intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nỗi đau của đom đóm - Phần 19

Chia sẻ: Trần Minh Thường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

134
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 19 Một là, Quan Kiện vô tội. Đây chỉ là hành động đơn giản do nhớ người yêu đã ra đi. Hoặc là, anh ta vẫn tự khám nghiệm hiện trường. Hai là, anh ta chính là hung thủ. Một kẻ trẻ tuổi máu lạnh sát nhân chắc chắn nội tâm vẫn có chỗ yếu đuối. Nhất là khi nạn nhân còn là người yêu của mình, anh ta không dễ gì mà quên, thậm chí có thể vì yêu điên dại nên dẫn đến giết người. Trong trường hợp này tiềm thức của anh ta vẫn biết hối hận, thậm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nỗi đau của đom đóm - Phần 19

  1. Phần 19 Một là, Quan Kiện vô tội. Đây chỉ là hành động đơn giản do nhớ người yêu đã ra đi. Hoặc là, anh ta vẫn tự khám nghiệm hiện trường. Hai là, anh ta chính là hung thủ. Một kẻ trẻ tuổi máu lạnh sát nhân chắc chắn nội tâm vẫn có chỗ yếu đuối. Nhất là khi nạn nhân còn là người yêu của mình, anh ta không dễ gì mà quên, thậm chí có thể vì yêu điên dại nên dẫn đến giết người. Trong trường hợp này tiềm thức của anh ta vẫn biết hối hận, thậm chí muốn trừng phạt mình, trở lại chốn gây tội ác để nhớ lại khung cảnh ghê rợn cũng chính là 1 cách tự trừng phạt. Ba là, nếu anh ta là hung thủ, mà lại gây án khi bị tác động bởi một năng lượng tăm tối không thể định danh, thì thứ năng lực tăm tối ấy sẽ luôn nhắc anh ta về "cái lần thứ nhất" hoặc khu nhà giải phẫu này là căn nguyên của mọi tội ác (dù sao nó cũng bị coi là đầu bảng trong “Mười nơi có ma ở Giang Kinh”) Quan Kiện bước vào hành lang tối om, tiện tay khép luôn cửa ra vào. Ba Du Sinh từ trong bụi cây bước ra, đi đến trước cửa nhà giải phẫu, ghé tai lắng nghe. Bên trong rất im ắng. Anh khẽ đẩy cửa, cửa không đóng chặt, cũng không khóa trái. Bên trong tối đen như mực Đây là tất cả các tài liệu của anh à? Trong ký túc xá chỉ có Quan Kiện và Yasuzaki Satiko. Cô đang ngồi trước màn hình máy tính hỏi rất dịu dàng. Chị nhân viên ấy sẽ tìm giúp và sẽ còn tìm thêm nữa. Thư viện Giang Kinh có 1 kho sách Tiếng Nhật, khi nào em rỗi, anh mời em cùng đến đó xem. - Quan Kiện hơi thấp thỏm nhìn ra cửa, chỉ sợ có bạn nào đó vào, thấy Satiko thì sẽ hiểu nhầm. Có lẽ mình nên tìm 1 quán caffee hoặc đến thư viện trường cũng được. - Nhưng mình đâu phải kẻ gian? Cũng may Satiko đã copy lại rất nhanh. Cô lắc đầu: “Chẳng cảm thấy những thứ này có ích gì. Toàn là tin tức của báo chí Nhật, có nhiều tin rất ngắn gọn về vụ ông Yamaa Tsuneteru bị hại”. Cô ngẩng nhìn Quan Kiện, biết anh rất thất vọng nhưng không thấy anh thể hiện ra nét mặt. Quan Kiện nghĩ ngợi, rồi nói: “Em đã đến đây thì anh muốn phiền em thêm 1 việc, hãy đi cùng anh đến nghĩa trang Vạn Quốc” - Đi thăm cô bạn gái của anh à? Quan Kiện ngây người, cúi đầu im lặng. Satiko vội nói “Xin lỗi, nếu em lỡ lời thì…” - Không sao, đúng là anh có đi thăm cô ấy. Anh ngẩng lên nói tiếp: - Nhưng mời em đi là muốn nhờ em tra giúp 1 tình tiết quan trọng. Em cũng biết rồi, hiện nay anh đặt trọng tâm vào ông cụ Yamaa, điều này rất dễ hiểu vì anh có lý do để tin rằng Thi Di
  2. khi còn sống đã điều tra ông cụ ấy. Anh thấy ông cụ có 1 điểm khác người: Chết rồi không đưa về Nhật Bản mà lại án táng ở Giang Kinh. Chỉ có thể là ông cụ đích thân chuẩn bị và dặn dò, nếu không người nhà sẽ không làm thế. Đúng không? - Em cho rằng ngôi mộ ở Giang Kinh là mộ giả, tượng trưng, thành phố cho xây để kỷ niệm vị công nhân danh dự mà thôi. - Cô hơi kinh ngạc - Lúc đầu anh cũng nghĩ thế nhưng lại để ý thấy rằng ông Yamaa ngày nào cũng đến Phong Tiết Viện, nếu là mộ giả thì hà tất phải đến thăm liên tục như vậy. Vả lại trong đĩa CD có 1 bài báo tiếng Trung Quốc nói rõ việc hỏa táng ông cụ tổ chức ở đó. - Anh ngờ rằng trước kia ông già đã chỉ định sẵn phải chôn mình ở Giang Kinh à? - Đúng! Và, tại sao ông cụ phải làm thế? - E rằng ngay tiếng sĩ Yamaa cũng không rõ… Nhưng em cùng đi nghĩa trang Vạn Quốc thì có thể giúp anh việc gì? - Cứ đi với anh, đến đó khắc biết! Người quản lý phòng hồ sơ nghĩa trang Vạn Quốc là 1 ông già ngoài sáu mươi, thấy đôi nam nữ thanh niên bước vào cửa, ông thầm lấy làm lạ: Căn phòng nhỏ của mình đã trở thành đông đúc nhộn nhịp từ khi nào thế này? Có lẽ mình đừng nên về hưu vội, khu nghĩa trang này đâu có dễ tìm người kế tục mình. Anh chàng cao to này trông hơi quen quen, có thể sánh với vai nam trong phim truyền hình mà cháu ông hay xem. Chàng trai rất lễ độ: “Cháu chào Bác ạ”. Cô gái thanh tú thì cúi người, nói câu gì đó ông nghe không hiểu, có lẽ là người Nhật. Anh ta giới thiệu, đây là cô Yasuzaki Satiko ở hội nghệ thuật Nhật bản, cháu là phiên dịch. Cô gái đưa giấy tờ tùy thân có dán ảnh, viết toàn tiếng Nhật, nhưng ông có thể đọc được vài chữ Hán trong đó, có hai chữ “Yunshu” chắc là “Nghệ thuật”. Ông cười nói: “Tôi không phải công an, tôi xem giấy tờ làm gì, các vị…” Cô gái nói líu lô 1 tràng, ông già trố mắt nhìn chàng thanh niên Trung Quốc - Cô ấy nói rằng, sắp kỷ niệm 5 năm ngày mất của nghệ nhân gốm sứ Yamaa Tsuneteru, hội nghệ thuật Nhật Bản cử cô ấy sang đây tìm hiểu về tình hình mai táng của ông ta, mong được Bác giúp đỡ. Anh ta dịch lại. Ông già nói: “Ông Yamaa Tsuneteru… tôi biết, tôi biết. Trong vụ cướp ở viện Mỹ thuật, ông ấy đã bị hại. Ông ấy còn là công dân danh dự của Giang Kinh” Cô gái lại nói Tiếng Nhật, chàng trai lại dịch: “Hội nghệ thuật Nhật Bản ủy thác cho cô Yasuzaki Satiko hỏi xem các phí tổn mua đất xây mộ ai chi trả? Nếu là do ủy ban
  3. Thành Phố chi thì hội xin gửi trả toàn bộ. Tuy có hơi muộn nhưng đây là lòng thành của Hội vì ông Yamaa Tsuneteru là niềm tự hào của giới nghệ sĩ Nhật Bản! Ngoài ra, hội còn muốn biết tại sao năm ấy không chuyển hài cốt của ông về Nhật an táng? Hẳn là có những chi tiết phức tạp, nhưng phía Nhật Bản ngày nay không có ai nói cho rõ được, vậy mong bác cho xem những tài liệu lưu trữ tại đây” - Cô đã hỏi đúng người rồi đấy! Tuy đã 5 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ, Ông Yamaa Tsuneteru đã hỏa táng rồi chôn cất ở đây. Kể cũng hay thật, tôi nhớ rằng chính ông ấy đã đặt mua sinh phần cho mình. Đôi nam nữ nhìn nhau, chàng trai hỏi: “Ý bác nói là, từ khi còn sống, ông Yamaa đã mua sẵn huyệt chôn cho mình” - Anh chớ nghĩ tôi đã già… Trí nhớ tôi vẫn rất tốt đấy! Tôi tra lại sổ sách cho mà xem. Ông gỡ chiếc kính viễn ra, rồi quay lại lục tìm trong sổ hồ sơ. “Ngày nay cái gì cũng đưa lên máy tính, lên mạng… Ở chỗ tôi vẫn theo lỗi cũ, nhưng anh chớ coi thường, đồ cổ mới càng chuẩn” Thế rồi, một sấp tài liệu đã được mở ra trước mặt 2 người khách - Đúng thế đấy!... Này, vẫn còn như mới! Ngày 16 tháng 9 năm 2000, ông Yamaa Tsuneteru mua sinh phần, mua hẳn 2 chỗ! Ông đã trả giá cao, năm năm trước con số này là rất cao: mỗi suất 10 vạn nhân dân tệ. Tại khu Phong Tiết Viên, hàng thứ năm phía đông, 2 huyệt kề sát nhau, số mộ 034915 và 759632. Quái nhỉ? Tại sao 2 số này khác xa nhau quá. Huyệt kề bên nhau mà số huyệt chẳng liên quan gì đến xung quanh… Và, kỳ quái hơn nữa là, mộ ông Yamaa thì trôn lọ tro, còn mộ kia thì… đăng ký ở chỗ tôi thì không có lọ tro. Đương nhiên là cũng được thôi, vì ở chỗ tôi cũng có 1 số ngôi mộ giả… Ơ kìa? Khi ông ngẩng đầu lên thì đôi nam nữ ấy đã biến đi đằng nào mất rồi. Phượng hoàng đài thượng ức xuy tiêu Lần đầu gặp hòa viêm ngọc tử (Linh tử) Ngọc vỡ trời sương Thu thủy băng phong Hàn sơn nhìn xa buồn đứt ruột Hươu kêu buồn thương Cõi phật trống trải Giận đằng lục vô tận kia Có đủ bảy màu Sao nơi đây chỉ còn tê tái Một mình lủi thủi Chẳng vì hết bạn Vì tri kỷ không còn Áo đỏ Rực rỡ đứng kia,
  4. U hoài, xen nét cười Tay ngà khẽ đưa lên Mặc tuyết rơi, gió thổi Phủ đầy khuôn mặt May có khăn thơm cỏ non Ta có thể gượng cười Mà gìn giữ tình dài Tình liệu có dài chăng Muôn nỗi nhớ nhung, Đêm ngày bàng hoàng. Hơn chục quyển sách bày trên bàn trong phòng đọc của gian Tiếng Nhật ở thư viện Thành Phố. Quan Kiện và Yasuzaki Satiko lần lần đọc xong bài từ trong “toàn tập thơ và Yamaa Tsuneteru”. Họ im lặng hồi lâu! Sau khi ra khỏi nghĩa trang Vạn Quốc, họ đến thư viện tìm kiếm với một chủ đích rõ rệt. Cái tên đáng chú ý ở đây là “Linh tử” Yasuzaki Satiko nói: “Thơ cổ Trung Quốc em không hiểu mấy, chỉ có thể hiểu đại ý. Bây giờ anh dịch lại đi” Quan Kiện nói: “Anh thử cố diễn tả lại, từ để diễn tả tình cảm, hoặc miêu tả cảnh sắc hay một câu chuyện. Mấy câu đầu các từ ngọc vỡ, trời sương, băng phong, hàn sơn… là tả cảnh lạnh buồn bã”, “thu thủy” có thể chỉ ánh mắt. Khung cảnh ở đây có thể là cảnh tuyết rơi đầu mùa đông, và tâm trạng cảm thương của tác giả khi thấy cảnh chùa vắng ngắt, tiếng nai kêu… “Đằng Lục” hình như là thần Tuyết thời cổ. Tác giả Yamaa Tsuneteru hơi có tâm trạng cô đơn nhưng cũng lãng mạn nữa. Trước cảnh thiên nhiên này ông bùi ngùi thương cảm và cũng cảm nhận rằng khó tìm bạn tri âm… Nếu thời kỳ ấy nước Nhật hiếu chiến bắt đầu ra sức chuẩn bị chiến tranh, thì một thanh niên say mê văn hóa Trung Quốc, đương nhiên sẽ là rất lạc lõng. Tuy nhiên, ở đoạn sau lại thể hiện theo chiều hướng khác, vì ông ấy mới quen Hòa Viêm Ngọc Tử, tức là Linh Tử và cũng là cái tên khắc trên tấm bia mộ…” Khí hậu hồi đó dù lạnh hơn ngày nay rất nhiều, thì ở Nara cũng ít khi có Tuyết rơi. Nhưng hễ có tuyết rơi thì muôn hoa sẽ bị bao phủ, các mái chùa rải rác gần xa đều bị phủ tuyết trắng xóa, một thế giới sao mà hắt hiu. Yamaa Tsuneteru trên đường đi đến trường cũng cảm nhận được nét hắt hiu ấy, anh thấy lòng se buồn, nhưng chớ để cho đại ca “bá chủ” Kokuri nhận ra tâm trạng này. Kokuri là bạn thân, lớn hơn anh 3 tuổi, nhưng cũng hay đem lại phiền hà cho anh. Anh ta sẽ nói: “Kìa, cậu lại buồn thiu, hắt hiu hoa lá, bốn mùa chứ gì? Cậu đã làm quá nhiều thơ tam cú rồi đấy!” Cũng may tâm trạng bùi ngùi này của anh cũng mau chóng tan đi. Vì trước cửa trường có 1 bóng áo đỏ tươi đứng đó. Một cô gái mà anh chưa từng gặp, cô mặc bộ kimono màu đỏ thắm nổi bật giữa trời tuyết trắng. Hai tay cô lồng trong ống tay áo, đôi mắt đang nhìn về phía xa xa.
  5. Thời kỳ ấy, nam nữ học cùng 1 trường đã là chuyện bình thường, nhưng điều khác thường là ánh mắt của cô gái, ánh mắt mà Yamaa chưa từng biết đến: Không lẳng lơ, không nồng nàn, không dễ bảo, không man dại, mà cứ phẳng lặng như mặt nước hồ lặng gió, tựa như đang ở trạng thái thiền vậy! Yamaa cũng biết có những thiếu nữ hoặc lẳng lơ hay nồng nàn, nhưng phần lớn là vâng chịu, cũng có ánh mắt man dại. Một thiếu nữ trong sáng, tươi tắn như hoa. Yamaa bạo dạn khác hẳn tính cả thẹn vốn có. Anh chủ động bước đến bên cô: “Bạn là học sinh mới à? Mình rất ít thấy một bạn nữ mặc kimono màu đỏ như thế này”. - Này, anh nói xem, sao tuyết lại rơi? Khiến cho Nara bị che lấp hết cả vẻ đẹp. Cô trả lời tận đẩu tận đâu. - Mình cũng cảm nhận như bạn. Nhất là những mái cong duyên dáng đủ màu của các chùa miếu đã biến thành màu trắng đơn điệu quá. Yamaa nhận ra người bạn cùng đồng điệu thương cảm như mình. - Những bông hoa mẫu đơn ở chùa Sekkoji và chùa TemaDera vẫn nở trong gió lạnh, thực hiếm hoi, chúng tô điểm cho mùa đông này, thế mà bây giờ cũng bị phủ tuyết. Cô gái lại tiếp tục thở than ai oán. - Trên đường đến trường mình thấy 1 chú hươu con rất đáng thương, nó co ro nép vào hươu mẹ. Tuyết thực tàn nhẫn đối với chúng. Chúng chạy nhảy trên đồng cỏ, là một nét điểm tô cho mùa đông, thế mà nay cũng bị tuyết khuất phục. - Rồi tuyết lại tan, khắp nơi lầy lội bùn xám thì còn ngán hơn cả màu trắng cứng nhắc. Cô gái bắt đầu ngắm nhìn khuôn mặt Yamaa. - Có lẽ ngày mai tuyết lại rơi, sẽ che phủ đám lầy lội, lại vẫn là màu trắng đơn điệu. Bị cô nhìn, Yamaa ngượng nghịu cúi đầu. - Những vẫn có cái hay của nó. Cô bỗng chuyển sang rắn giỏi, vì ít ra có thể đánh trận bằng tuyết. Yamaa phát hoảng vì 1 làn sáng chợt hiện lên, mặt anh vừa đau vừa tê. Một nắm tuyết đã bám giữa sống mũi anh. - Ơ kìa, Yamaa dở khóc dở cười. Cô gái này nghịch ngợm thật. - Anh nên cảm ơn em chưa nắm tuyết thật chặt, vì trông anh rất chân chất. Cô mỉm cười và cầm khăn tay lau mặt cho anh. Em đang chờ! Ai là người đầu tiên chào em người ấy sẽ bị ném tuyết! Anh hơi dờ dệt đấy. Em đã chờ hẳn 1 năm trời, quá lâu, đang sốt ruột, nếu đợi thêm 1 năm nữa thì tuyết trong tay em sẽ tan hết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2