intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

  1. TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 (GIỮA HỌC KÌ 1) NĂM HỌC 2023-2024 A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Nội dung theo phân phối chương trình – hết bài 2. B) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP: Trắc nghiệm 30%, Tự luận 70% 1. Về văn bản: - Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học). 2. Về kiến thức và kĩ năng - HS cần: + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: Cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật. +Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. +Viết được một văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện. +Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm đối với cộng đồng. +Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình ( chủ thể trữ tình). +Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm thơ. +Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thơ thuộc hai nền văn hóa khác nhau. +Nhận biết được lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ, biết cách sửa những lỗi đó. +Biết nuôi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú, có khả năng rung động trước những vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống. 3. Cấu trúc đề : -Thời gian: 90 phút - Cấu trúc đề gồm: Từ 6-7 câu trắc nghiệm, 3 -4 câu đọc hiểu,01 câu nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội,theo các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. - Phần kiểm tra năng lực đọc – hiểu, HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 4. Một số đề luyện tập: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần Đọc hiểu (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: LÚA VÀ CỎ Một hôm Trời ngự giữa lưng trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất. Tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm.
  2. Trời bèn hoá phép cứ mỗi ngày có một hạt lúa khổng lồ lăn qua khắp các cửa nhà. Các bà chỉ việc đưa tay ra hứng là có số gạo đủ ăn trong ngày. Sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa được Trời hoá phép lại lớn như cũ. Người ta chỉ cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ để tiếp rước hạt ngọc của trời lăn đến cửa. Có một người đàn bà kia tính tình lười biếng, không nghe lời dặn của Trời. Khi hạt lúa lăn đến cửa không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình bèn quay sang nhà khác. Người chủ nhà tức giận cầm chổi rượt theo, đập một cái thật mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh. Loài người phải nhịn đói một thời gian bèn đi thưa với Trời, Trời bảo rằng: - Các người không kính nể hạt ngọc của ta, từ đây, các người phải làm hết sức mình để cho hạt ngọc được sống dậy. Mỗi người phải đi tìm mảnh gạo vỡ của ta đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi trổ bông sinh hạt. Ta sẽ giúp các ngươi làm việc, ta sẽ làm mưa và nắng … Từ đó loài người mới bắt đầu trồng lúa. Cũng vào lúc sinh ra lúa, Trời sai một Thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu, thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái, cỏ mọc rất nhanh, lan tràn rất mạnh qua đêm. Đến nỗi hôm sau Thần mới chỉ gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì đã không còn một khoảng đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về trời. Do đó mà ở trên mặt đất, cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ, còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi đã biết rõ việc ấy, Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hoá làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và phải kéo cày cho loài người trồng lúa. Trời đặt ra một vị thần để trông nom lúa gạo. Thần Lúa là một ông cụ già râu tóc bạc phơ, thường hay chống gậy đi đó đây. (Thần thoại, Doãn Quốc Sỹ sưu tầm và dịch thuật, NXB Sáng tạo, 1970, tr.29-30) Lựa chọn đáp án đúng nhất (3,0 điểm): Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Thuyết minh Câu 2. Nội dung chủ yếu của văn bản là: A. Lí giải về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. B. Lí giải về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam. C. Lí giải về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hoá, tổ sư các nghề. D. Lí giải về nguồn gốc các loài động, thực vật. Câu 3. Hạt lúa được Trời hoá phép có những đặc điểm gì? A. Hạt lúa khổng lồ, lăn qua các cửa nhà, chỉ cần đưa tay ra hứng là có đủ số gạo ăn trong ngày, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn như cũ. B. Hạt lúa khổng lồ, tự nhiên mọc lên, loài người chỉ cần ra ruộng mang về đủ số gạo ăn, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn trở lại như cũ. C. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, gặt hái và mang về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa. D. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, hạt lúa tự lăn về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa. Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Khi hạt lúa lăn đến cửa, không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình, bèn quay sang nhà khác. A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 5. Theo văn bản, vì sao hạt lúa sau này lại có kích thước nhỏ đi? A. Vì lúa giận người chủ nhà không tiếp đón mình chu đáo, cẩn thận. B. Vì người chủ nhà thờ ơ, lười biếng đã không chịu nghe lời dặn của Trời.
  3. C. Vì người chủ nhà cầm chổi đập mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh. D. Vì Thiên thần làm ăn tắc trách, nhầm lẫn giữa cỏ và lúa. Câu 6. Chi tiết trên mặt đất, cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ, còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất có ý nghĩa gì? A. Muốn lúa tốt phải làm cỏ. B. Sự ra đời của cỏ và lúa. C. Sức sống của cỏ và lúa. D. Cách chăm sóc cỏ và lúa. Trả lời các câu hỏi (3,0 điểm): Câu 7. Theo văn bản, loài người phải làm gì để hạt lúa được sống dậy? Câu 8. Chi tiết Trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất, tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân ta xưa? Câu 9. Từ câu chuyện Lúa và cỏ, anh /chị rút ra được bài học gì cho mình? (Trả lời bằng 4-5 câu). II. Phần Viết (4.0 điểm) Chọn một trong hai đề văn sau: Đề 1. Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện Lúa và cỏ. Đề 2. Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bàn về vai trò của lao động trong cuộc sống con người. ------------------Hết------------------ MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5
  4. 6 A 0,5 7 Theo văn bản, để hạt 1,0 lúa được sống dậy, loài người phải: đi tìm mảnh gạo vỡ, đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời được từ 04 ý trở lên đạt 0,5 điểm. - HS trả lời được từ 02 - 03 ý đạt 0,25 điểm. 8 Chi tiết trời phán hỏi 1,0 loài người muốn điều gì trước nhất, tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm đã thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no, đủ đầy của nhân dân ta xưa. Hướng dẫn chấm: - HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. 9 Gợi ý: Bài học về việc 1,0 quý trọng lương thực; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; về giá trị của lao động …. Hướng dẫn chấm: - HS nêu được 01 bài học, lí giải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật đạt 1,0 điểm. - HS nêu được 01 bài học, lí giải chưa đủ thuyết phục đạt 0,5 điểm. II VIẾT 4,0 1 a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu 0,5 cầu của đề Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của truyện “Lúa và cỏ”
  5. c. Triển khai vấn đề 2,5 nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả…) và ý kiến khái quát của HS về tác phẩm, điều khiến HS yêu thích tác phẩm… * Tóm tắt nội dung chính của truyện * Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện: + Nội dung: kể lại sự ra đời của cây lúa, nhấn mạnh quá trình lao động gian khổ tạo ra lương thực, từ đó thể hiện khát vọng về mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no, đầy đủ; tín ngưỡng thờ thần Nông nghiệp… + Nghệ thuật: hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng: thể hiện những đặc trưng của thể loại thần thoại như sự phong phú của trí tưởng tượng; các chi tiết thần kì; lối kể chuyện hấp dẫn; cách xây dựng nhân vật độc đáo… (Mỗi phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật đều có những chi tiết tiêu biểu dẫn ra từ tác phẩm.) * Khẳng định giá trị của truyện: bài học rút ra từ câu chuyện (có thể bài học về vai trò, giá trị của lao động, vai trò của lương thực đối với con người…), thể hiện sự đồng tình hoặc
  6. không đồng tình với thông điệp từ văn bản… d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện 0,5 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu 0,5 cầu của đề. Nghị luận về vai trò của lao động trong cuộc sống con người. c. Triển khai vấn đề 2,5 nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu vấn đề cần bàn luận * Giải thích: - Lao động là hành động có chủ ý, mục đích của con người để tạo ra của cải vật chất, phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống. * Phân tích vai trò của lao động trong cuộc sống: - Lao động thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thể hiện trình độ văn minh, giúp cuộc sống ngày càng giàu đẹp. - Lao động giúp con người hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện (nhân cách, vóc dáng, vị trí …) * Chứng minh: Nêu và phân tích các ví dụ trong cuộc sống, trong
  7. văn học xưa hoặc nay về những con người đã lao động chăm chỉ, sáng tạo…để khẳng định bản thân, vươn tới thành công, góp phần làm xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. * Bình luận: Đề cao vai trò của lao động trong cuộc sống; phê phán thói lười biếng, những quan niệm, hành vi sai lệch về lao động… liên hệ và nêu phương hướng rèn luyện để bản thân để có tinh thần lao động chăm chỉ, nhiệt tình , sáng tạo. * Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện 0,5 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 Bắc Ninh, ngày 18 / 10 /2023 Nhóm trưởng Nguyễn Thị Vân TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ : NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 ( GIỮA HỌC KÌ I) NĂM HỌC 2023-2024
  8. A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Nội dung theo phân phối chương trình – hết bài 2. B) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP: Tự luận 100% 1. Về văn bản: - Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học). 2. Về kiến thức và kĩ năng * HS cần: Nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bảnnghị luận về một tác phẩm truyện với nội dung trọng tâm là đánh giá nghệ thuật kể chuyện của tác giả -Nhận biết và đi sâu vào việc phân tích, đánh giá tính nghệ thuật của một tác phẩm truyện, đặc biệt là những tìm tòi của tác giả trong cách kể câu chuyện +Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện được chọn để phân tích( chú ý nêu khái quát các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích) + Nêu và phân tích một cách cụ thể, rõ ràng các phương diện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm( tổ chức mạch truyện, người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, lời kể, giọng điệu, nhân vật…) + Nêu nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với những phân tích có chiều sâu, thể hiện góc nhìn mới mẻ + Khẳng định giá trị tác phẩm được chọn để phân tích * HS cần: nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ với nội dung trọng tâmlà phân tích cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm -Nhận biết và phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố cơ bản trong thơ ( tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm) +Giới thiệu ngắn gọn bài thơ ( tác giả, vị trí của bài thơ, lý do lựa chọn bài thơ) +Xác định rõ trọng tâm vấn đề bàn luận trong bài viết ( cấu tứ độc đáo của bài thơ và sự chi phối của nó đến hệ thống hình ảnh) + Xem xét vấn đề một cách toàn diện theo một cách cụ thể với những lí lẽ, bằng chứng xác đáng + Đánh giá được nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ cũng như giá trị của chúng trong việc thể hiện những khám phá mới về con người và cuộc sống -Nhận biết và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, từ đó biết sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết một cách hiệu quả + Phân tích được việc tái tạo ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại việc trích dẫn ngôn ngữ viết trong ngôn ngữ nói + Nhận biết được các lỗi về phong cách trong văn bản nói và viết, cụ thể đồng thời chỉ ra được hướng khắc phục -Nhận biết và phân tích được một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học và ý nghĩa của sự sáng tạo trong tác phẩm văn học ở phương diện ngôn ngữ +Phân tích được đặc điểm của một số hình thức phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học và hiệu quả thẩm mĩ mà các hình thức đó đưa lại. 3. Cấu trúc đề : -Thời gian: 90 phút - Cấu trúc đề gồm: Từ 7-8 câu đọc hiểu, 01 câu nghị luận văn học. - Phần kiểm tra năng lực đọc – hiểu, HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 4. Một số đề luyện tập: TT Kĩ năng Nội dung Mức độ Tổng % điểm kiến nhận thức
  9. thức / Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Đơn vị kĩ hiểu cao năng Đọc Truyện thơ 3 2 2 1 50 dân gian, truyện thơ Nôm Truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại Bi kịch Kí, tuỳ bút hoặc tản văn Thơ Văn bản thông tin Văn nghị luận 2 Viết Viết văn 1* 1* 1* 1* 50 bản nghị luận về một vấn đề xã hội Viết văn bản nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng. Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự
  10. sự, biểu cảm, nghị luận Tổng % 20 40 30 10 Tỉ lệ % chung 60 40 Phần Đọc hiểu: 3 câu NB: 1,5 điểm 2 câu TH; 2,0 điểm 2 câu VD: 1,0 điểm 1 câu VDC: 0,5 điểm ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau : (1) Sau Tết Nguyên Đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân (2) Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da. (3) Chính dịp đó ông Diểu đi săn. (4) Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở tuổi sáu mươi, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống. … (5) Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. « Thôi tao phóng sinh cho mày ! » - Ông Diểu ngồi yên một lát rồi bỗng đứng dậy nhổ bãi nước bọt dưới chân mình. Lưỡng lự giây phút rồi ông vội vã bước đi. Hình như chỉ chờ có thế, con khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến con khỉ đực nằm. (6) Ông Diểu rẽ sang một lối đi khác. Ông muốn tránh sẽ gặp người. Lối này đầy những bụi gai ngáng đường nhưng hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc. (Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, Tập truyện Tình yêu, tội ác và trừng phạt, NXB Trẻ, 2012) Thực hiện các yêu cầu : Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Ở đoạn (1), vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh nào? Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra 01 phép liên kết trong những câu văn sau: Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao tác giả lại cho rằng: Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da ? Câu 5 (1,0 điểm).Việc ông Diểu cầm súng đi săn gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
  11. Câu 6 (0,5 điểm). Theo anh/chị chi tiết: Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi khắc họa tâm trạng của ông Diểu như thế nào ? Câu 7 (0,5 điểm). Hoa tử huyền nở trên đường ông Diểu đi về theo anh/chị mang ý nghĩa gì? Câu 8 (0,5 điểm). Từ văn bản, anh/chị hãy nêu quan điểm của bản thân về cách con người nên ứng xử với thiên nhiên. II. VIẾT (4 điểm) Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện trong phần Đọc hiểu. ------------------------------HẾT-------------------------- ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau: Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít con chim trả bắn mũi tên xanh biếc con chích choè đánh thức buổi ban mai Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại cái năm tháng mong manh mà vững chãi con dấu đất đai tươi rói mãi đây này Người ở rừng mang vết suối vết cây người mạn bể có chút sóng chút gió người thành thị mang nét đường nét phố như tôi mang dấu ruộng dấu vườn Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương thời thơ ấu không thể nào đánh đổi trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội có một miền quê trong đi đứng nói cười. Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi dầu chúng ta cứ việc già nua tất xin thương mến đến tận cùng chân thật những miền quê gương mặt bạn bè (Tuổi thơ – Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên?
  12. Câu 2. Xác định cách gieo vần trong đoạn thơ sau: Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua Câu 3. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ in đậm? Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ in đậm? Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Câu 6. “Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương thời thơ ấu không thể nào đánh đổi” Anh/ chị có đồng tình với quan điểm trên của nhà thơ hay không? Vì sao? Câu 7. Sau khi đọc văn bản anh/chị thấy kí ức tuổi thơ có vai trò như thế nào đối với mỗi người? Câu 8. Đánh giá cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh mà tác giả sử dụng trong văn bản? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Anh chị hãy viết một bài luận bàn về ý nghĩa của việc vượt qua những giới hạn trong cuộc sống? -------------------Hết ------------------------- Đáp án và hướng dẫn chấm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 Nhân vật trữ tình: “tôi”. 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm - HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm 2 Cách gieo vần: Vần 0,5 chân Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm - HS trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm - HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm 3 Biện pháp tu từ Liệt kê 0,5 : cánh cò, con sáo, con chào mào, con chim trả, con chích choè . Hướng dẫn chấm: - Hs trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Hs chỉ trả lời phép
  13. liệt kê mà không có minh chứng: 0,25 điểm - Hs không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 4 Tác dụng của biện pháp 1,0 tu từ: + Tạo nhịp điệu , tăng tính sinh động + Gợi ra sự phong phú của thế giới tuổi thơ và qua đó thể hiện nỗi nhớ, sự hoài niệm của tác giả. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm - HS trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm - HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm 5 Cảm hứng chủ đạo: 1,0 Nỗi nhớ, tình yêu, sự trân trọng đối với tuổi thơ, với quê hương. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án : 1,0 điểm - HS trả lời đúng 2/3 ý: 0,75 điểm - HS trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm - HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm 6 - HS có thể đồng tình 0,5 hoặc không đồng tình . Có thể tham khảo các gợi ý sau: + Đồng tình vì: Hình ảnh “con dấu” ở đây chính là dấu ấn, là hình ảnh, là cái hồn của quê hươngluôn tồn tại bên trong mỗi con người,
  14. dù trải qua thời gian như thế nào cũng không thể biến mất. + Không vì: Ai rồi cũng sẽ phải thay đổi cho phù hợp, có những thứ cố hữu, lạc hậu không thể giữ mãi được. *Lưu ý:Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. 7 - Tạo nên thế giới tinh 0,5 thần phong phú, đẹp đẽ trong tâm hồn mỗi người. - Giúp chúng ta biết trân trọng quá khứ. - Những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ có tác dụng động viên, khích lệ, tiếp sức cho con người để chúng ta vững bước trong hiện tại và tương lai… Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Thí sinh chỉ nêu được 01 ý: 0,25 điểm. - Thí sinh trả lời sai/ không trả lời: 0,0 điểm. *Lưu ý:Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. 8 Tác giả đã sử dụng các 0,5 từ ngữ, hình ảnh: - Gần gũi, quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. - Giàu cảm xúc, giàu
  15. tính hình tượng. - Có chọn lọc, cô đọng, hàm xúc. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc từ 2 ý trở lên : 0,5 điểm - HS trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm - HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm II VIẾT Anh chị hãy 5,0 viết một bài luận bàn về ý nghĩa của việc vượt qua những giới hạn trong cuộc sống? Viết bài văn nghị luận xã hội a. Đảm bảo cấu trúc 0,5 bài nghị luận xã hội b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận : ý nghĩa của việc vượt qua những giới hạn HS có thể trình bày bài 3,0 viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: - Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: - Triển khai vấn đề nghị luận. * Giải thích Giới hạn: một ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người mà ta cảm nhận hoặc tự đặt ra cho mình. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua. → Giới hạn có vai trò và ý nghĩa vô cùng
  16. quan trọng đối với cuộc sống của con người. *Bàn luận - Giới hạn giúp con người nhận biết được bản thân mình đang ở đâu và làm được những gì; đồng thời là lời cảnh tỉnh người khác không được vượt qua những quy tắc mà bản thân mỗi người đặt ra. - Việc đặt ra giới hạn là cần thiết trong một số trường hợp: trong các mối quan hệ, giới hạn làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân. - Tuy nhiên, có vài khía cạnh chúng ta không nên đặt giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Nếu ta đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì ta sẽ khó có được thành công. * Mở rộng: - Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong vòng an toàn, không chịu nỗ lực vươn lên để bứt phá, tạo ra giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội. - Lại có những trường hợp cần có giới hạn ta lại xâm phạm qua giới
  17. hạn đó và gây nhiều hậu quả tai hại. - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta hãy hiểu đúng về giá trị, ý nghĩa của “giới hạn”; biết đặt giới hạn đúng lúc, đúng chỗ, biết bứt phá khỏi giới hạn đúng trường hợp để có được một cuộc sống tốt đẹp, thành công, bền vững hơn. - Khẳng định lại lợi ích của vượt qua những giới hạn trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục: 2.5- 3.0điểm. - Lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ và dẫn chứng hợp lý: 1.75 - 2.25điểm - Luận điểm chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, dẫn chứng chưa phù hợp:1.0- 1.5 điểm. - Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0.5-0.75 điểm - Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có 0,5 giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. Tổng điểm 10,0 ĐỀ 3
  18. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau: VỘI VÀNG (Xuân Diệu) Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian; Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…. Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Theo Thơ thơ, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938)
  19. Chú thích Xuân Diệu (1916 – 1985), còn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, quê ở làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm hứng mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực của văn học Việt nam hiện đại. Ông xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Trả lời các câu hỏi/thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào? Câu 3. Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh miêu tả mùa xuân trong đoạn thơ: Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Câu 4. Nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong các câu thơ: Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả gửi gắm trong câu thơ: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” Câu 7. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của thời gian? Câu 8. Quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống vội, sống gấp của một bộ phận giới trẻ hiện nay? Trả lời trong một đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 dòng. II. VIẾT (5,0 điểm) Viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau trong bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu). “Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” ----- HẾT -----
  20. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 Thể thơ tự do 0,5 Hướng dẫn chấm: - Thísinh trả lờinhư đáp án:0,5 điểm. - Thísinhtrả lờikhông đúng:không cho điểm. 2 Chủ thể trữ tình của bài 0,5 thơ xuất hiện trực tiếp qua các từ: tôi, ta Hướng dẫn chấm: - Thísinh trả lờinhư đáp án:0,5 điểm. - Thísinh chỉ ra được 1 từ trong đáp án:0,25 điểm. - Thísinhtrả lờikhông đúng:không cho điểm. 3 Từ ngữ, hình ảnh miêu tả 0,5 mùa xuân trong đoạn thơ: ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, yến anh, khúc tình si. Hướng dẫn chấm: - Thísinh trả lời được 5 đến 6 từ trong đáp án:0,5 điểm. - Thísinh trả lời được 3 đến 4 từ trong đáp án:0,25 điểm. - Thísinhtrả lờikhông đúng:không cho điểm. 4 Các từ láy trong đoạn 1,0 thơ: chếnh choáng, đã đầy, no nê. Tác dụng: + Diễn tả những trạng thái hưởng thụ thỏa thuê, cực tả cảm giác tận hưởng tới mãn nguyện của thi nhân. +Tạo nhịp điệu, làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2