intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 – Trường THCS Tân Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nội dung ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 – Trường THCS Tân Bình" giúp học sinh hệ thống lại kiến thức lý thuyết đã học từ đó vận dụng vào giải các bài tập dụng ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 – Trường THCS Tân Bình

  1. Trƣờng THCS Tân Bình NỘI DUNG ÔN TẬP HK1 MÔN SINH 9 Họ tên: …………………………………Lớp:……… NĂM HỌC 2020 – 2021 PHẦN LÝ THUYẾT 1. Lai phân tích: - KN: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. - Phương pháp: Cho cá thể mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn: + Nếu kết quả phép lai đồng tính (100 trội) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA). + Nếu kết quả phép lai phân tính (1 trội : 1 lặn) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa). - Mục đích của lai phân tích: Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (kiểm tra độ thuần chủng của sinh vật có ý nghĩa trong chọn giống). CHƢƠNG 2: NHIỄM SẮC THỂ 2. Phân biệt bộ NST đơn bội, bộ NST lƣỡng bội: - Bộ NST lưỡng bội (2n NST): Trong tế bào chứa các cặp NST tương đồng - Bộ NST đơn bội (n NST): Trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp NST tương đồng 3. Trình bày cấu trúc của NST: NST có cấu trúc đặc trưng vào kì giữa của quá trình phân bào: - Gồm 2 Cromatit đính với nhau ở tâm động. - Mỗi Cromatit gồm 1 AND và Protein histon 4. Quan sát hình nhận biết các kì và trình bày những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong quá trình giảm phân (Nội dung trong Chủ đề Phân Bào). 5. Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh: Sự phối hợp các quá trình Nguyên phân, Giảm phân và Thụ tinh đã: - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể; - Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa. 6. Quan sát hình 12.2. Cơ chế NST xác định giới tính ở ngƣời  Trả lời câu hỏi .  Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ (1 :1)? Vì qua giảm phân 2 loại tinh trùng X, Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, trong thụ tinh 2 loại tinh trùng này kết hợp với trứng có xác suất ngang nhau. CHƢƠNG 3: ADN VÀ GEN 7. Nguyên tắc nhân đôi của AND (Giải thích vì sao 2 ADN con đƣợc tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?): Vì ADN nhân đôi theo nguyên tắc: - Nguyên tắc khuôn mẫu: ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. - Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A với T, G với X, và ngược lại. - Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch là của ADN mẹ (mạch khuôn) , mạch còn lại được tổng hợp mới. 8. Mối quan hệ giữa Gen và ARN: ARN đƣợc tổng hợp theo nguyên tắc: - Nguyên tắc khuôn mẫu: ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu làm một mạch đơn của gen - Nguyên tắc bổ sung. (A – U; T – A; G – X; X – G)  Do đó, trình tự các Nucleotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các Nucleotit trên mạch mARN. 9. Mối quan hệ gen và tính trạng:  Sự tổng hợp phân tử Protein: 1
  2. - Phân tử Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là mạch mARN và theo Nguyên tắc bổ sung A –U, G – X. - Tương quan cứ 3 Nucleotit tương ứng với một Axit amin.  Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ sau: Gen (1 đoạn ADN) 1 mARN 2 prôtêin 3 tính trạng  1: Gen là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN  2: mARN là khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin cấu tạo nên prôtêin  3: prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể - Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong sơ đồ:  (1): A – U ; T – A; G – X; X – G  (2): A – U; G – X và ngược lại CHƢƠNG 4: BIẾN DỊ 10. Quan sát hình 21.1/trang 62sgk và trả lời các câu hỏi:  Đột biến gen là gì? Các dạng của đột biến gen? - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Gồm các dạng: + Mất cặp nuclêôtit + Thêm cặp nuclêôtit + Thay thế cặp nuclêôtit  Nguyên nhân phát sinh đột biến gen? Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.  Hậu quả đột biến gen? Sự biến đổi trong cấu trúc gen  biến đổi cấu trúc của loại prôtêin mà nó mã hóa  biến đổi ở kiểu hình. Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Các gen lặn muốn biểu hiện ra kiểu hình phải ở thể đồng hợp.  Vai trò của đột biến gen? Đột biến gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi - VD có hại: đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở lúa, gây dị dạng ở lợn. - VD có lợi: đột biến ở lúa làm cây cứng và nhiều bông  Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Vì biến đổi gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin 11. Đột biến cấu trúc NST  Đột biến cấu trúc NST là gì? Các dạng của đột biến cấu trúc NST? - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST - Gồm các dạng: + Mất đoạn NST ; + Lặp đoạn NST; + Đảo đoạn NST  Tại sao đột biến cấu trúc NST lại có hại? Vì biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp hài hòa của gen trên NST  gây rối loạn trong hoạt động của cơ thể  bệnh, tật, thậm chí gây chết. 2
  3. Họ tên: …………………………………Lớp:……… PHẦN BÀI TẬP I. BÀI TẬP CHƢƠNG I: A. TOÁN LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 1. Bài toán thuận: Phương pháp giải bài tập: Bước 1: Xác định trội- lặn (Dựa vào đề bài cho) Bước 2: Quy ước gen: (Nếu đề bài đã quy ước sẵn thì bỏ qua ; Nếu đề bài chưa quy ước thì lưu ý: tính trạng trội quy ước bằng chữ in hoa, tính trạng lặn quy ước bằng chữ in thường). Bước 3: Xác định kiểu gen của P: (Cơ thể thuần chủng có kiểu gen đồng hợp, tính trạng lặn khi biểu hiện ra kiểu hình luôn thuần chủng nên có kiểu gen ở thể đồng hợp lặn; cơ thể không thuần chủng có kiểu gen dị hợp). Bước 4: Viết sơ đồ lai : theo thứ tự: P G F1 G F2 Bài tập: Câu 1: Ở 1 loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Em hãy trình bày phương pháp để xác định kiểu gen của cây hoa đỏ. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: Cho lai giữa cây bắp (ngô) hạt vàng thuần chủng với cây bắp hạt trắng thuần chủng. F1 thu được 100% bắp hạt vàng. a. Hãy xác định tính trạng trội – tính trạng lặn. b. Cho các cây bắp F1 tự thụ phấn thu được F2. Hãy cho biết kết quả thu được ở F2 c. Cho cây bắp hạt vàng F1 lai phân tích thì kết quả đời con Ft sẽ như thế nào? Hãy viết sơ đồ lai từ P đến Ft ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ………………………………………………………. …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ………………………………………………………. …………………………………………………… 3
  4. 2. Bài toán nghịch: Phương pháp giải bài tập: - Thực hiện đủ các bước giống như dạng toán thuận - Lưu ý: Bước 3: Xác định kiểu gen của P: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con: + Nếu đời con F: (3trội : 1lặn) → P: Aa × Aa + Nếu đời con F: (1trội :1lặn) → P: Aa × aa. + Nếu P (trội  lặn) mà đời con F: 100% trội  P: AA × aa Bài tập: Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm  F1: 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục. Hãy xác định kiểu gen của P. Viết SĐL từ P  F1. ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Câu 6: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân lùn. Người ta cho cây đậu thân cao lai với cây đậu thân lùn thu được kết quả ở F1: 51% thân cao: 49% thân lùn. Hãy xác định kiểu gen của P. Viết SĐL từ P  F1 ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… B. TOÁN LAI 2 CẶP TÍNH TRẠNG: Câu 7: Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám, a thân đen; gen B quy định cánh dài và b cánh ngắn. Em hãy cho biết các kiểu gen sau có kiểu hình như thế nào? Kiểu gen 1 :AABb Kiểu gen 2: Aabb Kiểu gen 3: aaBb Kiểu gen 4: aabb ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 8: Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám, a thân đen; gen B quy định cánh dài và b cánh ngắn, Kiểu hình sau đây có thể viết bằng kiểu gen như thế nào? (Chú ý viết hết tất cả kiểu gen có thể có) Kiểu hình 1: ruồi giấm thân đen, cánh ngắn. Kiểu hình 2: ruồi giấm thân đen, cánh dài ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… 4
  5. Câu 9: Ở chuột, gen A quy định lông đen, a quy định lông nâu, gen B quy định đuôi ngắn, gen b quy định đuôi dài. a) Viết kiểu hình của kiểu gen sau: aabb, aaBB; AABb b) Viết kiểu gen của các kiểu hình sau: lông đen, đuôi dài; Lông đen, đuôi ngắn; Lông nâu , đuôi ngắn ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………… …………………………………………………… ………………………………………………………. ……………………………………………………. II. BÀI TẬP CHƢƠNG III: ADN – ARN 1. Bài tập về AND:  Phƣơng pháp: - Bước 1: Viết lại mạch đơn đề bài cho - Bước 2: Dựa vào NTBS tìm ra mạch 2 (NTBS: A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại). - Bước 3: Viết nối liên kết giữa các Nucleotit bổ sung giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN.  Lƣu ý: - ADN có 2 mạch đơn liên kết với nhau. - ADN gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X 1.1. Hoàn chỉnh phân tử AND Câu 10: Giả sử mạch 1 của gen (ADN) có trình tự như sau: A – T – G – X - T – X – G – T – A – G – T – A- Hãy hoàn chỉnh đoạn gen trên. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… 1.2. Tính số Nucleotit – số liên kết Hidro:  Công thức: - A = T; G = X - Tổng số Nucleotit của Gen (AND): N = A+T+G+X = 2A + 2G = 2T + 2X - Tổng số liên kết Hidro của Gen: H = 2A + 3G = 2T + 3X Câu 11: Giả sử 1 phân tử ADN có số lượng nucleotit loại A = 450; loại X = 300. Hãy : - Tính số lượng Nucleotit của phân tử ADN (N). - Tính số liên kết Hidro (H) của phân tử ADN. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 12: Một gen có tổng số nuclêôtit (nu) là 3000 nu. Trong đó, số nuclêôtit loại A (ađênin) chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. + Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen. + Tính số liên kết hidro của gen. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. 5
  6. 1.3. Tính số ADN được tạo ra qua các lần nhân đôi:  Công thức: 1 ADN thực hiện nhân đôi: 1 lần nhân đôi = 21 AND ; 2 lần nhân đôi = 22 AND; ….  n lần nhân đôi = 2n ADN Câu 13: Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi 5 lần. Hãy xác định số phân tử AND được tạo ra? ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 14: Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi một số lần. Khi kết thúc quá trình nhân đôi số phân tử AND được tạo ra là 64. Hãy xác định AND trên đã thực hiện nhân đôi mấy lần? ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… 2. Bài tập về mối quan hệ giữa Gen (AND) và ARN: 2.3.Viết mạch ARN được tổng hợp từ Gen  Phƣơng pháp: - Bước 1: Xác định mạch đơn làm mạch khuôn (đề bài cho hoặc tự chọn) - Bước 2: Từ mạch khuôn dựa vào NTBS tìm ra mạch ARN (NTBS: A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X và ngược lại).  Lƣu ý: - ARN có 1 mạch đơn. - ARN gồm 4 loại nucleotit: A, U, G, X Câu 15: Giả sử 1 đoạn gen (ADN) có trình tự như sau: Mạch 1: G – T – A – X – A – X – T – G – A – T – X – A- Mạch 2: X – A – T – G – T – G – A – X – T – A – G – T- Hãy xác định trình tự mạch mARN được tổng hợp từ mạch 1 của gen? ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 16: Giả sử 1 đoạn gen (ADN) có trình tự như sau: Mạch 1: G – T – A – X – A – X – T – G – A – T – X – A- Mạch 2: X – A – T – G – T – G – A – X – T – A – G – T- Hãy xác định trình tự mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen? ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… 2.4.Viết mạch AND đã tổng hợp mạch ARN  Phương pháp: - Bước 1: Từ mạch mARN theo NTBS(A liên kết với T; U liên kết với A; G liên kết với X)  mạch khuôn của gen - Bước 2: Từ mạch khuôn dựa vào NTBS tìm ra mạch ADN (NTBS: A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại).  Lƣu ý: - ADN có 2 mạch đơn liên kết với nhau. - ADN gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X Câu 17: Giả sử mạch mARN có trình tự như sau: A- U- X- U – A- G – G – A – U – X – A – G Hãy viết đoạn gen (ADN) đã tổng hợp nên mạch mARN trên 6
  7. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 18: Giả sử mạch mARN có trình tự như sau: U - A- G – G - X – A- U – X – U – A – X – U – G Hãy viết đoạn gen (ADN) đã tổng hợp nên mạch mARN trên ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… III. BÀI TẬP CHƢƠNG IV: BIẾN DỊ Bài tập về đột biến gen  Lưu ý: - Muốn xác định số Nucleotit mỗi loại của gen bị đột biến phải dựa vào gen lúc chưa đột biến và dựa vào loại đột biến - ĐBG thay thế cặp Nucleotit không làm thay đổi tổng số Nucleotit của gen: + Nếu thay thế cặp A-T bằng cặp G-X: làm tăng số liên kết Hidro + Nếu thay thế cặp G-X bằng cặp A-T: làm giảm số liên kết Hidro Câu 19: Một đoạn gen có 3600 liên kết hidro. Hãy tính số liên kết Hidro của gen sau khi bị đột biến trong các trường hợp sau: (Biết rằng A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết hdro) a. Gen bị đột biến mất 1 cặp A - T. b. Gen bị đột biến mất 1 cặp A- T và 1 cặp G - X. c. Gen bị đột biến thêm 1 cặp G - X. d. Gen bị đột biến thay thế cặp A- T bằng cặp G -X. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 20: Gen D có tổng số Nucleotit (N)=2100 nucleotit, số Nucleotit loại X chiếm 20% tổng số Nucleotit của gen. Gen D bị đột biến mất 1 cặp G - X thành gen d. Hãy xác định: a. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết của gen D. b. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết hidro của gen d. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 21: Gen D có số nucleotit loại A = 900 và có G =2/3 A. Gen D bị đột biến mất 2 cặp A-T thành gen d. Hãy xác định: a. Số nucleotit mỗi loại của gen D. b. Số nucleotit mỗi loại của gen d. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… 7
  8. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 22: Gen D có tổng số 2100 nucleotit và số nucleotit loại A chiếm 22% tổng số nucleotit của gen. Gen D bị đột biến thành gen d không làm thay đổi tổng số Nucleotit nhưng làm giảm 1 liên kết hidro. Hãy xác định: a. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết hidro của gen D. b. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết hidro của gen d. c. Đây là dạng đột biến gen nào? ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 23: Một gen B có tổng số 3100 nucleotit và số nucleotit loại A chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Gen B bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thành gen b. Hãy xác định: a. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết hidro của gen B. b. Số nucleotit mỗi loại và số liên kết hidro của gen b. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 24: Cho các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là không đúng? Giải thích ? a. Ở các loài sinh vật, con đực có cặp NST giới tính XY, còn con cái có cặp NST giới tính là XX. ……………………………………………………………………………………………………………… b. Giảm phân là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân và diễn ra ở tất cả các tế bào trưởng thành. ……………………………………………………………………………………………………………… c. ADN và ARN có tính đặc thù và đa dạng do số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các Nucleotit. ……………………………………………………………………………………………………………… d. ADN thực hiện một chức năng quan trọng là lưu giữ thông tin di truyền. ……………………………………………………………………………………………………………… e. Ý nghĩa của nguyên phân là sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. ……………………………………………………………………………………………………………… f. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở tất cả các loài sinh vật. ……………………………………………………………………………………………………………… g. Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp, NST nhân đôi ở các kì trung gian trong suốt quá trình. ……………………………………………………………………………………………………………… h. Trong kì đầu của nguyên phân, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp, bắt chéo và có thể trao đổi đoạn cho nhau. …………………………………………………………………………………………………………………. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2