Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
NỘI SOI MỘT TROCAR HỖ TRỢ CẮT U NANG BUỒNG TRỨNG <br />
LÀNH TÍNH Ở TRẺ EM <br />
Trần Ngọc Sơn*, Trần Quang Vịnh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi, an toàn và hiệu quả của kỹ thuật nội soi một trocar hỗ trợ trong phẫu <br />
thuật cắt u nang buồng trứng lành tính ở trẻ em. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhi với chẩn đoán u nang buồng trứng lành tính được <br />
phẫu thuật nội soi một trocar từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2013. Trocar 10 mm qua rốn và ống camera 10 mm <br />
kèm kênh 5 mm cho dụng cụ được sử dụng cho nội soi một trocar. Thành nang buồng trứng được đưa tới lỗ rốn <br />
và tại đây dịch trong nang được hút ra ngoài. Sau đó nang được đưa ra ngoài qua đường rạch rốn (có thể mở <br />
rộng tối thiểu nếu cần) và tiến hành cắt nang, bảo tồn buồng trứng khi có thể. Trong trường hợp phần phụ ngắn <br />
không thể đưa được tới rốn, nang được chọc kim qua thành bụng hút dịch dưới sự quan sát trực tiếp của camera <br />
nội soi. Sau đó nang được đưa ra ngoài ổ bụng qua đường rạch ngang tối thiểu trên xương mu và cắt nang như <br />
đã mô tả. <br />
Kết quả: Có 23 bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu với tuổi trung vị là 3 tuổi (dao động từ 8 ngày đến 10 <br />
tuổi). Kích thước trung vị của nang là 7 cm (giao động 3‐11 cm). Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy u quái trưởng <br />
thành ở 12 trẻ, nang đơn thuần ở 7 trẻ và nang bì ở 4 trẻ. 19 trường hợp (82,6%) nang được cắt qua rốn và 4 <br />
trường hợp (17,4%) – qua đường trên xương mu. Bảo tồn nhu mô buồng trứng đạt được ở 20 trẻ (87,0%). Thời <br />
gian mổ trung bình là 46 ± 15,1 phút (dao động 30‐90 phút). Không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở. <br />
Không có biến chứng trong và sau mổ. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 1,8 ± 0,6 ngày (dao động 1‐3 <br />
ngày). Với thời gian theo dõi sau mổ từ 1‐50 tháng, tất cả bệnh nhân đều có sức khỏe tốt, không bị tái phát. Kết <br />
quả thẩm mỹ sau mổ là rất tốt. <br />
Kết luận: Nội soi một trocar có tính khả thi, an toàn, hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao trong điều trị u nang <br />
buồng trứng lành tính ở trẻ em. <br />
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi một trocar, u nang buồng trứng lành tính, trẻ em. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
SINGLE TROCAR LAPAROSCOPIC‐ASSISTED SURGERY FOR BENIGN OVARIAN CYSTIC TUMOR <br />
IN CHILDREN <br />
Tran Ngoc Son, Tran Quang Vinh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 180 ‐ 183 <br />
Objective: The aim of this study is to investigate the feasibility, safety and effectiveness of single trocar <br />
laparoscopic‐ assisted surgery for benign ovarian cystic tumor in children. <br />
Methods: Medical records of all patients with diagnosis benign ovarian cystic tumor undergoing single <br />
trocar laparoscopic‐ assisted surgery at our center from February, 2009 to May, 2013 were reviewed. For the <br />
single trocar laparoscopic‐ assisted surgery, a 10 mm umbilical trocar was placed and a 10 mm camera with <br />
engrafted 5 mm working channel was used. The ovarian cystic wall was grasped and brought to the umbilical site <br />
and then the cystic fluid was aspirated outside the peritoneal cavity. After maximal decreasing of the cystic <br />
volume, the cyst was brought out of the abdomen via the umbilical incision (with or without minimal <br />
* Bệnh viện nhi Trung Ương <br />
Tác giả liên lạc: Ts Bs Trần Ngọc Sơn <br />
<br />
180<br />
<br />
ĐT: 0462738854 <br />
<br />
Email: drtranson@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
enlargement) and excision of the cyst was performed extracorporally, sparing ovarian tissue when possible. In <br />
case of short adnexal pedicle, making delivery of the cyst to the umbilical site impossible, aspiration of the cyst <br />
was performed by needle puncture through the abdominal wall under the laparoscopic control. The cyst then was <br />
delivered out of the abdomen via a minimal transversal suprapubic incision and cystic removal was performed as <br />
described. <br />
Results: 23 patients were identified, with median age of 3 years (ranged from 8 days to 10 years). The <br />
median size of the cyst was 7.0 cm (ranged from 3 cm to 11 cm). In 12 cases the cyst was mature teratoma, in 7 – <br />
simple cyst and in 4 – dermoid cyst. In 19 patients the cyst was excised via the umbilical incision and in 4‐ via <br />
the suprapubic incision. Ovarian tissue sparing was achieved in 20 cases (87.0%). The mean operative time was <br />
46.5 ± 15.1 minutes (ranged 30 ‐ 90 minutes). There was no conversion, no intra‐ or postoperative complication. <br />
The mean postoperative hospital stay was 1.8 ± 0.6 days (ranged 1‐3 days). For the follow up from 1‐ 50 months, <br />
all patients were in good health, without recurrence. The postoperative cosmesis was excellent. <br />
Conclusions: Single trocar laparoscopic‐ assisted surgery is highly feasible, safe, effective, with excellent <br />
cosmesis in management of benign ovarian cystic tumor in children. <br />
Key words: Laparoscopic surgery, single trocar, benign ovarian cystic tumor, children. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Đại đa số u nang buồng trứng ở trẻ em là <br />
lành tính(1,3). Phẫu thuật nội soi thông thường <br />
với 3 trocar đã được ứng dụng rộng rãi điều trị u <br />
nang buồng trứng ở người lớn sau đó là cả ở <br />
trên trẻ em(4). Với sự phát triển của phẫu thuật <br />
nội soi, gần đây các kỹ thuật mới đã được ứng <br />
dụng trong điều trị u nang buồng trứng lành <br />
tính (UNBTLT) ở trẻ em như nội soi 1 đường <br />
rạch, nội soi 1 port, nội soi 1 trocar(5,7). Mục đích <br />
của các kỹ thuật mới này là giảm số lượng các <br />
đường rạch da, giảm bớt sang chấn có thể và đạt <br />
kết quả thẩm mỹ tốt hơn cho bệnh nhân. Trong <br />
điều trị UNBTLT ở trẻ em cho đến nay trên thế <br />
giới mới chỉ có một vài nghiên cứu ứng dụng <br />
các kỹ thuật mới này và còn trên số lượng ít <br />
bệnh nhân(5,7), trong khi ở Việt nam còn chưa có <br />
báo cáo nào về lĩnh vực này. Do đó chúng tôi <br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá tính <br />
khả thi, an toàn và hiệu quả của kỹ thuật nội soi <br />
một trocar hỗ trợ (NSMT) cắt UNBTLT ở trẻ em. <br />
<br />
Đây là một hồi cứu báo cáo loạt ca bệnh. <br />
Chúng tôi hồi cứu lại hồ sơ bệnh án của tất cả <br />
các bệnh nhi được phẫu thuật NSMT cắt <br />
UNBTLT trong thời gian từ tháng 2/2009 đến <br />
tháng 2/2013 tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Các <br />
dữ liệu được tập hợp nghiên cứu bao gồm đặc <br />
điểm bệnh nhân, bệnh cảnh lâm sàng, xét <br />
nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, mô <br />
tả trong mổ, phương pháp phẫu thuật, diễn biến <br />
sau mổ và kết quả theo dõi sau ra viện. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Đánh giá tính khả thi, an toàn và hiệu quả <br />
của kỹ thuật nội soi một trocar hỗ trợ trong phẫu <br />
thuật cắt u nang buồng trứng lành tính ở trẻ em. <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Về kỹ thuật mổ NSMT, chúng tôi đặt trocar <br />
10 mm qua rốn và sử dụng camera 10 mm sản <br />
xuất chuyên dụng kèm kênh 5 mm cho dụng cụ <br />
phẫu thuật. Dùng panh cặp thành nang buồng <br />
trứng đưa tới lỗ rốn và tại đây dịch trong nang <br />
được hút ra ngoài. Trong trường hợp nang quá <br />
căng không thể cặp được panh vào thành nang, <br />
tiến hành chọc kim qua thành bụng hút bớt dịch <br />
nang dưới sự quan sát trực tiếp của camera nội <br />
soi. Sau đó nang được đưa ra ngoài qua đường <br />
rạch rốn (có thể mở rộng tối thiểu nếu cần) và <br />
tiến hành cắt nang, bảo tồn nhu mô buồng trứng <br />
khi có thể. Trong trường hợp phần phụ ngắn <br />
không thể đưa được tới rốn, nang được chọc <br />
kim qua thành bụng hút dịch dưới sự quan sát <br />
trực tiếp của camera nội soi. Sau đó nang được <br />
<br />
181<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
đưa ra ngoài ổ bụng qua đường rạch ngang tối <br />
thiểu trên xương mu và cắt nang như đã mô tả. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Có 23 bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu với <br />
tuổi trung vị là 3 tuổi (dao động từ 8 ngày đến <br />
10 tuổi). Lý do đến khám ở bệnh viện bao gồm <br />
đau bụng ở 14 trẻ (60,9%), rối loạn tiêu hóa ở 2 <br />
trẻ (8,7%), gia đình sờ thấy khối u bụng ở 2 trẻ <br />
(8,7%), rối loạn kinh nguyệt ở 1 trẻ (4,3%), phát <br />
hiện u nang tình cờ qua siêu âm ở 1 trẻ (4,3%). <br />
Có 5 trẻ (21,7%) được chẩn đoán siêu âm trước <br />
sinh. Thăm khám lâm sàng thấy 4 bệnh nhân có <br />
chướng bụng, sờ thấy khối u ở 10 bệnh nhân <br />
(43,5%). Siêu âm được thực hiện trên tất cả các <br />
bệnh nhân và CT ‐ ở trên 20 bệnh nhân (87%). <br />
Xét nghiệm alpha fetoprotein được thực hiện <br />
trên 14 bệnh nhân (60,9%) cho kết quả trong giới <br />
hạn bình thường so với tuối. Chẩn đoán trước <br />
mổ xác định là u nang buồng trứng đạt được ở <br />
20 bệnh nhân (87%), trong đó 7 bệnh nhân được <br />
chẩn đoán là u quái trưởng thành (dựa trên đặc <br />
điểm của CT có thành phần mỡ, xương trong u). <br />
3 bệnh nhân còn lại được chẩn đoán là u nang <br />
bạch huyết ổ bụng. Tất cả các bệnh nhân được <br />
chẩn đoán xác định trong mổ là u nang buồng <br />
trứng với 16 trường hợp ở buồng trứng bên phải <br />
(69,6%), 7 trường hợp ở bên trái (30,4%). Kích <br />
thước trung vị của nang là 7 cm (dao động 3 ‐ 11 <br />
cm). Trong quá trình phẫu thuật, 15 bệnh nhân <br />
(65,2%) phải cần hút bớt dịch nang (chọc kim <br />
qua thành bụng) để có thể cặp panh vào thành <br />
nang và đưa nang được ra ngoài. 19 trường hợp <br />
(82,6%) nang được cắt qua rốn và 4 trường hợp <br />
(17,4%) – qua đường trên xương mu. Bảo tồn <br />
nhu mô buồng trứng đạt được ở 20 trẻ (87,0%). <br />
Thời gian mổ trung bình là 46 ± 15,1 phút (dao <br />
động 30‐90 phút). Không có bệnh nhân nào phải <br />
chuyển về nội soi thông thường 3‐4 trocar hay <br />
phải chuyển mổ mở. Không có biến chứng trong <br />
và sau mổ. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy u <br />
quái trưởng thành ở 12 trẻ, nang đơn thuần ở 7 <br />
trẻ và nang bì ở 4 trẻ. Thời gian nằm viện sau <br />
mổ trung bình là 1,8 ± 0,6 ngày (dao động 1‐3 <br />
ngày). Với thời gian theo dõi sau mổ từ 1‐50 <br />
<br />
182<br />
<br />
tháng, tất cả bệnh nhân đều có sức khỏe tốt, <br />
không bị tái phát. Kết quả thẩm mỹ sau mổ là <br />
rất tốt. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Bước tiến mới của phẫu thuật nội soi là phát <br />
triển các kỹ thuật nội soi giảm tối đa các vết rạch <br />
da, tiến tới phẫu thuật không còn sẹo mổ, tiêu <br />
biểu là các kỹ thuật phẫu thuật nội soi chỉ dùng <br />
một đường vào (1 port, 1 trocar hoặc1 đường <br />
rạch)(8). Phẫu thuật nội soi một đường rạch <br />
(Single Incision Laparoscopic Surgery – SILS) <br />
dùng nhiều trocar được đánh giá là cho kết quả <br />
thẩm mỹ tốt hơn nhưng thực hiện phẫu thuật <br />
này là khó khăn hơn so với phẫu thuật nội soi <br />
thông thường và ứng dụng của kỹ thuật này vẫn <br />
còn tương đối hạn chế(8). Phẫu thuật nội soi một <br />
trocar hỗ trợ (NSMT) là kỹ thuật vẫn đảm bảo <br />
tính thẩm mỹ cao nhưng lại tạo thuận lợi cho <br />
phẫu thuật viên với các thao tác phẫu thuật ở <br />
ngoài ổ bụng bệnh nhân, giống như mổ mở <br />
thông thường. NSMT qua rốn được thực hiện <br />
đầu tiên từ năm 1992 trong cắt ruột thừa viêm(9) <br />
và sau đó được một số các tác giả ứng dụng <br />
phẫu thuật các bệnh lý khác. Theo chúng tôi, đặc <br />
điểm trẻ em với thành bụng mỏng và khoang <br />
bụng nhỏ hơn so với người lớn (các nội quan di <br />
động dễ tiếp cận và dễ đưa ra ngoài ổ bụng hơn) <br />
là một thuận lợi để thực hiện được NSMT ở trẻ <br />
em. Tại bệnh viện Nhi Trung Ương, chúng tôi <br />
đã ứng dụng thành công NSMT điều trị một số <br />
bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em như u nang bạch <br />
huyết ổ bụng(10), nối niệu quản‐ niệu quản trong <br />
thận niệu quản đôi(11). Kết quả nghiên cứu này <br />
của chúng tôi cho thấy NSMT có thể ứng dụng <br />
với kết quả tốt trong phẫu thuật điều trị cắt <br />
UNBTLT ở trẻ em. <br />
Các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi một <br />
port hay một đường rạch trong cắt UNBTLT ở <br />
trẻ em mới thường chỉ dựa trên một vài ca bệnh <br />
hoặc loạt bệnh nhân hạn chế(5,,6,7). Một trong <br />
những nghiên cứu số lượng bệnh nhi lớn nhất <br />
ứng dụng phẫu thuật 1 port nội soi hoàn toàn <br />
cắt UNBTLT trong ổ bụng cũng chỉ dựa trên 15 <br />
bệnh nhân(6). So với báo cáo này, thời gian mổ <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
của NSMT cắt UNBTLT trong loạt bệnh nhân <br />
của chúng tôi là ngắn hơn (46 phút so với 134 <br />
phút) trong khi tỷ lệ cắt UNBTLT mà bảo tồn <br />
được nhu mô buồng trứng của chúng tôi là cao <br />
hơn (87% so với 40%). Theo chúng tôi, lý giải <br />
cho sự khác biệt này là kỹ thuật nội soi một <br />
trocar hỗ trợ cắt UNBTLT có thuận lợi hơn hẳn <br />
so với nội soi hoàn toàn cắt nang trong ổ bụng vì <br />
thực hiện thao tác bóc cắt nang là ở bên ngoài ổ <br />
bụng giống như mổ mở. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Kết quả nghiên cứu này cho thấy phẫu thuật <br />
nội soi một trocar hỗ trợ cắt u nang buồng trứng <br />
lành tính ở trẻ em là có tính khả thi, an toàn, <br />
hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao. Kỹ thuật này <br />
có thể là một trong những lựa chọn hàng đầu <br />
trong điều trị UNBTLT ở trẻ em. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Vì trong NSMT sẽ không tránh khỏi chọc <br />
hút dịch nang làm nhỏ thể tích để đưa nang ra <br />
ngoài nên chúng tôi chia sẻ quan điểm chỉ định <br />
ứng dụng NSMT là chỉ cho các UNBTLT(6,7). Do <br />
đó chẩn đoán trước mổ xác định UNBTLT là đặc <br />
biệt quan trọng. Kinh nghiệm của chúng tôi và <br />
các tác giả khác(6) cho thấy chẩn đoán hình ảnh <br />
(siêu âm, CT) và xét nghiệm các tumor marker <br />
(đặc biệt là alpha fetoprotein) là có thể thực hiện <br />
được điều này. Chúng tôi chỉ định NSMT cho <br />
các trường hợp nang buồng trứng thành mỏng, <br />
ranh giới rõ, không có chảy máu trong nang, <br />
không có các thành phần đặc trong nang hoặc <br />
khi có thành phần đặc phải được nghĩ tới là <br />
teratoma trưởng thành với sự có mặt của các tổ <br />
chức mỡ, xương, với alphafetoprotein bình <br />
thường. <br />
Dùng rốn là sẹo tự nhiên cho vết mổ đặt <br />
trocar sẽ tránh để lại sẹo mổ nhìn thấy được, cho <br />
kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Lý tưởng nhất cho <br />
NSMT cắt UNBTLT là chỉ cần một vết mổ qua <br />
rốn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy <br />
điều này là khả thi trong 82,6% các trường hợp. <br />
Trong 17,4% phải cần đến vết mổ nhỏ tối thiểu <br />
trên xương mu để đưa u nang buồng trứng là <br />
ngoài ổ bụng do phần phụ ngắn, không thể đưa <br />
được qua rốn. Chúng tôi cho rằng trong các <br />
trường họp như vậy dùng vết mổ nhỏ khoảng 2 <br />
cm trên xương mu vẫn cho kết quả thẩm mỹ tốt <br />
và giúp cho việc cắt u nang bảo tồn nhu mô <br />
buồng trứng được thuận lợi hơn là chuyển mổ <br />
nội soi thông thường với 3‐4 trocar hoặc chuyển <br />
mổ mở. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
Liu H, Wang X, Lu D, Liu Z, Shi G (2013). Ovarian masses in <br />
children and adolescents in China: analysis of 203 cases. J <br />
Ovarian Res,6(1): pp.47. <br />
Michelotti B, Segura BJ, Sau I (2010). Surgical management of <br />
ovarian disease in infants, children, and adolescents: a 15‐year <br />
review. J Laparoendosc Adv Surg Tech, 20: pp 261‐264. <br />
Vaysse C, Delsol M, Carfagna L (2010). Ovarian germ cell <br />
tumors in children. Management, survival and ovarian <br />
prognosis. A report of 75 cases. J Pediatric Surg, 45: pp 1484‐<br />
1490. <br />
Mayer JP, Bettolli M (2009). Laparoscopic approach to ovarian <br />
mass in children and adolescents: already a standard in <br />
therapy. J Laparoendosc Adv Surg Tech A,19 (Suppl 1): pp <br />
111‐115. <br />
Lacher M, Kuebler JF, Yannam GR (2013). Single‐incision <br />
pediatric endosurgery for ovarian pathology. J Laparoendosc <br />
Adv Surg Tech A, 23(3): pp 291‐6. <br />
Lee SY, Lee HM, Kao CY, Chuang JH (2012). Transumbilical <br />
1‐port laparoscopic resection of benign ovarian tumor. J <br />
Pediatr Surg, 47(7): pp 1340‐1344. <br />
Pontarelli EM, Emami C, Nguyen NX, Torres M, Anselmo <br />
DM (2013). Single‐incision laparoscopic resection of ovarian <br />
masses in children: a preliminary report. Pediatr Surg Int, 29 <br />
(7): pp 715‐718. <br />
Saldaña LJ, Targarona EM (2013). Single‐Incision Pediatric <br />
Endosurgery: A Systematic Review. J Laparoendosc Adv <br />
Surg Tech A, 6;23(5): pp 467‐80. <br />
Pelosi MA, Pelosi MA (1992). Laparoscopic appendectomy <br />
using a single umbilical puncture (minilaparoscopy). J <br />
Reprod Med,37(7): pp 588‐594. <br />
Son TN, Liem NT (2012). Laparoscopic management of <br />
abdominal lymphatic cyst in children. J Laparoendosc Adv <br />
Surg Tech A, 22(5): pp 505‐507. <br />
Liem NT, Dung LA, Viet ND (2012). Single trocar <br />
retroperitoneoscopic assisted ipsilateral ureteroureterostomy <br />
for ureteral duplication. Pediatr Surg Int, 28 (10): pp 1031‐<br />
1034. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
01/07/2013. <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo <br />
<br />
20/07/2013. <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
15–09‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
183<br />
<br />