Niên luận "Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam"
lượt xem 72
download
Thơ Đường “…Không chỉ có vị trí đặc biệt trong thơ ca Trung Quốc mà còn có vị trí độc đáo trong lịch sử thơ ca thế giới. Các dân tộc Phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nền văn học Trung Quốc, trong quá trình xây dựng nền thơ ca của mình đều có ít nhiều tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường.” Mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng thơ Đường vẫn giữ được vẻ tươi nguyên, xinh đẹp và quyến rũ của nó. Về mọi mặt: thi pháp, ngôn ngữ, vần điệu, hình ảnh…thơ Đường vẫn là một đỉnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Niên luận "Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam"
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học Niên luận "Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam" SV : Nguyễn Hồng Mơ 1 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học MỤC LỤC 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. 3 2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 5 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHẠM VI TƯ LIỆU ............................. 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................. 5 5. BỐ CỤC NIÊN LUẬN ............................................................................................... 6 6. QUY CÁCH TRÌNH BÀY NIÊN LUẬN................................................................... 7 I. VẤN ĐỀ DỊCH THUẬT HOÀNG HẠC LÂU Ở VIỆT NAM........................................ 8 1. Bản dịch Hoàng Hạc Lâu đầu tiên của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục...................... 9 2. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và những ý kiến xung quanh bản dịch này ................................................................................................................................ 11 2.1. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ......................................................... 11 2.2. Những ý kiến xung quanh bản dịch của Tản Đà .............................................. 14 3.Tiểu kết ...................................................................................................................... 16 II. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HOÀNG HẠC LÂU Ở VIỆT NAM.................................... 17 1. Một hướng khai thác chung Vể Hoàng Hạc Lâu..................................................... 18 2. Hoàng Hạc Lâu trong sách, báo, tạp chí nghiên cứu và các tài liệu khác. ............. 19 3.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam................................ 25 III TỪ TÁC PHẨM ĐẾN TÁC PHẨM.......................................................................... 26 1.Nguyễn Du tỏ lòng tri âm với Thôi Hiệu. ................................................................. 27 1. Thơ viết khi qua lầu Hoàng Hạc.......................................................................... 30 3.Lời nhắn gửi của Vũ Hoàng Chương ....................................................................... 32 4.Tiểu Kết ..................................................................................................................... 33 SV : Nguyễn Hồng Mơ 2 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thơ Đường “…Không chỉ có vị trí đặc biệt trong thơ ca Trung Quốc mà còn có vị trí độc đáo trong lịch sử thơ ca thế giới. Các dân tộc Phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nền văn học Trung Quốc, trong quá trình xây dựng nền thơ ca của mình đều có ít nhiều tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường.” Mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng thơ Đường vẫn giữ được vẻ tươi nguyên, xinh đẹp và quyến rũ của nó. Về mọi mặt: thi pháp, ngôn ngữ, vần điệu, hình ảnh…thơ Đường vẫn là một đỉnh cao chói lọi mà thơ ca các dân tộc trên thế giới và thơ ca đời sau khó có thể vượt qua được. Việt Nam được coi là “Đất nước của thơ đường”( Trung tâm nghiên cứu Quốc học). Qua thời gian, cùng với sự giao lưu về văn hoá thì thơ Đường vẫn luôn giữ được vị trí hàng đầu trong tâm thức của người Việt. Thơ Đường vào Việt Nam sớm nhất là bài Mẫn Nông của Lý Thân. “Bài thơ này đi vào các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và biến thành ca dao ở những nước này”(Lê Đức Niệm_Diện mạo thơ Đường) và ở Việt Nam nó đã trở thành một bài ca dao lao động phổ biến đến mức người ta quên mất thực chất đó là một bài thơ Đường: Sứ hoà nhật đương ngọ Hãn trích hoà hạ thổ Thuỳ tri bàn trung san Lạp lạp giai tân khổ. (Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.) SV : Nguyễn Hồng Mơ 3 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học Đặc biệt, đến với thơ Đường, người đọc được thả hồn mình theo “một tiếng chuông chùa Hàn San”, một khúc Tỳ Bà Hành, đắm mình trong cái mênh mông không gian và thời gian trong Thu hứng và rồi ngưng đọng lại trong cái dư vang muôn thuở của Hoàng Hạc lâu . Học giả Kiều Văn đã nhận xét rằng :” Nhiều câu thơ Đường đã trở thành câu nói cửa miệng trong nhân gian như:…Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản”. Hạc Vàng đã bay về một khung trời xa xôi nào đó nhưng Hoàng Hạc Lâu thì mãi mãi để lại những dấu ấn khôn nguôi trong lòng người đọc. Hoàng Hạc Lâu là tác phẩm được Thôi Hiệu viết trong phút xuất thần khi đến thăm lầu Hoàng Hạc. Về sau Lý Bạch đến Lầu Hoàng Hạc thấy cảnh đẹp muốn đề thơ nhưng thấy thơ Thôi Hiệu ở trên đầu đã nói hết ý của mình nên buông bút không đề thơ nữa: Nhân tiền hữu cảnh đạo bất đắc Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu (Trước mặt có cảnh không nói được Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu.) Lời nói của Lý Bạch không phải là quá đáng. Vương Bột có đề thơ ở Đằng Vương Các, Vương Xương Linh đề thơ ở Vạn tuế lầu, Đỗ Phủ đề thơ ở đền thờ Thục tướng và ngay bản thân Lý Bạch cũng đề thơ ở Phượng Hoàng lâu. Nhưng quả thực, không bài nào vừa mạnh mẽ, linh động, vừa uyển chuyển, nhẹ nhàng tựa những áng mây như bài thơ của Thôi Hiệu. Nghiêm Vũ đời Tống trong Phương lang thi thoại đã bình rằng :“Thơ luật thất ngôn của người đời Đường thì Hoàng Hạc Lâu của Thôi hiệu phải là số một” hay như Kim Thánh Thán, nhà phê bình văn học trứ danh cuối đời Minh đã viết: “Bài Hoàng Hạc Lâu với bút pháp tuyệt kì quả thật là một tác phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ đường luật.” Chính bởi lẽ đó, tác phẩm này đã sớm được tiếp nhận ở Việt Nam trên mọi phương diện ,dịch thuật cũng như nghiên cứu nội dung, tư tưởng của nó. SV : Nguyễn Hồng Mơ 4 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì cho đến nay, mặc dù Hoàng Hạc Lâu được xuất hiện trong hầu hết tuyển tập về thơ Đường và có không ít bài viết về Hoàng Hạc Lâu của Thôi hiệu nhưng phần lớn vẫn chỉ là những bài mang tính chất nhỏ lẻ, ngắn gọn, không thành hệ thống trên sách báo. Những bài viết này hoặc cung cấp những bản dịch, hoặc đề cập, diễn giải đôi chút về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Nếu đem so với việc tiếp nhận tác phẩm này với một số tác phẩm của “Tam đại thi hào” Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị thì quả là thiệt thòi cho tác phẩm “đệ nhất luật Đường” này. Bởi lẽ đó, khi đến với trăm hoa đua nở của thơ Đường, chúng tôi chọn Hoàng Hạc Lâu và chọn cho mình đề tài nghiên cứu là Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu quá trình dịch thuật, nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam, tổng hợp một cách có hệ thống những nghiên cứu về tác phẩm này, khảo sát mối liên hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận, giữa tác phẩm với tác phẩm, và người tiếp nhận với người tiếp nhận; từ đó đóng góp một chút ít vào việc tìm hiểu quá trình tiếp nhận kiệt tác của Thôi Hiệu nói riêng và Đường thi nói chung ở Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHẠM VI TƯ LIỆU Đối tượng chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu quá trình tiếp nhận và diễn dịch Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những vấn đề xung quanh tác phẩm này. Về phạm vi tư liệu, chúng tôi chủ yếu dựa vào các tư liệu thành văn bằng chữ Quốc Ngữ ( sách, báo, tạp chí…) từ đầu thế kỉ xx đến nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở đề tài này, chúng tôi chủ yếu tiếp cận tác phẩm từ góc độ mỹ học tiếp nhận với các thao tác cụ thể như thống kê, thu thập tài liệu, mô tả qúa trình SV : Nguyễn Hồng Mơ 5 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học tiếp nhận tác phẩm và lí giải, phân tích các vấn đề đặt ra khi tiếp nhận tác phẩm, so sánh, đối chiếu để làm rõ đặc điểm tiếp nhận, cũng như vị trí của đối tượng với chủ thể tiếp nhận. 5. BỐ CỤC NIÊN LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của niên luận chúng tôi gồm có 3 đề mục lớn với 10 đề mục nhỏ tương ứng. Ở đề mục I, chúng tôi đi vào tìm hiểu quá trình dịch thuật Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Với nội dung như vậy, chúng tôi lần lượt khai thác các vấn đề như về người đầu tiên dịch tác phẩm này, đặc biệt chúng tôi đi sâu vào bản dịch của Tản Đà và những tranh luận xung quanh bản dịch của nhà thơ này. Sau khi làm rõ vấn đề dịch thuật Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam thì ở mục lớn II, chúng tôi nói về vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam.( cả về nội dung và hình thức.).Theo đó, trước tiên chúng tôi đưa ra một hướng tiếp nhận chung của hầu hết các nhà nghiên cứu về kiệt tác này , sau đó, thống kê, mô tả và phân tích việc nghiên cứu tác phẩm này trong các nguồn tư liệu như sách, báo, tạp chí…cuối cùng, chúng tôi đưa ra những đánh giá chung của mình về vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Một tác phẩm để lại được dư vang của mình không phải chỉ dựa vào việc người ta nghiên cứu, đánh giá về nó như thế nào mà còn thể hiện ở ảnh hưởng của nó, ở việc người ta đồng cảm với nhà thơ, lấy thi hứng từ tác phẩm…nắm được điều đó nên ở mục lớn III, chúng tôi đặc biệt đặt tiêu đề Từ tác phẩm đến tác phẩm. Mục này thể hiện rất rõ mối liên hệ giữa đối tượng với người tiếp nhận. Chúng tôi chia thành 3 đề mục nhỏ cơ bản là : 1. Nguyễn Du tỏ lòng tri âm với Thôi Hiệu qua hai bài thơ Hoàng Hạc Lâu và Hán Dương vãn diêu SV : Nguyễn Hồng Mơ 6 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học 2. Thơ viết khi qua lầu Hoàng Hạc ( Lấy từ Thơ đi sứ) 3. Lời nhắn gửi của Vũ Hoàng Chương Đặc biệt, ở cuối mục I và III chúng tôi có những tiểu kết để nói lên những ý kiến riêng của mình về mỗi vấn đề tương ứng. 6. QUY CÁCH TRÌNH BÀY NIÊN LUẬN Đối với tên các tác phẩm của Trung Quốc và Việt Nam ở các công trình nghiên cứu hay tên tác phẩm riêng, để tôn trong nguyên tác và tiện tra cứu, chúng tôi để ở phiên âm Hán Việt, đồng thời in nghiêng (chỉ riêng Hoàng Hạc Lâu là in nghiêng đậm). Đối với tên các công trình nghiên cứu, niên luận, khoá luận hay luận văn…chúng tôi sẽ in nghiêng. Các thông tin về công trình và các bài báo như, xuất xứ, tên tạp chí, nhà xuất bản…chúng tôi sẽ ghi cụ thể ngay bên cạnh và viết hoa toàn bộ. Phần phụ lục bao gồm các bản dịch được trình bày sau phần kết luận. Và tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c…ở cuối niên luận. Một số kí hiệu được viềt tắt trong niên luận : Sđd Sách đã dẫn NXB Nhà xuất bản Tr. hoặc Tr Trang H Hà Nội B. PHẦN NỘI DUNG SV : Nguyễn Hồng Mơ 7 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học I. VẤN ĐỀ DỊCH THUẬT HOÀNG HẠC LÂU Ở VIỆT NAM Dịch thuật là một công việc rất khó, không chỉ đòi hỏi người dịch phải hiểu được nguyên lý dịch thuật, nắm rõ văn bản tác phẩm mà còn phải thấm được vào hồn mình cái hồn của nó, có nghĩa là phải yêu nó. Nếu không làm được những điều ấy thì bản dịch nếu không vụng về về hình thức, câu từ thì cũng làm nhạt đi cái hay, cái sâu sắc của nội dung tác phẩm. Thơ Đường là một trong những thành tựu chối loà của văn học Trung Quốc và nhân loại. Mỗi bài thơ Đường là một thế giới nghệ thuật độc đáo, gợi ít mà ý nhiều, cô đọng, hàm súc về nội dung, có tính chặt chẽ về niêm luật, thể loại, tính ước lê, cổ kính trang nghiêm…tạo thành một thể riêng biệt. Chính bởi cái hay, cái độc đáo, tinh tế ấy của thơ Đường đã đặt ra cho các dịch giả một thách thức lớn : làm sao để có một bản dịch hay về một bài thơ Đường? Trên thực tế, mỗi dịch giả có một phong cách sáng tạo và cách dịch thâm thuý khác nhau dưới các khía cạnh thưởng ngoạn đa dạng với những nhận thức tinh tế, những cảm xúc nghệ thuật, những rung động thẩm mĩ đa chiều khi đọc thơ Đường, vì vậy, có rất nhiều bài thơ Đường mà số lượng bản dịch của nó lên đến hàng chục bài như Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế và cả Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì cho đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam số lượng bản dịch Hoàng Hạc Lâu không dưới 40 bài (kể cả bản dịch của nhà thơ lẫn người đọc). Điều này cho thấy tác phẩm rất được quan tâm và thực sự có sức lôi cuốn với người đọc nhiều thế hệ. Những bản dịch đó xuất hiện trong các tuyển dịch Đường thi hoặc rải rác trong các báo, tạp chí, trên các trang web. Có thể nói, Hoàng Hạc Lâu không bị phai nhạt theo thời gian mà ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong thế giới muôn hoa đua sắc của thơ Đường. Trong khuôn khổ niên luận này, chúng tôi không thể đề cập hết tất cả các bản dịch mà chỉ đi vào hai bài, một là bản dịch đầu tiên của Tùng Vân và một là bản dịch của Tản Đà_bản dịch được đánh giá là thành công nhất. SV : Nguyễn Hồng Mơ 8 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học 1. Bản dịch Hoàng Hạc Lâu đầu tiên của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục Tùng Vân Nguyễn Đông Phục (1878_1954) được đánh giá là một dịch giả không chỉ dịch nhiều thơ văn cổ Trung Quốc trên Nam Phong tạp chí mà còn luôn thể hiện rõ ý thức dịch thuật của mình để bảo tồn và giới thiệu đến những độc giả chưa hiểu rõ về Hán văn những bài thơ hay, đặc sắc của đất nước này. Ông luôn luôn chú ý đến đối tượng người đọc có “tính cách phổ thông”(Nguyễn Văn Hiệu) và vì thế, sau mỗi bản dịch của mình, ông đều có thêm phần “lời giải kiêm lời bình” để giảng giải về nghệ thuật cũng như ý tứ của bài thơ. Đặc biệt, Tùng Vân rất quan tâm đến việc dịch tác phẩm theo đúng nguyên thể của nó. Trong bài “Ý thức văn hoá trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945” TS Nguyễn văn Hiệu đã nhắc đến chủ đích của Tùng Vân trong vấn đề dịch thuật là “ Cổ thi có lắm thể…Nay thể nào dịch ra thể ấy, như thất ngôn, ngũ ngôn, lại dịch ra thất ngôn, ngũ ngôn, chứ không dịch ra lục bát; là ý bảo tồn lấy thể cách, không những chải chuốt lấy âm vận mà thôi”. Thực tế, theo chúng tôi tìm hiểu thì Tùng Vân có dịch thơ văn cổ Trung Quốc ra lục bát như bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm. Điều đó cho thấy cái tài của ông và thể hiện ông không quá cứng nhắc với các thể loại thơ dịch. Chỉ có điều, ông luôn coi trọng con đường giữ gìn nguyên thể hơn như một ý thức “bảo tồn, giới thiệu vốn văn chương cổ Á Đông”.( Nguyễn văn Hiệu). Dịch hàng trăm bài thơ Đường, xuất hiện trên hầu khắp các tuyển dịch thơ Đường ở Việt Nam, có rất nhiều bản dịch của Tùng Vân không chỉ lột tả được cái thần của nguyên tác mà còn có cách diễn đạt rất gần gũi với lời ăn, tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ của người Việt. Theo hệ thống tư liệu mà chúng tôi thu thập được thì chính Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục là dịch giả đầu tiên của Việt Nam dịch Hoàng Hạc Lâu ra tiếng Việt. Ông đã dịch thi phẩm tuyệt bút của Thôi Hiệu theo đúng mục SV : Nguyễn Hồng Mơ 9 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học đích dịch thuật của mình là giữ đúng nguyên thể tức là dịch theo thể Đường luật. Người tiên xưa cưỡi hạc vàng cút Ở đây chỉ những lầu hạc trơ. Hạc vàng đã cút chẳng về nữa, Mây trắng nghìn năm còn phất phơ. Sông bọc Hán Dương cây xát xát, Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa. Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá, Mây nước trên sông khách thẫn thờ! Khi dịch thuật, Tùng Vân đã cố gắng để truyền tải cái thần của bài thơ, một thi phẩm mà thi tiên Lý Bạch cũng đành gác bút mà đi. Nhưng có lẽ, do quá coi trọng nguyên thể và niêm luật nên ông đã dịch bài thơ này có phần gượng ép. “Khứ” trong nguyên bản được ông dịch là “cút” thì thực là “vụng”(chữ của Nguyễn Văn Hiệu). Về nghĩa, “khứ” là bỏ đi, là nghĩa chủ động, còn “cút” lại như bị xua đuổi. Dịch như vậy có lẽ đã làm cho bài thơ giảm đi cái ý vị của nó. Nói về điều này, trong “Một bản dịch của Vũ Hoàng Chương”, Nguyễn Huệ Chi cho rằng Tùng Vân đã “hạ một chữ ngang ngược ngay cuối câu đầu” .Và trong Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam Nguyễn Tuyết Hạnh cũng cho rằng “Điều mà ai cũng biết là dịch được theo nguyên thể, theo cả luật bằng - trắc nữa thì làm cho bản dịch trung thực hơn, nhiều nhạc tính hơn. Nhưng có những bản dịch mà dịch giả cố gắng đi đúng theo nguyên tác cho đến cả âm điệu bằng - trắc nhưng chỉ làm cho bản dịch non kém về nghệ thuật chuyển dịch và không gây được cảm xúc”, đề cập đến vấn đề này chính là bà đang muốn nói đến bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục. Quả thực, nói về bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Tùng Vân, chưa có một lời khen nào thực sự, có chăng chỉ là sự bênh vực cho người đầu tiên chuyển bài thơ này sang chữ quốc ngữ, một người coi trong nguyên thể và có ý thức văn hoá trong SV : Nguyễn Hồng Mơ 10 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học dịch thuật văn chương. Như trong bài viết của mình, Nguyễn Văn Hiệu đã nói rằng: “ …việc đánh giá đóng góp dịch thuật phải được nhìn nhận từ ý thức văn hoá của người dịch chứ không thể cứng nhắc lấy những tiêu chuẩn chung của dịch thuật để phán xét”. Đó là người viết đã nhìn nhận theo góc nhìn văn hoá nên đã lên tiếng bênh vực cho Tùng Vân ở điều đó còn thực tế, bản dịch hay hay không là do sự đón nhận của độc giả và thái độ của độc giả với những bản dịch ấy. 2. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và những ý kiến xung quanh bản dịch này 2.1. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Trong mấy chục bản dịch về Hoàng Hạc Lâu từ trước đến nay có không ít bản dịch của những nhà văn, nhà thơ nhiều tên tuổi như Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng, Vũ Hoàng Chương…Nhưng bản dịch được biết đến nhiều nhất và được yêu thích nhất là bản dịch của thi sĩ Tản Đà. Trong Tản Đà dịch thơ Đường người viết đã ghi ra kinh nghiệm dịch thơ Đường của ông: “ Trong việc dịch thơ Đường, đến chỗ nào khó mà thường là chỗ hay của nguyên văn thì thường là dùng sức hơn, khi đó phải dùng sức tưởng tượng…” Quả thật, Tản Đà là dịch giả thơ Đường xuất sắc nhất ở nước ta trong những năm đầu thế kỉ. Là một nhà thơ lãng mạn, khi dịch thuật “ông thiên về những bài thơ về tình yêu mang đậm chất trữ tình, nội dung nhẹ nhàng, sâu sắc, nghệ thuật bóng bẩy, giàu hình ảnh tượng trưng, nhiều gợi cảm”( Hồ Sĩ Hiệp). Có rất nhiều bài thơ Đường như thế được Tản Đà dành tâm huyết và lột tả thành công cái thần của tác phẩm. Trường hận ca là một ví dụ. Đây là một trong hai bài thơ được biết đến nhiều nhất của Bạch Cư Dị và có lẽ ở Việt Nam, nhờ bản dịch của Tản Đà mà nó có sức sống trường tồn hơn. Khi dịch thơ, Tản Đà “ không câu nệ quá nhiều vào việc chữ nghĩa, điển tích, điển cố mà chủ yếu dùng cái “tâm”, cái “hồn” và cái “cảm” của bản thân để lột tả hết cái hay thâm thuý, sâu sắc của thơ Đường”( Hồ Sĩ Hiệp ). Tản Đà đặc biệt SV : Nguyễn Hồng Mơ 11 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học coi trọng vấn đề “ Việt hoá” trong câu thơ, bài thơ dịch. Giáo Sư Trần Thanh Đạm đã nhận xét rằng: “ Trong việc khơi nguồn để đưa hồn thơ Đường tái sinh vào thơ Việt, thi sĩ Tản Đà là một trong những người có công phu và công lao vào loại bậc nhất”. Hay như loài nhận xét của nhà thơ Nguyễn Quang Huy trong Thơ đường tứ tuyệt: “ Những câu thơ dịch vừa sát nghĩa, vừa lung linh Việt hoá đến cao độ. Dịch thơ đạt đến độ thần diệu ấy, ở nước ta chỉ có Tản Đà”. Trong tất cả các bản dịch thơ Đường của ông thì có lẽ, Hoàng Hạc Lâu là một cái đỉnh mà khó có dịch giả nào vượt qua được. Bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Tản Đà được đăng trên báo Ngày Nay , số 80, ngày 10.10.1937, là sự trở lại sự nghiệp dịch thơ Đường của ông sau một thời gian vắng bóng. Nguyên văn bản dịch là: Hạc vàng ai cưỡi đi đâu? Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ. Hạc vàng đi mất từ xưa, Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay. Hán Dương sông tạnh cây bày, Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non. Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú và được coi là “đệ nhất luật đường”(Nghiêm Vũ). Khác với nhiều dịch giả khác cố gắng dịch tác phẩm kiệt tác này theo đúng niêm luật của nó, thi sĩ Tản Đà chọn thể thơ sở trường của mình để dịch bài thơ. Tám câu thơ lục bát Lầu Hoàng Hạc sừng sững như thế trong làng thơ dịch gần một thế kỉ nay và được nhiều người công nhận là có thần thái không thua kém gì nguyên tác của Thôi hiệu. Ngô Văn Phú đã từng nhận xét: “Tản Đà chắc “mê” bài thơ này lắm! bởi nó cũng hợp với tính tình ông. Ông cũng lãm cảnh trên trời, lãm tu tiên, rút cục vẫn là người trần thế. Ông đã dịch và bài dịch cho đến nay vẫn là hay SV : Nguyễn Hồng Mơ 12 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học nhất.” Bản dịch đã Việt hoá nhưng không vì thế mà làm giảm đi cái thần của tác phẩm. “Chọn thể lục bát, chính là Tản Đà đã thay những điệp từ rất đối trong nguyên bản, bằng sự miên man của cấu trúc lục bát tự nó tạo ra một nỗi buồn man mác…”(Ngô Văn Phú). Trong bài dịch của mình, Tản Đà đã thể hiện một trình độ vượt trội khi dịch những từ Hán văn sang Quốc văn một cách tài tình, tinh tế. Hai câu thơ đầu trong bài thơ của Thôi Hiệu: Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ Thử địa không dư hoàng hạc lâu Trong hai câu này, từ “hoàng hạc” xuất hiện đến hai lần. Khó dịch nhất là từ “khứ” ở câu 1 và “dư” ở câu 2. Theo Xuân Diệu thì cả Trần Trọng Kim và Ngô Tất Tố đều chưa dịch đạt câu này: Người đi cưỡi hạc từ xưa, Đất này hoàng hạc còn lưa một lầu. (Trần Trọng Kim) Người xưa cưỡi hạc đã bay cao Lầu hạc còn suông với chốn này. (Ngô Tất Tố) “Chữ “lưa” mà Trần Trọng Kim dịch là vụng về, cón chữ “suông” mà Ngô Tất Tố dịch cũng không hay, chỉ có chữ “trơ” của Tản Đà là đúng và thật tuyệt vời”.( Hồ Sĩ Hiệp ). Chữ của Tản Đà gợi một cảm giác trơ trọi, cô đơn đến nao lòng người. Theo các nhà nghiên cứu thì dịch thơ Đường phải đảm bảo 3 yêu cầu, “tín”, “nhã” và “đạt”. Thế nhưng “Ngoài tiêu chuẩn “tín”, “nhã”, và “đạt” thì bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Tản Đà có mấy điểm nổi bật sau: đó là vần điệu, nhịp điệu của câu thơ lục bát và giá trị biểu cảm của ngôn ngữ Việt”. Đọc bản dịch của Tản Đà nhiều khi người đọc quen mất thực chất đó là một bài thơ Đường. Tản Đà đã thổi vào bản dịch của mình một luồng gió “Việt hoá” làm cho bài thơ trở nên gần gũi, dễ tiếp cận với mọi thế hệ người đọc. SV : Nguyễn Hồng Mơ 13 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học “ Vì bài thơ Hoàng Hạc Lâu là một tuyệt tác nên đã có nhiều người dịch ra quốc văn như Tản Đà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Bùi Khánh Đản và Vô danh trong Đại cương văn học sử của Nguyễn Hiếu Lê…Những bài dịch đó hầu hết đều sát nghĩa nguyên tác, nhưng theo chủ quan của tôi thì bài của Tản Đà riêng san sẻ được cái thần của nguyên tác.” ( Quách Tấn ) Thật khó để có được một bản dịch hoàn hảo cả về nghĩa, nhịp điệu, niêm luật… Mặc dù không thiếu những đánh giá tiêu cực về bản dịch này nhưng có lẽ không ai không thừa nhận đây thực sự là bản dịch hay nhất về Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. 2.2. Những ý kiến xung quanh bản dịch của Tản Đà Vấn đề này thực tế chỉ là những đánh giá của một số người được viết nhỏ lẻ, dải dác trong một số cuốn sách hay báo, tạp chí. Ở đây, chúng tôi cố gắng hệ thống lại để người đọc có thể thấy được những ý kiến xung quanh bản dịch tuyệt tác này. Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một bài thơ thất ngôn nhưng Tản Đà lại dịch theo thể lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc. Chính bởi lẽ đó đã có nhiều ý kiến nảy sinh về việc chọn thể loại dịch của nhà thơ. Như Bàng Bá Lân, mặc dù ông rất yêu thích bản dịch của Tản Đà mà ông cho là “ Bản dịch sát nghĩa và giữ trọn được thi vị của nguyên tác, nhất là hai câu cuối: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. So với câu dịch của Ngô Tất Tố : Trời tối quê hương đâu tá nhỉ? Đầy sông khói sóng gợi niềm tây. Thì quả là một trăng một đèn”. Nhưng ông vẫn không “thoả mãn” (chữ của Nguyễn Tuyết Hạnh) do Tản Đà đã chọn thể thơ lục bát. Ông cho rằng : “ Dịch Đường Thi bằng thể lục bát chẳng khác nào đem bức tranh trang trọng cổ kính của chiếc khung chạm sơn son thếp vàng mà lồng vào chiếc khung trúc. Thanh nhã có thừa, nhưng vẻ trang trọng, cổ kính không còn nữa.” SV : Nguyễn Hồng Mơ 14 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học Như vậy nghĩa là, Bàng Bá Lân coi trọng việc dịch thơ theo nguyên thể của nó, và không hài lòng với việc chọn thể loại dịch của Tản Đà.. Hay Nguyễn Hiếu Lê lại tiếc cho bản dịch của Tản Đà đã dịch bằng thể lục bát nên làm mất đi tính đối ngẫu của bài thơ, nhất là trong hai liên 2 và 3. Ông còn cho rằng, bản dịch của Vô Danh hay hơn nhờ giữ được nguyên thể. Chúng tôi thử đưa bản dịch của Vô Danh ra đây cho bạn đọc có thể so sánh: Người xưa cưỡi hạc vàng đi mất Lầu hạc vàng trơ đứng chỗ nầy Hạc vàng một đi chẳng trở lại Mây trắng nghìn năm vơ vẩn bay San sát bóng sông cây Hán đó Dầu dầu ngọn cỏ bãi Anh đây Quê nhà trời tối nào đâu nhỉ? Sóng gió tuôn sầu, nhớ chẳng khuây. Về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, trong Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, Nguyễn Tuyết Hạnh cho rằng “ Tản Đà chưa dịch được cái thảng thốt, đột ngột của bài thơ : Nhật mộ hương quan hà xứ thị ? thật ra là một câu hỏi nhưng câu dịch của Tản Đà lại là một câu kể, miêu tả”. Quả thật, thi phẩm của Hoàng Hạc Lâu có một sự chuyển biến đột ngột giữa ba liên đầu với liên cuối cùng. Như Hư Chu trong Để hiểu thơ Đường đã phê bình bài thơ của Thôi Hiệu không thành công ở phương diện lập ý. Theo ý ông, mạch thơ lẽ ra phải tiếp diễn cái ý hoài cổ thì lại quay ra nói về cảm xúc chủ thể. Nhưng theo lời của Nguyễn Tuyết Hạnh thì “ Chính cái chuyển biến đột ngột đó làm cho câu thơ trở thành thiên cổ, làm cho Thôi Hiệu trở thành “thi sĩ của một bài thơ””. Theo ý chúng tôi thì người đọc đồng tình với ý kiến của Nguyễn Tuyết Hạnh hơn bởi đó chính là cái tình của Thôi Hiệu, mà thực chất trong cảnh của ông cũng đã có tình rồi! SV : Nguyễn Hồng Mơ 15 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi còn đặc biệt chú ý đến quan điểm của nhà giáo Nhật Chiêu, bài dịch của ông đã ra đời trên đường đi giảng cho một lớp đại học ở Phú Yên. Theo ông thì “ Tản Đà chuyển chữ “dư” thành “trơ” là chưa đắt”. Ông lí giải rằng, sau Thôi Hiệu thì còn có rất nhiều tao nhân mặc khách đến lầu Hoàng Hạc, ngay cả thi tiên Lý Bạch cũng đã đến lầu này. Như vậy là “ lầu Hoàng Hạc vẫn sống động, nếu dịch thành “trơ” thì e uổng quá.”. Nguyễn Quốc Siêu trong Thơ Đường bình giảng dường như cũng đồng tình với Nhật Chiêu. Ông cho rằng: “ Thử Địa không dư Hoàng Hạc Lâu nếu dịch nghĩa là “Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc” hay dịch thành thơ như Tản Đà: “Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”, “Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi”(Khương hữu Dụng” thì chưa lột tả được hết ý tứ của chữ “không””. Về điều này thì Nhật Chiêu cũng như Nguyễn Quốc Siêu hoàn toàn đối lập với Xuân Diệu bởi ông hết sức ca ngợi chữ “trơ” của Tản Đà và coi đó là cách dịch đúng nhất và hay nhất Như vậy, một bản dịch được đánh giá là thành công nhất, hay nhất, truyền tải được nhiều nhất cái thần của bài thơ như bản dịch của Tản Đà thì vẫn không tránh được những tiếng phê bình, những ý kiến khen chê của người đọc. Điều này cho thấy, người đọc càng ngày càng được nâng cao về trình độ tiếp nhận và vì thế có sự đòi hỏi cao hơn trong nghệ thuật phiên dịch của các dịch giả. 3.Tiểu kết Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một tuyệt tác. Nhà phê bình Kim Thánh Thán đã có lời bình sâu sắc: “Làm thơ không nhiều mà khiến cho Lý Bạch phải gác bút, thì đúng là bậc đại trượng phu trong rừng bút mực vậy.” Theo những tài liệu mà chúng tôi tìm được thì có đến gần 40 bản dịch về Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Điều này cho thấy, thi phẩm này được tiếp nhận một cách rầm rộ ở nước ta. Sau khi Tản Đà dịch thành công và luôn là văn bản đi cùng với tác phẩm của Thôi Hiệu, ngỡ tưởng rằng sẽ khiến các nhà thơ khá SV : Nguyễn Hồng Mơ 16 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học phải nhường bước nhưng sự thực không phải như vậy. Dù có chiêm ngưỡng và không khỏi tấm tắc trước bản dịch của nhà thơ này thì “người trước kẻ sau vẫn cứ muốn thử thách bút lực của mình”( Nguyễn Huệ Chi). Trong rừng bút đó có các tên tuổi như Ngô Tất tố, Khương Hữu dụng, Trần Trọng Kim,…và không ít bản dịch cũng được người đọc đánh giá cao như bản dịch của Vũ Hoàng Chương. Ông không phải là nhà phiên dịch nhưng cũng bị Hoàng Hạc Lâu thu hút nên đã để lại một bản dịch thất ngôn trong đó cái chất hào hoa của nhà thơ nổi lên lấn át đi cái yêu cầu sát sao, chặt chẽ của thơ dịch. Bản dịch của nhà thơ này vẫn được chọn lọc xếp cùng bản dịch của Tản Đà trong các sách phê bình thơ Đường. Mỗi người một vẻ nhưng không được “mười phân vẹn mười”, người được cái này thì mất cái kia, ngay như Tản Đà, được về từ, về ý thì lại bị chê ở vấn đề chọn thể thơ dịch. Mỗi người đọc có một sự đánh giá khác nhau về các bản dịch. Bản dịch của Tản Đà được phần đông người đọc đánh giá là hay nhất. Trong khi đó, có một số người lại có ý thích các bản dịch khác hơn như Nguyễn Hiếu Lê thích bản dịch của Vô Danh hay Lam Điền thích bản dịch của nhà giáo Nhật Chiêu….Nhưng theo ý của chúng tôi thì một bài thơ Đường, hiểu rõ được nó đã khó, để dịch được còn khó hơn nhiều, vì thế cần có một cách nhìn nhận chính xác với bản dịch của các nhà thơ và không nên quá cứng nhắc khi đánh giá, ít nhất cũng phải thấy ở mỗi bản dịch một cái gì đó là tinh tế, sâu sắc và tài hoa của dịch giả. II. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HOÀNG HẠC LÂU Ở VIỆT NAM Thơ Đường xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu trong lịch sử. Từ thời Lê, Nguyễn, hai tác gia nổi tiếng của nước ta đã đọc thơ Đường và kế thừa một cách có chon lọc những tinh hoa thơ Đường vào sáng tác của mình. Đó là Ức Trai Nguyễn Trãi và đại thi hào Nguyễn Du. Về sau một loạt các nhà thơ khác có sự ảnh hưởng từ thơ Đường, đó là Bà huyện Thanh Quan, là Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương…và sau này có Tản Đà. Nhưng đó là tiếp nhận tác phẩm SV : Nguyễn Hồng Mơ 17 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học thơ Đường trên văn bản, có nghĩa là, họ mượn ngôn ngữ, giọng điệu, cấu tứ của thơ Đường để đưa vào thi phẩm của mình. Vần đề nghiên cứu, dịch thuật mới chỉ được bắt đầu trong hơn một thế kỉ nay mà khởi đầu là bản dịch Tỳ Bà Hành của Phan Huy Thực từ những năm đầu thế kỉ XIX. Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được tiếp nhận có phần muộn màng hơn khá nhiều và việc nghiên cứu bài thơ cũng không trở thành một trào lưu, hệ thống như một số bài thơ nổi tiếng khác. Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế có hẳn một loạt bài tranh luận về nội dung bài thơ trên các báo, tạp chí, hay Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị cũng được nói đến rất nhiều. Viết về Hoàng Hạc Lâu phần lớn chỉ là những bài nhỏ, dung lượng ít và hầu như không có “bút chiến”. Bài thơ này hay, có thể coi là tuyệt tác, nhưng việc nghiên cứu về nó thì lại bình lặng, có lẽ vì cách hiểu của người đọc về bài thơ hoàn toàn nhất quán với nhau. 1. Một hướng khai thác chung Vể Hoàng Hạc Lâu Như chúng tôi đã trình bày ở trên, Hoàng Hạc Lâu là một thi phẩm có sự nhất quán trong vấn đề tiếp nhận nội dung, nghĩa là, trong quá trình thâm nhập vào tác phẩm, hầu như không một độc giả nào có sự phá cách nhiều trong việc thẩm thấu nội dung của nó. Tác phẩm là sự đan xen giữa quá khứ với thực tại, giữa mộng và thực, giữa thế giới thiên nhiên và thế giới nội tâm con người. Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, các nhà nghiên cứu, đọc giả chủ yếu đi vào các vấn đề như : sự xuất hiện của yếu tố thần thoại, sự phá cách niêm luật Đường Thi của Thôi Hiệu, sự chuyển biến nhịp thơ giữa liên 1, 2, 3 với liên 4, và hai câu thơ cuối(đặc biệt là chữ “sầu” đọng lại ở cuối bài thơ ). Yếu tố thần thoại được coi là cái nút mở ra không gian của bài thơ, làm cho bài thơ mang ý vị hoài cổ, khơi nguồn cảm hứng cho tác giả và thể hiện những cảm xúc từ sâu thẳm tâm hồn nhà thơ_ một lữ khách xa quê . Vấn đề này được nói đến trong tất cả các bản dịch hay những bài phân tích, phê bình của độc giả. Nhưng dường như chưa ai có sự tìm hiểu một cách cặn kẽ, SV : Nguyễn Hồng Mơ 18 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học hay dành một sự đánh giá đúng nhất về tầm quan trọng của yếu tố này trong tác phẩm. Ngay việc lí giải về tên tác phẩm, tích của Lầu Hoàng Hạc cũng có sự ghi chép khác nhau ở nhiều văn bản. Điều này sẽ được chúng tôi nói đến trong mục sau. Vấn đề được nói đến nhiều nhất, tốn nhiều giấy mực nhất có lẽ là sự phá cách niêm luật Đường Thi trong bài thơ này. Gọi là phá cách hay đúng hơn là phá vỡ niêm luật chặt chẽ của Đường Thi nhưng tác phẩm này vẫn được đánh giá là “Đệ nhất luật Đường”( Nghiêm Vũ). Các nhà nghiên cứu tập chung đi vào phân tích sự phá cách ấy để chứng minh cho lời nhận xét của nhà phê bình Nghiêm Vũ đời Tống và khẳng định sức sống, vị trí của bài thơ trong thơ Đường và trong lòng người đọc. Về hai vấn đề : sự chuyển biến nhịp điệu bài thơ từ liên ba xuống liên 4 và hai câu thơ cuối, trong qúa trình nghiên cứu, hầu hết đều đưa chúng vào phương diện biểu hiện của cái tình bên trong nhà thơ và lột tả rõ nhất tâm trạng của Thôi hiệu. Khá nhiều nhà phê bình đi vào phân tích và đưa ra ý kiến của mình về hai câu thơ cuối, đặc biệt, nhà thơ Huy Cận còn dùng hai câu thơ của Thôi Hiệu để sáng tạo ý thơ của mình trong bài Tràng Giang nổi tiếng. Như vậy, về vấn đề nghiên cứu, trước khi đi vào từng vấn đề cụ thể được nói đến trong hệ thống tài liệu, chúng tôi trình bày khái quát việc nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam trong một hướng tiếp nhận chung của hầu hết người đọc. Do đó, chúng tôi chỉ đưa ra những lý thuyết cơ bản, không thống kê, phân tích và đưa ra dẫn chứng. Những công việc này, chúng tôi sẽ thực hiện trong đề mục tiếp theo là nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu trong sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác. 2. Hoàng Hạc Lâu trong sách, báo, tạp chí nghiên cứu và các tài liệu khác. Thực tế, xung quanh thi phẩm của Thôi Hiệu không có một cuộc bút chiến nào, có chăng chỉ là nhưng tranh luận nho nhỏ hay chỉ là sự “đóng SV : Nguyễn Hồng Mơ 19 GVHD : Phạm Ánh Sao
- Niên luận Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam Khoa: Văn học góp ý kiến” giữa các độc giả với nhau. Do đó, viết về Hoàng Hạc Lâu không những không nhiều, dung lượng không đồ sộ, mà còn khá giống nhau. Chúng tôi tìm được các bài viết về tác phẩm này chủ yếu trong các sách bình giảng, một số bài nhỏ trên báo hay trên những trang web tin cậy. Theo luật thi, một bài thơ Đường bảy chữ (thất ngôn bát cú), nguyên tắc niêm luật phải chặt chẽ, phải tuân theo luật đối ngẫu, hai liên ở giữa phải đối nhâu hài hoà cả thanh lẫn ý. Nhưng Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một ngoại lệ. Đây là bài thơ tiêu biểu cho vấn đề phá cách niêm luật trong thơ Đường. Bốn câu thơ đầu không theo đúng quy luật bằng _ trắc, làm ta tưởng chưng như đó là một bài thơ cổ phong. Về vấn đề này, trong Những bài thơ Đường nổi tiếng, Nguyễn Khắc Phi phân tích: “ Việc phá cách không gieo vần ở cầu thứ nhất, việc dùng liến ba thanh trắc ở cuối câu thứ 3, việc dùng lối “tam bình điệu’ ở câu thứ 4, việc dùng liền ba từ “Hoàng hạc”, hai chữ “không”, hai chữ “khứ”, việc sử dụng cả hình thức đối ngẫu ở cặp đôi đầu và ở cả cặp đôi đầu lẫn cặp câu 2, đối ngẫu đều có chỗ không chỉnh(khứ_Lâu, bất phục phản_không du du), hiện tượng câu thứ 1 và câu thứ 3 đều không theo luật “nhị tứ lục phân minh”…tất cả đều phục vụ đắc lực cho việc thể hiện nội dung, làm nổi bật được những sắc thái tình cảm phong phú, tế nhị của tác giả…”.Hay trong Các tác phẩm thơ Đường ở trường trung học cơ sở và trong học phổ thông, tác giả cho rằng “Một loạt thanh trắc ở cuối câu 3 đã phá bỏ quy tắc nghiêm ngặt “nhị, tứ, lục phân minh” trong thơ Đường làm cho âm điệu câu thơ không được bình thường, gợi cảm giác tấm tức, đau đớn trước thục tại phũ phàng…”. Do đây là một tài liệu giảng dạy trong trường phổ thông nên để học sinh hiểu được điều này, các tác giả đac hướng dẫn giáo viên đặt câu hỏi như: “Em có nhận xét gì về âm điệu hai câu thơ trên (câu 3, 4)?” hay “Tác giả sử dụng toàn thanh trắc nhằm diễn tả điều gì?”(Lê Xuân Soạn)…Như vậy, khi nói về vấn đề phá vỡ niêm luật Đường Thi của bài thơ thì các nhà nghiên cứu, phân tích đều tập trung làm rõ để thể hiện cái tình của tác giả. Trong bốn câu thơ SV : Nguyễn Hồng Mơ 20 GVHD : Phạm Ánh Sao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn