YOMEDIA
ADSENSE
Nỗi đau của đom đóm - Phần 12
88
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhưng vào một đêm cách đây năm năm, ông Hùng bỗng ra đi. Và còn đeo cái tiếng chẳng vẻ vang gì. Thi Di vừa trưởng thành, đang tuổi xuân phơi phới cũng bất chợt ra đi. Những ngày này bà đã nhiều lần tự hỏi, liệu trên đời này có ai phải chịu nỗi đau ghê gớm hơn mình không?
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nỗi đau của đom đóm - Phần 12
- Phần 12 Nhưng vào một đêm cách đây năm năm, ông Hùng bỗng ra đi. Và còn đeo cái tiếng chẳng vẻ vang gì. Thi Di vừa trưởng thành, đang tuổi xuân phơi phới cũng bất chợt ra đi. Những ngày này bà đã nhiều lần tự hỏi, liệu trên đời này có ai phải chịu nỗi đau ghê gớm hơn mình không? - Thưa bác, sau ngày vĩnh biệt Thi Di, lẽ ra cháu nên đến sớm thăm bác... - Quan Kiện gặp bà lần gần đây nhất là hôm đám tang Thi Di - Cháu khỏi cần giải thích nữa, bác biết lâu nay cháu cũng khổ tâm. Nào, lên gác ngồi chơi. Bà Ân Lan nhìn Quan Kiện một lượt. Vẫn là một thư sinh điển trai nhưng mái tóc thì dài chưa cắt, sắc mặt hơi xanh xao, mắt hơi có quầng thâm, hình như kém ngủ. Liệu cậu ta có thể là một kẻ điên dại sát nhân? Không nhận ra điều ấy. Đầu óc bà nghĩ rất lung, tay cầm chùm chìa khoá đắn đo hồi lâu mới mở cửa nhà Những ngày gần đây bà thấy sợ mỗi khi trở về nhà vì nơi này có quá nhiều hồi ức và có quá nhiều thứ gợi lại bao tình cảm. Quan Kiện hơi do dự, rồi bước theo bà Ân Lan vào căn hộ mà anh đã từng đến đấy rất nhiều lần - Anh đến đây, chắc không phải chỉ vì đến thăm tôi chứ? - Bà Ân Lan cho thêm nước lạnh vào cái phích đun, để chuẩn bị pha nước uống cho Quan Kiện Kiện nhìn thấy tay bà hơi run run. - Dạ... cháu định.... Bà Lan bỗng ngồi thụp xuống khóc rưng rức. Bà không chịu đựng nổi nữa. Quan Kiện đến, khiến bà bị sốc quá lớn. Bà đã khóc biết bao nhiêu lần, nhưng hôm nay là lần đầu có người nghe bà khóc. - Anh nói xem, tại sao lúc Thi Di đi, anh lại không ở bên nó? Thi Di đáng thương của mẹ, nó đâu có trêu ghẹo gì ai? Liệu có phải tại tôi, tôi là hung tinh đã bắt chồng và con phải ra đi mãi mãi không... - Bà vừa khóc vừa kể lể. Bà đang rất cần được an ủi Quan Kiện rất hoang mang lúng túng, đỡ bà lên. Anh cũng nước mắt tuôn trào, nghẹn ngào nói: "Xin lỗi bác, cháu rất hối hận vì hôm đó đã không ở bên Thi Di. Nếu cháu ở bên có lẽ đã không xảy ra chuyện.... Cháu xin lỗi... Mong bác đừng tự trách mình mãi thế này. Trên đời làm gì có hung tinh"
- - Sao anh lại đến đây? Lẽ nào anh không biết rằng trông thấy anh tôi lại nhớ ngay đến nó? Tôi nghĩ đến hàng nghìn chữ "nếu", nếu anh và nó luôn luôn như hình với bóng, nếu nó vẫn chưa đi, nếu cha nó vẫn còn, nếu có thể quay lại năm năm về trước.... - Bác cứ mắng cháu... mắng cho cháu thật đau đớn. Cháu hầu như ngày nào cũng oán trách mình....Cháu oán trách số phận, cháu oán trách cả thượng đế nắm vận mệnh con người; nhưng sau khóc than căm tức, cháu nghĩ rằng điều mà cháu cần làm để an ủi Thi Di là phải tìm cho ra hung thủ. Bác trai và Thi Di bị hại một cách không rõ ràng, hai vụ này chắc phải có liên quan... - Quan Kiện nói ra giả thiết của mình một cách rất khó khăn. Bà Ân Lan lại khóc một hồi, rồi bình tĩnh trở lại, chìm trong suy nghĩ miên man. Chẳng rõ sau đó bao lâu, bà chợt nói: "Bác cho rằng có một số chuyện Thi Di còn chưa nói với cháu". Kiện gật đầu: "Vâng, cháu biết. Thi Di chưa bao giờ kể với cháu về cái chết của bác trai. Gần đây cháu mới nghe người ta nói, bác trai qua đời có liên quan đến một vụ án lớn cách đây năm năm. Bác trai cũng như cháu hiện giờ - đều bị cảnh sát tình nghi". Quan Kiện đỡ bà Ân Lan ngồi xuống đivăng, mắt bà nhắm nghiền, hình như bà đang trở lại những ngày đau đớn xé ruột xé gan ấy. - Thi Di và bác đều không tin rằng ông Quán Hùng làm bảo vệ mà tham dự cái chuyện trộm cắp... Bác nhớ lại, Thi Di từng nói rằng sẽ có ngày nó làm rõ sự thật để minh oan cho cha. Kiện sửng sốt. Có lẽ điều "bí mật" của Thi Di chính là điều tra sự thật về nguyên nhân cái chết của cha Có lẽ cái chết thê thảm của nàng có liên quan đến việc điều tra này. Hoặc có thể nói là, nàng đã tiếp cận sự thật Nếu đúng là như thế, thì hung thủ sát hại nàng chính là hung thủ đã cướp các tác phẩm gốm sứ mỹ nghệ. Hung thủ vẫn đang ở quanh chúng ta. Thi Thi! Nếu em đang điều tra vụ cứơp của giết người ấy, sao em không cho anh biết? Nhưng tại sao Chử Văn Quang lại bị cuốn vào đó? Thấy Kiện ngồi ngây ra không nói một lời, bà Ân Lan cảm thấy áy náy vì thái độ không đúng mực của mình vừa rồi, bèn khe khẽ gọi anh: "Cháu Kiện.... cháu làm sao thế?"
- Kiện tỉnh táo trở lại, anh nói: "Liệu bác có thể cho cháu xem một vài thứ Thi Di còn để lại, ví dụ nhật ký chẳng hạn...." - Tất nhiên là được. Nhưng xưa nay nó không có thói quen ghi nhật ký. Mọi thứ sổ sách của nó, bác đã giao cả cho công an, họ cũng đang lần tìm các manh mối. Mấy hôm trước có một anh công an trẻ đến đây bưng cả máy tính của Thi Di đi. Kiện đứng lên, đi đến cửa phòng của Thi Di, anh hít một hơi thật sâu, rồi từ từ bước vào. Hình ảnh Thi Di nằm trong vũng máu thoáng hiện lên trong óc, anh nhắm mắt lại như một bản năng. Đã lâu không vào gian phòng này, nhưng dù nhắm mắt anh cũng biết có một cái bàn viết, một giá sách, một cái tủ không lớn. Trên tường có vài bức vẽ phác hoạ và tranh vui do Thi Di vẽ, ngoài ra không có quá nhiều bài trí sặc sỡ gì. Thi Di là cô gái có óc thẩm mỹ và cũng cần kiệm nữa. Lúc này nàng đang lặng lẽ ngồi trước bàn, mái tóc dài đổ xuống như thác nước. Xung quanh, tất cả vẫn hài hoà tĩnh mịch... Nàng đang đọc thứ gì mà chăm chú thế kia? Anh bước đến, trên bàn sạch bóng, không nhìn thấy gì hết. Anh đứng lặng ở đó rất lâu. Ngoài kia trời đã hơi sầm lại, trong nhà chưa bật đèn. Lúc này anh nhận ra có 2 đốm sáng nhàn nhạt. Hai bên tóc mai của Thi Di có 2 con đom đóm đang đậu, lập loè. Anh thò tay định bắt một con thì cả hai con bỗng biến mất. Nhưng anh đã khiến Thi Di nhận biết. Nàng bỗng quay đầu lại. "Ôi...", Kiện kêu lên một tiếng kinh hãi rồi tắc nghẹn. Toàn bộ khuôn mặt nàng đã không còn gì nữa. Chỉ toàn máu tươi đang trào ra. "Cháu Kiện sao thế?". Tiếng bà Ân Lan vang lên ở phía sau. "Tối om thế này sao vẫn chưa bật đèn lên?" Đèn đã được bật sáng. Kiện dụi mắt, quay người lại: "Cháu muốn hỏi bác, mọi ngày Thi Di thường cất các đồ trang sức ở đâu?" Bà Ân Lan chỉ vào chiếc tủ áo ở góc phòng: "Nó cũng chẳng có mấy thứ... Tất cả đều ở cái ngăn kéo trên cùng trong tủ kia Kiện lôi cái ngăn kéo xuống, lật giở một hồi, nhấc ra một chiếc hộp nhỏ. Trong hộp có một đôi hoa tai
- Một đôi hoa tai kiểu chữ T có gắn hình một đôi đom đóm. Tắt đèn, hai con đom đóm ấy lấp loáng ánh lân tinh nhàn nhạt. Quan Kiện lờ mờ nhớ ra rằng Thi Di đã có lần nói cô mua được ở một cửa hiệu nhỏ trên đường Mạn Viên tại Giang Kinh một đôi hoa tai có thể phát sáng trong bóng tối. Anh vốn chẳng bao giờ quan tâm đến đồ trang sức của các cô gái, nên câu nói ấy chỉ như gió thoảng ngoài tai. Nay mới biết, đôi hoa tai có thể phát sáng lại có hình đom đóm. Con đom đóm tất nhiên chẳng có tội lỗi gì, nhưng tại sao nó lại xuất hiện ở nơi Thi Di và Chử Văn Quang bị hại, tại sao lại xuất hiện trong những cơn ác mộng của anh? Chẳng lẽ cũng chỉ là ngẫu nhiên? Tại sao Thi Di bỗng nhiên thích "đom đóm"? Anh cầm đôi hoa tai lên, nhận ra bên dưới hộp có mảnh bìa rất nhỏ ghi dấu hiệu của nhà sản xuất. Thi Di thật là tỉ mỉ, ngay mảnh bìa này mà cũng giữ lại. Trên đó có mấy chữ số, chắc là ký hiệu sản phẩm. Anh lại nhìn khắp gian phòng, ánh mắt dừng lại ở giá sách. Trên đó có một bức tranh biếm hoạ Thi Di do anh vẽ, lồng trong khung kính màu đỏ sẫm. Thi Di trong bức vẽ đang đằm thắm nhìn anh. Nàng đã đi rất xa rồi. Sống mũi anh cay cay. Anh ra khỏi gian phòng. - Bác ơi, bác có thể cho cháu đôi hoa tai này làm kỷ niệm không? Uống xong tách trà xanh do cô Chiba Ichinose pha, ông Yama****a Yuuzi ra đứng bên cửa sổ nhìn thành phố Giang Kinh đang ngủ say. Ông đứng mãi hồi lâu, tâm tư ông bề bộn trải từ Tokyo, Nara, cho đến Giang Kinh này Ở Tokyo ồn ã, ông nhìn thấy người cha lần cuối - ông Yama****a Tsuneteru. Nara cổ kính tĩnh mịch có bao kỷ niệm về quá trình trưởng thành và là nơi ở ẩn của người cha; ở thành phố Giang Kinh bí hiểm và quái dị này thì lại có linh hồn của ông cụ Ông thật sự cho là như thế Không rõ các đồng nghiệp giới học thuật của mình sẽ cười mình kỳ cục đến đâu? Ông biết, nếu ông không sớm vạch chương trình, thì dù có lý luận của ông Inamoto Hiromitsu và có cả cô Chiba Ichinose ủng hộ, thì chuyến đi Giang Kinh lần này cũng sẽ là công cốc. Bản thân ông tốt nghiệp đại học Havard, hai chục năm trước đã trở thành một chuyên gia nổi bật của ngành sinh vật học thần kinh Nhật Bản, ngày nay ông có thành tựu cả về y học lẫn học thuật, sự nghiệp của ông đang rạng rỡ. Người cha bị sát hại ở Giang Kinh, cảnh sát phá án đã đành phải bó tay, ông đã hạ quyết tâm sẽ có ngày thân chinh điều tra rõ hung thủ. Hai vụ án sinh viên Hoàng Thi Di và Chử Văn Quang bị giết hại đã cho ông một cơ hội tốt. Một sự chuyển biến quan trọng.
- Một loạt các thí nghiệm đối với Quan Kiện dường như đã trở thành chuyện kỳ lạ lan truyền trong giới sinh vật học và giới y học. Trước khi cô Chiba Ichinose đến nói chuyện với ông, ông đã liên lạc với giáo sư Nhiệm rất nhiều lần. Việc cô Chiba đến gặp khiến ông càng tin chắc ở giả thiết của mình. Lần này "lợi dụng" cơ hội Quan Kiện đang bị tình nghi, ông hy vọng sẽ - như lý luận của nhà khoa học Inamoto Hiromitsu - kích thích được tiềm năng của Quan Kiện, khiến anh ta đối thoại với linh hồn. Tức là hoạt động "gọi hồn" có căn cứ khoa học hẳn hoi. Nghe thật nực cười hết chỗ nói Chả trách lớp trẻ cấp tiến - ví dụ tiến sĩ Toyokawa Takesi, vốn tự cho là thần đồng của giới y học - không ngớt cười nhạo cái giả thiết này. Ông vẫn nghi ngờ Toyokawa Takesi xung phong sang đây chủ yếu là để xem "trò cười" (hoặc chủ yếu là để tán tỉnh cô Yasuzaki Satiko) Muốn được người ta hiểu cho, thực là khó. Huống chi, có những chuyện ông chỉ có thể nói với mình không muốn kể với ai. Đến Giang Kinh, ông không chỉ nhằm làm rõ nghi án về người cha, mà ông còn muốn nhận thức lại về người cha - con người mà hồi ông trẻ tuổi bồng bột chẳng khâm phục nhưng sau khi đã trưởng thành thì ông dần dần rất kính trọng. Ông Yama****a cha là tập hợp những điều bí ẩn. Đã nhiều lần ông Yama****a nửa đêm choàng tỉnh, thấy hình như linh hồn cha trong mơ còn in ở trên tường. Rồi ông ý thức ra rằng linh hồn của cha không thể ở trên cái đảo quốc dài hẹp và phân tán này. Cái chết của người cha, ngôi mộ của người cha đều ở Giang Kinh - nơi mà ông cảm thấy rất xa lạ. Ông còn nhớ rất rõ, khi xảy ra thảm kịch với cha ông năm năm trước, ông đến Giang Kinh để lo việc hậu sự, khi sắp sửa chuyển cỗ quan tài có thi thể cha lên máy bay để đưa về Tokyo thì ông bỗng nhận được điện thoại của người luật sư của cha mình. Di chúc của cha dặn rằng phải an táng ông tại khu Phong Tiết Viên trong nghĩa trang Vạn Quốc của thành phố Giang Kinh. Điều khiến ông ngạc nhiên hơn nữa là, ông cụ đã tự đặt mua sinh phần từ trước, huyệt mộ số 034915. Nghệ nhân gốm sứ Yama****a Tsuneteru sinh ra và trưởng thành ở Nara - Nhật Bản, mà lại đặt cho mình ngôi mộ cụ thể ở tận Giang Kinh - Trung Quốc xa xôi. Hình như ông đã "nhìn thấy trước" cái chết và cả nơi mình chết. Mỗi khi nghĩ đến chuyện này ông Yama****a đều rùng mình run rẩy. Ông bắt đầu ghép các sự việc lại với nhau: cha ông thích văn hoá và nghệ thuật của Trung Quốc, điều này cũng lan sang cả ông. Ông cụ nói tiếng Trung Quốc rất chuẩn, và cũng ép ông phải học tiếng Trung Quốc. Ông còn nhớ thoạt đầu ông phản cảm, sau
- khi đã trưởng thành thì ông lại biết ơn người cha, vì tất cả đã rất hữu ích đối với ông trong trao đổi học thuật và cảm thụ văn hoá.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn