intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội soi buồng tử cung trong điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán và điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai vẫn đang là một thử thách trong quá trình xác lập các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể và chọn lựa các phác đồ điều trị tối ưu. Xét nghiệm công thức máu và định lượng -hCG thường không hữu ích trong chẩn đoán tồn lưu sản phẩm thụ thai do tăng trong giai đoạn hậu sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội soi buồng tử cung trong điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai

  1. NGHIÊN CỨU PHỤ KHOA Nội soi buồng tử cung trong điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai Phạm Công Toàn1*, Võ Thị Huệ2, Nguyễn Văn Hưng3 1 Khoa Y, Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; 2 Khoa Y, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; 3 Bệnh viện Từ Dũ doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1625 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Phạm Công Toàn, email: pctoan@medvnu.edu.vn Nhận bài (received): 27/9/2023 - Chấp nhận đăng (accepted): 15/11/2023. Tóm tắt Tồn lưu sản phẩm thụ thai (Retained products of conception – RPOC) được định nghĩa khi hiện diện mô nhau, mô thai trong buồng tử cung sau chấm dứt thai kỳ sớm hay trong 3 tháng giữa hoặc có thể xuất hiện sau sinh ngả âm đạo và mổ lấy thai. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm xuất huyết âm đạo kéo dài, đau vùng chậu hoặc nhiễm trùng. Bên cạnh phương pháp điều trị truyền thống bằng nong - nạo, hút buồng tử cung (D&C), phẫu thuật nội soi điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai an toàn, hiệu quả, cải thiện tỷ lệ điều trị thành công và góp phần giảm biến chứng dính buồng tử cung sau can thiệp (hội chứng Asherman). Từ khóa: tồn lưu sản phẩm thụ thai, nội soi buồng tử cung, dính buồng tử cung. Hysteroscopy management for retained products of conception Pham Cong Toan1*, Vo Thi Hue2, Nguyen Van Hung3 1 School of Medicine - Vietnam National University Ho Chi Minh city 2 Faculty of Medicine - Nguyen Tat Thanh University 3 Tu Du Hospital Abstract Retained products of conception (RPOC) is defined by the persistence of abnormal trophoblastic tissue or retained placenta inside the uterine cavity after vaginal or cesarean delivery, the early or mid-trimester pregnancy termination. Most patients with RPOC present with continuous vaginal bleeding, pelvic pain, or infection. In addition to traditional management by blind dilation and suction curettage (D&C), hysteroscopy resection of RPOC is safe, efficient, improves the success rate, and reduces postoperative intrauterine adhesions (Asherman’s syndrome). Keywords: retained products of conception, hysteroscopy, intrauterine adhesions. 1. TỔNG QUAN thường không hữu ích trong chẩn đoán tồn lưu sản Tồn lưu sản phẩm thụ thai khi hiện diện mô (nhau phẩm thụ thai do tăng trong giai đoạn hậu sản. Hiện tại, hoặc thai) trong buồng tử cung sau sinh thường (3 siêu âm Doppler là công cụ góp phần chẩn đoán sớm – 5%) hay mổ lấy thai hoặc chấm dứt thai kỳ, chiếm và chính xác tồn lưu sản phẩm thụ thai. khoảng 1% thai kỳ, thường xuất hiện sau phá thai nội khoa, phá thai ngoại khoa trong 3 tháng đầu hoặc giữa 2. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TỒN LƯU SẢN PHẨM THỤ với tần suất 6% [1]. Tồn lưu sản phẩm thụ thai sau phá THAI thai nội khoa chiếm khoảng 15% [2]. Đây là nguyên Chẩn đoán tồn lưu sản phẩm thụ thai tồn tại một số nhân phổ biến gây xuất huyết âm đạo và băng huyết khó khăn, cần phối hợp lâm sàng, kết quả xét nghiệm và sau sinh muộn. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu hình ảnh học siêu âm. chứng như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau vùng chậu, Sự hiện diện khối echo hỗn hợp dày ở nội mạc tử sốt hoặc tiết dịch âm đạo bất thường và các biến chứng cung (kích thước dao động từ 8 - 13 mm tùy thuộc muộn như viêm nội mạc tử cung, dính buồng tử cung nghiên cứu) trên siêu âm trắng - đen có độ nhạy cao (hội chứng Asherman) hay hiếm muộn thứ phát [2]. Hầu trong chẩn đoán tồn lưu sản phẩm thụ thai, với ngưỡng hết bệnh nhân sẽ có xuất huyết âm đạo kéo dài từ vài cut-off là 10 mm đạt độ nhạy 80% nhưng độ đặc hiệu ngày đến 1 tuần sau sẩy thai, tuy nhiên có trường hợp thấp 20% [3]. So với các triệu chứng lâm sàng đơn ghi nhận triệu chứng tồn tại nhiều năm. thuần, siêu âm Doppler tăng khả năng tiên đoán tồn lưu Chẩn đoán và điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai vẫn sản phẩm thụ thai lên gấp đôi [3]. đang là một thử thách trong quá trình xác lập các tiêu Kamaya và cộng sự lần đầu tiến hành phân loại chuẩn chẩn đoán cụ thể và chọn lựa các phác đồ điều tồn lưu sản phẩm thụ thai dựa vào phân bố mạch máu trị tối ưu. Xét nghiệm công thức máu và định lượng -hCG Doppler từ loại 0 (không có tăng sinh mạch máu) đến 88 Phạm Công Toàn và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 88-93. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1625
  2. loại 3 (tăng sinh mạch máu mức độ mạnh). Sau đó Gutenberg ứng dụng mức độ tăng sinh mạch máu của khối echo hỗn hợp tại nội mạc tử cung giúp tăng độ tin cậy của chẩn đoán tồn lưu sản phẩm thụ thai và phân chia thành 4 loại dựa trên so sánh dòng chảy mạch máu giữa cơ tử cung và nội mạc tử cung trên siêu âm Doppler (hình 1). Hình 1. Hình ảnh siêu âm của tồn lưu sản phẩm thụ thai A- loại 0; B- loại 1; C- loại 2; D- loại 3 Phạm Công Toàn và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 88-93. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1625 89
  3. Cách phân loại theo Gutenberg được thể hiện như cứu hồi cứu 45 bệnh nhân tồn lưu sản phẩm thụ thai (từ Bảng 1. Đây là cách phân loại hữu ích trong thiết lập kế ngày 1 tháng 11 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm hoạch phẫu thuật bởi khả năng tiên đoán nguy cơ chảy 2017), nhóm tác giả ghi nhận tất cả các trường hợp loại máu trong phẫu thuật nội soi buồng tử cung và chọn 2 & 3 cần sử dụng năng lượng đơn cực trong phẫu thuật lựa môi trường an toàn để thực hiện phẫu thuật hiệu và giảm được nguy cơ chảy máu ồ ạt khó kiểm soát quả. Năm 2019, Pacheco và cộng sự công bố nghiên (hình 2) [4]. Bảng 1. Phân loại “tồn lưu sản phẩm thụ thai” bằng siêu âm của Gutenberg Loại 0: Khối tăng âm, không tăng sinh mạch máu Loại 1: Khối echo có tăng sinh mạch máu tối thiểu hoặc không Loại 2: Khối tăng sinh mạch máu mức độ cao trong buồng tử cung Loại 3: Khối tăng sinh mạch máu mức độ cao với tăng sinh mạch máu cơ tử cung Hình 2. Hình ảnh nội soi buồng tử cung của “tồn lưu sản phẩm thụ thai” Phân loại Gutenberg. A- Loại 0: khối màu trắng không rõ cấu trúc. B- Loại 1: gai nhau không tăng sinh mạch máu. C- Loại 2: gia nhau tăng sinh mạch máu. D- Loại 4: Túi phình ở cơ tử cung tại vị trí nhau bám. Các trường hợp tồn lưu sản phẩm thụ thai kèm E1 trong tồn lưu sản phẩm thụ thai sau chấm dứt thai tăng sinh mạch máu mức độ nặng có thể chẩn đoán kỳ trong tam cá nguyệt thứ 1. Nhóm tác giả ghi nhận nhầm với các thông nối động tĩnh mạch tử cung (AVM 61,8% thành công ở nhóm điều trị nội (42/68 trường – arteriovenous malformation), một nguyên nhân hiếm hợp) và 57,1% ở nhóm điều trị mong đợi (36/63 trường gặp gây xuất huyết âm đạo sau sinh, chống chị định hợp) nhưng không có ý nghĩa thống kê (RR: 1,12; 95% can thiệp bằng nong – nạo do nguy cơ xuất huyết ồ ạt, KTC: 0,74 – 1,7; p=0.590), ngoài ra không ghi nhận các sốc và tử vong cao. kết cục bất lợi khác giữa 2 nhóm. Như vậy, tiếp tục theo dõi 8 tuần sau chấm dứt thai kỳ có thể tránh được 60% 3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TỒN LƯU SẢN PHẨM THỤ can thiệp thủ thuật/ phẫu thuật [6]. THAI Phương pháp nong và nạo truyền thống (D&C – Tồn lưu sản phẩm thụ thai có thể được điều trị mong Dilation and curettage) đã từng là “chọn lựa đầu tay” đợi, điều trị nội khoa hoặc can thiệp thủ thuật – phẫu trong điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai, tuy nhiên “thủ thuật tùy thuộc mức độ nặng của xuất huyết âm đạo, thuật mù” này tiềm ẩn nhiều biến chứng như tổn thương dấu hiệu nhiễm trùng và đặc điểm siêu âm. Tỷ lệ thành màng đáy của nội mạc tử cung, tăng nguy cơ chảy máu, công sau điều trị mong đợi dao động 47 – 81%, so với thủng tử cung, nhiễm trùng và dính buồng tử cung can thiệp thủ thuật – phẫu thuật 95 – 97% [5]. gây nguy cơ hiếm muộn thứ phát [5]. Mặc dù có thể Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm nhưng nong và nạo chứng so sánh khả năng thành công (không cần can không quan sát trực tiếp buồng tử cung, nên khoảng thiệp phẫu thuật sau 8 tuần theo dõi), giữa điều trị 30% dính buồng tử cung sau thủ thuật [7]. Năm 2017, mong đợi và điều trị nội khoa bằng 800g prostaglandin Gao Yunfei và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu của 90 Phạm Công Toàn và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 88-93. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1625
  4. 270 bệnh nhân được điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai Theo Yu và cộng sự bước quan trọng nhất nhằm sau chấm dứt thai kỳ ở tam cá nguyệt thứ 2 tại bệnh ngăn chặn dính buồng tử cung và hội chứng Asherman viện Nanfang (1/1/2014 – 31/12/2015). Nhóm tác giả là không thực hiện nạo buồng tử cung sau sinh và sau ghi nhận không có sự khác biệt trong kết quả điều trị sẩy thai. Khi đủ điều kiện nên thực hiện nội soi buồng sau 60 ngày nhằm phục hồi chu kỳ kinh bình thường tử cung nhằm đạt hiệu quả cao trong chẩn đoán – điều giữa 2 nhóm (115 bệnh nhân được nạo – hút và 155 trị tồn lưu sản phẩm thụ thai mà không ảnh hưởng đến trường hợp điều trị mong đợi), p=0,783. Tuy nhiên, tỷ chức năng sinh sản [7]. Năm 2016, Hooker và cộng sự lệ tai biến tăng đáng kể ở nhóm hút nạo so với điều trị đã chứng minh phẫu thuật nội soi buồng tử cung giúp mong đợi (OR=10,6; KTC 95%: 2,36 – 47,66; p=0,002) quan sát trực tiếp và loại bỏ hoàn toàn, chính xác tồn [8]. Như vậy, điều trị mong đợi là phương pháp an toàn lưu sản phẩm thụ thai với tỷ lệ thất bại chỉ khoảng 1,4% và hiệu quả để điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai trong so với 28,8% của nong – nạo mù, đồng thời giảm thiểu tam cá nguyệt thứ 2 và có thể trở thành chọn lựa thay nguy cơ dính buồng tử cung (12,8% (18/141 trường thế cho nong – nạo truyền thống. hợp) so với 29,6% (56/189 trường hợp), p
  5. Lượng dịch - Không xác định 500 ml 1000 ml 1000 ml 2 - 2,5L thất thoát tối đa Biến chứng - Thuyên tắc khí -Rối loạn đông - Tăng amoniac - Tăng đường - Suy tim thất trái máu máu huyết - Sốc phản vệ - Mù thoáng qua Một số phẫu thuật viên sử dụng “vòng cắt lạnh” chưa được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm trong phẫu thuật nội soi buồng tử cung (cold loop sàng. hysteroscopic) nhằm giảm nguy cơ tổn thương nội Phẫu thuật nội soi buồng tử cung điều trị tồn lưu mạc tử cung xung quanh vị trí bám của sản phẩm sản phẩm thụ thai nên thực hiện khi tử cung co hồi, nhỏ thụ thai tồn lưu (hình 4). Đây là phương pháp an toàn, hơn 12 – 14 tuần, và cần thận trọng khi thực hiện ngay hiệu quả, không sử dụng điện giúp bảo tồn cấu trúc lập tức sau sinh do cổ tử cung rộng, tử cung mềm – giải phẫu và chức năng của nội mạc tử cung, nhưng nhão không đủ tạo áp lực trong buồng nội mạc. Hình 4. Dụng cụ phẫu thuật nội soi buồng tử cung bằng dao lạnh a. Dao lạnh thẳng; b. Dao lạnh dạng cào; c. Dao lạnh dạng dao 4.2. Hiệu quả của phẫu thuật nội soi buồng tử cung đơn trung tâm từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai 2014, nhằm đánh giá hiệu quả quả phẫu thuật nội soi Tổng quan hồi cứu 45 bệnh nhân được tiến hành phẫu buồng tử cung trong điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai. thuật nội soi buồng tử cung điều trị tồn lưu sản phẩm Nhóm tác giả ghi nhận hiệu quả của phẫu thuật nội soi thụ thai tại bệnh viện lớn ở Châu Âu (Gutenberg Center, buồng tử cung đạt 91%, tỷ lệ dính buồng thấp chỉ 7,5% Malaga, Spain) từ ngày 1 tháng 11 năm 2008 đến ngày 31 và 83% có thai trong lần tiếp theo [1]. tháng 12 năm 2017. Tất cả bệnh nhân được chia thành 02 Năm 2023, Ling Han và cộng sự công bố nghiên cứu nhóm theo phân loại Gutenberg: loại 0-1 (nhóm không có hồi cứu đơn trung tâm tại bệnh viện ở Chengdu, Trung tăng sinh mạch máu) và loại 2-3 (tăng sinh mạch máu mức Quốc từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 đến ngày 1 tháng độ trung bình – mạnh) với 6 trường hợp loại 0 (13,3%), 23 12 năm 2021. Nhóm tác giả ghi nhận phẫu thuật nội trường hợp loại 1 (51,1%), 11 trường hợp loại 2 (24,4%) và soi buồng tử cung là phương pháp hiệu quả trong điều 5 trường hợp loại 3 (11,1%) [4]. Nghiên cứu ghi nhận 64,4% trị tồn lưu sản phẩm thụ thai đạt 80,5% (29/36 trường tồn lưu sản phẩm thụ thai sau sẩy thai (tự nhiên hoặc phá hợp). Khoảng 91,6% trở về chu kỳ kinh nguyệt bình thai) (n=29), 13,3% sau sinh ngả âm đạo (n=6), 11,1% sau thường sau 1 năm (33/36 trường hợp). Tỷ lệ dính buồng mổ lấy thai (n=5) và 5 trường hợp không rõ nguyên nhân. tử cung sau phẫu thuật là 2,8% (1/36 trường hợp) [10]. Thời gian trung bình giữa sẩy thai hoàn toàn đến khi phẫu thuật là 2,2 1,8 tháng, trong đó 2,62 tháng ở loại 0-1 và 5. HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI BUỒNG TỬ 1,7 tháng ở loại 2-3 (p=0,1068). Khoảng 53% (n=24) bệnh CUNG TRONG ĐIỀU TRỊ TỒN LƯU SẢN PHẨM THỤ THAI nhân không ghi nhận bất kỳ phương pháp điều trị nào TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ trước can thiệp, 24,4% (n=11) đã nong và nạo mù trước đó Nghiên cứu hồi cứu 36 trường hợp tồn lưu sản và 22,2% (n=10) đã điều trị nội khoa với misoprostol hoặc phẩm thụ thai nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bằng hút methergine. Cụ thể, 37,9% bệnh nhân xếp loại 0-1 đã điều buồng tử cung so với phẫu thuật nội soi buồng tử cung trị nội hoặc hút buồng tử cung trước đó so với 62,5% của qua đốt điện lưỡng cực trong dung dịch nước muối sinh loại 2-3 (p=0,1138). Đồng thời, nghiên cứu không ghi nhận lý tại Khoa Phụ - bệnh viện Từ Dũ trong 3 tháng đầu trường hợp phẫu thuật nội soi buồng tử cung nào trước năm 2022. Nhóm tác giả ghi nhận tuổi trung bình của đó [4]. Nghiên cứu không ghi nhận biến chứng trong phẫu đối tượng nghiên cứu là 33,83 6,47 tuổi [22 – 48], với 6 thuật và tất cả bệnh nhân được tiếp tục theo dõi 6 tuần trường hợp hút buồng tử cung và 30 trường hợp phẫu sau can thiệp nhằm đánh giá mức độ thành công qua các thuật nội soi buồng tử cung (chiếm 83,33%). Hầu hết triệu chứng lâm sàng và siêu âm ngả âm đạo. đối tượng nghiên cứu chấm dứt thai kỳ ở tam cá nguyệt Capmas và cộng sự tiến hành nghiên cứu hồi cứu thứ 1 (91,7%), được chẩn đoán tồn lưu sản phẩm thụ 92 Phạm Công Toàn và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 88-93. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1625
  6. thai sau trung bình 7,86 6,48 tuần, trễ hơn khoảng 3 soi buồng tử cung (8,25 6,63 tuần), có lẽ vì tuổi thai tại tuần so với 3 trường hợp chấm dứt thai kỳ trong tam thời điểm chấm dứt thai kỳ ở nhóm hút buồng tử cung nhỏ cá nguyệt thứ 2 (4,67 2,08 tuần). Đồng thời, nghiên cứu hơn gần 4 tuần (5,83 2,56 so với 8,02 4,41 tuần) (bảng 3). ghi nhận 16 trường hợp ngậm thuốc, 13 trường hợp hút Khoảng 2/3 các trường hợp phẫu thuật nội soi buồng tử buồng tử cung và 7 trường hợp chưa can thiệp gì trước cung được thực hiện dưới 30 phút (19/30 ca) với khoảng thời điểm chẩn đoán tồn lưu sản phẩm thụ thai. Hơn 93% sử dụng dưới 5 lít nước muối sinh lý (28/30). Kết thúc 91% tồn lưu sản phẩm thụ thai có kích thước từ 2cm trở nghiên cứu, phẫu thuật nội soi buồng tử cung điều trị tồn lên (33/36 trường hợp) và 33,33% có nồng độ -hCG thấp lưu sản phẩm thụ thai bằng đốt điện lưỡng cực trong dung dưới 25 mIU/mL (12/36 trường hợp), 44,44% có nồng dịch nước muối sinh lý đạt hiệu quả 90%, 2 trường hợp độ từ 25 - 500 mIU/mL (16/36 trường hợp). Hầu hết các cần điều trị nội tiết bằng đồng vận GnRH (diphereline) và trường hợp có tăng sinh mạch máu mức độ 2 - 3, chiếm 1 trường hợp cần điều trị đặc hiệu với kết quả giải phẫu khoảng 83% và chỉ ghi nhận 6 trường hợp tăng sinh bệnh sau cùng là bệnh lý tế bào nuôi. Đồng thời, nghiên mạch máu mức độ nhẹ hoặc không, với tốc độ dòng cứu chưa chứng minh được mối liên quan giữa kích thước chảy đạt trung bình 36,2 cm/s [n=28, 0 – 100]. khối tồn lưu sản phẩm thụ thai, mức độ tăng sinh mạch Sáu trường hợp hút buồng tử cung được can thiệp sớm máu hay nồng độ -hCG với chọn lựa hút buồng tử cung sau trung bình 4,33 2,42 tuần so với nhóm phẫu thuật nội hoặc nội soi buồng tử cung (p-value > 0,05). Bảng 3. Kết quả nghiên cứu so sánh giữa phẫu thuật nội soi buồng tử cung và hút buồng tử cung trong điều trị tồn lưu sản phẩm thụ thai Hút buồng tử cung Phẫu thuật nội soi Đặc điểm (n = 6) buồng tử cung (n = 30) Thời điểm chấm dứt thai kỳ (CDTK) 5,83 2,56 [4 - 11] 8,02 4,41 [4 - 23] Thời gian từ lúc CDTK đến khi chẩn đoán RPOC 4,33 2,42 [2 - 8] 8,25 6,63 [2 - 32] Tăng sinh mạch máu Không hoặc mức độ 1 1 (16,67%) 5 (16,67%) Mức độ 2 - 3 5 (83,33%) 25 (83,33%) 6. KẾT LUẬN Radiographics, 2013. 33(3): p. 781-96. Tồn lưu sản phẩm thụ thai có thể được theo dõi, điều 4. Alonso Pacheco, L., et al., Hysteroscopic trị mong đợi đối với các trường hợp ghi nhận triệu chứng management of retained products of conception: A từ mức độ nhẹ đến trung bình. Các trường hợp loại 2-3 single center observational study. Facts Views Vis (theo phân loại Gutenberg) tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết Obgyn, 2019. 11(3): p. 217-222. âm đạo bất thường nên cần can thiệp sớm, và thường 5. Foreste, V., et al., Hysteroscopy and Retained thất bại với các phương pháp điều trị truyền thống. Vì Products of Conception: An Update. Gynecol Minim vậy, phẫu thuật nội soi buồng tử cung là chọn lựa phù Invasive Ther, 2021. 10(4): p. 203-209. hợp, an toàn, hiệu quả cao cho nhóm đối tượng này với 6. Tzur, Y., et al., Expectant vs medical management tỷ lệ biến chứng thấp, giảm nguy cơ dính buồng tử cung. for retained products of conception after medical Khuyến khích sử dụng đốt điện lưỡng cực trong môi termination of pregnancy: a randomized controlled trường nước muối sinh lý, saline vì mức độ an toàn cao, study. Am J Obstet Gynecol, 2022. 227(4): p. 599.e1- ít biến chứng. Siêu âm Doppler trước phẫu thuật giữ vai 599.e9. trò quan trọng trọng tiên lượng thành công của phẫu 7. Yu, D., et al., Asherman syndrome--one century later. thuật. Fertil Steril, 2008. 89(4): p. 759-79. 8. Zeng, W.J., et al., [Expectant therapy versus TÀI LIỆU THAM KHẢO curettage for retained products of conception after 1. Capmas, P et al., Operative hysteroscopy for retained ., second trimester termination of pregnancy: analysis of products of conception: Efficacy and subsequent outcomes and complications]. Nan Fang Yi Ke Da Xue fertility. J Gynecol Obstet Hum Reprod, 2019. 48(3): p. Xue Bao, 2017. 37(5): p. 569-574. 151-154. 9. Hooker, A.B., et al., Long-term complications and 2. Smorgick, N., et al., Hysteroscopic management of reproductive outcome after the management of retained products of conception: meta-analysis and retained products of conception: a systematic review. literature review. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, Fertil Steril, 2016. 105(1): p. 156-64.e1-2. 2014. 173: p. 19-22. 10. Han, L., et al., Hysteroscopy for retained products 3. Sellmyer, M.A., et al., Physiologic, histologic, and of conception: a single-institution experience. BMC imaging features of retained products of conception. Womens Health, 2023. 23(1): p. 25. Phạm Công Toàn và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 88-93. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1625 93
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1