm 73,4%. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất 89,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, sơ bộ đạt 300,6 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong năm 2021 là điện thoại và linh kiện đạt 57,5 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2021 sơ bộ đạt 332,84 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 114,36 tỷ USD, tăng 22%, chiếm 34,4% tổng kim ngạch nhập khẩu; khu vực có vốn đầu tư KÊ trực tiếp nước ngoài đạt 218,48 tỷ USD, tăng 29,3%, chiếm 65,6%. Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng G lớn nhất 89,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, sơ bộ đạt 296,9 tỷ USD, tăng 27,4% N so với năm trước. Mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn trong năm 2021 là hàng điện tử, máy tính và linh kiện sơ bộ đạt 75,6 tỷ USD. Ố TH Cán cân thương mại hàng hóa năm 2021 xuất siêu 3,32 tỷ USD, là năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam xuất siêu. Như vậy, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức các doanh nghiệp đã duy trì và phục hồi sản xuất phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, C đây là thành tích nổi bật trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền Ụ kinh tế nước ta. C II. KẾT QUẢ CỦA NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO G 1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp N TỔ Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách xã hội kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp. Việc ban hành và triển khai kịp thời Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 trên phạm vi toàn quốc góp phần quan trọng trong khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. Năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854 nghìn lao động, giảm 13,4% về số doanh nghiệp, giảm 27,9% về vốn đăng ký và giảm 18,1% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 12
- 16,8% so với năm trước. Nếu tính cả 2.524,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 43,5 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay là 4.136 nghìn tỷ đồng, giảm 25,8% so với năm trước. Bên cạnh đó, còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. 2. Đầu tư Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm trước, tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua 1 nhưng là KÊ kết quả khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi, vốn đăng G ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp N tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Ố Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2021 theo giá hiện hành đạt TH 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 713,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng vốn và giảm 2,9% so C với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.720,3 nghìn tỷ đồng, bằng Ụ 59,5% và tăng 7,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 458,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,8% và giảm 1,1%. C Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 31/12/2021 bao gồm G vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần N của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,9 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2020. TỔ Trong đó, có 1.818 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 18,9 tỷ USD, giảm 30,3% về số dự án và tăng 24,3% về số vốn đăng ký so với năm trước; 1.097 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 12,8 tỷ USD, tăng 76%; 3.924 lượt đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn 7,1 tỷ USD, giảm 16,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021, ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm trước. 1 Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội các năm giai đoạn 2017-2021: năm 2017 tăng 13,5%; năm 2018 tăng 11,0%; năm 2019 tăng 10,1%; năm 2020 tăng 5,0%; năm 2021 tăng 3,2%. 13
- Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2021 có 69 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 418,2 triệu USD; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm 776 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) giảm 357,9 triệu USD. 3. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định, đáp ứng KÊ nhu cầu chi trả bảo hiểm của người dân. Tại thời điểm 31/12/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 10,7% so với G cuối năm 2020 (cùng thời điểm năm 2020 tăng 14,5%); trong đó huy động vốn N của các tổ chức tín dụng tăng 10,3% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 14,9%); Ố tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 13,6% (cùng thời điểm năm 2020 tăng TH 12,2%). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành ổn định các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Mặt bằng lãi suất C huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 3,59%-5,88%/năm đối với tiền Ụ gửi có kỳ hạn từ 3 tháng đến 12 tháng; 6,08%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ C trên 12 tháng đến 24 tháng; kỳ hạn từ 24 tháng trở lên ở mức 6,12%/năm. G Năm 2020, cả nước có 16.163,9 nghìn người tham gia Bảo hiểm xã hội, N tăng 2,5% so với năm 2019; 87.978 nghìn người tham gia Bảo hiểm y tế, tăng TỔ 2,6% và 13.323,9 nghìn người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, giảm 0,5%. Tổng số thu bảo hiểm năm 2020 đạt 433,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2019; tổng số chi bảo hiểm đạt 323,5 nghìn tỷ đồng, giảm 16,7%, trong đó chi trả bảo hiểm y tế đạt 112,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5%. 4. Khách quốc tế đến Việt Nam Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước và giảm 99,1% so với năm 2019, trong đó chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. 14
- Khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 111,1 nghìn lượt người, chiếm 70,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 96,4% so với năm trước; bằng đường bộ đạt 45,6 nghìn lượt người, chiếm 29,0% và giảm 92,5%; bằng đường biển đạt 614 lượt người, chiếm 0,4% và giảm 99,6%. Khách quốc tế đến nước ta từ châu Á đạt 132,8 nghìn lượt người, giảm 95,3% so với năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 16 nghìn lượt người, giảm 97,6%; khách đến từ châu Mỹ đạt 5,8 nghìn lượt người, giảm 97,6%; khách đến từ châu Úc đạt 1,3 nghìn lượt người, giảm 98,8%; khách đến từ châu Phi đạt 1,4 nghìn lượt người, giảm 88,6%. KÊ 5. Chỉ số giá, lạm phát Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình G quân năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. N Ố Trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên TH nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua2, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Để đạt được C kết quả này trong khi đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi tác động Ụ của dịch Covid-19 là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành, các cấp đã C tích cực triển khai thực hiện những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và G ổn định giá cả thị trường. N Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng TỔ 0,67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. 6. Một số vấn đề xã hội Dân số trung bình của Việt Nam năm 2021 là 98,5 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2021 cao hơn năm trước trong khi số người có việc làm, thu nhập của người làm công hưởng lương thấp hơn năm trước. 2 Tốc độ tăng CPI bình quân các năm so với năm trước giai đoạn 2016-2021 lần lượt là: tăng 2,66%; tăng 3,53%; tăng 3,54%; tăng 2,79%; tăng 3,23%; tăng 1,84%. 15
- Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,5 triệu người, tăng 923,5 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020, trong đó: Dân số thành thị 36,6 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,9 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,4 triệu người, chiếm 50,2%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 3 đạt 50,6 triệu người. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 là 49,1 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi cả nước năm 2021 ước tính là 3,20%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,33%; khu vực nông thôn là 2,50%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2021 là 3,10%, trong đó tỷ lệ thiếu việc của lao động nam là 3,23%; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nữ là 2,94%. KÊ Năm 2021, chỉ số phát triển con người đạt 0,726, cao hơn so với năm 2020 (0,706). Thu nhập bình quân đầu người một tháng ước tính đạt 4,2 triệu G đồng, giảm 1,1% so với năm 2020, trong đó khu vực thành thị đạt 5,4 triệu N đồng, giảm 3,6%; khu vực nông thôn đạt 3,5 triệu đồng, tăng 0,1%. Thu Ố nhập bình quân đầu người một tháng năm 2021 theo giá hiện hành so với TH năm trước của một số vùng trên cả nước đều giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng giảm 1,1%; vùng Đông Nam Bộ giảm 3,8%; vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 4,2%. Ở chiều ngược lại, C thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2021 của vùng Trung du và Ụ miền núi phía Bắc tăng 3,4%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung C tăng 2,6%; vùng Tây Nguyên tăng 1,4%. G Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng, các nhóm thu nhập có sự chênh N lệch. Vùng Đông Nam Bộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất TỔ (đạt 5,79 triệu đồng), gấp 2,04 lần thu nhập bình quân đầu người thấp nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,84 triệu đồng). Thu nhập bình quân đầu người một tháng của nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất đạt 9,2 triệu đồng, gấp 8,8 lần nhóm 20% số hộ có thu nhập bình 3 Năm 2021, dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, Tổng cục Thống kê đã tổ chức thu thập và tính toán các chỉ tiêu thống kê lao động việc làm áp dụng Khung khái niệm mới (Tiêu chuẩn ICLS 19). Theo tiêu chuẩn mới ICLS 19, những người làm việc với mục đích sản xuất sản phẩm tự cung tự cấp trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ không được xác định là những người có việc làm như quy định trước đây của tiêu chuẩn ICLS 13. Tiêu chuẩn ICLS 19 được khuyến nghị sử dụng trên toàn thế giới với mục tiêu đảm bảo tính so sánh giữa các nền kinh tế thị trường có trình độ phát triển khác nhau của tất cả các quốc gia. 16
- quân đầu người thấp nhất (1,15 triệu đồng). Chênh lệch thu nhập và phân hoá giàu nghèo trong dân cư còn được thể hiện qua Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI) 4. Hệ số GINI (theo thu nhập) của Việt Nam năm 2021 là 0,374, thấp hơn GINI giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,430 nhưng vẫn ở mức bất bình đẳng trung bình. Mức độ bất bình đẳng ở nông thôn là 0,374 cao hơn mức 0,335 ở khu vực thành thị. Hai vùng có tỷ lệ nghèo cao là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số GINI cao tương ứng là 0,428 và 0,418, vùng có hệ số GINI thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,322). Chi tiêu theo giá hiện hành bình quân đầu người một tháng của cả nước năm 2020 đạt 2,89 triệu đồng, tăng 13,5% so với năm 2018, trong đó chi tiêu KÊ bình quân đầu người một tháng ở khu vực nông thôn đạt 2,4 triệu đồng, tăng 15,2%; khu vực thành thị đạt 3,8 triệu đồng, tăng gần 8%. Cơ cấu chi tiêu G không có sự thay đổi đáng kể so với những năm trước. Tỷ trọng chi tiêu cho N đời sống trong chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm 2020 chiếm 94%, Ố chi tiêu khác chiếm 6% (Hai tỷ trọng tương ứng của năm 2018 là 93% và 7%). TH Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 của cả nước ước tính là 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020, trong đó khu vực thành thị là C 1%, giảm 0,1 điểm phần trăm và khu vực nông thôn là 6,5%, giảm 0,6 điểm Ụ phần trăm. Trong các vùng miền, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ C hộ nghèo tiếp cận đa chiều cao nhất (13,4%); vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều thấp nhất cả nước (0,2%). G N Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người TỔ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được triển khai tích cực, hiệu quả 5. Tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm 4 Hệ số GINI có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của hệ số GINI bằng 0 thể hiện sự bình đẳng tuyệt đối và ngược lại nếu hệ số GINI bằng 1 thể hiện sự bất bình đẳng tuyệt đối. Theo đó, giá trị của hệ số GINI càng lớn thì sự bất bình đẳng càng cao. 5 Tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ năm 2021 là 35.987 tỷ đồng, hỗ trợ trên 31,28 triệu lượt đối tượng (gồm 378.330 lượt đơn vị sử dụng lao động, trên 30,9 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác). Triển khai Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 12.868.602 lao động (gồm 11.778.559 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 1.090.043 người đã dừng tham gia) với số tiền hỗ trợ 30.519,9 tỷ đồng, việc chi trả đa số thực hiện qua tài khoản cá nhân. 17
- thất nghiệp, tiền lương; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ. Công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 36,8%, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 30%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm; đẩy mạnh kết nối liên thông nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến đến 1.591 cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh; bảo đảm người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở. Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin, thuốc, sinh phẩm trong nước. Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người cao tuổi, trẻ em, gia KÊ đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được quan tâm; thể thao thành tích cao đạt một số kết quả ấn tượng 6. G Khái quát lại, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, N kinh tế - xã hội năm 2021 của nước ta duy trì tăng trưởng và đạt được kết quả Ố tích cực trên các lĩnh vực là nhờ có sự vào cuộc của Hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính TH phủ cùng với sự nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Bức tranh kinh tế Việt Nam năm C 2021, tuy phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều Ụ điểm sáng, tạo đà cho bước phát triển của nền kinh tế trong những năm tiếp C theo. Bước sang năm 2022, cùng với các chính sách phù hợp, kịp thời, sát sao của Chính phủ và tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, người dân sẽ G đưa nền kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn. Đây là nhân tố quyết định, là động lực N và niềm tin để nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh, bền vững và TỔ hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra./. 6 Đội tuyển bóng đá Futsal vào tới vòng 1/8 của Futsal World Cup 2021; đội tuyển bóng đá nam vào vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á; đội tuyển bóng đá nữ vào vòng chung kết Asian Cup 2022. 18
- OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION IN VIET NAM IN 2021 International and national background The year 2021 was the first year of implementing the 5-year socio- economic development plan in the period of 2021-2025 in the context of complicated and unpredictable developments in the world and in the country, especially detrimental impact of the Covid-19 pandemic with its new variants. KÊ The global economy showed recovery but the trend was uneven and unsustainable; inflation increased rapidly; financial and currency markets fluctuated widely, and implicated potential risks. In the country, besides G advantages, the economy had to cope with huge difficulties and challenges due N to the fourth wave of the Covid-19 pandemic with the Delta variant that had a Ố fast and dangerous spread, and affected seriously people’s health and life, as TH well as all aspects of the country’s society and economy. Given that situation, under the unified leadership of the Political System C and the drastic direction and administration of the Government, the Prime Ụ Minister issued timely decisions to prevent and control the pandemic. Viet Nam C gradually transformed into the state of “Safe, flexible adaption, and effective control of the Covid-19 pandemic” to develop the country's society and G economy. Along with that, the consensus and unanimity of all level authorities, N agencies and provinces; the agreement, support, sharing and active participation TỔ of the people, the business community, Viet Nam’s socio-economic situation in 2021 still maintains the growth rate, although it has not achieved the set target. However, social security is guaranteed, the macro-economy is stable, and inflation is controlled at a low level. I. SOCIO-ECONOMIC RESULTS IN 2021 The gross domestic product (GDP) in 2021 was estimated to increase by 2.56% compared to that in 2020 because the Covid-19 pandemic seriously affected all aspects of the economy; especially in the third quarter of 2021, many provinces had to implement prolonged social distancing measures to 19
- prevent the pandemic. The economy continued to grow positively, the fact that Viet Nam’s economy did not fall into recession which marked a great success of the country in pandemic prevention and maintenance of production and business activities. 1. Economic growth and macro-economic balance The GDP growth rate in 2021 reached 2.56% compared to the previous year. Of which, the agriculture, forestry and fishery sector increased by 3.27%, contributing 15.7% to the growth rate of the economy’s total value added; the industry and construction sector expanded 3.58%, contributing 55.6%; the service sector spread 1.57%, contributing 28.7%. In terms of GDP expenditure in 2021, the final consumption increased by 2.33% compared to that in 2020; KÊ the gross capital formation went up 3.96%; the export of goods and services, and the import of goods and services rose 13.85% and 15.83%, respectively. G The production results of the agriculture, forestry and fishery sector in N 2021 demonstrated its role as the pillar of the economy, ensuring the supply of Ố food, food stuff and essential goods, as a basis for the implementation of social TH security and people's safety during the pandemic. Paddy production area of the year was estimated to reach 7.24 million hectares, a decline of 40 thousand C hectares, in comparison with that of the previous year due to the change in Ụ production structure and land use purpose; the yield was estimated to reach 60.6 C tons/hectare, an increase of 1.8 tons/hectare; paddy production reached 43.85 million tons, an increase of 1.1 million tons. Forestry and fishery production G was reported to achieve positive results, of which wood production reached 18.4 N million m3, an increase of 7%; aquaculture production reached 4,855.4 thousand TỔ tons, an increase of 2.5%; capture production reached 3,937.1 thousand tons, an increase of 1%. In the industry and construction sector, the manufacturing continued to show its role as the driving force of the whole economy with a growth rate of 6.05%, contributed 1.51 percentage points to the growth rate of the total value added of the entire economy. The electricity production and distribution saw an increase of 5.69%, contributed 0.21 percentage points. The mining and quarrying saw a decrease of 7.78%, contributing a decline of 0.28 percentage points due to the decrease of crude oil production by 4.4% and natural gas by 18.6%. The construction decreased by 0.34%, make a decline of 0.03 percentage points. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2013: Phần 1
164 p | 174 | 27
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2012: Phần 1
468 p | 111 | 25
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2013: Phần 2
138 p | 127 | 22
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2011: Phần 2
427 p | 115 | 22
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2009: Phần 1
340 p | 131 | 21
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2010: Phần 1
413 p | 125 | 20
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2012: Phần 2
429 p | 111 | 20
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2011: Phần 1
483 p | 93 | 19
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2009: Phần 2
533 p | 99 | 19
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2012: Phần 2
223 p | 79 | 10
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2011: Phần 2
87 p | 95 | 9
-
Niên giám Thống kê tỉnh An Giang 2018
488 p | 27 | 8
-
Tóm tắt sơ lược Niên giám thống kê 2012: Phần 1
111 p | 87 | 7
-
Niên giám thống kê Việt Nam 2021 (Statistical yearbook of Viet Nam 2021): Phần 2
574 p | 26 | 5
-
Niên giám Thống kê tỉnh Tuyên Quang 2017
258 p | 16 | 5
-
Niên giám Thống kê tỉnh Tuyên Quang 2021
552 p | 21 | 4
-
Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang 2019
564 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn