YOMEDIA
ADSENSE
Nổi đau của đom đóm - Phần 31
93
lượt xem 14
download
lượt xem 14
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sinh tiếp tục mở rộng suy nghĩ. Hoàng Quán Hùng thì sao? Có phải “hồn ma” của ông ta đã đối thoại với Quan Kiện thật không? Tại sao Quan Kiện lại có cảm giác chuẩn như thế? Hiện trường vụ cướp tác phẩm nghệ thuật gốm sứ cách đây năm năm đúng là có dấu vết Quán Hùng bò lết, có vệt máu rành rành.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nổi đau của đom đóm - Phần 31
- Phần 31 Sinh tiếp tục mở rộng suy nghĩ. Hoàng Quán Hùng thì sao? Có phải “hồn ma” của ông ta đã đối thoại với Quan Kiện thật không? Tại sao Quan Kiện lại có cảm giác chuẩn như thế? Hiện trường vụ cướp tác phẩm nghệ thuật gốm sứ cách đây năm năm đúng là có dấu vết Quán Hùng bò lết, có vệt máu rành rành. Tại sao “hồn ma” Quán Hùng lại tóm chân Quan Kiện? Hay “hồn ma” định nói rằng đó là chân của hung thủ? Sinh bỗng nảy ra 1 giả thiết táo bạo, anh bấm 1 số máy quen thuộc của Trung tâm nghiên cứu khoa học hình sự của Sở, một giọng nữ vang lên “con vạc ăn đêm gọi điện thì chẳng thể có việc gì hay ho!” Đó là Tả Tiệp bạn thân của Sinh. - Cái đầu tôi đang rất băn khoăn: Vạc gọi điện ban đêm, thì động vật nào sẽ nghe điện nhỉ? Thôi nào, nói nghiêm chỉnh nhé, lúc này đại ca chẳng có bụng dạ nào để đùa nữa, sư muội ạ! - Nếu anh còn đùa được thì mới là lạ! Có vấn đề gì, anh nói đi? Tả Tiệp luôn rất cởi mở và nhanh nhẹn. - Các mẫu DNA trong vụ án Yamaa Tsuneteru vẫn còn lưu chứ? - Vẫn nằm ở đáy tủ siêu lạnh, bên trên có lời phê vĩ đại của anh, sẽ lưu đến khi anh về hưu! - Có lẽ… sẽ không phải lưu quá lâu đến thế. Anh cần 1 mẫu trong đó, em hãy phân tích giúp anh… Dừng cuộc gọi rồi, Sinh ngẫm nghĩ: “Đã đến lúc phải hệ thống lại các chứng cứ mới và các đầu mối rồi đây” Anh đứng dậy, đi sang phòng kiểm chứng đang tạm lưu giữ các vật liên quan đến vụ án, trước hết anh nhìn vào các đồ vật của nữ tu sĩ họ Sái. Đã hai đêm liền nằm mơ thấy chính mình nằm trên giường sắt, mình sắp chết đến nơi. Khi tổ nghiên cứu khoa học xuất phát để đi đến viện Mỹ thuật, Quan Kiện mới nhận ra rằng hôm nay mọi người đều có mặt. Giáo sư Nhiệm đã trở về vài hôm nay, hai thầy trò tuy vẫn nói chuyện với nhau nhưng rất xa cách, ai cũng dễ dàng nhận ra điều này. Yasuzaki Satikô đã từ Nhật Bản trở lại. Cô lẳng lặng bỏ về, ông Yamaa Yuuzi và Kikuchi Yuji rất bực tức, trước giờ thí nghiệm tối nay, họ đã “nhốt” cô trong phòng, mắng mỏ gần 1 giờ đồng hồ. Khi cô được “thả” ra,
- Toyokawa Takesi đã đến đón, an ủi cô. Cô đỏ mặt, cúi đầu im lặng, chỉ lí nhí một tiếng “cảm ơn”. Quan Kiện chờ cho Toyokawa Takesi đi rồi, anh hỏi cô: “Tiếng Nhật có cách nói “Nhẫn nhục gánh vác trọng trách” không?” Satikô gượng cười: “thực ra em chẳng hề thấy “hổ thẹn” chút nào, chỉ là chuyện vặt trong cuộc sống. Nếu nói là gánh vác nặng nề… thì em bì với anh sao được!” Lúc đi qua hành lang ngầm, Quan Kiện lại bị đau như trước, anh cố nghiến răng chịu đựng. Satikô đỡ anh, khẽ nói: “Mong sao thí nghiệm sớm kết thúc, anh khỏi phải “nhẫn nhục gánh vác” nữa!” Quan Kiện hơi ngỡ ngàng, anh cảm thấy mình lại không muốn những thí nghiệm hành xác này nhanh kết thúc. Thực ra, các thí nghiệm ở nhà trưng bày số 4 này chẳng đâu vào đâu, ngoài lần đầu tiên hơi có chút sáng sủa, những lần sau hầu như chẳng thu hoạch được gì. Không thấy đau, không nhìn thấy “chúng”. Chỉ có mình Quan Kiện suy tư. Đương nhiên anh nghĩ về cuộc thí nghiệm lần trước. Tại sao quần áo ông Yamaa Tsuneteru lại có vân tay và tóc của Hoàng Quán Hùng? Hoàng Quán Hùng là cao thủ quyền cước, có thể hạ gục ông già 80 dễ như trở bàn tay. Huống chi ông già ấy đã bị trúng đạn, đâu cần người “nội ứng”, Quán Hùng phải đánh đấm gì nữa? Có nhiều vết vân tay và tóc… Chẳng phải trai gái quấn lấy nhau, đâu ra lắm vân tay và tóc như thế? Quan Kiện bỗng thấy buồn cười vì cái ý nghĩ ngô nghê này của mình. Nhưng một ý nghĩ táo bạo chợt nảy ra trong óc anh: Liệu có thể là Hoàng Quán Hùng mặc quần áo của ông Yamaa Tsuneteru không? Quá ư hão huyền, vì hết sức vô lý. Tại sao ông ta phải mặc quần áo của ông Yamaa Tsuneteru? Nhưng, anh lại nghĩ rằng không hẳn là hoàn toàn không có khả năng này. Tuy nhiên cần có thời gian để nghĩ thêm về tính hợp lý của giả thiết kỳ lạ này. Có quá nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Ví dụ, vì sao Hoàng Quán Hùng không bị bắn chết ngay? Ông ta bò lên tóm chặt chân của mình, ông ta định nói điều gì? Hay là, ông ta tóm chân… thực ra là chân hung thủ?
- Thí nghiệm đã kết thúc, mọi người lại đi qua địa đạo trở về Trung tâm nghiên cứu, Quan Kiện bất chợt nhìn ra phía ngoài khu nhà, thì thấy cái bóng đen nọ lại xuất hiện cạnh chiếc giá sắt bên tường của sân sau. Lần này mình không thể để nó chạy thoát! Anh đang định xông ra thì bị Satiko giữ chặt ngăn lại: “Lần trước nó chạy quá nhanh, anh quên rồi à? Lần này nó đã nhìn thấy anh thì nó sẽ biến mất ngay. Để em thử xem sao vậy” Satiko chầm chậm bước về phía bóng đen. Trái với dự đoán của Quan Kiện, bóng đen kia rõ ràng đã nhìn thấy Satiko nhưng hắn vẫn đứng im. Satiko đã có ma lực gì vậy? Bóng đen ấy bỗng khẽ kêu lên một tiếng gì đó. Quan Kiện không nghe rõ, Satiko cũng đáp lại thì phải. Bóng đen ấy bước lên vài bước, hình như hơi do dự, lại dừng bước, rồi từ từ lùi lại. Cuối cùng, hắn bỏ chạy. Satiko cũng chạy lên, Quan Kiện chạy ra khỏi cửa sau, lao theo. Bóng đen chạy vào cửa sân sau Trung tâm nghiên cứu, Satiko bám rất sát. Nhưng cô bỗng dừng lại, Quan Kiện không nhìn thấy bóng đen kia đâu nữa. Chạy đến bên Satiko, anh nói “Em chạy khiếp thật đấy, nhưng tại sao hắn lại biến mất, hệt như trước kia, bay hơi mất tăm à? Anh phải ra cửa sau xem sao?” Bỗng Satiko lớn tiếng: “Anh đừng sợ, anh ấy là bạn trai của cô Hoàng ngày trước… Cô Hoàng đã mất, cô ấy bị sát hại. Nếu anh biết được điều gì thì hãy nói với chúng tôi…” Quan Kiện không hiểu ra sao nữa, anh nhìn Satiko. Có phải lúc nãy người này đã gọi tên Thi Di không? - Cô ấy… đã chết ư? Một giọng nói vang lên ngay phía sau hai người. Họ quay lại. Bóng đen lại xuất hiện ở chỗ không xa. Satiko chỉ vào Quan Kiện nói “Anh này là bạn trai của cô Hoàng, cô ấy đã mất, thật thế! Anh đừng sợ, chúng tôi chỉ muốn hỏi anh mấy câu” Người ấy đứng lặng ở đó, hơi run rẩy. Quan Kiện hỏi: “Mấy lần trước anh chạy thoát, chắc là trèo lên cây kia chứ gì?” Anh nhận ra gần chỗ 3 người có 1 cây lớn sum xuê rậm rạp, cành lá đan xen, vươn hẳn ra
- ngoài bức tường của Trung tâm nghiên cứu. Người ấy gật đầu, nói “Tôi là Lưu Thạch Tài, cô Hoàng hẹn gặp tôi ở đây, tôi cứ đợi mãi mà không thấy, không ngờ cô ấy đã đi rồi” Lúc này Quan Kiện mới nhìn rõ, Thạch Tài vóc người tầm thước, có đôi vai rộng, khuôn mặt thì dài nhọn, da hơi sạm đen. Anh nói “Thi Di hẹn anh, là từ bao giờ? Sao anh lại quen cô ấy?” - Thi Di? - À tức là cô Hoàng mà anh nói đến… trông cô ấy hơi giống cô này, có mái tóc dài, trông rất xinh và cũng mặc áo trắng. Cô ấy làm ở Trung tâm nghiên cứu, đúng không? Quan Kiện vừa nói vừa chỉ vào Satiko Thạch Tài nhìn Satiko rồi gật đầu “Vậy là tôi đã mấy lần nhìn nhầm”. Anh ta lại ngẩng lên nhìn Quan Kiện, có ý cảnh giác. Rồi lại nhìn Satiko hỏi “Nhưng! Tôi sao có thể tin ở các vị…?” Quan Kiện ngẩn người, rồi anh lấy ra cái ví tiền, giơ ra tấm ảnh chụp chung với Thi Di khi cùng đi du lịch Hàng Châu năm ngoái. Quan Kiện soi đèn pin, Thạch Tài nhìn ảnh, đã hết nghi ngờ: “Cách đây hơn 1 tháng… Trời đất ơi, sao cô ấy lại gặp phải tai ách như thế… tôi chỉ sợ, tại tôi yêu cầu cô ấy nghe ngóng hộ tôi…” - Thực ra chuyện là thế nào? - Chuyện dài lắm, tôi sẽ kể từ đầu. Tôi vốn từ quê ra, mới đầu tôi làm thuê ở Tây An. Cách đây độ 2 năm, một hôm vào giờ ăn tối tôi đã xem 1 tập phim tài liệu… thế rồi từ đó cuộc sống của tôi bỗng rối loạn. Đó là phim phóng sự về nghệ thuật dân gian Thiểm Tây, chủ yếu kể về kịch múa rối bóng (con rối dẹt, ánh đèn hắt lên kính hoặc vải, khán giả xem “bóng” và nghe lời thoại kèm theo) của huyện tôi đã thất truyền bấy lâu. Tôi rất chú ý xem, bởi vì gọi là múa rối bóng của huyện, thực ra là của thôn chúng tôi. Tên chính thức của thôn tôi là thôn Tiểu Lương, nhưng bà con quanh vùng quen gọi là thôn “rối bóng”. Rối bóng của thôn chúng tôi đã có từ nghìn năm trước, có phong cách độc đáo nhất huyện, nhất tỉnh, nhất cả nước. Nhưng phong cách độc đáo cụ thể ra sao thì tôi cũng không thể diễn tả được, vì nó đã thất truyền mà! Còn bộ phim ấy thì nói là “chỉ có” thôn Tiểu Lương giữ được con rối và đạo cụ rối bóng, cho nên tôi dán mắt căng tai ra để xem để nghe! Quan Kiện và Satiko đưa mắt nhìn nhau, tại sao bỗng nói sang cái chuyện “rối bóng” thế này? Xem chừng, chuyện còn rất dài. - Hai vị có đoán được không? Con rối và đạo cụ rối bóng giống hệt của bà ngoại tôi! Bà ngoại tôi kể rằng đó là món quà mà ông ngoại tôi đã cho bà ngoại tôi vào dịp đính hôn. Nó không tầm thường tí nào, nó là công cụ kiếm ăn của bà ngoại tôi! Bây giờ chắc các vị đã biết múa rối bóng của huyện chính là múa rối bóng của thôn chúng tôi,
- múa rối bóng của thôn cũng chính là múa rối bóng của bà ngoại tôi! Ông ngoại tôi Đinh Nhất Thuận là nghệ nhân hàng đầu về múa rối bóng của thôn và là người duy nhất được chân truyền. Bà ngoại tôi kể rằng, con rối và các công cụ, hình ảnh và cách chế tạo của ông ngoại tôi khác hẳn các nhà khác, họ muốn học cũng không học nổi. Cho nên, khi tôi thấy bộ đồ nghề ấy trong phim rồi, lại nghe nói nó nằm trong nhà bảo tàng nghệ thuật dân gian Giang Kinh thì người tôi rạo rực nóng bừng, không hiểu tại sao. - Tin rằng các vị không thể biết, ông ngoại tôi là người được chân truyền về rối bóng ở thôn Tiểu Lương, vậy tại sao rối bóng lại thất truyền? Nguyên nhân rất đơn giản, và cũng vì nó mà tôi bức xúc. Hơn sáu mươi năm trước, toàn thể đàn ông có thể lao động, kể cả những thanh niên thôn Tiểu Lương hơi biết về rối bóng, đều bị giặc Nhật bắt đi hết chỉ trong một đêm. Họ không bao giờ trở về nữa. Không một ai trở về! Quan Kiện và Satiko đều hít vào một hơi thật sâu, đều cùng cảm thấy lành lạnh, rất rõ rệt. - Các vị nghĩ mà xem, đàn ông cả thôn, trong đó có rất nhiều trai tráng, dù gặp chiến tranh thì cũng có kẻ chết, người sống chứ không thể chết sạch không còn một mống. Và không có 1 tin tức gì hết, thế là thôn rối bóng nổi tiếng gần xa bỗng dưng trở thành thôn quả phụ nổi tiếng. Các cụ già đoán rằng những người đó đã bị chôn sống, nhưng tại sao lại bị chôn sống thì không ai nói được. Cũng có người bảo họ đã bị giặc bắn, có người bảo họ bị giặc đưa về đảo của chúng, tiếp tục làm phu phen. Khi nhìn thấy rối bóng của bà ngoại ở Giang Kinh, tôi nghĩ hay là ngày trước đàn ông của thôn tôi đã bị đưa về Giang Kinh? Nếu tìm ra gốc gác của bộ đồ nghề rối bóng này thì sẽ biết được nguồn cơn câu chuyện năm xưa cũng nên… Đám người ấy mất tích tập thể, đương nhiên là sự kiện lớn trong lịch sử của thôn. Nếu khui được cái bí mật này ra thì đó cũng là tình cảm với các thế hệ trước và tổ tiên. Nghĩ thế, tôi bèn đến Giang Kinh để tìm những con rối bóng kia. Nhưng, ti vi chỉ chiếu loáng 1 cái, tôi không nghe rõ các con rối được để ở đâu, tôi lần mò tìm khắp Giang Kinh mất đúng 1 năm mới thấy chúng ở Nhà bảo tàng văn hóa nghệ thuật các dân tộc Giang Kinh. Nhà bảo tàng ấy thoi thóp sắp phải đóng cửa đến nơi, mà vẫn rất ra vẻ ta đây. Họ không những không trả bộ rối bóng cho tôi, mà còn không buồn nói lai lịch của nó nữa. Chỉ bảo là vài năm trước có 1 học giả Nhật Bản tìm thấy ở Giang Kinh, bèn đem đến tặng cho…
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn