Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NỘI SOI HỖ TRỢ MỘT LỖ TROCAR SAU PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ<br />
BỆNH LÝ HẸP CHỖ NỐI NIỆU QUẢN BỂ THẬN THEO PHƯƠNG PHÁP<br />
ANDERSON HYNES: KINH NGHIỆM NHÂN 34 TRƯỜNG HỢP<br />
Nguyễn Thanh Liêm*, Lê Anh Dũng*, Nguyễn Mai Thủy*, Nguyễn Duy Việt*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng nội soi hỗ trợ 1 lỗ trocar sau phúc mạc điều trị bệnh lý hẹp<br />
chỗ nối niệu quản bể thận theo phương pháp Anderson Hynes.<br />
Đối tượng phương phápnghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 4/2011 chúng tôi đã tiến hành mổ cho 34<br />
trường hợp bệnh nhi được chẩn đoán hẹp phần nối niệu quản bể thận; trong đó có 27 trẻ nam, 7 trẻ nữ; tuổi từ 3<br />
tháng đến 8 tuổi (tuổi trung bình là 2,8). Kỹ thuật: rạch da 1,5 cm dưới xương sườn 12 rồi phẫu tích vào khoang<br />
sau phúc mạc. Phần nối bể thận niệu quản được phẫu tích bằng nội soi sau phúc mạc sau đó đưa ra ngoài để cắt<br />
và khâu nối theo phương pháp Anderson- Hynes kinh điển. Đặt sonde double J.<br />
Kết quả: 24 bệnh nhân hẹp chỗ nối niệu quản bể thận trái, 10 bệnh nhân bị hẹp bên phải. Có 3 trường hợp<br />
phải mổ mở do khi phẫu tích làm thủng phúc mạc. Thời gian mổ trung bình là 77,5 phút (50-120 phút). Không<br />
có biến chứng trong mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 3 ngày (2-7 ngày).<br />
Kết luận: Đây là một phương pháp an toàn, hiệu quả, ít xâm lấn; tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để đánh<br />
giá kết quả lâu dài của phương pháp này.<br />
Từ khóa: Thận ứ nước, hẹp khúc nối niệu quản bể thậ, nội soi ổ bụng, tạo hình bể thận, tiến trình phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ONE- PORT RETROPERITONEOSCOPIC ASSISTED ANDERSON- HYNES DISMEMBERED<br />
PYELOPLASTY: PRELIMINARY EXPERIENCE IN 34 CASES<br />
Nguyen Thanh Liem, Le Anh Dung, Nguyen Mai Thuy, Nguyen Duy Viet<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 126 - 129<br />
Objective: To present a new technique of one trocar assisted retroperitoneoscopic Anderson- Hynes<br />
dismembered pyeloplasty in infants and children with ureteropelvic junction obstruction based on our clinical<br />
experience.<br />
Methods: From September 2009 to April 2011 twenty four children (27 males; 7 females) from 3 months to<br />
8 years olds (mean age 2.8), with impaired monolateral renal function underwent surgical treatment for<br />
ureteropelvic junction obstruction. The retroperitoneal space was entered via a 1.5 cm longitudinal incision<br />
beneath the 12th rib. The ureteropelvic junction was isolated with 1- port retroperitoneoscopy assisted. The<br />
ureteropelvic junction was exteriorized and a Anderson-Hynes dismembered pyeloplasty performed in an open<br />
fashion with Double J stenting.<br />
Results: In 24 cases the obstruction was on left side and 10 cases on right side. In 3 cases the conversion to<br />
open surgery were required. Mean operative time was 77.5 minutes (50-120 minutes). No intraoperative<br />
complication occurred. Mean hospital stay was 3 days (2-7 days).<br />
* Bệnh viện Nhi Trung Ương<br />
Tác giả liên lạc: BS Lê Anh Dũng<br />
<br />
126<br />
<br />
ĐT: 0913342264<br />
<br />
Email: tuandung1966@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: This is an initial experience and a longer follow-up is needed. However, in our opinion the one<br />
trocar assisted retroperitoneoscopic Anderson- Hynes dismembered pyeloplasty could be considered as a safe and<br />
feasible alternative to laparoscopic or retroperitoneoscopic pyeloplasty, especially in small children.<br />
Key words: Hydronephrosis, ureteropelvic junction obstruction, laparoscopy, pyeloplasty, surgical<br />
procedures.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Hẹp khúc nối bể thận niệu quản là một dị tật<br />
bẩm sinh thường gặp nhất trong các dị tật về<br />
thận tiết niệu ở trẻ em. Ngày nay, với sự phát<br />
triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh<br />
đặc biệt là sự phát triển của chẩn đoán trước<br />
sinh nên bệnh lý này thường được phát hiện<br />
sớm và điều trị kịp thời. Năm 1886<br />
Trendelenburg là người đầu tiên thực hiện<br />
thành công phẫu thuật tạo hình để điều trị hẹp<br />
khúc nối niệu quản bể thận. Đến năm 1949 hai<br />
phẫu thật viên người Anh là Anderson và<br />
Hynes đã lần đầu tiên mô tả kỹ thuật cắt chỗ<br />
hẹp, tạo hình lại chỗ nối niệu quản bể thận. Kể<br />
từ đó đến nay, tuy có rất nhiều kỹ thuật được áp<br />
dung nhưng với các nhà niêu nhi thì AndersonHynes là một phẫu thuật được lựa chọn để điều<br />
trị bệnh lý này với tỷ lệ thành công là 90%. Phẫu<br />
thuật nội soi đã được áp dụng để điều trị bệnh<br />
lý này từ khoảng hơn 10 năm gần đây. Tùy<br />
thuộc vào phẫu thuật viên mà. Phẫu thuật<br />
Anderson- Hynes có thể được thực hiện bằng<br />
nội soi ổ bụng hoặc nội soi sau phúc mạc tùy<br />
thuộc vào từng phẫu thuật viên(4,6).<br />
<br />
Trong thời gian từ 9/2009 đến 4/20011 chúng<br />
tôi đã tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh lý hẹp<br />
chỗ nối niệu quản bể thận theo phương pháp<br />
Anderson Hynes với nội soi hỗ trợ 1 lỗ trocar<br />
sau phúc mạc cho 34 trường hợp bệnh nhi từ 3<br />
tháng đến 8 tuổi. Tất cả các bệnh nhi này đều<br />
được chẩn đoán là ứ nước thận do hẹp phần nối<br />
bể thận niệu quản nguyên phát, mổ lần đầu.<br />
Siêu âm đo đường kính trước sau của bể thận,<br />
chụp niệu đồ tĩnh mạch, chụp xạ hình thận để<br />
đánh giá chức năng thận và mức độ tắc nghẽn<br />
<br />
Tuy nhiên, để thực hiện được việc khâu nối<br />
bể thận niệu quản bằng nội soi thì đòi hỏi phẫu<br />
thuật viên phải rất có kinh nghiệm mổ mở cũng<br />
như mổ nội soi. Lima đã sử dung 1 trocar sau<br />
phúc mạc để phẫu tích chỗ nối niệu quản bể<br />
thận sau đó đưa ra ngoài để khâu nối giống như<br />
phẫu thuật mổ mở kinh điển. Kỹ thuật này bước<br />
đầu cho kết quả tốt(2,3).<br />
Chúng tôi đã tiến hành điều trị bệnh lý hẹp<br />
chỗ nối niệu quản bể thận theo phương pháp<br />
Anderson Hynes với nội soi hỗ trợ 1 lỗ trocar<br />
sau phúc mạc cho 34 trường hợp bệnh nhi từ 3<br />
tháng đến 8 tuổi trong thời gian từ 9/2009 đến<br />
4/20011 nhằm bước đầu đánh giá kết quả sớm<br />
của phương pháp này<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Kỹ thuật mổ: bệnh nhân được gây mê nội<br />
khí quản, đặt sonde niệu đạo, tư thế nằm<br />
nghiêng 90độ. Rạch da dài khoảng 1,5 cm ở<br />
dưới xương sườn 12, sau khi phẫu tích vào<br />
khoang sau phác mạc, chúng tôi đặt 1 trocar 10<br />
mm sau phúc mạc. Bơm hơi áp lực 10 mmHg,<br />
tốc độ bơm 3l/ph. Dùng ống soi 2 kênh với<br />
canal làm việc 5 mm để đưa dụng cụ phẫu<br />
tích. Dùng pince hoặc tampon nội soi để phẫu<br />
tích giải phóng niệu quản và chỗ nối niệu quản<br />
bể thận, sau đó đưa ra ngoài. Tiến hành việc<br />
cắt chỗ hẹp, tạo hình bể thận niệu quản theo<br />
phương pháp Anderson Hynes kinh điển.<br />
Khâu miệng nối bằng chỉ PDS 6.0 mũi rời hoặc<br />
vắt. Sonde doubleJ được đặt cho tất cả bệnh<br />
nhân, không cần đặt dẫn lưu hố thận.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong số 34 bệnh nhi được mổ có 27 nam; 7<br />
nữ. Tuổi trung bình là 2,8 (từ 3 tháng đến 8 tuổi).<br />
Trong số 34 bệnh nhân được mổ có 24 trường<br />
hợp tổn thương hẹp chỗ nối niệu quản bể thận<br />
bên trái, 10 trường hợp bị tổn thương bên phải.<br />
18 bệnh nhân có chẩn đoán trước sinh.<br />
23 bệnh nhân được làm xạ hình thận; trong<br />
đó 20/23 bệnh nhân có chức năng thận đạt dưới<br />
40%; tất cả các bệnh nhân này đều khẳng định<br />
<br />
127<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
có tắc nghẽn chỗ nối bể thận niệu quản.<br />
Thời gian mổ trung bình là 77,5 phút (50120 phút).<br />
Không có bệnh nhân nào phải truyền máu<br />
trong mổ. Không có biến chứng trong mổ.<br />
Có 3 trường hợp chúng tôi phải chuyển mổ<br />
mở do khi phẫu tích làm thủng phúc mạc nên<br />
hơi bị thoát vào ổ bụng, làm mất trường phẫu<br />
tích sau phúc mac. Cả 3 trường hợp này đều là<br />
trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi.<br />
Thời gian nằm viện trung bình là 3 ngày.<br />
Không có trường hợp nào phải mổ lại vì biến<br />
chứng chảy máu hoặc rò nước tiểu. Không có<br />
trường hợp nào bị nhiễm trùng vết mổ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phẫu thuật Anderson Hynes được mô tả lần<br />
đầu tiên trên thế giới vào năm 1949 bởi hai phẫu<br />
thuật viên người Anh. Từ đó đến nay, mặc dù có<br />
rất nhiều kỹ thuật khác nhau, nhưng phẫu thuật<br />
này vẫn là một lựa chọn hàng đầu của các phẫu<br />
thuật viên niệu nhi trong điều trị bệnh lý hẹp<br />
chỗ nối niệu quản bể thận ở trẻ em(4).<br />
Trong những năm gần đây, với sự phát triển<br />
của các phẫu thuật ít xâm lấn (mini-invasive),<br />
phẫu thuật nội soi ngày càng được áp dụng<br />
rộng rãi trong phẫu thuật ngoại nhi. Phẫu thuật<br />
Anderson Hynes có thể được thực hiện bằng nội<br />
soi qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc. Việc lựa<br />
chọn đường mổ là tùy thuộc vào thói quen của<br />
phẫu thuật viên vì thực tế cho tới nay chưa có<br />
nghiên cứu nào khẳng định đường mổ nào có<br />
nhiều ưu điểm hơn. Đa phần các tác giả đều sử<br />
dụng 3 trocar. Ưu điểm của nội soi trong phúc<br />
mạc là trường mổ rộng, dễ thực hiện các thao<br />
tác. Tuy nhiên mổ nội soi sau phúc mạc vẫn là<br />
sự lựa chọn của các phẫu thuật viên tiết niệu do<br />
đường mổ này rất an toàn, ít tai biến. Nhưng do<br />
phẫu trường rất hẹp, đặc biệt ở trẻ nhỏ nên thao<br />
tác thường khó khăn đòi hỏi phẫu thuật viên<br />
phải có nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị tốt(5,4).<br />
Lima và cộng sự đã áp dụng kỹ thuật 1<br />
trocar sau phúc mạc hỗ trợ để phẫu tích chỗ nối<br />
bể thận niệu quản. Lỗ trocar đặt ở dưới xương<br />
<br />
128<br />
<br />
sườn 12. Về cơ bản kỹ thuật phẫu tích giống hệt<br />
như khi thực hiện phẫu thuật nội soi sau phúc<br />
mạc 3 lỗ trocar. Sau khi giải phóng đủ, phần nối<br />
niệu quản bể thận được đưa ra ngoài. Phẫu<br />
thuật Anderson- Hynes được thực hiện theo kỹ<br />
thuật mổ mở kinh điển cho phép tiết kiệm rất<br />
nhiều thời gian. Đặc biệt cách làm này không<br />
đòi hỏi nhiều dụng cụ nội soi cũng như yêu cầu<br />
cao về kinh nghiêm mổ nội soi của phẫu thuật<br />
viên(3).<br />
Theo báo cáo của tác giả Caione thì phương<br />
pháp này an toàn và cho kết quả tốt giống như<br />
phẫu thuật mổ mở kinh điển. Mặt khác, khâu<br />
nối ngoài cho phép phẫu thuật viên thực hiện<br />
miệng nối dễ dàng hơn rất nhiều so với việc<br />
thực hiện miệng nối bằng nội soi sau phúc mạc.<br />
Việc sử dụng nội soi hỗ trợ bằng 1 trocar phẫu<br />
tích để đưa phần nối niệu quản bể thận ra ngoài<br />
không những có các ưu điểm của phẫu thuật nội<br />
soi như: ít xâm lấn, ít đau sau mổ, sẹo mổ nhỏ,<br />
thời gian nằm viện ngắn mà còn có những ưu<br />
thế của mổ mở như đơn giản, an toàn, tiết kiệm<br />
thời gian, không yêu cầu nhiều trang thiết bị(6,2,7).<br />
Chúng tôi nhận thấy việc phẫu tích chỗ nối<br />
bể thận niệu quản có thể tiến hành dễ dàng bằng<br />
nội soi sau phúc mạc 1 trocar. Với những trường<br />
hợp bể thận giãn nhiều thì nên chọc hút trước<br />
khi đưa ra ngoài. Trong quá trình phẫu tích nên<br />
tránh làm thủng phúc mạc. Khi phúc mạc bị<br />
thủng, hơi sẽ tràn vào ổ bụng, làm mất áp lực<br />
bơm, mất khoang phẫu tích sau phúc mạc.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 3 trường<br />
hợp mổ mở đều là do thủng phúc mạc. Ở trẻ<br />
nhỏ do phúc mạc rất mỏng, dễ bị rách; khoang<br />
sau phúc mạc nhỏ nên những phẫu tích bằng<br />
nội soi sau ở trẻ nhỏ thường rất khó khăn. Bên<br />
cạnh đó, việc đưa phần nối niệu quản bể thận ra<br />
ngoài cũng thường gặp khó khăn ở những trẻ<br />
lớn, có thành bụng dày.<br />
Qua nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu<br />
nhận thấy rằng mổ tạo hình phần nối niệu quản<br />
bể thận bằng nội soi hỗ trợ sử dụng 1 lỗ trocar<br />
sau phúc mạc là một phương pháp rất hiệu quả,<br />
an toàn, không có biến chứng trong mổ. Phẫu<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
thuật này có rất nhiều ưu điểm trên trẻ nhỏ,<br />
thành bụng mỏng. Thời gian mổ không kéo dài<br />
hơn so với mổ mở kinh điển. Do đường rạch da<br />
rất nhỏ, chỉ khoảng 1,5 cm, lại không cắt cơ, nên<br />
sẹo mổ thẩm mỹ hơn, sau mổ bệnh nhân ít đau<br />
hơn so với mổ mở kinh điển. Mặt khác, do thực<br />
hiện đường khâu ngoài nên thao tác cũng dễ<br />
dàng hơn, có thể áp dụng được ở những cơ sở<br />
không quá chuyên sâu về phẫu thuật nội soi.<br />
Phương pháp này có được những ưu điểm của<br />
phẫu thuật nội soi trong phẫu tích và sự đơn<br />
giản, tiện lợi của việc thực hiện miệng nối bằng<br />
phẫu thuật mổ mở.<br />
<br />
áp dụng được ở trẻ nhỏ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Điều trị bệnh lý hẹp chỗ nối niệu quản bể<br />
thận theo Anderson- Hynes với nội soi hỗ trợ 1<br />
lỗ trocar sau phúc mạc là một phương pháp ít<br />
xâm hại, bước đầu cho kết quả tốt, an toàn, sẹo<br />
mổ nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
7.<br />
<br />
Ansari MS, Mandhari A, Singh P (2008). Laparoscopic<br />
pyeloplasty in children: long term outcome. Int J Urol; 15(10):<br />
881-4.<br />
Caione P (2010). One- port retroperitoneoscopic assisted<br />
pyeloplasty versus open dismembered pyeloplasty in young<br />
children: preliminary experience. The Journal of Urology; vol<br />
184: 2109-2115.<br />
Lima M, Tursini S, Ruggeri G (2007). One-trocar assisted<br />
pyeloplasty (OTAP): initial experience and codification of a<br />
technique. Pediatr Med Chir; 29(2): 108-11.<br />
Mitre AI, Brito AH, Srougi M (2008). Laparoscopic<br />
dismembered pyeloplasty in 47 cases. Clinics; 63(5): 631-6.<br />
Nerli RB, Reddy M (2009). Complications of laparoscopic<br />
pyeloplasty in children. Pediatr Surg Int; 25(4): 343-7.<br />
Tong Q, Zheng L, Tang S et al (2009). Comparison of<br />
laparoscopic assisted versus open dismembered pyeloplasty<br />
for ureteropelvic junction obstruction in infants intermediate<br />
results. Urology; 74(4): 889-93.<br />
Zhou H, Li H, Zhang X (2009). Retroperitoneoscopic<br />
Anderson- Hynes dismembered pyeloplasty in infants and<br />
children: a 60-case report. Pediatr Surg Int; 25(6) 519-23.<br />
<br />
129<br />
<br />