NIỆU ĐỘNG HỌC TRÊN CÁC TRƯỜNG HỢP THAY THẾ BÀNG QUANG BẰNG RUỘT
lượt xem 8
download
Mục tiêu: Áp dụng các phép đo niệu động học đa kênh để khảo sát các chức năng của các trường hợp thay thế bàng quang bằng ruột (TTBQBR) tại BV Bình Dân. Đối tượng và phương pháp: Đo đồng thời áp lực đồ bàng quang, niệu dòng đồ và điện cơ đồ tầng sinh môn để đánh giá trên các bệnh nhân đã được phẫu thuật tạo hình TTBQBR, chủ yếu là sau khi cắt bỏ BQ do ung thư. Thời gian đo là 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau mổ. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NIỆU ĐỘNG HỌC TRÊN CÁC TRƯỜNG HỢP THAY THẾ BÀNG QUANG BẰNG RUỘT
- NIỆU ĐỘNG HỌC TRÊN CÁC TRƯỜNG HỢP THAY THẾ BÀNG QUANG BẰNG RUỘT TÓM TẮT: Mục tiêu: Áp dụng các phép đo niệu động học đa kênh để khảo sát các chức năng của các trường hợp thay thế bàng quang bằng ruột (TTBQBR) tại BV Bình Dân. Đối tượng và phương pháp: Đo đồng thời áp lực đồ bàng quang, niệu dòng đồ và điện cơ đồ tầng sinh môn để đánh giá trên các bệnh nhân đã được phẫu thuật tạo hình TTBQBR, chủ yếu là sau khi cắt bỏ BQ do ung thư. Thời gian đo là 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau mổ. Các số liệu được thu thập và phân tích thống kê. Kết quả: Sau 3 năm (4/2004 – 4/2007), có 17 t/h TTBQBR được khảo sát. Các số liệu lần lượt sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng: 1) Trung bình c ủa dung tích chứa đựng của BQ (Vmax) là ~ 227,9 ml, ~ 334,3 ml, và ~ 413,2 ml; 2) Trung bình của áp lực chứa đựng tối đa của BQ (Pdet max) là ~ 67,9 cm H2O, ~ 46,4 cm H2O, và ~ 28,4 cm H2O ; 3) Trung bình c ủa lượng tiểu tồn lưu (residue) là ~ 188,7 ml, ~ 269,4 ml và ~ 366,0 ml ; 4) Trung bình của lưu lượng tiểu tối đa (Qmax) là ~ 4,7 ml/s, ~ 2,5 ml/s và ~ 1,5 ml/s.
- Kết luận: Trong nghiên cứu này, BQ tân tạo của các t/h TTBQBR cho kết quả tốt về khả năng chứa đựng nhưng không tốt về khả năng tống xuất nước tiểu. Dù sao, số lượng bệnh còn ít nên cần tiếp tục thu thập số liệu nhiều hơn để có kết luận chính xác hơn. ABSTRACT Purpose: We have applied multichannel urodynamic studies to research functions of neobladder on the cases of substitution enterocystoplasty at Binh Dan hospital. Material and Methods: We have used Voiding Cystometry with EMG to evaluate the patients who were operated by substitution cystoplasty. Times of measuring were 3 months, 6 months and 12 months post-op. The figures were assembled and statistically analysed. Results: From April 2004 to April 2007, 17 cases of substitution cystoplasty were evaluated. Data of 3 month, 6 month and 12 month post-op were: Vmax ~ 227.9 ml, ~ 334.3 ml, và ~ 413.2 ml; ; Pdet max ~ 67.9 cm H2O, ~ 46.4 cm H2O, và ~ 28.4 cm H2O ; Residual urines ~ 188.7 ml, ~ 269.4 ml và ~ 366.0 ml ; Qmax ~ 4.7 ml/s, ~ 2.5 ml/s và ~ 1.5 ml/s. Conclusion: In this research, the neobladders of substitution enterocystoplasty had good results on storage function but not good image
- on emptying one. However, because of few number of patients, we should continue the research to have more precise conclusion.
- ĐẶT VẤN ĐỀ Bv Bình Dân có Trung tâm Niệu khoa lớn đã thực hiện số lượng rất nhiều các phẫu thuật tạo hình thay thế bàng quang bàng quang bằng ruột (TTBQBR), với hơn 200 trường hợp trong hơn 10 năm qua. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa có một nghiên cứu bài bản nào khảo sát về chức năng của các trường hợp bàng quang tân tạo bằng ruột. Trong khi đó, khối Niệu lại có lợi thế là được trang bị một máy đo niệu động học đa kênh khá hiện đại. Vì thế chúng tôi nhận thấy nếu dùng các phép đo niệu động học để khảo sát chức năng của bàng quang tân tạo thì sẽ giúp các phẫu thuật viên có sự đánh giá đúng đắn về các “tác phẩm” tạo hình của mình. Mục tiêu nghiên cứu sẽ nhằm khảo sát chức năng chứa đựng và chức năng tống xuất của bàng quang tân tạo trong các trường hợp TTBQBR. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm các bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình TTBQBR tại các khoa Niệu của BV Bình Dân. Chỉ định mổ chủ yếu là bướu bàng quang ác tính khiến cho phải cắt bỏ bàng quang rồi dùng ruột để tạo hình thay thế.
- Phương pháp nghiên cứu Là tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Các bệnh nhân sau khi được phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột được đề nghị tái khám sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng để thực hiện khảo sát niệu động học. Phép đo được đề nghị là voiding cystometry with EMG (khảo sát đồng thời áp lực đồ bàng quang, niệu dòng đồ và điện cơ đồ tầng sinh môn). Các chỉ số niệu động học được ghi nhận gồm có: - Dung tích chứa đựng tối đa (Vmax), sự ổn định của bàng quang trong giai đoạn chứa đựng, áp lực tối đa của bàng quang trong giai đoạn chứa đựng. - Sức co bóp của bàng quang trong giai đoạn tống xuất, lưu lượng tiểu cực đại (Qmax), tình trạng đồng vận hay bất đồng vận giữa bàng quang và cơ thắt, hiệu quả tống xuất nước tiểu (lượng tiểu tồn lưu). Thời gian nghiên cứu trong 3 năm, từ 4/2004 – 4/2007. Các số liệu được thống kê, tính trung bình và độ lệch chuẩn với độ tin cậy 95%. Áp dụng phép kiểm T để so sánh và đánh giá các giá trị trung bình. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 17 t/h TTBQBR được theo dõi với phép đo niệu động học đa kênh. Số bệnh nhân, tuổi và giới
- - Nam / Nữ = 15 / 2 - Tuổi TB = 62,6 (min = 39, max = 80) Các số liệu khảo sát chức năng của BQ tân tạo trong TTBQBR Quy định các trị số của tháng thứ 3 gắn với số 1, tháng thứ 6 gắn với số 2, tháng thứ 12 gắn với số 3: * Trung bình dung tích chứa đựng Vmax: V1 = 227,9 ± 134,2 (ml) . V2 = 334,3 ± 123,2 (ml). V3 = 413,2 ± 139,8 (ml). (V1 và V2: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, V2 và V3: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng V1 và V3: khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- Pcđ2 = 46,4 ± 19,5 (cm H2O). Pcđ3 = 28,4 ± 22,7 (cm H2O). (Pcđ1 và Pcđ2: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, Pcđ2 và Pcđ3: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng Pcđ1 và Pcđ3: khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- R3 = 366,0 ± 200,7 (ml) (R1 và R2: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, R2 và R3: khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- - Jensen (2006)(2), 67 t/h TTBQBR phương pháp Hautmann: V ~ 450 ml sau 4 tháng và 470 ml sau 1 năm. - Obara (2006)(6), 31 t/h TTBQBR phương pháp Studer: V ~ 250 ml sau 6 tháng, ~ 300 ml sau 1 năm, ~ 374 ml sau 3 năm. + Áp lực chứa đựng: TTBQBR cũng theo nguyên tắc tạo hình bàng quang có áp lực thấp (low-pressure neobladder), để tránh tình trạng trào ngược bàng quang – niệu quản gây biến chứng lên thận. Số liệu của nghiên cứu này ghi nhận ở tháng thứ 3 áp lực BQ còn khá cao ~ 67,9 cm H2O, nhưng giảm dần ở tháng thứ 6 ~ 46,4 cm H2O và khoảng tháng thứ 12 thì có trị số rất tốt là ~ 28,4 cm H2O (< 40 cm H2O). So sánh với các tác giả khác - Obara (2006)(6): 28,8 cmH2O sau 3 năm. - Iwakiri (1993)(1): 22,4 cmH2O sau 18 tháng. * Khả năng tống xuất Các số liệu của nhóm TTBQBR cho thấy khả năng tống xuất rất kém. Mặc dù sức co bóp của bàng quang khá mạnh nhưng giảm dần theo thời gian (Ptx ~ 74,3 54,3 43,0 cm H2O), nhưng đa số các trường hợp có lưu lượng tiểu tối đa rất kém và giảm dần theo thời gian (Qmax ~ 4,7 2,5 1,5
- ml/s), hậu quả là lượng tiểu tồn lưu rất nhiều và cũng tăng dần theo thời gian (R ~ 188,7 269,4 366,0 ml). Tình trạng bất động vận BQ - cơ thắt của nhóm TTBQBR chiếm tỉ lệ khá cao và có vẻ tăng dần theo thời gian (25 57,1 60% số t/h). Thoạt nhìn thì có vẻ đây là nguyên nhân làm giảm khả năng tống xuất của bàng quang tân tạo, tuy nhiên khảo sát kỹ thì có không ít những trường hợp dù không có bất đồng vận nhưng vẫn bị tống xuất kém. So sánh với các tác giả khác: - Ghi nhận của Iwakiri (1993)(1) với 28 bệnh nhân: sau 18 tháng, 23 b/n tống xuất tốt với lượng tiểu tồn lưu trung bình ~ 34 ml, 5 b/n tống xuất kém (residue > 150 ml) với lượng tiểu tồn lưu trung bình là 630 ml. - Số liệu của Obara (2006)(6) : lượng tồn lưu nước tiểu trung bình ~ 15 ml ở thời gian 6 tháng và 1 năm sau mổ. - Khafagy (2006)(3) có 2 nhóm bệnh nhân: nhóm A gồm 29 t/h TTBQBR bằng hồi tràng lượng tiểu tồn lưu ~ 90 ml, nhóm B gồm 31 t/h TTBQBR bằng hồi manh tràng lượng tiểu tồn lưu ~ 12 ml. - Schrier (2005)(7) cũng có 2 nhóm b/n TTBQBR được đánh giá niệu động học sau mổ từ 18 – 37 tháng với 34 t/h dùng đại tràng sigma và 20 t/h dùng
- hồi tràng: cả 2 nhóm đều cho tỉ lệ tống xuất tốt (residue < 100 ml) là 76% và 75%. Như vậy, nhìn chung thì khả năng tống xuất của BQ tân tạo trong nhóm TTBQBR của nghiên cứu này kém hơn so với nhiều báo cáo trong y văn. Tuy nhiên, Mitchell (1986) cho rằng trong những trường hợp tống xuất kém thì nên phối hợp với TTSCQ (4). Chúng tôi cũng đã áp dụng TTSCQ trên BQ tân tạo bằng ruột cho những trường tống xuất kém (5) KẾT LUẬN Nhờ sự hỗ trợ của các phép đo NĐH đa kênh, chúng ta có điều kiện nhận định chức năng của các trường hợp BQ tân tạo bằng ruột, mà trong n/c này chúng tôi khảo sát trên các trường hợp TTBQBR. Kết quả khảo sát cho thấy chức năng chứa đựng cũng đạt yêu cầu, nhưng dường như chức năng tống xuất chưa tốt như các báo cáo khác trong y băn. Chúng tôi chưa dám khẳng định điều này vì số liệu khảo sát của loạt n/c này là quá ít (17 t/h) trong số vài trăm trường hợp phẫu thuật TTBQBR đã được thực hiện tại BV Bình Dân trong thời gian hơn 10 năm qua. Dù sao, chúng tôi đề cao phương pháp TTSCQ nhằm hỗ trợ việc tống xuất nước tiểu một cách có kiểm soát trong những trường hợp có tồn lưu nước
- tiểu nhiều, nhằm tránh nhũng biến chứng về sau như nhiễm khuẩn niệu, tạo sỏi, chướng nước thận ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng học ngoại khoa: Phần 1
324 p | 359 | 129
-
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng học ngoại khoa: Phần 2
124 p | 309 | 128
-
NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 3)
5 p | 155 | 17
-
Vai trò của thận nhân tạo hỗ trợ phẫu thuật trong suy thận cấp sau thận – Phần 1
14 p | 80 | 8
-
NIỆU ĐỘNG HỌC
11 p | 125 | 4
-
Chế độ dinh dưỡng và thuốc men hợp với người cao tuổi
3 p | 78 | 4
-
Bài giảng Ngoại cơ sở 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
105 p | 16 | 3
-
Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản qua nội soi xuyên phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, kinh nghiệm qua 28 trường hợp
4 p | 60 | 2
-
Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc của các dị tật vùng bẹn, bìu ở trẻ em nam tại các trường mẫu giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ, 2015-2016
4 p | 34 | 2
-
Khảo sát niệu động học trên các trường hợp mở rộng bàng quang bằng ruột tại Bệnh viện Bình Dân
6 p | 36 | 1
-
Ứng dụng độc tố botulinum trong các trường hợp bí tiểu do bướu tiền liệt ở các bệnh nhân không giải quyết bằng phẫu thuật được: Nhận định qua 5 trường hợp
7 p | 28 | 1
-
Đánh giá kết quả đặt thông tiểu sạch ngắt quảng trong điều trị bàng quang thần kinh ở trẻ em
4 p | 54 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn