
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
lượt xem 1
download

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ============= NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: KHTN 6 NĂM HỌC: 2024- 2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP Hs ôn tập các kiến thức sau: - Đa dạng thế giới sống: hệ thống phân loại sinh vật, khóa lưỡng phân - Nêu được đặc điểm, cấu tạo, vai trò, ứng dụng và tác hại của vi khuẩn, virus, nguyên sinh vật và nấm. Nhận biết được một số đại diện điển hình của các nhóm sinh vật trên. - Phân biệt, nhận biết được các nhóm động, thực vật và nêu được vai trò của chúng trong tự nhiên. Nhận biết được một số đại diện của các nhóm trên. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. Câu 2. Cho biết tên của loại vi khuẩn trong hình: A. Trực khuẩn B. Xoắn khuẩn C. Liên cầu khuẩn D. Tụ cầu khuẩn Câu 3. Để quan sát vi khuẩn, ta cần sử dụng thiết bị nào sau đây? A. Kính hiển vi B. Kính lúp C. Lam kính D. Lăng kính Câu 4. Chế phẩm nào sau đây không được sản xuất nhờ sự có mặt của vi khuẩn? A. Sữa chua B. Thuốc kháng sinh C. Đường mía D. Bánh mì Câu 5. Phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước nhỏ bé. B. Đa số vi khuẩn có lợi và được ứng dụng nhiều trong đời sống của con người. C. Để phòng bệnh đường ruột do vi khuẩn ta cần đảm bảo vệ sinh cá nhân. D. Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cố định nitrogen. 1
- Câu 6. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nước ta, do sinh vật nào gây ra? A. Muỗi B. Virus C. Vi khuẩn D. Vi nấm Câu 7. Nhóm các bệnh nào dưới đây đều do virus gây ra? A. Đậu mùa, cảm cúm, sốt rét. B. Viêm gan B, cúm A, sốt rét. C. Viêm gan B, cúm A, đậu mùa. D. Đậu mùa, ho lao, cảm cúm. Câu 8. Tảo thuộc giới sinh vật nào? A. Vi khuẩn B. Nguyên sinh vật C. Nấm D. Thực vật Câu 9. Bệnh kiết kị do nguyên sinh vật nào gây ra? A. Trùng giày B. Trùng roi C. Trùng amip lị D. Virus Câu 10. Điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên sinh vật và vi khuẩn là A. Cơ thể đơn bào. B. Nhân thực. C. Có kích thước hiển vi. D. Có thể gây bệnh trên người. Câu 11. Nấm mốc đen bánh mì thuộc nhóm nấm nào? A. Nấm túi B. Nấm đảm C. Nấm tiếp hợp D. Nấm men Câu 12. Dựa vào đặc điểm nào để phân loại nấm thành 3 nhóm: nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp? A. Đặc điểm môi trường sống B. Kiểu dinh dưỡng C. Kích thước nấm D. Đặc điểm cơ quan sinh sản Câu 13. Nhóm các bệnh nào sau đây không phải do nấm gây ra? A. Lang ben, hắc lào, nấm da. B. Viêm gan B, hắc lào, nấm da. C. Lang ben, sốt rét, hắc lào. D. Viêm gan B, sốt rét, nấm da. Câu 14. Dòng nào sau đây miêu tả đúng về bèo tấm? A. Bèo tấm là thực vật hạt kín, sống trên cạn. B. Bèo tấm là thực vật hạt trần, sống trên cạn. C. Bèo tấm là thực vật hạt trần, sống dưới nước. D. Bèo tấm là thực vật hạt kín, sống dưới nước. Câu 15. Cây lông culi thuộc ngành thực vật nào sau đây? A. Ngành rêu. B. Ngành dương xỉ. C. Ngành hạt trần. D. Ngành hạt kín Câu 16. Đặc điểm nào sau đây đúng với ngành rêu? A. Có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. B. Rễ, thân, lá phát triển, có mạch dẫn, hạt nằm trên lá noãn hở. C. Có thân, lá, rễ giả, không có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. D. Rễ, thân, lá phát triển đa dạng, có hoa, quả, hạt nằm trong quả. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây đúng với ngành hạt trần? A. Có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. B. Rễ, thân, lá phát triển, có mạch dẫn, hạt nằm trên lá noãn hở. C. Có thân, lá, rễ giả, không có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. D. Rễ, thân, lá phát triển đa dạng, có hoa, quả, hạt nằm trong quả. Câu 18. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách 2
- A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2. B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2. C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2. D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2. Câu 19. Cơ quan sinh sản của cây dương xỉ là A. Bào tử B. Noãn C. Hoa D. Hạt Câu 20. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây góp phần A. cung cấp chất hữu cơ cho các sinh vật. B. điều hòa nhiệt độ môi trường. C. cân bằng hàm lượng CO2 và O2. D. duy trì mạch nước ngầm. Câu 21. Cá đuối thuộc lớp cá sụn và sống chủ yếu ở môi trường nào sau đây? A. Nước mặn B. Nước ngọt C. Nước lợ D. Cả trên cạn và dưới nước Câu 22. Dòng nào sau đây miêu tả đúng về đặc điểm của sán lá gan? A. Cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. C. Cơ thể hình trụ, có thể dài đến 30cm. D. Cơ thể hình trụ, phân đốt. Câu 23. Các sinh vật nào sau đây thuộc ngành chân khớp A. Châu chấu, tôm, bọ cạp. B. Tắc kè, châu chấu, bọ cạp. C. Rươi, bọ cạp, tôm. D. Thủy tức, bọ cạp, tắc kè. Câu 24. Ốc sên thuộc ngành động vật nào? A. Ruột khoang. C. Thân mềm. B. Giun dẹp. D. Bò sát. Câu 25. Cá heo thuộc lớp động vật nào? A. Lớp cá B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Thú Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không phải của ếch trưởng thành? A. Hô hấp bằng mang, thích nghi với đời sống bơi lội dưới nước. B. Hô hấp qua da và phổi, thích nghi với môi trường sống ẩm ướt. C. Sinh sản bằng cách đẻ trứng, thụ tinh ngoài. D. Là động vật có xương sống, chi sau phát triển, có thể bật nhảy. Câu 27: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu? A. Mặt dưới của lá. B. Mặt trên của lá. C. Thân cây. D. Rễ cây. Câu 28: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là? A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa. B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa. C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa. D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức. Câu 29: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là? A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống. C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu. Câu 30: Thực vật có vai trò gì đối với động vật? 3
- A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu. C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở. Câu 31: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là? A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa. B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa. C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa. D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức. Câu 32: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là? A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế. C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế. Câu 33: Động vật có xương sống bao gồm: A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú. D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Câu 34: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào? A. Nấm hương. B. Nấm mỡ. C. Nấm men. D. Nấm linh chi. Câu 35: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh? A. Ruồi, chim bồ câu, ếch. B. Rắn, cá heo, hổ. C. Ruồi, muỗi, chuột. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi. Câu 36. Chọn cụm từ thích hợp điền vào dấu [...]: a. Virus là dạng sống rất nhỏ bé, không có ………Virus có cấu tạo rất đơn giản chỉ gồm…… b. Nấm là những sinh vật nhân thực……..Dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành một số nhóm:……. Câu 37: Ghi đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau: Nội dung Đ/S Thực vật có mạch là nhóm các loài thực vật có thân, lá, rễ thật và cơ thể có mạch dẫn Cỏ bợ thuộc ngành thực vật chưa có mạch dẫn Trong y học, virus được sử dụng trong sản xuất vaccine Thực vật hạt trần có hoa và quả , sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở PHẦN 2. TỰ LUẬN Câu 1. Lập bảng so sánh giữa rêu và dương xỉ về môi trường sống, cấu tạo đặc trưng: cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, hình thức sinh sản. 4
- Câu 2. Lập bảng so sánh giữa thực vật hạt trần và thực vật hạt kín về môi trường sống, cấu tạo đặc trưng: cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, hình thức sinh sản. Câu 3: a. Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? b. Cho các loài động vật sau: (1) mực; (2) tôm; (3) trâu; (4) vịt. Em hãy sắp xếp các động vật sau theo từng ngành phù hợp và xác định đặc điểm mỗi ngành? Câu 4: a. Giải thích vì sao cây rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt? b. Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường? Câu 5: Giải thích tại sao khi ta đứng dưới bóng cây lại thấy mát? Tại sao khi nuôi cá người ta lại thả cành rong và trong bể cá? C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: 70% trắc nghiệm + 30% tự luận. - Thời gian làm bài: 90 phút. BGH duyệt Tổ trưởng tổ CM Nhóm trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Trương Thị Mai Hằng Ngô T. Huyền Ngọc N. Thị Ngọc Mơ 5

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p |
26 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
33 p |
17 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
41 p |
24 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
38 p |
28 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
56 p |
28 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
28 p |
17 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
34 p |
21 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
39 p |
25 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
33 p |
21 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
35 p |
19 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
45 p |
17 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
36 p |
21 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p |
30 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
13 p |
43 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
12 p |
23 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p |
60 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
7 p |
31 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
10 p |
23 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
