intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ============= NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2024- 2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: PHẦN I. VĂN BẢN: 1. Yêu cầu chung: Học sinh ôn tập các văn bản: TT Thể loại 1. - Truyện ngắn + Về hình thức: cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ… + Về nội dung: đề tài- chủ đề, ý nghĩa văn bản, tư tưởng- tình cảm- thái độ của người kể chuyện… 2. - Thơ sáu chữ, bảy chữ + Về hình thức: số chữ trong mỗi dòng, vần- nhịp; từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc… + Về nội dung: Tình cảm và cảm hứng chủ đạo của người viết 2. Cụ thể: Học sinh cần nắm vững: - Một số yếu tố thi luật của thể thơ song thất lục bát - Đặc điểm của truyện thơ Nôm - Vận dụng những kiến thức đã học ở từng thể loại để làm bài. PHẦN II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập các kiến thức tiếng Việt và các dạng bài tập liên quan: Nội dung Yêu cầu cần đạt 1. Biện pháp tu từ - Nhận diện được các biện pháp - Phân tích hiệu quả diễn đạt trong văn bản 2. Trợ từ, thán từ - Nhận diện và phân biệt trợ từ, thán từ - Phân tích hiệu quả diễn đạt trong văn bản 3. Sắc thái nghĩa - Phân tích nghĩa biểu đạt và sắc thái nghĩa của từ của từ ngữ - Phân tích hiệu quả diễn đạt trong văn bản
  2. PHẦN III. LÀM VĂN - Viết đoạn văn nghị luận văn học 200 chữ phân tích đoạn thơ - Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về vấn đề đời sống B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: Đề 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: NẮNG MỚI - Lưu Trọng Lư - Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân.NXB Văn học, 2000, tr. 288) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: (0.5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2: (0.5 điểm) Em hãy chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ nói về hình ảnh người mẹ? Câu 3: (1.0 điểm) Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi cho em liên tưởng những điều gì về người mẹ? Câu 4: (1.0 điểm): Gọi tên biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội?” Tác dụng của biện pháp đó?
  3. Câu 5:(1.0 điểm): Thông điệp mà anh (chị) nhận được từ bài thơ “Nắng mới” là gì ? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ sau: Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. Câu 2 (3,0 điểm) Viết đoạn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Làm thế nào để xây dựng môi trường học đường tích cực? ----------- Hết ---------- Đề 2: I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau: U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
  4. Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần, Lại dẫn chúng tôi về nhận họ, Bên miền quê ngoại của hai thân. Tôi nhớ đi qua những rặng đề, Những dòng sông trắng lượn ven đề. Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp, Người xới cà, ngô rộn bốn bề. Thúng cắp bên hông, nón đội đầu, Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu Trông u chắng khác thời con gái Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au. Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng, Đoàn người về ấp gánh khoai lang, Trời xanh cò trắng bay từng lớp, Xóm chợ lều phơi xác lá bàng. Tới đường làng gặp những người quen. Ai cũng khen u nết thảo hiền, Dẫu phải theo chồng thán phận gái Đường về quê mę vẫn không quên Thực hiện các yêu cầu: Câu 1(0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản “Đường về quê mẹ”. Câu 2 (0.5 điểm): Qua văn bản “Đường về quê mẹ”, cảnh sắc thiên nhiên quê mẹ hiện lên qua những hình ảnh nào? Câu 3(1.0 điểm): Nêu tên biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ “Đường về quê mẹ” và phân tích tác dụng? Câu 4 (1.0 điểm): Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “Tà áo nâu” trong câu thơ “Tà áo nâu in giữa cánh đồng” trong bài Đường về quê mẹ? Câu 5 (1.0 điểm):Thông điệp mà anh (chị) nhận được từ bài thơ “Đường về quê mẹ” là gì ? II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
  5. Câu 1 (3,0 điểm) Anh (chị) hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ sau: U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân, Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần, Lại dẫn chúng tôi về nhận họ, Bên miền quê ngoại của hai thân. Tôi nhớ đi qua những rặng đề, Những dòng sông trắng lượn ven đề. Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp, Người xới cà, ngô rộn bốn bề. Thúng cắp bên hông, nón đội đầu, Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu Trông u chắng khác thời con gái Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au. Câu 2 (3,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Làm thế nào để xây dựng môi trường học đường tích cực? ----------- Hết ---------- C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 100% tự luận - Thời gian làm bài: 90 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Trần Thị Phương Loan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2