Niên luận III Lớp Công tác xã hội: Công tác xã hội với vị thành niên nghiện game online
lượt xem 93
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phát hiện, mô tả được thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa bàn nghiên cứu, tìm ra các nguyên nhân dẫn của vấn đề, thông qua đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của nghiện game online nói chung và cho vị thành niên trên địa bàn nghiên cứu nói riêng. Từ đó hướng đến công tác phòng chống thực trạng này một cách có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Niên luận III Lớp Công tác xã hội: Công tác xã hội với vị thành niên nghiện game online
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ ------ NGUYỄN QUỐC KHÁ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VỊ THÀNH NIÊN NGHIỆN GAME ONLINE (Địa bàn nghiên cứu xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) NIÊN LUẬN III LỚP CÔNG TÁC XÃ HỘI –KHÓA 32 (2008-2012) Huế, 06/2011
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ ------ NGUYỄN QUỐC KHÁ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VỊ THÀNH NIÊN NGHIỆN GAME ONLINE (Địa bàn nghiên cứu xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế) NIÊN LUẬN III Lớp CÔNG TÁC XÃ HỘI – KHÓA 32 (2008-2012) Cán bộ hướng dẫn: Bùi Quang Dũng Huế, 06/2011 2
- Sau một quá trình học tập, đi thưc tế và để có th ể hoàn thành bài niên luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học khoa học Huế đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho tôi trong ba năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin trân trọng biết ơn Thầy giáo Bùi Quang Dũng đã t ận tình hướng dẫn tôi từng bước trong việc thực hiện bài niên luận này với tất cả nhiệt tâm của một giảng viên trẻ nhưng giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ viên chức ở Ủy ban nhân dân xã Vinh Hưng cùng thôn trưởng thôn Phụng Chánh cũng như nhân dân trong thôn,xã đã nhiệt tình cung cấp cho em những thông tin cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành niên luận này. Sau cùng xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Lớp Công tác xã hội K32, và người thân luôn quan tâm và ủng hộ tôi hoàn thành niên luận này. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Khá 3
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................8 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu...............................................................10 3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................11 3. Mục tiêu chung.....................................................................................11 3.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................12 5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................12 5.1. Ý nghĩa phương pháp luận................................................................12 5.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................12 6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.....................................13 6.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................13 6.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................13 6.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................13 6.3.1. Phạm vi không gian........................................................................13 6.3.2. Phạm vi thời gian...........................................................................13 6.3.3. Phạm vi đề tài nghiên cứu.............................................................13 7. Gỉa thiết nghiên cứu.............................................................................14 8. Phương pháp nghiên cứu......................................................................14 8.1.Phương pháp quan sát.........................................................................14 8.2.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân................................................15 8.3.Phương pháp thảo luận nhóm............................................................15 8.4.Phương pháp thu thập phân tích xử lí tài liệu...................................16 4
- 8.5.Phương pháp vãng gia........................................................................16 9.Bố cục của báo cáo……………………………………………………17 ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................................................................... 18 1.1.1. Tổng quan về huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................................... 18 1.1.1.1. Vị trí địa lí,lịch sử phát triển và tiềm năng thế mạnh của vùng ........................................................................................................................... 18 1.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ........................................................................................................................... 20 1.1.2. Tổng quan về xã Vinh hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Th ừa Thiên Huế ........................................................................................................................... 23 1.1.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................................................... 23 1.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ........................................................................................................................... 26 1.2. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan 5
- ........................................................................................................................... 30 1.2.1. Khái niệm Internet ........................................................................................................................... 30 1.2.2. Khái niệm nghiện ........................................................................................................................... 30 1.2.3. Khái niệm nghiện game online ........................................................................................................................... 31 1.2.4. Khái niệm vị thành niên ........................................................................................................................... 32 1.2.5. Khái niệm Công tác xã hội ........................................................................................................................... 32 1.2.6. Khái niệm cộng đồng ........................................................................................................................... 36 1.3. Một số lý thuyết liên quan ........................................................................................................................... 37 1.3.1. Thuyết nhu cầu của con người ........................................................................................................................... 37 1.3.2. Lý thuyết học tập xã hội ........................................................................................................................... 38 1.3.3. Lý thuyết vai trò 6
- ........................................................................................................................... 39 1.3.4. Lý thuyết hệ thống ........................................................................................................................... 39 Chương 2 THỰC TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN NGHIỆN GAME ONLINE TẠI XÃ VINH HƯNG, HUYỆN PHÚ LỘC, THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về tình hình nghiện game online trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam ........................................................................................................................... 41 2.2. Khái quát về tình hình quản lý dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................................... 45 2.3. Thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa bàn xã Vinh Hưng. ........................................................................................................................... 47 ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 2.3.1. Tình hình công tác quản lý của chính quyền địa phương đối với các dịch vụ văn hoá thông tin, các điểm kinh doanh internet trên địa bàn ........................................................................................................................... 47 2.3.2. Thực trạng nghiện game online trên đia bàn 7
- ........................................................................................................................... 49 2.3.3. Những biểu hiện của đối tượng nghiện game online ........................................................................................................................... 50 2.3.4. Tác hại của nghiên game online đối với vị thành niên ........................................................................................................................... 52 2.3.5. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến vị thành niên nghiện game online ........................................................................................................................... 55 Chương 3 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN NGHIỆN GAME ONLINE 3.1. Quan điểm trợ giúp của CTXH đối với vấn đề vi thành niên nghiện game online ........................................................................................................................... 62 3.2. Phương pháp can thiệp giúp đỡ của ngành CTXH đối với vấn đề này ........................................................................................................................... 63 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng chống nghiện game online dưới góc nhìn của CTXH ........................................................................................................................... 63 3.4. Xác định vai trò của nhân viên CTXH đối với vấn đề này ........................................................................................................................... 65 3.5. Kết quả đạt được và khó khăn còn tồn tại. 8
- ........................................................................................................................... 67 3.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................................................... 67 3.5.2. Những khó khăn còn tồn tại.............................................................68 3.6. Những bài học kinh nghiêm trong quá trình thực hành CTXH với vị thành niên nghiện game online ........................................................................................................................... 68 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận ........................................................................................................................... 69 2. Khuyến nghi ........................................................................................................................... 70 2.1. Đối với bản thân mỗi cá nhân ........................................................................................................................... 70 2.2. Đối với gia đình ........................................................................................................................... 70 2.3. Đối với nhà trường ........................................................................................................................... 71 2.4. Đối với Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, đoàn thể 9
- ........................................................................................................................... 72 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 10
- TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 CTXH Công tác xã hội 2 NVCTXH Nhân viên công xã hội 3 UBND Uỷ Ban Nhân Dân 4 VTN Vị thành niên 5 QSDĐ Quyền sử dụng đất 6 TDTT Thể dục thể thao 7 HTX Hợp tác xã 8 BHYT Bảo hiểm y tế 9 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 10 KHHGD Kế hoạch hoá gia đình 11 THCS Trung học cơ sở 12 THPT Trung học phổ thong 13 VPHC Vi phạm hành chính 11
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật có nhiều công nghệ truyền thông ra đời nh ằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Một trong những dịch vụ hàng đầu hiện nay là truyền thông đại chúng và đặt biệt là dịch vụ Internet. Sự phát mạnh mẽ của hệ thông Internet góp phần đưa Việt Nam tiến vào hội nhập, giúp cho mọi người dân Việt Nam trở thành những công dân quốc tế bình đẳng trên mạng nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Sự ra đ ời c ủa Internet có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống của con người trên phạm vi toàntriển cầu. Internet sẽ giúp chúng ta chúng ta liên lạc với nhau một cách thuận tiện hơn cho dù bạn đang ở hai đ ầu c ủa trái đất, Internets sẽ giúp chúng ta nhanh chóng tiếp cân với tri th ức nền văn minh của nhân loại, thoã mãn nhu cầu vui chơi, học tập, giải trí của con người nhất là một lực lượng lớn thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, vị thành niên của chúng ta.Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực nói trên thì Internet 12
- còn mang đến rất nhiều tiêu cực ảnh hưỏng đến lối sống, cách ứng xử của đại bộ phận vị thành niên và thanh niên nh ư s ự xâm nhập c ủa các trang web xấu, trang web đồi truỵ, phản động, đặt biệt là sự lan tràn mạnh mẽ của những loại hình game online trực tuyến mang tính bạo lực, kích động dễ làm cho các “cô cậu” thanh thiếu niên, h ọc sinh sinh viên lâm vào con đường tệ nạn xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng.Theo kết quả điều tra Quốc gia vị thành niên, thanh niên Việt Nam, thanh thiếu niên sử dụng Internet làm phương tiện giải trí nhiều h ơn so với để tìm kiếm thông tin.Phần đông 68,7% có sử dụng Internet đ ể tán gẫu, và 61,4% dùng để chơi games và rất nhiều bộ ph ận vị thành niên trong đó có học sinh, sinh viên vì say mê chơi các loại game quá nhiều nên đã lâm vào tình trạng gọi là nghiện game online không thoát ra đ ược,và thực trạng này đang gia tăng gần đây, được rất nhiều các kênh truyền thông đại chúng đề cập đến trở thành một vấn nạn xã hội không thua kém gì vấn nạn nghiện ma tuý. Tình trạng nghiện game online nó còn đ ược ví như một đại dịch nó có thể lan truyền ở bất kì nơi nào có các d ịch vụ Internet, từ thành thị về nông thôn, từ miền xuôi ra miền ngược. Nạn nghiện game online trong giới trẻ đã và đang gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần không ch ỉ là đ ối v ới b ản thân người nghiện mà còn nảy sinh nhiều tệ nạn khác như cướp giật, bạo lực học đường, bạo lực trên đường phố gây mất trật tự, an toàn xã h ội, một phần không nhỏ thế hệ trẻ đang dần đi vào ngỏ cụt không có lối ra gây biết bao gánh nặng cho mỗi gia đình và toàn xã hội. Từ những thực trạng chung đó và liên hệ với chuyến đi thực tế vừa qua, tôi nh ận th ấy rằng đây cũng là một trong những vấn đề đang nổi lên trên địa bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa thiên Huế. Thực trạng nghiện game online trên địa bàn tuy không nổi cộm như vấn đề nghèo đói, bạo lực gia 13
- đình nhưng mức độ lan truyền và phá hoại nhân cách, lối sống của một bộ phận lớn giới trẻ đặt biệt là vị thành niên là rất lớn. Qua tìm hi ểu đ ược biết rằng vấn đề này đã xuất hiện trong khoảng vài năm trở lại đây nhưng chưa đựơc các cá nhân, tổ chức, các cơ quan ban ngành quan tâm nghiên cứu nhiều để giải quyết thực trạng này. Do đó với t ư cách là m ột sinh viên ngành CTXH tôi mong muốn được tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này, hy vọng có thể phần nào có thể sử dụng được những kiến thức kĩ năng chuyên môn để có thể tiến hành nghiên cứu thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp mọi người đặt biệt là thế hệ trẻ được nâng cao nhận thức tiến tới dần dần hạn chế và xoá bỏ thực trạng nghiện game online này, không chỉ giới h ạn trên địa bàn nghiên cứu mà còn ở phạm vi rộng lớn hơn. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Thực trạng nghiện game online trong giới trẻ nói chung đã và đang tr ở thành một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng nỗi lên ở nước ta trong những năm gần đây. Do đó nhìn vấn đề trên quy mô c ả n ước thì h ầu nh ư vấn đề chưa được sự quan tâm nghiên cứu nhiều của đội ngũ các nhà khoa học, các nhà chuyên môn như xã hội h ọc, tâm lý h ọc, y h ọc, giáo dục, các cơ quan, ban nghành chức năng và cũng như có nhiều các buổi hội thảo, các chương trình chính sách liên quan đến vấn đ ề này. Hi ện nay trên các diễn đàn thông tin đại chúng chỉ mới xuất hiện nh ững bài báo, những đề tài nghiên cứu nhỏ, những cuộc điều tra nhỏ liên quan đến th ực trạng, nguyên nhân, tác hạị của việc nghiện game nh ư Tham luận Hội thảo về nghiện Game Online.Tại Đồng Nai – Ngày 6-8-2009, bài báo Nghiện Internet và trầm cảm.Các cuộc khảo sát thực trạng nghiện game online của Viện xã hội học Việt Nam. Đề tài cai nghiện game online c ủa 14
- Ban Mục Vụ Gia Đình Tổng Giáo Phận Sài Gòn Nhìn chung nh ững công trình, đề tài này mới chỉ là những cuộc tìm hiểu thăm dò mang tính nh ỏ l ẻ chưa có sự quan tâm thấu đáo của mọi cấp mọi ngành trong vi ệc nhìn nhận và giải quyết vấn đề này, đặt biệt là chưa nhìn nhận giải quy ết vấn đề dưới góc nhìn của CTXH cũng như thiếu sự đề cao vai trò c ủa CTXH trong việc giải quyết thực trạng này. Nếu chúng ta tiếp tục xem xét vấn đề ở quy mô nhỏ hơn như ở phạm vi một tỉnh, một vùng như địa bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế thì tổng quan nghiên cứu vấn đề này cũng tương tự cụ thể là cho đến hiện nay hầu như chưa có một công trình, hay đề tài nghiên cứu nào về thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa bàn và sự quan tâm của chính quyền đ ịa phương cũng còn mờ nhạt. Hầu như từ các cấp các ngành đến người dân chỉ chú ý đến việc làm sao để phát triển kinh t ế xã h ội, trong khi đó l ại ít quan tâm đến nhu cầu giải trí cũng như việc chơi và nghiện game online của thế hệ trẻ. Đó là một thiếu sót lớn không chỉ trên địa bàn nghiên c ứu mà còn gặp phải ở các vùng và tỉnh thành khác. Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề trên thì đề tài nghiên cứu “thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc” có th ể nói là lá c ờ tiên phong. Do đó, hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ khơi gợi nhiều ý tưởng cũng như sự quan tâm của các học giả, các cấp các ngành…đối với vấn đề này. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài là phát hiện, mô tả được thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa bàn nghiên cứu, tìm ra các nguyên nhân dẫn của vấn đề, thông qua đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của nghiện game 15
- online nói chung và cho vị thành niên trên địa bàn nghiên c ứu nói riêng. T ừ đó hướng đến công tác phòng chống thực trạng này một cách có hiệu quả. 3.2.Mục tiêu cụ thể -Tìm hiểu khái quát về vị trí địa lí và tình hình phát tri ển kinh t ế xã h ội tác động đến vấn đề nghiện game online trong giới trẻ như thế nào? -Tìm hiểu mô tả được thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa bàn nghiên cứu -Tìm hiểu, phân tích được các nguyên nhân dẫn đến vị thành niên sa vào nghiện game online -Trên cơ sở các nguyên nhân đề xuất một số giải pháp và khuy ến nghi đ ể giải quyết, phòng chống vấn đề này có hiệu quả. -Xác định và nâng cao vai trò trợ giúp của CTXH đối với vấn đề này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu cũng như để có thể thực hành CTXH có hiệu quả người nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Tiếp cận tìm hiểu địa bàn, thu thập và xử lý các thông tin th ứ cấp, sơ cấp về đề tài nghiên cứu. Thứ hai: Sử dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu làm rõ th ực trạng, lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng vị thành niên nghiện game online trên địa bàn nghiên cứu. Thứ ba: Sử dụng lý thuyết, kỹ năng và các phương pháp chuyên ngành CTXH tiến hành làm việc với cộng đồng hướng đến đạt được mục tiêu đã đề ra. 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1.Ý nghĩa phương pháp luận -Thông qua việc nghiên cứ vấn đề này, sẽ giúp chúng ta có thêm ki ến thức, sự hiểu biết về những thông tin liên quan đến “nghiện game online” 16
- từ đó nâng cao tầm hiểu biết của sinh viên về các vấn đề trong xã hội. -Đề tài cũng sẽ góp phần làm rõ các lý thuyết liên quan như thuy ết nhu cầu, thuyết hành vi, thuyết học tập xã hội…giúp cho chúng ta hiểu và biết cách vận dụng những lý thuyết này khi nghiên cứu các vấn đề trong đời sống xã hội như thê nào? -Đề tài có sự kết hợp vận dụng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn,là cơ hội tốt cho sinh viên CTXH biết cách vận dụng các kĩ năng, kiến thức, ph ương pháp và phẩm chất chuyên môn đã học được trên ghế nhà trường vào trong thực tiễn khi nghiên cứu đề tài. 5.2.Ý nghĩa thực tiễn -Từ việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân vị thành niên nghiện game online, đề tài như là một hồi chông cảnh báo và thức tỉnh thế hệ trẻ (trong đó có vị thành niên) cũng như các bậc phụ huynh và của cả cộng đồng về các tác hại do nghiện game gây ra. Từ đó giúp họ thay đổi nhận thức hướng nhu cầu vui chơi giải trí vào các hoạt động lành mạnh hơn. -Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành chức năng trong việc hoạch định các chính sách nhằm giải quyết vấn đề này. 6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng vị thành niên nghiện game online 6.2. Khách thể nghiên cứu -Các đối tượng là vị thành niên có biểu hiện nghiện game online t ại xã Vinh Hưng,huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 17
- - Những người dân, gia đình của các đối tượng có con em đang ở độ tu ổi vị thành niên có biểu hiện nghiện game online trên địa bàn nghiên cứu. -Các cán bộ chính quyền địa phương,những người phụ trách công tác quản lý các hoạt động văn hoá xã hội trên địa bàn. 6.3. Phạm vi nghiên cứu 6.3.1. Phạm vi không gian Địa bàn xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế. 6.3.2. Phạm vi thời gian -Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ 20/05/2011 đến 20/06/2011 6.3.3. Phạm vi đề tài nghiên cứu Do khuôn khổ của một niên luận nên cũng như tính chất, m ức đ ộ c ủa vấn đề nghiên cứu phụ thuộc vào sự phát triển của ph ương ti ện thông tin như hệ thống máy tính hiện đại, sự gia tăng của các địa đi ểm kinh doanh Internet và các loại hình dịch vụ giải trí trên mạng Internet.Vì th ế trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã chọn giai đoạn 2009-2011 để làm mốc thời gian nghiên cứu và đây cũng là giai đoạn mà”nghiện game online”đang trở thành một thực trạng nhức nhối cần phải giải quyết trên địa bàn nghiên cứu. 7. Gỉa thiết nghiên cứu - Trên thực tế tại địa bàn, các đối tượng sa vào nghiện game online chủ yếu là lứa tuổi vị thành niên. -Công tác tuyên truyền, phòng chống nghiện game online chưa được sự quan tâm của các cấp cơ quan ban ngành đoàn thể. -Nguyên nhân chính nảy sinh vấn đề trên chủ yếu là do việc thiếu sự quan 18
- tâm và giáo dục con cái trong mỗi gia đình. - Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống thực trạng nghiện game online cần có một mạng lưới nhân viên CTXH tham gia với các cơ quan ban ngành liên quan. 8.Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp quan sát - Trong suốt quá trình thâm nhập thực tế tôi đã tiến hành quan sát toàn cảnh chung về đời sống kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kinh tế, con người…đặc biệt là đối với vị thành niên sa vào nghiện game online. -Đề tài này tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp quan sát: quan sát có chuẩn bị, quan sát tham dự, quan sát công khai, quan sát nhiều lần. Cụ thể là trên cơ sở đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu tôi đã tiến hành công khai các đối tượng thanh thiếu niên đang mãi mê chơi game tại một quán Internet ở thôn Phụng Chánh thuộc xã Vinh Hưng,và tôi cũng đã tiến hành vào chơi game cùng các đối tượng để có cơ hội thuận tiện thực hiện quan sát tham dự, và cũng thực hiện quan sát nhiều lần các đối tượng chơi game trong các khoảng thời gian khác nhau để đảm bảo thu thập thông tin được chính xác ( Hình ảnh minh hoạ trong phần phụ lục). Đây là một phương pháp khá hữu hiệu khi thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 8.2.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Để thu thập được những thông tin mới, cụ thể hơn về thực trạng,nguyên nhân liên quan vấn đề nghiên cứu. Tôi đã tiến hành xây dựng 3 bảng hỏi dành cho 3 đối tượng cung cấp thông tin khác nhau đó là: -Bảng hỏi thứ nhất dành cho đối tượng là vị thành niên nghiện game online trên địa bàn. 19
- -Bảng hỏi thứ hai dành cho các cán bộ, viên chức làm công tác quản lý tình hình kinh tế văn hoá xã hội trên địa bàn nghiên cứu. -Bảng hỏi thứ ba dành cho các hộ gia đình có con em nằm trong độ tuổi vị thành niên. (Phần bảng hỏi được minh hoạ trong phần phụ lục) -Trên cơ sở các bảng hỏi đã được xây dựng sẵn tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 20 đối tượng là vị thành niên nghiện game online trên địa bàn tập trung chủ yếu ở 2 thôn Phụng Chánh và thôn Trung Hưng nơi có quán Internet trên địa bàn.Tiến hành phỏng vấn 10 hộ gia đình, 2 thôn trưởng, 1 cán bộ làm công tác thống kê, 1 cán bộ phụ trách mảng văn hoá thông tin trên địa bàn xã. 8.3. Phương pháp thảo luận nhóm Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin hữu hiệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Ngay từ khi xuống địa bàn,cùng ăn ở sinh hoạt với người dân đặt biệt là được giao lưu làm quen với thanh thiếu niên trong thôn. Tôi đã có cơ hội tập hợp họ lại tiến hành được 2 buổi thảo luận nhóm: *Buổi thứ nhất được tiến hành vào lúc 9h-9h30 ngày 18/06/2011. Địa điểm tại nhà của một người dân trong thôn,với sự tham gia của 7 người trong độ tuổi trung bình từ 9 đến 18 tuổi. Buổi thảo luận nhóm kéo dài 30 phút. (Nội dung hướng dẫn thảo luận trình bày ở phần phụ lục.) *Buổi thứ thảo luận nhóm thứ hai được tiến hành vào lúc 8h30-9h15 ngày 20/06/2011 Địa điểm thảo luận cũng tại nhà một người dân trong thôn Phụng Chánh với sự tham gia của 8 người trong độ tuổi vị thành niên có biểu hiện nghiện game online. Thời gian của buổi thảo luận nhóm là 30 phút. (Nội dung hướng dẫn thảo luận trình bày ở phần phụ lục.) 8.4. Phương pháp thu thập,phân tích và xử lí tài liệu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn