Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
lượt xem 1
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ============= NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2024- 2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Hiểu và nêu được các đặc điểm của truyện, thơ: Lưu ý, chương trình Ngữ văn mới, đề thi sẽ không sử dụng tác phẩm trong SGK. Vậy nên các con không cần phải học thuộc lòng tác phẩm mà chỉ cần khai thác kiến thức thể loại và rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm. - Truyện đồng thoại: Học sinh nắm được đặc điểm của truyện đồng thoại: Cốt truyện, ngôi kể, nhân vật kể, thể loại, nêu được nội dung, ý nghĩa chi tiết trong tác phẩm, tìm và phát hiện các dấu hiệu nghệ thuật và phân tích tác dụng. Liên hệ bài học - Thơ: Xác định được thể thơ, nêu đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật. Hiểu được nội dung, ý nghĩa, cảm xúc trong bài thơ. Liên hệ bản thân. 2. Tiếng Việt - Ôn tập kiến thức về cấu tạo từ: Nhận diện từ đơn, từ phức, tác dụng của từ láy - Biết giải nghĩa từ - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ - Nhận diện tác dụng của dấu câu: dấu hai chấm, ngoặc kép - Nhận diện và phân tích tác dụng của đại từ, cụm danh từ, động từ, tính từ 3. Tập làm văn Các đề văn kể lại một trải nghiệm của em. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi; BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG Tôi kể với các bạn Bỗng tôi thấy thương yêu Không có diều có cắt Một màu trời đã lâu Tôi biết là có mẹ Không có bão có mưa Đó là một màu nâu Đói, tôi tìm giun dế Không biết đói biết no Bầu trời trong quả trứng Ăn no xoải cánh phơi... Không bao giờ biết sợ... Không có gió có nắng Bầu trời ở bên ngoài Nhưng trời ấy chưa vỡ Không có lắm sắc màu Sao mà xanh đến thế! Thì tôi cũng chẳng về Một vòm trời như nhau: Trời xanh mà tôi nghĩ Tôi đâu còn như xưa Bầu trời trong quả trứng Trời xanh mà tôi yêu Tôi ngày nay đã lớn Tôi chưa kêu “chiếp chiếp” Trời xanh ấy mang theo Tôi ngồi trong chắc chật Chẳng biết tìm giun, sâu Cả nỗi lo nỗi sợ: Thế tôi cựa làm sao! Đói no chẳng biết đâu Tôi lo bão lo gió Còn nỗi nhớ gắt gao Cứ việc mà yên ngủ... Tôi sợ cắt sợ diều Màu trời xanh này nữa Tôi cũng không hiểu rõ Thoáng bóng nó nơi nào Nhớ anh em nhớ mẹ Tôi sinh ra vì sao Tôi nấp ngay cánh mẹ... Tôi nhớ vui nhớ buồn... Tôi đạp vỡ màu nâu Nhưng ngoài trời xanh thế Biết bao điều lớn hơn Bầu trời trong quả trứng Sao tôi lại ẩn đây!... Nỗi lo và nỗi sợ Bỗng thấy nhiều gió lộng Khi đó tôi nghĩ ngay Bỗng thấy nhiều nắng reo Bầu trời trong quả trứng Này trời xanh tôi ở Biết rằng tôi lớn khôn?
- (Nguồn: Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 1982) Lựa chọn phương án duy nhất đúng trong các câu hỏi bên dưới: Câu 1. (0.5 điểm) Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ văn xuôi Câu 2. (0.5 điểm) Nội dung chính của bài thơ trên là gì? A. Quan sát và lựa chọn của chú gà con B. Miêu tả một bầu trời bên trong quả trứng C. Suy ngẫm của "tôi" về tình mẫu tử D. Sự sợ hãi trước cuộc đời nguy hiểm Câu 3. (0.5 điểm) Đâu KHÔNG phải đặc điểm của "bầu trời trong quả trứng" A. Không có gió có nắng/ Không có lắm sắc màu B. Bỗng tôi thấy thương yêu/ Tôi biết là có mẹ C. Không có diều có cắt/ Không có bão có mưa D. Không biết đói biết no/ Không bao giờ biết sợ Câu 4. (0.5 điểm) Trong câu thơ "Tôi đạp vỡ màu nâu", biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua từ nào? A. Tôi B. đạp C. vỡ D. màu nâu Câu 5. (0.5 điểm) Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy? A. Tôi chưa kêu “chiếp chiếp” B. Đó là một màu nâu C. Còn nỗi nhớ gắt gao D. Tôi ngồi trong chắc chật Câu 6. (0.5 điểm) Đoạn thơ nào sau đây là biểu hiện của sự "lớn khôn" ở nhân vật "tôi"? A. Đói no chẳng biết đâu/ Cứ việc mà yên ngủ... B. Biết bao điều lớn hơn/ Nỗi lo và nỗi sợ C. Bỗng thấy nhiều gió lộng/ Bỗng thấy nhiều nắng reo D. Tôi lo bão lo gió/ Tôi sợ cắt sợ diều Câu 7. (0.5 điểm) Dòng nào nêu lên điểm tương đồng giữa bài thơ này với "Chuyện cố tích về loài người" và "Mây và sóng"? A. Cùng chủ đề gia đình B. Cùng có nhân vật trữ tình xưng "tôi" C. Cùng tác giả D. Cùng thể thơ Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 8. (1.5 điểm) Chép lại 2 dòng thơ có hình ảnh nhân hóa và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này trong bài thơ. Câu 9. (1 điểm) Nêu những thông điệp em nhận ra từ bài thơ Bầu trời trong quả trứng.
- Phần II. Viết (4 điểm) “Khoảnh khắc nào khiến bạn bất ngờ nhận ra mình thương mẹ biết bao?” Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm em đã có để trả lời câu hỏi trên. Đề 2 : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: VÕ SĨ BỌ NGỰA Bọ Ngựa leo xuống gốc cây, rún cẳng nhảy một nhảy ra khỏi bụi hồng, đi từng bước chững chạc trên bãi cỏ. Đang trịnh trọng đi, bỗng Bọ Ngựa sững lại. Có cái gì đang động đậy trong bụi cỏ trước mặt. Thì ra là một chú Châu Chấu Ma đương lừ lừ gặm cỏ. Sau vài câu thăm dò, Bọ Ngựa bổ cho Châu Chấu Ma mấy gươm. Châu Chấu Ma kêu làng kêu nước rầm rĩ. Bọ Ngựa buông Châu Chấu Ma ra, rồi hống hách hỏi : - Từ hôm nay, ngươi là đồ đệ của ta. Gọi ta là võ sĩ Đại Mã! Rõ chưa? Một ngày kia, Bọ Ngựa nghe tiếng đồn Dế Mèn vừa đi du lịch tứ xứ trở về. Danh tiếng nổi như cồn của Dế Mèn khiến cu cậu sốt cả ruột. Cu cậu bèn rủ Châu Chấu Ma và Gián Ống đi du lịch nhưng cả hai đều từ chối, viện cớ không đủ sức theo hầu. Thế là Bọ Ngựa lên đường một mình. Đương đi bỗng nghe một tiếng động mạnh trước mặt, cu cậu ngẩng lên, thấy một con quái vật trông gồ gồ như một viên đá, sắc mình đen sì và bóng loáng, chỉ trừ hai cái vạch trắng ở hai bên mắt. Đó là bác Cồ Cộ hay đậu trên những thân cây dừa, cây cau và kêu cồ cộ. Cồ Cộ hỏi : - Bọ Ngựa kia, đến đây làm chi? Thấy Cồ Cộ căn vặn như thế, Bọ Ngựa liền thách thức : - Định đấu gươm với ta chăng ? Cồ Cộ cười ha hả : - Ta không nỡ đánh mi nhưng sẽ làm cho mi mở mắt ra. Nói rồi, Cồ Cộ quắp ngang lưng Bọ Ngựa, giương cánh, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hồn, rúm cả chân, rúm cả càng, nhắm tịt mắt lại. Bốn xung quanh gió thổi ro ro. Cồ Cộ đã ở trên ngọn cây dừa. Nó bảo Bọ Ngựa : - Muốn sống, muốn tốt, phải quay về ngay với mẹ. Bọ Ngựa được buông xuống đất, chạy biến ngay về cành hồng cũ. Mươi hôm sau, mẹ nó về. Nghe kể chuyện, mẹ nó bảo : - Bác Cồ Cộ nể mẹ, thương con nên chỉ dạy dỗ để con mở mắt ra thôi. Ngày mai, mẹ sẽ dẫn con đến nhà bác để xin lỗi. Nghe mẹ nói, Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi. (Theo Tô Hoài) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện ngụ ngôn D. Thơ văn xuôi
- Câu 2. Hành động của Bọ Ngựa trong đoạn mở đầu cho thấy tính cách của cậu ta thế nào? A. Rất nghịch ngợm B. Rất điệu đà, duyên dáng C. Rất hợm hĩnh, huênh hoang D. Rất rụt rè, nhút nhát Câu 3. Sau khi làm Châu Chấu Ma khiếp sợ, Bọ Ngựa xưng là ai? A. Đồ đệ của Châu Chấu Ma B. Võ sĩ Đại Mã C. Một nhà du lịch D. Một vận động viên Câu 4. Vì sao Bọ Ngựa muốn đi du lịch? A. Vì Bọ Ngựa rất nghịch ngợm B. Vì Bọ Ngựa muốn nổi tiếng giống Dế Mèn C. Vì Bọ Ngựa muốn đấu gươm với bác Cồ Cộ D. Vì Bọ Ngựa muốn khám phá thế giới Câu 5: Từ “hoảng hồn” trong câu “Bọ Ngựa hoảng hồn, rúm cả chân, rúm cả càng, nhắm tịt mắt lại.” có nghĩa là gì? A. Hoảng sợ đến mức mất hết cả tinh thần, hồn vía B. Trạng thái mất tự chủ đột ngột do sợ hãi C. Trạng thái lo lắng đến mức có biểu hiện mất trí D. Kinh sợ đến mức sững sờ, mất tự chủ Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Danh tiếng nổi như cồn của Dế Mèn khiến cu cậu sốt cả ruột”? A. So sánh, nhân hóa B. So sánh, điệp ngữ C. Nhân hóa, điệp ngữ D. Điệp ngữ, ẩn dụ Câu 7. Câu văn: “Châu Chấu Ma kêu làng kêu nước rầm rĩ.” có mấy từ phức? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 8. Chi tiết “Bọ Ngựa đứng ngẩn ra, hai hàng nước mắt rưng rưng” thể hiện điều gì? A. Bọ Ngựa đã biết hối lỗi B. Bọ Ngựa ngại đến xin lỗi bác Cồ Cộ C. Bọ Ngựa biết sợ mẹ D. Bọ Ngựa đã sợ phải đi du lịch một mình Câu 9. Trong truyện, Cồ Cộ nói với Bọ Ngựa: “Ta không nỡ đánh mi nhưng sẽ làm cho mi mở mắt ra”. Hãy giải thích nghĩa thông thường của “mở mắt” và nghĩa trong câu nói của Cồ Cộ? Câu 10. Một trong những tính xấu của Bọ Ngựa là bắt nạt bạn yếu hơn mình. Hiện tượng bắt nạt vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi. Em hãy viết khoảng 5 câu văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt trong học đường. II. VIẾT (4 điểm) Jack Ma - một tỉ phú người Trung Quốc đã từng nói: “Chúng ta sinh ra để sống và trải nghiệm cuộc sống”. Thật vậy, những trải nghiệm luôn đem đến cho chon người nhiều giá trị. Em hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân của mình. ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
- CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện đồng thoại D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ ba. Câu 3. Cụm từ “hai con Chim Én” thuộc loại cụm từ nào? A. Cụm động từ. C. Cụm tính từ. B. Cụm danh từ. D. Cụm chủ vị. Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép? A. Thơ thẩn. C. Đất trời. B. Hốt hoảng. D. Miên man. Câu 5. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “giản dị” trong câu văn: “Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị….” ? A. Không có nhiều thành phần hoặc nhiều C. Dễ dãi và tiện lợi; không xa hoa, lãng mặt; không phức tạp. phí B. Đơn giản và sơ sài; không dài dòng và D. Đơn giản một cách tự nhiên; dễ hiểu, phức tạp. không cầu kì, phức tạp. Câu 6. Dòng nào nêu đúng nhất tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn: “Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành” ? A. Làm nổi bật đặc điểm phẩm chất của nhân vật Dế Mèn đồng thời làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Nhấn mạnh hành động của nhân vật Dế Mèn. C. Diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các hoạt động của nhân vật Dế Mèn. D. Giúp người đọc (người nghe) có thể hình dung, liên tưởng một cách dễ dàng hình ảnh Dế Mèn khi rơi từ trên cao xuống. Câu 7. Hành động của Chim Én thể hiện phẩm chất gì? A. Dũng cảm, gan dạ. C. Tự tin, quyết đoán. B. Đồng cảm, sẻ chia. D. Kiên nhẫn, bền bỉ. Câu 8. Chọn phương án đúng nhất nêu lên công dụng của dấu ngoặc kép trong văn bản trên dùng để làm gì? A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí … D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
- Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em có đồng ý với suy nghĩ của Dế Mèn “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?” không? Vì sao? Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? II. VIẾT Em hãy kể lại một chuyến du lịch đáng nhớ cùng gia đình. Đề 4: Đọc văn bản sau: CHIẾC LÁ Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện đồng thoại D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ. D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ba phương án Câu 4. Em hiểu nghĩa của từ “nhỏ nhoi” trong câu “Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.” là gì? A. nhỏ và trông cân đối, dễ thương B. có kích thước ngắn C. không có gì khác thường, đặc biệt D. nhỏ bé, ít ỏi, mong manh Câu 5. Tại sao chim sâu cho rằng “Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng”? A. Vì chim sâu tưởng rằng, hoa biết ơn chiếc lá thì lá phải làm được điều gì đó phi thường, kì diệu; nhưng khi hỏi lá, chim sâu thấy lá rất nhỏ nhoi, bình thường. B. Vì chim sâu nghĩ bông hoa đã hiểu sai về chiếc lá, hoa tưởng chiếc lá có thể biến thành quả, thành sao, thành vầng mặt trời đem lại nhiều niềm vui cho mọi người.
- C. Vì chim sâu không được bông hoa kính trọng và biết ơn như chiếc lá. D. Vì chim sâu nghĩ rằng bông hoa đã cố giấu mình rất nhiều điều thú vị về chiếc lá. Câu 6. Vì sao bông hoa trong câu chuyện trên lại khẳng định: “Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế.”? A. Vì chiếc lá có thể biến thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho hoa và mọi người. B. Vì một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường nhưng suốt đời chiếc lá chưa một lần nào biến thành một thứ gì khác. C. Vì chính nhờ sự tồn tại của những chiếc lá bình thường như vậy mới có sự sống, sự sinh sôi, phát triển của cây. D. Vì bác gió thường rì rầm kể câu chuyện về cuộc đời chiếc lá suốt đêm ngày cho hoa và mọi người nghe. Câu 7. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép? A. Chiếc lá B. Rì rầm C. Bông hoa D. Chim sâu Câu 8. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua những từ được gạch chân trong câu văn sau? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? A. Điệp ngữ B. So sánh C. Nhân hóa D. Ẩn dụ Câu 9. Từ văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong cuộc sống? Câu 10. Trong cuộc sống, có những người rất bình dị nhưng đóng góp của họ cho xã hội thật đáng trân trọng. Em hãy ghi lại những đóng góp tốt đẹp cho cuộc đời của những con người như vậy. II. VIẾT: Hãy kể một trải nghiệm về một người bạn mà em yêu quý. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 80 % tự luận + 20% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Dương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p | 12 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
33 p | 8 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
41 p | 15 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
38 p | 11 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
56 p | 13 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
28 p | 6 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
34 p | 8 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
39 p | 10 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
33 p | 10 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
35 p | 8 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
45 p | 6 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
36 p | 11 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p | 17 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
13 p | 26 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
12 p | 10 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p | 23 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
7 p | 18 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
10 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn