intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NỘI SOI ĐẶT STENT SILICONE ĐIỀU TRỊ HẸP KHÍ - PHẾ QUẢN

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại cương Hẹp khí phế quản là bệnh lý rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng do bệnh lý ác tính hay lành tính gây xẹp phổi hay nhiễm trùng tái phát sau chỗ tắc nghẽn.Đặt stent khí phế quản nhằm giúp đường thở thông thoáng. Stent kim loại giá đắt và không thể lấy ra được,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NỘI SOI ĐẶT STENT SILICONE ĐIỀU TRỊ HẸP KHÍ - PHẾ QUẢN

  1. NỘI SOI ĐẶT STENT SILICONE ĐIỀU TRỊ HẸP KHÍ - PHẾ QUẢN Đại cương Hẹp khí phế quản là bệnh lý rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng do bệnh lý ác tính hay lành tính gây xẹp phổi hay nhiễm trùng tái phát sau chỗ tắc nghẽn.Đặt stent khí phế quản nhằm giúp đường thở thông thoáng. Stent kim loại giá đắt và không thể lấy ra được, nay ít được sử dụng. Thay vào đó, stent silicone trở nên thuận lợi hơn do giá thành rẻ, lấy ra được và bệnh nhân dung nạp tốt hơn nên ngày càng phổ biến trong điều trị hẹp khí quản. Nguyên nhân hẹp khí quản 1. Bệnh lý ác tính: Ung thư nguyên phát nội mạc khí - phế quản, ung thư di căn khí phế quản (ung thư da, vú, thận, đại tràng), ung thư xâm lấn trực tiếp như ung thư thực quản, tuyến giáp. 2. Bệnh lý lành tính: Do đặt nội khí quản kéo dài sau chấn thương sọ não, ngộ độc Do mở khí quản ra da
  2. Sau lao khí - phế quản, nhiễm trùng Phỏng đường hô hấp Papiloma nội khí phế quản Ghép phổi Chẩn đoán 1. Hỏi bệnh sử: Tiền căn đặt nội khí quản kéo dài, lao phổi cũ, bệnh lý ác tính trước đây Hay ho, khò khè,khó thở, tiếng rít thanh quản, ho ra máu Viêm phổi tái phát nhiều lần Nuốt vướng 2. Khám lâm sàng: Khó thở Thở nhanh > 20 l/p, co kéo cơ hô hấp phụ Tiếng rít thanh quản vùng cổ Ran ngáy, rít khu trú Bệnh lý : tuyến giáp to, hạch cổ, ung thư nguyên phát 3. Xét nghiệm: Xét nghiệm thường quy:
  3. - XQuang phổi: có thể thấy hẹp khí quản đoạn cổ, chèn ép khí quản, viêm phổi hậu tắc nghẽn, tổn thương lao phổi cũ, xẹp phổi. - Công thức máu, bilan lao, chức năng tuyến giáp. - Xét nghiệm tầm soát ung thư, đánh giá giai đọan ung thư. - Đo chức năng hô hấp: khó thực hiện nếu chít hẹp khí quản hoàn toàn hoặc chít hẹp quá nặng, hoặc bệnh lý căn bản nặng. Xét nghiệm đặc hiệu để chẩn chẩn đoán - CTscan ngực: Giúp xác định vị trí, chiều dài, đường kính chổ hẹp, đặc biệt xác định đầu xa của đoạn hẹp trong trường hợp ống soi không qua được, tái tạo hình ảnh của đọan hẹp. - Nội soi khí phế quản ống mềm: xác định vị trí, chiều dài, đường kính chỗ hẹp, đặc biệt nội soi giúp đánh giá mô vị trí hẹp, để chuẩn bị cho cuộc nội soi ống cứng nhằm nong và đặt stent. Chỉ định nong và đặt silicone stent khí - phế quản: Hẹp khí quản có triệu chứng khó thở, mệt Hẹp khí quản > 50% đường kính bình thường. (Lưu ý trong trường hợp hẹp khí quản phế do K nên đánh giá sau khi xạ trị hoặc hóa trị 1- 2 ngày mới chính xác) Qui trình kỹ thuật 1. Mục đích điều trị: tái lập lại sự thông thoáng của đường thở chính 2. Các bước tiến hành: nong và đặt stent bằng ống soi cứng.
  4. - Nong khí quản và đặt silicone stent được thưc hiện trong phòng mổ, gây mê. - Nong hẹp khí quản bằng các dụng cụ có sẵn, đường kính tăng dần. - Chọn stent: dài hơn mỗi đầu đọan hẹp 5mm (đề phòng u hoặc mô hạt mọc qua đầu stent) đường kính stent bằng khí phế quản đọan rộng nhất. - Lắp và bắn stent bằng dụng cụ chuyên dụng, đặt qua ống cứng. - Điều chỉnh stent bằng forcep - Kiểm tra lại vị trí stent bằng ống soi mềm. - Hút sạch đàm nhớt bằng ống soi mềm 3. Điều trị hỗ trợ: - Hẹp khí quản do ung thư: nên xạ trị, hóa trị trước, đánh giá lại tình trạng hẹp, lựa chọn stent - Để tránh tắc đàm, bệnh nhân được phun khí dung Nacl 0,9% 3-4 lần/ ngày. - Soi kiểm tra sau đặt stent 1 ngày và kiểm tra 1 tháng 1 lần. Theo dõi và tái khám 1. Biến chứng trong thủ thuật: - Do gây mê
  5. - Thủng đường thở: do mô hẹp xấu như lao, ung thư…gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Biến chứng này xảy ra bệnh nhân cần được phẩu thuật ngay như dẫn lưu màng phổi, mở lồng ngực vá chổ thủng. 2. Biến chứng sau thủ thuật: - Di lệch stent: đôi khi gây khó thở cấp, cần can thiệp ngay - Tái hẹp stent do mô hạt, ung thư, tắc đàm. - Nhiễm trùng quanh stent: thay stent khác hoặc xông khí dung bằng kháng sinh Theo Bs. Phạm Thị Vân Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2