
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ============= NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC: 2024 - 2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Phân môn Lịch sử Bài 14. Nhà nước Văn Lang Âu Lạc. Bài 15. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến xã hội Âu Lạc. Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X) Phân môn Địa lí Bài 18. Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Bài 19. Thủy quyển và vòng tuần hoàn của nước Bài 20. Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: Phần I: Trắc nghiệm I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Phân môn Lịch sử Câu 1. Theo em cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng có ý nghĩa gì? A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt. B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X. C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc. D. Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này. Câu 2. Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã dời đô về đâu? A. Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ). B. Phú Xuân (Huế). C. Hoa Lư (Ninh Bình). D. Phong Khê (Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội). Câu 3. Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Câu 4. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào? A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán. B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo. C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt. Câu 5. Phong tục, tập quán nào của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc còn được lưu giữ đến ngày nay?
- A. Thờ Thần – vua. B. Ăn trầu, nhuộm răng đen. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Xăm mình, vẽ mắt. Câu 6. Mâu thuẫn bao trùm xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa những thế lực nào? A. Nhân dân ta với chính quyền phương Bắc. B. Nô tì với địa chủ, hào trưởng. C. Nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc. D. Nông dân lệ thuộc với hào trưởng. Câu 7. Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì? A. Săn bắt thú rừng. B. Trồng lúa nước. C. Đúc đồng. D. Làm đồ gốm. Câu 8: Vị anh hùng nào từng khảng khái nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông”? A. Phùng Hưng. B. Ngô Quyền. C. Mai Thúc Loan. D. Bà Triệu. Câu 9. Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta? A. Đồng hóa dân tộc ta. B. Bắt nhân dân ta hầu hạ, phục dịch cho người Hán. C. Chiếm đất của nhân dân ta. D. Vơ vét, bóc lột nhân dân ta. Câu 10. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X hầu hết chỉ giành được chủ quyền trong thời gian ngắn vì? A. Người lãnh đạo không có tài năng. B. Nhân dân ta không triệt để trống giặc. C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng đắn. D. So sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch. Phân môn Địa lí Câu 1. Khi nước mưa rơi xuống bề mặt đất sẽ tồn tại ở những đâu? A. Biển và đại dương và nước ngầm B. Sông, hồ, nước ngầm. C. Sông, hồ, biển và đại dương, nước ngầm. D. Sông, hồ, biển và đại dương. Câu 2. Ngoài các thành phần của Thủy quyển, yếu tố nào cung cấp hơi nước cho khí quyển? A. Thực vật. B. Động vật. C. Các hệ sinh thái. D. Sinh vật. Câu 3. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là A. năng lượng bức xạ Mặt Trời. B. năng lượng địa nhiệt. C. năng lượng thuỷ triều. D. năng lượng của gió. Câu 4. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây? A. Bốc hơi và nước rơi. B. Nước rơi và dòng chảy. C. Bốc hơi và dòng chảy. D. Thấm và nước rơi. Câu 5: Trong các thành phần của không khí, thành phần chiếm tỉ trọng lớn nhất là A. Khí nitơ. B. Khí cacbonic. C. Oxi. D. Hơi nước. Câu 6: Lưu vực của một con sông là A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
- D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. Câu 7: Mùa lũ của một con sông phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Chiều dài của sông. B. Độ cao của thượng nguồn. C. Nguồn cung cấp nước cho sông. D. Hướng chảy của sông. Câu 8: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra mùa lũ của các con sông có nguồn cung cấp nước từ tuyết tan? A. Lượng mưa lớn. B. Nhiệt độ tăng cao làm tuyết tan chảy. C. Băng tuyết tích tụ từ mùa đông. D. Sự thay đổi dòng chảy của sông. Câu 9: Hiện tượng lũ lụt của các sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ tuyết tan thường xảy ra vào mùa nào trong năm? A. Mùa hạ. B. Mùa đông. C. Mùa xuân. D. Mùa thu. Câu 10: Đối với các con sông có nguồn cung cấp nước chính từ băng tan, mùa lũ thường diễn ra vào thời điểm nào? A. Cuối mùa đông B. Đầu mùa hạ. C. Giữa mùa thu D. Cuối mùa xuân II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai HS trả lời trong mỗi ý: a, b, c, d ở mỗi câu, HS trả lời đúng hoặc sai. Phân môn Lịch sử Câu 1. Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử. a) Sự phát triển sản xuất, nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống ngoại xâm là cơ sở cho sự ra đời nhà nước Văn Lang. b) Nhà nước Văn Lang là kết quả sự hợp nhất của nhiều quốc gia nhỏ với nhau. c) Xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy là những phong tục lâu đời của người Việt cổ. d) Nhà nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối thời đại Hùng Vương song có sự thay đổi về nơi định đô và phát triển hơn về sức mạnh quân sự. Câu 2. Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử. a) Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở đầu là nhà Hán, kết thúc là nhà Đường đã áp đặt ách cai trị lên đất nước ta. b) Phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. c) Trong thời kì Bắc thuộc, trồng lúa vẫn là nghề chính của nhân dân ta. d) Thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội bao trùm là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau: “Thái thú Sĩ Nhiếp “có học vấn sâu rộng lại thông hiểu về chính trị” mở trường dạy học và đẩy mạnh truyềnbá Nho giáo ở Luy Lâu. Ngôi trường dạy học của ông ở trong thành Luy Lâu sau này trở thành đền thờ Nam Giao học tổ (ông tổ Nho học của nước Nam). Bên cạnh Nho giáo, Đạo giáo từ Trung Quốc cũng được truyền sang khu vực Luy Lâu từ khoảng cuối thế kỷ thứ II. Đặc biệt Phật giáo từ Ấn Độ được truyền bá trực tiếp vào Luy Lâu…”
- (Nguyễn Quang Ngọc, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: Những dấu tích văn hoá vật chất) * Chú thích: Luy Lâu – là thành Luy Lâu ở Thuận Thành (Bắc Ninh) ngày nay. Đây trụ sở của chính quyền phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta thời Bắc thuộc. a. Thời Bắc thuộc Nho giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc được truyền bá vào nước ta. b. Thái thú Sĩ Nhiếp là người mở trường dạy học ở nước ta thời Bắc thuộc. c. Truyền bá Nho giáo, Đạo giáo vào nước ta là chính sách đồng hóa văn hóa của chính quyền phương Bắc. d. Phật giáo từ Ấn Độ được truyền bá gián tiếp vào nước ta thời Bắc thuộc. Phân môn Địa lí Câu 1: Quan sát hình 1, hãy cho biết a) Thành phần của thủy quyển bao gồm nước mặn và nước ngọt. b) Nước mặn chiếm tỉ lệ lớn nhất. c) Nước ngọt tồn tại ở dạng băng, nước ngầm. d) Nước ngọt tồn tại chủ yếu ở dạng nước mặt và nước khác. Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 16, hãy cho biết a) Mùa lũ của một con sông phụ thuộc vào chiều dài của sông. b) Các phụ lưu cung cấp nước cho sông Hồng: Sông Gâm, Sông Lô, Sông Trà Lý, Sông Đáy. c) Các chi lưu làm nhiệm vụ thoát nước cho sông Hồng: Sông Đáy, Ninh Cơ, Sông Trà Lý. d) Các sông ở Việt Nam có mùa lũ thường xảy ra vào mùa hè. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau “ Khi Mặt Trời chiếu xuống sông, biển, đại dương…nước bốc hơi thành hơi nước (sự bay hơi).Khi bay lên cao, chúng thành những giọt nước nhỏ li ti cùng với các loại khí và bụi tạo thành các đám mây (sự ngưng tụ). Khi đám mây rất nặng và không thể chứa nước bên trong được nữa thì rơi xuống thành mưa, trở về với đất, sông, hồ, biển (sự giáng thủy)…
- Khi trời mưa, nước đổ về sông, hồ, biển, đại dương…và nó còn ngấm vào đất thành mạch nước ngầm. Hiện tượng đó được lặp đi lặp lại tạo thành vòng tuần hoàn lớn của nước trong tự nhiên”. (Trích Phim tài liệu khoa học kiến thức Peek a boo) a) Nước chỉ bốc hơi từ biển. b) Mây được tạo thành từ hơi nước ngưng tụ. c) Mưa là một dạng giáng thủy. d) Nước ngầm không tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Phần II: Tự luận Phân môn Lịch sử Câu 1 Em hãy nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà Triệu? Câu 2. a.Em có nhận xét gì về những chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời kì Bắc thuộc? b.Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện những chính sách đó nhằm mục đíchh gì? c. Ảnh hưởng của những chính sách đó đối với nước ta như thế nào? Câu 3. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về bộ máy tổ chức của nhà nước Văn Lang? Phân môn Địa lí Câu 1. Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông. Câu 2. Em hãy kể tên các nguồn nước ngọt trên Trái Đất và tầm quan trọng của chúng đối với con người? Câu 3. Quan sát hình bên, trình bày đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của Tích –xi, Xơ-un, Ma- ni-la (sách giáo khoa – Trang 154), hãy cho biết: - Nhiệt độ tháng cao nhất - Nhiệt độ tháng thấp nhất - Biên độ nhiệt năm - Tổng lượng mưa trung bình năm - Lượng mưa tháng cao nhất. - Lượng mưa tháng thấp nhất. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 50 % tự luận + 50% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Ninh Chi

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p |
27 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
33 p |
17 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
41 p |
24 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
38 p |
28 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
56 p |
28 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
28 p |
17 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
34 p |
21 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
39 p |
25 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
33 p |
21 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
35 p |
19 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
45 p |
17 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
36 p |
21 |
4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p |
31 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
13 p |
43 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
12 p |
23 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p |
60 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
7 p |
31 |
3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
10 p |
24 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
