Tài liệu "Nội soi giải phóng ống cổ tay" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau nội soi giải phóng ống cổ tay. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Nội soi giải phóng ống cổ tay
- NỘI SOI GIẢI PHÓNG ỐNG CỔ TAY
Bs. Hồ Mẫn Trường Phú
I. ĐẠI CƢƠNG
- Hội chứng ống cổ tay là tình trạng thương tổn chèn ép thần kinh giữa đi
trong ống cổ tay.
- Chiếm tỷ lệ 5% dân số tại Mỹ, độ tuổi hay gặp 45 - 60 tuổi, nữ chiếm tỷ lệ
nhiều hơn Nữ/nam = 3/1
- Yếu tố nguy cơ: béo phì, công việc sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại, suy giáp,
đái đường, phụ nữ đang mang thai, thấp khớp cấp…
- Phẫu thuật nội soi giải phóng ống cổ tay là sử dụng hệ thống nội soi thông
qua đường rạch da nhỏ vùng cổ tay đẻ kiểm soát toàn bộ ống cổ tay và cắt giải
phóng dây chằng ngang cổ tay mà không tổn thương các tổ chức dưới da.
II. CHỈ ĐỊNH
- Điều trị nội khoa bảo tồn thất bại: Người bệnh vẫn còn đau dai dằng không
hết
- Điện cơ đồ cho thấy có thương tổn thần kinh giữa
- Có vùng bàn cổ tay bị yếu hoặc bị teo
- Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay kéo dài ít nhất 6 tháng và không có
biểu hiện suy giảm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Viêm nhiễm vùng cổ bàn tay
- Gãy xương mới khối tụ cốt
- Đã phẫu thuật mổ mở vùng cổ tay
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện kỹ thuật là bác sỹ phẫu thuật có thâm niên công tác ít nhất 5
năm chuyên ngành ngoại khoa
2. Phương tiện: bộ dụng cụ nội soi khớp, giàn máy nội soi…
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 145
- 3. Người bệnh: Được giải thích đầy đủ về phương pháp phẫu thuật
4. Hồ sơ bệnh án đầy đủ
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế.
2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật:
Có thể sử dụng phương pháp nội soi một lỗ hoặc hai lỗ
- Đường rạch da nhỏ ngay dưới nếp cổ tay nơi bắt đầu của phần gan tay
- Luồn cannula vào ống cố tay ngay dưới dây chằng ngang cổ tay, sau đó
đưa nguồn sáng vào.
- Dùng một lưỡi dao được cấu tạo đặt biệt với đầu tận cùng dạng hình móc
để khi tiến hành kéo ngược dai về phía sau thì móc dao sẽ cắt dần dây chằng ngang
mà không phạm phải các tổ chức khác ở vùng gan tay.
- Khi dây chằng ngang cổ tay được cắt hết thì dây thần kinh giữa được giải
phóng hoàn toàn không bị chèn ép và trở lại bình thường.
- Thần kinh giữa đã được giải phóng (B)
- Nếu sử dụng phương pháp nội soi hai lỗ thì sử dụng dao cắt đi qua đường
rạch da thứ hai ở gan tay dưới hướng dẫn của ngồn sáng nội soi để cắt dây chằng
ngang cổ tay
- Khâu da
- Băng ép nhẹ vết mổ bằng gạc mềm.
- Đặt nẹp hỗ trợ cổ bàn tay
VI. THEO DÕI
- Cắt chỉ sau 10 - 12 ngày
- Bắt đầu tập vận động các ngón tay ngay ngày đầu tiên sau mổ, tuy nhiên
tránh các động tác mạnh như cầm, nắm…trong vòng 6 tuần.
- Sau khi cắt chỉ, bắt đầu tập các động tác mạnh để khôi phục sức mạnh và
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 146
- độ vững chắc cho các cơ và khớp vùng bàn và ngón tay
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Biến chứng gây mê: dị ứng thuốc vô cảm, xẹp phổi…
- Nhiễm trùng vết mổ
- Đau vết mổ
- Giải phóng không hoàn toàn dây chằng ngang
- Suy giảm chức năng bàn tay sau mổ
- Sẹo xấu co rút vùng cổ bàn tay
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 147