intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nồng độ estradiol và testosteron huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết là Đánh giá nồng độ estradiol và testosteron huyết thanh theo thời gian mãn kinh. 2. Đánh giá đặc điểm một số chỉ số nhân trắc và bilan lipid máu theo thời gian mãn kinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nồng độ estradiol và testosteron huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh

NỒNG ĐỘ ESTRADIOL VÀ TESTOSTERON HUYẾT THANH<br /> Ở PHỤ NỮ MÃN KINH<br /> TS. Lê Văn Chi *, PGS. TS. Cao Ngọc Thành **<br /> **<br /> * Bộ môn Nội, Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược Huế<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu:<br /> 1. Đánh giá nồng độ estradiol và testosteron huyết thanh theo thời gian mãn kinh.<br /> 2. Đánh giá đặc điểm một số chỉ số nhân trắc và bilan lipid máu theo thời gian mãn kinh.<br /> Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 350 phụ nữ mãn kinh tại 2 phường Vỹ Dạ và An<br /> Cựu TP Huế.<br /> Kết quả:<br /> 1. Nồng độ estradiol huyết thanh 19,05 ± 11,95 pg/ml; khi mãn kinh > 5 năm nồng độ<br /> estradiol ít có sự thay đổi. Nồng độ testosteron huyết thanh 0,152 ± 0,081 ng/ml và không có<br /> sự khác biệt đáng kể nồng độ testosteron huyết thanh theo thời gian mãn kinh.<br /> 2. Thừa cân chiếm tỉ lệ cao nhất (51,2%), tiếp đến là béo phì độ 1 (43,3%) và chỉ có 5,5% béo<br /> phì độ 2. Theo thời gian mãn kinh, nhóm có thời gian mãn kinh từ 5-9 năm có tỉ lệ thừa cân<br /> cao nhất (63%) và nhóm có thời gian mãn kinh < 5 năm có tỉ lệ béo phì độ 1 cao nhất<br /> (45,2%). Có 62,9% phụ nữ mãn kinh bị béo bụng, trong đó cao nhất ở nhóm có thời gian mãn<br /> kinh > 9 năm với tỉ lệ 70,3%.<br /> Nồng độ trung bình một số thông số lipid máu: cholesterol toàn phần 6,0 ± 1,05 mmol/l,<br /> triglycerid 2,11 ± 1,39 mmol/l, HDL-C 1,37 ± 0,29 mmol/l, LDL-C 3,68 ± 0,97 mmol/l. Trị<br /> số trung bình các chỉ số lipid máu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm<br /> có thời gian mãn kinh khác nhau.<br /> Tỉ lệ tăng cholesterol toàn phần huyết thanh khá cao ở phụ nữ mãn kinh (71,6 – 79,4% tùy<br /> theo thời gian mãn kinh). Tỉ lệ tăng LDL-C huyết thanh cũng cao (56,8% - 64,5% tùy theo<br /> thời gian mãn kinh). Tăng triglycerid huyết thanh gặp trong gần 50% trường hợp và cao nhất<br /> ở nhóm phụ nữ có thời gian mãn kinh 5-9 năm. Giảm HDL-C huyết thanh ít gặp hơn các bất<br /> thường khác và tăng dần theo thời gian mãn kinh (từ 39,2% lên 42,6%).<br /> Kết luận:<br /> Khi mãn kinh xảy ra, nồng độ estradiol và testosteron huyết thanh trung bình lần lượt là 19,05<br /> ± 11,95 pg/ml và 0,152 ± 0,081 ng/ml. Nồng độ estradiol ít thay đổi khi mãn kinh > 5 năm và<br /> nồng độ testosteron hầu như không thay đổi theo các giai đoạn mãn kinh. Tỉ lệ thừa cân cao<br /> nhất ở nhóm phụ nữ mãn kinh 5-9 năm (63%) và 70,3% phụ nữ mãn kinh > 9 năm bị béo<br /> bụng. Rối loạn lipid máu nói chung gặp với tỉ lệ cao: tăng cholesterol toàn phần huyết thanh:<br /> 71,6-79,4%, tăng LDL-C huyết thanh: 56,8-64,5%, tăng triglycerid huyết thanh: 50%, giảm<br /> HDL-C huyết thanh: 39,2-42,6%.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SERUM ESTRADIOL AND TESTOSTERONE CONCENTRATION IN ENOPAUSAL<br /> WOMEN<br /> Objectives<br /> 1. To evaluate the serum estradiol and testosterone concentration in different menopausal<br /> periods.<br /> 2. To evaluate some anthropometric features and serum lipid profile in different menopausal<br /> periods.<br /> Methods: cross-sectional study in 350 menopausal women in 2 wards of Hue City.<br /> Results<br /> 1. The serum estradiol and testosterone concentration in menopausal women were 19.05 <br /> 11.95 pg/ml and 0.152  0.081 ng/ml, respectively. In women with menopausal period more<br /> <br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br /> than 5 years, the serum estradiol remained unchanged afterwards and the serum testosterone<br /> was also constant during the menopausal period.<br /> 2. The prevalence of overweight, mild obesity and severe obesity were 51.2%, 43.3% and<br /> 5.5%, respectively. Abdominal obesity was encountered in 62.9%.<br /> The serum concentration of total cholesterol was 6.0 ± 1.05 mmol/l, of triglyceride 2.11 ±<br /> 1.39 mmol/l, of HDL-C 1.37 ± 0.29 mmol/l, and of LDL-C 3.68 ± 0.97 mmol/l. Serum lipid<br /> profile was almost unchanged during menopausal periods.<br /> There was a high prevalence of hypercholesterolemia, hypertriglyceridemia as well as<br /> increased serum LDL-cholesterol. The prevalence of decreased serum HDL-cholesterol was<br /> less common.<br /> Conclusions<br /> The serum concentration of estradiol and testosterone in menopausal period was not changed<br /> significantly, especially the concentration of testosterone.<br /> There was a high prevalence of obesity as well as dyslipidemia in menopausal women.<br /> Key words: menopause; serum estradiol, serum testosterone; dyslipidemia.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sự chuyển tiếp từ tiền mãn kinh sang mãn kinh phối hợp với sự xuất hiện của nhiều đặc điểm<br /> của hội chứng chuyển hóa như béo trung tâm; tăng huyết áp; chuyển hóa lipid có tính sinh<br /> vữa (tăng LDL, tăng triglyceride, tăng LDL kích thước nhỏ và đậm đặc; giảm HDL); tăng<br /> glucose máu và tăng insulin máu. Sự xuất hiện các yếu tố nguy cơ này có thể là hậu quả trực<br /> tiếp của suy buồng trứng hoặc là hậu quả gián tiếp do sự tái phân bố chất béo trong cơ thể khi<br /> thiếu estrogen xảy ra [8].<br /> Tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đầu thế kỷ XX tuổi thọ trung bình của phụ nữ chỉ vào<br /> khoảng 58 tuổi; nhưng hiện tại tuổi thọ đã tăng lên 82 tuổi trong khi tuổi mãn kinh vẫn không<br /> thay đổi (51 tuổi) điều đó có nghĩa khoảng 1/3 thời gian sống của phụ nữ là ở thời kỳ mãn<br /> kinh (25 đến 30 năm) [6]. Tuổi già là một yếu tố chính gây ra một số bệnh lý có thể gây tàn<br /> phế như viêm khớp, bệnh Alzheimer, cũng như một số bệnh lý ảnh hưởng thị lực và sức nghe;<br /> đặc biệt là bệnh lý tim mạch và đái tháo đường [6].<br /> Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:<br /> 1. Đánh giá nồng độ estradiol và testosterone máu theo thời gian mãn kinh.<br /> 2. Đánh giá đặc điểm một số chỉ số nhân trắc và bilan lipid máu theo thời gian mãn kinh.<br /> <br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu:<br /> Đối tượng nghiên cứu bao gồm 350 phụ nữ mãn kinh tại 2 phường Vỹ Dạ và phường An Cựu,<br /> thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.<br /> 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng:<br /> Đối tượng thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:<br /> - Mãn kinh tự nhiên, sau 2 năm không có kinh trở lại.<br /> - Tuổi không quá 65 tuổi.<br /> - Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - Phụ nữ trên 65 tuổi.<br /> - Phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng, tử cung.<br /> - Phụ nữ có điều trị thay thế bằng hormon sinh dục.<br /> - Phụ nữ bị cong, gù hay vẹo cột sống.<br /> - Không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu:<br /> 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu:<br /> Phương pháp nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích.<br /> Chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách các phụ nữ có độ tuổi từ 40 đến 65 tại 2 phường Vỹ<br /> Dạ và phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.<br /> Gởi giấy mời đến từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu (thông qua tổ dân phố) kèm<br /> theo những hướng dẫn trước khi đến khám và làm xét nghiệm.<br /> Chỉ chọn những đối tượng nào đã mãn kinh ít nhất 2 năm. Tiến hành thu thập dữ liệu, ghi vào<br /> phiếu khảo sát và lấy máu tĩnh mạch lúc đói và gởi ngay mẫu máu đến Khoa Hóa Sinh, Bệnh<br /> viện Trung ương Huế để tiến hành định lượng estradiol, testosteron huyết thanh, bilan lipid<br /> máu.<br /> 2.2.2. Đo các chỉ số nhân trắc:<br /> 2.2.2.1. Đo chiều cao và cân nặng<br /> Đo chiều cao: sử dụng thước vải pha nylon của thợ may, gắn thước vào tường. Đối tượng<br /> đứng thẳng, mặt nhìn về phía trước; chân không mang dép, hai chân chạm nhau và hai gót<br /> chân sát vào tường. Đo chiều cao chính xác đến 0,5cm.<br /> Đo cân nặng: sử dụng cân bàn Nhơn Hòa đã được hiệu chỉnh với các cân khác, đặt cân ở vị trí<br /> cân bằng. Khi đo đối tượng mặc áo quần nhẹ, không đội mũ và không cầm bất kỳ một vật gì.<br /> Đo cân nặng chính xác đến 0,5kg.<br /> Đơn vị biểu thị: Cân nặng = kg; Chiều cao = cm.<br /> 2.2.2.2. Tính chỉ số khối cơ thể (BMI):<br /> Dựa vào công thức: Chỉ số khối cơ thể = Cân nặng (kg) / (Chiều cao)2 (m2).<br /> 2.2.2.3. Đo vòng bụng và vòng mông:<br /> Đo vòng bụng vào cuối kỳ thở ra bình thường, đặt thước dây nằm ngang qua điểm giữa của<br /> khoảng cách từ bờ dưới cung sườn đến mào chậu cùng bên. Đo 2 lần và có thể đo lần thứ 3<br /> nếu kết quả của 2 lần đo trước sai biệt nhau > 5% (+/- 1cm). Lấy trung bình cộng của 2 kết<br /> quả gần nhau nhất. Đo vòng bụng chính xác đến 0,5cm. Đơn vị biểu thị: cm.<br /> Đo vòng mông ngang qua hai mấu chuyển của xương đùi. Đo vòng mông chính xác đến<br /> 0,5cm. Đơn vị biểu thị: cm.<br /> Tính tỉ vòng bụng (cm) / vòng mông (cm).<br /> 2.2.2.4. Đánh giá béo phì:<br /> Sử dụng 3 chỉ số: chỉ số khối cơ thể BMI, vòng bụng và tỉ vòng bụng/vòng mông; dựa vào<br /> tiêu chuẩn đánh giá béo phì của WHO dành cho người Châu Á năm 2000 (đối với chỉ số khối<br /> cơ thể ) [15]; tiêu chuẩn của IDF 2006 (đối với chỉ số vòng bụng; ở nữ được gọi là béo phì khi<br /> vòng bụng ≥ 80 cm) [10].<br /> 2.2.3. Định lượng estradiol huyết thanh [12]<br /> Định lượng estradiol huyết thanh bằng phương pháp điện hóa phát quang miễn dịch ECLIA.<br /> Sử dụng kháng thể đa dòng đặc hiệu kháng lại 17 estradiol.<br /> Kháng thể kháng estradiol<br /> được biotinyl hóa Vi hạt được phủ streptavidine<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Máy đo<br /> <br /> <br /> Estradiol Estradiol-Ruthenium<br /> Hình 1: Nguyên lý định lượng estradiol<br /> (Nguồn: Roche Diagnostics (2002), “- Product Information - Elecsys Estradiol’, pp. 1-34) [12]<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br /> 2.2.4. Định lượng testosteron huyết thanh [13]<br /> Định lượng testosteron huyết thanh bằng phương pháp điện hóa phát quang miễn dịch<br /> ECLIA. Sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng lại testosteron.<br /> <br /> testosteron<br /> <br /> <br /> <br /> Máy đo<br /> Testosteron - Ru Vi hạt phủ<br /> streptavidin<br /> <br /> <br /> Kháng thể kháng testoteron - Bi<br /> <br /> Hình 2: Nguyên lý định lượng testosteron<br /> (Nguồn: Roche Diagnostics GmbH (2000), “Product information: Elecsys Testosterone –<br /> Elecsys 1010/2010 system”) [13]<br /> 2.2.5. Định lượng bilan lipid máu:<br /> 2.2.5.1. Phương pháp định lượng bilan lipid máu: [11]<br /> Lấy máu tĩnh mạch đúng quy cách và định lượng bilan lipid máu (cholesterol toàn phần,<br /> triglyceride máu, LDL-C và HDL-C huyết thanh) cùng thời điểm với lấy máu tĩnh mạch để<br /> định lượng các hormon sinh dục. Các xét nghiệm được thực hiện trên máy Olympus AU640<br /> tại Khoa Sinh Hóa, Bệnh viện Trung ương Huế.<br /> 2.2.5.2. Đánh giá kết quả các thông số bilan lipid máu:<br /> Giá trị bình thường của triglycerid huyết thanh và HDL-C huyết thanh: dựa vào tiêu chuẩn<br /> của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế IDF 2005 về chẩn đoán hội chứng chuyển hóa [10]<br /> Bảng 1: Giá trị bình thường của triglycerid và HDL-C huyết thanh<br /> Thành phần Giá trị bình thường<br /> Triglycerid < 1,7 mmol/l<br /> HDL cholesterol ≥ 1,29 mmol/l<br /> (Nguồn: International Diabetes Federation (2006), “The IDF consensus worldwide definition<br /> of the metabolic syndrome”, pp. 1-7.) [10]<br /> Giá trị bình thường của Cholesterol toàn phần, LDL-C huyết thanh: dựa vào Khuyến cáo về<br /> chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu của Hội Tim mạch học Việt Nam 2008 [3].<br /> Bảng 2: Các mức độ rối loạn lipid máu<br /> Thành phần lipid máu mg% mmol/l Mức độ<br /> < 200 < 5,2 Bình thường<br /> Cholesterol toàn phần 200 - 239 5,2-6,21 Cao giới hạn<br /> ≥ 240 ≥ 6,24 Cao<br /> < 100 < 2,57 Tối ưu<br /> 100 – 129 2,57 – 3,315 Gần tối ưu<br /> LDL-C 130 – 159 3,34 – 4,08 Cao giới hạn<br /> 160 – 189 4,11 – 4,85 Cao<br /> ≥ 190 ≥ 4,88 Rất cao<br /> <br /> (Nguồn: Đặng Vạn Phước, Phạm Tử Dương và cs (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim<br /> mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị rối loạn lipid máu”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh<br /> lý tim mạch và chuyển hóa, NXB Y học, tr. 476 – 502) [3].<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br /> Công thức chuyển đổi từ mg% sang mmol/l:<br /> Cholesterol toàn phần: mg% x 0,0260  mmol/l<br /> LDL-C: mg% x 0,0257  mmol/l<br /> 2.2.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán mãn kinh:<br /> Chẩn đoán mãn kinh dựa vào định nghĩa của WHO 1996: được xem là mãn kinh tự nhiên khi<br /> sau 12 tháng không có kinh trở lại [14].<br /> 2.2.7. Xử lý số liệu:<br /> Theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0 và MedCalc 5.00.013.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> 3.1. Đặc điểm chung:<br /> 3.1.1. Tuổi trung bình:<br /> Bảng 3: Tuổi trung bình chung và theo nhóm thời gian mãn kinh<br /> Thời gian mãn Thời gian mãn Thời gian mãn<br /> Chung kinh < 5 năm kinh 5-9 năm kinh > 9 năm<br /> (n = 107) (n = 95) (n = 148)<br /> Tuổi trung bình 57,9 ± 4,5 53,6 ± 2,7 56,9 ± 3,2 61,5 ± 2,9<br /> Tuổi nhỏ nhất 48 48 50 53<br /> Tuổi lớn nhất 65 63 64 65<br /> Tuổi trung bình chung của nhóm nghiên cứu là 57,9 ± 4,5 tuổi, trong đó tuổi nhỏ nhất là 48 và<br /> lớn nhất là 65 tuổi.<br /> 3.1.2. Tuổi mãn kinh:<br /> Theo TCYTTG, mãn kinh tự nhiên được xác định khi không còn hành kinh nữa sau 12 tháng<br /> liên tiếp và không do một nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý nào khác gây ra [14].<br /> Do chẩn đoán mãn kinh là một chẩn đoán hồi cứu vì phải xác định được kỳ kinh cuối cùng và<br /> do đa số đối tượng tham gia nghiên cứu không nhớ chính xác kỳ kinh cuối cùng; vì vậy trong<br /> nghiên cứu này chúng tôi chỉ chọn những người có thời gian mãn kinh ít nhất là 2 năm. Việc<br /> chọn lựa này nhằm loại bớt những trường hợp chưa mãn kinh thực sự mà có thể đang ở giai<br /> đoạn quanh mãn kinh với sự thay đổi rất lớn nồng độ các hormon sinh dục. Nghiên cứu của<br /> Sherita H. Golden về mối liên quan giữa hormon sinh dục nam với các thành phần của HCCH<br /> ở phụ nữ mãn kinh cũng chọn những phụ nữ mãn kinh ít nhất 2 năm [9].<br /> Tuổi mãn kinh trung bình trong nghiên cứu này là : 48,9  4,0 (tuổi mãn kinh nhỏ nhất là 43<br /> tuổi và tuổi mãn kinh lớn nhất là 55 tuổi). Tuổi mãn kinh trung bình trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trong nước với tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ<br /> Việt Nam nằm trong khoảng 47±4 đến 49,3±3,1 và thấp hơn tuổi mãn kinh trung bình của các<br /> nghiên cứu ở nước ngoài được thực hiện trước năm 1991; trong khi các nghiên cứu được thực<br /> hiện sau năm 1991 lại có tuổi mãn kinh trung bình tương đương như nghiên cứu này.<br /> 3.1.3. Phân bố theo thời gian mãn kinh (TGMK):<br /> Bảng 4: Phân bố theo thời gian mãn kinh<br /> TGMK < 5 năm TGMK 5-10 năm TGMK > 10 năm<br /> Số lượng 107 95 148<br /> % 30,6 27,1 42,3<br /> Thời gian mãn kinh trung bình: 8,9  6,0 năm<br /> 3.2. Đặc điểm một số thông số nhân trắc:<br /> 3.2.1.Phân loại béo phì theo BMI theo nhóm thời gian mãn kinh:<br /> Tỉ lệ thừa cân và béo phì theo BMI ở nhóm nghiên cứu là 36,3% (127 trường hợp).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br /> Bảng 5: Phân loại thừa cân và béo phì (theo BMI) theo thời gian mãn kinh<br /> Thời gian mãn kinh<br /> Chung<br /> < 5 năm a 5-9 năm b > 9 năm c<br /> BMI (350)<br /> (42) (27) (58)<br /> n % n % n % n %<br /> 22 52,4 17 63,0 26 44,8<br /> 23-24,9 65 51,2<br /> p a&b: 0,54 p a&c: 0,58 p b&c: 0,18<br /> 19 45,2 10 37,0 26 44,8<br /> 25-29,9 55 43,3<br /> p a&b: 0,67 p a&c: 0,87 p b&c: 0,66<br /> ≥ 30 7 5,5 1 2,4 0 0 6 10,3<br /> <br /> Thừa cân chiếm tỉ lệ cao nhất (51,2%), tiếp đến là béo phì độ 1 (43,3%) và chỉ có 5,5% béo<br /> phì độ 2. Theo thời gian mãn kinh, nhóm có thời gian mãn kinh từ 5-9 năm có tỉ lệ thừa cân<br /> cao nhất (63%) và nhóm có thời gian mãn kinh < 5 năm có tỉ lệ béo phì độ 1 cao nhất<br /> (45,2%). Sự khác biệt về tỉ lệ thừa cân, béo phì giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê.<br /> Nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn, phụ nữ mãn kinh có trọng lượng thấp hơn trong khi chiều<br /> cao tương đương, do đó trị số BMI thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi.<br /> Trong nghiên cứu của M. C. MacGregor, BMI có giá trị cao hơn nhiều có lẽ do đối tượng<br /> tham gia lớn tuổi (tuổi trung bình 60,2 – 68,6 tuổi) với chiều cao và nhất là cân nặng lớn hơn<br /> so với người Việt Nam.<br /> Theo Lê Thị Thanh Tịnh, tỉ lệ thừa cân và béo phì ở phụ nữ mãn kinh chiếm 64,28% trong đó<br /> thừa cân chiếm 28,57%, béo phì độ 1 chiếm 28,57% [4].<br /> 3.2.2. Phân loại béo phì theo vòng bụng theo nhóm thời gian mãn kinh<br /> Bảng 6: Phân loại béo phì (theo vòng bụng) theo thời gian mãn kinh<br /> <br /> Thời gian mãn kinh<br /> Chung a<br /> VB < 5 năm 5-9 năm b > 9 năm c<br /> (350)<br /> (cm) (107) (95) (148)<br /> n % n % n % n %<br /> < 80 130 37,1 44 41,1 42 44,2 44 29,7<br /> 63 58,9 53 55,8 104 70,3<br /> ≥ 80 220 62,9<br /> p a & b: 0,76 p a & c: 0,08 p b & c: 0,03<br /> <br /> Có 62,9% phụ nữ mãn kinh bị béo bụng, trong đó cao nhất ở nhóm có thời gian mãn kinh > 9<br /> năm với tỉ lệ 70,3%.<br /> Theo Lê Thị Thanh Tịnh, tỉ lệ béo phì dạng nam trong 56 phụ nữ mãn kinh chiếm 32 trường<br /> hợp (74,42%) [4]. Theo kết quả nghiên cứu Nguyễn Thành Công về hội chứng chuyển hóa ở<br /> bệnh nhân đái tháo đường typ 2, phụ nữ đái tháo đường týp 2 có béo dạng nam chiếm 82,6%<br /> [1]. Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi vì trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn<br /> Thành Công, đối tượng là các phụ nữ mắc đái tháo đường týp 2, và trong thể bệnh này đa số<br /> trường hợp đều bị béo phì.<br /> Phụ nữ có thời gian mãn kinh < 5 năm chỉ có 48% bị béo phì dạng nam; ở nhóm có thời gian<br /> mãn kinh > 10 năm tỉ lệ này là 81,2%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ béo phì<br /> dạng nam giữa nhóm có thời gian mãn kinh > 10 năm so với nhóm có thời gian mãn kinh < 5<br /> năm và từ 5-10 năm (p< 0,01).<br /> Nhóm có thời gian mãn kinh < 5 năm có tỉ lệ béo bụng 58,9%; ở nhóm có thời gian mãn kinh<br /> 5 - 9 năm, tỉ lệ này là 55,8%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ béo bụng ở<br /> nhóm có thời gian mãn kinh < 5 năm so với nhóm có thời gian mãn kinh 5 - 9 năm (p = 0,76);<br /> ở nhóm có thời gian mãn kinh < 5 năm so với nhóm có thời gian mãn kinh > 9 năm (p =<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br /> 0,08). Nhóm có thời gian mãn kinh > 9 năm có tỉ lệ béo bụng cao hơn có ý nghĩa thống kê so<br /> với nhóm có thời gian mãn kinh 5-9 năm (70,3% so với 55,8%; p = 0,03).<br /> So sánh kết quả đánh giá béo phì dựa vào BMI (Bảng 5) và dựa vào vòng bụng (Bảng 6) có<br /> thể thấy rằng tỉ lệ béo phì dựa vào vòng bụng cao hơn khi dựa vào BMI (62,9% so với<br /> 36,3%).<br /> 3.3. Bilan lipid máu:<br /> Bảng 7: Trị số trung bình một số thông số lipid máu theo thời gian mãn kinh<br /> Lipid máu Thời gian mãn kinh<br /> Chung a<br /> < 5 năm 5-9 năm b > 9 năm c<br /> (350)<br /> (107) (95) (148)<br /> Cholesterol TP 6,09 ± 1,07 5,93 ± 1,01 5,99 ± 1,05<br /> 6,0 ± 1,05 p a&b: 0,27 p a&c: 0,45 p b&c:0,65<br /> (mmol/l)<br /> Triglycerid 2,11 ± 1,25 2,01 ± 1,47 2,18 ± 1,44<br /> 2,11 ± 1,39 p a&b: 0,63 p a&c: 0,72 p b&c: 0,42<br /> (mmol/l)<br /> HDL-C 1,35 ± 0,28 1,40 ± 0,31 1,36 ± 0,29<br /> 1,37 ± 0,29 p a&b: 0,22 p a&c: 0,37 p b&c: 0,68<br /> (mmol/l)<br /> LDL-C (mmol/l) 3,77 ± 1,04 3,61 ± 0,94 3,65 ± 0,93<br /> 3,68 ± 0,97<br /> p a&b: 0,25 p a&c: 0,37 p b&c: 0,68<br /> <br /> Nồng độ trung bình một số thông số lipid máu: cholesterol toàn phần 6,0 ± 1,05 mmol/l,<br /> triglycerid 2,11 ± 1,39 mmol/l, HDL-C 1,37 ± 0,29 mmol/l, LDL-C 3,68 ± 0,97 mmol/l. Kết<br /> quả này gần tương đương kết quả nghiên cứu của Phù Thị Hoa: cholesterol toàn phần 5,67 ±<br /> 1,26 mmol/l, triglycerid 1,71 ± 0,48 mmol/l, HDL-C 1,28 ± 0,29 mmol/l, LDL-C 3,60 ± 1,25<br /> mmol/l [2].<br /> Trị số trung bình các chỉ số lipid máu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các<br /> nhóm có thời gian mãn kinh khác nhau.<br /> Một số nghiên cứu cho thấy khi mãn kinh xảy ra, HDL-C huyết thanh chỉ giảm nhẹ thậm chí<br /> không thay đổi. Theo nghiên cứu của M. C. Carr, sự thay đổi trong thành phần của HDL-C<br /> quan trọng hơn nồng độ HDL-C huyết thanh. HDL2-C (thành phần chống vữa xơ) giảm 25%<br /> trong khi HDL3-C tăng [8]. Nghiên cứu của chúng tôi chưa có điều kiện phân tích chi tiết<br /> thành phần của HDL-C huyết thanh như nghiên cứu của M. C. Carr.<br /> Bảng 8: Tỉ lệ tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid, giảm HDL cholesterol, và tăng<br /> LDL-C máu theo thời gian mãn kinh<br /> Rối loạn lipid máu Thời gian mãn kinh<br /> a<br /> < 5 năm 5-9 năm b > 9 năm c<br /> (107) (95) (148)<br /> Tăng cholesterol TP 85 (79,4%) 68 (71,6%) 117 (79,1%)<br /> a&b a&c b&c<br /> (≥ 5,2 mmol/l) p : 0,26 p : 0,91 p : 0,24<br /> Tăng triglycerid 53 (49,5%) 46 (58,9%) 81 (54,7%)<br /> a&b a&c b&c<br /> (≥ 1,7 mmol/l) p : 0,23 p : 0,52 p :0,61<br /> Giảm HDL-C 42 (39,2%) 36 (37,9%) 63 (42,6%)<br /> a&b a&c b&c<br /> (< 1,29 mmol/l) p : 0,96 p : 0,68 p : 0,55<br /> Tăng LDL-C 69 (64,5%) 54 (56,8%) 93 (62,8%)<br /> a&b a&c b&c<br /> (≥3,34 mmol/l) p : 0,33 p : 0,90 p : 0,42<br /> Tỉ lệ tăng cholesterol toàn phần khá cao ở phụ nữ mãn kinh (71,6 – 79,4% tùy theo<br /> thời gian mãn kinh). Tỉ lệ tăng LDL-C cũng cao (56,8% - 64,5% tùy theo thời gian mãn kinh).<br /> Tăng triglycerid máu gặp trong gần 50% trường hợp và cao nhất ở nhó phụ nữ có thời gian<br /> mãn kinh 5-9 năm. Giảm HDL-C ít gặp hơn các bất thường khác và tăng dần theo thời gian<br /> mãn kinh (từ 39,2% lên 42,6%).<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br /> Tuy có sự khác biệt về tỉ lệ rối loạn lipid máu theo thời gian mãn kinh, nhưng sự khác<br /> biệt này không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm.<br /> Theo Molly C. Carr, sự tích tụ mỡ ở ở vùng bụng khi mãn kinh gây đề kháng insulin, tăng<br /> acid béo tự do trong máu và giảm adiponectin. Những thay đổi này làm tăng sản xuất các<br /> phân tử chứa Apo-B dẫn đến tăng triglycerid máu và tăng hoạt tính lipase gan với hậu quả<br /> tăng LDL-C kích thước nhỏ, đậm đặc và giảm HDL-C. Khi chuyển từ tiền mãn kinh sang<br /> mãn kinh, LDL-C tăng 20-30%. Apo-B (thành phần apolipoprotein chính của LDL-C) cũng<br /> tăng ở giai đoạn mãn kinh. Thành phần của LDL-C cũng thay đổi: LDL-C hạt nhỏ, đậm đặc<br /> tăng từ 10-13% trong giai đoạn tiền mãn kinh lên 30-49% khi mãn kinh. Đây là yếu tố nguy<br /> cơ tim mạch nói chung cũng như nhồi máu cơ tim nói riêng [8].<br /> 3.4. Estradiol và Testosteron huyết thanh<br /> Bảng 9: Nồng độ estradiol và testosteron huyết thanh<br /> Thời gian mãn kinh<br /> Chung < 5 năm a<br /> 5-9 năm b > 9 năm c<br /> (107) (95) (148)<br /> Estradiol huyết 23,14 ± 19,41 17,32 ± 7,79 17,54 ± 5,70<br /> 19,05 ± 11,95<br /> thanh (pg/ml) p a&b: 0,006 p a&c: 0,001 p b&c:0,79<br /> Testosteron huyết 0,150 ± 0,081 0,158 ± 0,084 0,148 ± 0,078<br /> 0,152 ± 0,081<br /> thanh (ng/ml) p a&b: 0,49 p a&c: 0,84 p b&c:0,34<br /> Nồng độ trung bình của estradiol huyết thanh của phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi là 19,05 ± 11,95 pg/ml nằm trong giới hạn < 25 pg/ml (theo Mai Thế Trạch)<br /> [5]. Nghiên cứu của Phù Thị Hoa cho kết quả nồng độ estradiol huyết thanh trung bình ở phụ<br /> nữ mãn kinh 7,39 ± 3,07 pg/ml [6], thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên<br /> cứu của Phù Thị Hoa đối tượng có độ tuổi dàn trải hơn từ 48 đến 70 tuổi, trong khi đối tượng<br /> của nghiên cứu chúng tôi có độ tuổi ≤ 65 tuổi.<br /> S. Chakravarti so sánh sự thay đổi nồng độ estradiol và testosteron khi mãn kinh xảy<br /> ra so với trước khi mãn kinh. Nồng độ testosteron huyết thanh khi mãn kinh ≤ 1 năm tăng<br /> 29%, khi mãn kinh 2-3 năm giảm 4%, sau 5 năm giảm 34% sau đó tăng 5% khi mãn kinh<br /> được 10 năm và tiếp tục tăng cao sau đó. Đối với estradiol, nồng độ hormon này giảm nhanh<br /> so với trước khi mãn kinh (giảm 79% khi mãn kinh ≤ 1 năm, và sau 10 năm nồng độ estradiol<br /> giảm 83%).<br /> Nghiên cứu của S.H. Golden trên 1973 phụ nữ mãn kinh Hoa Kỳ từ 45-84 tuổi, nhóm<br /> phụ nữ gốc Trung Quốc có nồng độ estradiol huyết thanh thấp nhất 13,89 pg/ml và nồng độ<br /> testosteron huyết thanh cũng thấp nhất 0,23 nmol/l so với 2 nhóm phụ nữ: da trắng (estradiol:<br /> 14,98 pg/ml, testosteron: 0,27 nmol/l) và phụ nữ da đen (estradiol: 17,97 pg/ml, testosteron:<br /> 0,29 nmol/l); sau khi hiệu chỉnh theo BMI thì không còn sự khác nhau nữa [9].<br /> Theo thời gian mãn kinh, nhóm có thời gian mãn kinh < 5 năm có nồng độ estradiol<br /> cao nhất và cũng có độ lệch chuẩn cao nhất (23,14 ± 19,41 pg/ml). Mặc dù trong việc lựa<br /> chọn đối tượng nghiên cứu, nhằm tránh những trường hợp không nhớ chính xác thời điểm của<br /> kỳ kinh cuối cùng, chúng tôi chỉ chọn những phụ nữ có thời gian mãn kinh tối thiểu 2 năm,<br /> nhưng kết quả này cho thấy có thể trong nhóm đối tượng này vẫn có một số trường hợp đang<br /> ở giai đoạn quanh mãn kinh với sự dao động rất lớn của estradiol.<br /> Ở phụ nữ tiền mãn kinh, một lượng lớn testosteron được tạo ra từ sự khử<br /> androstenedion ở các mô ngoài buồng trứng (190 g/24h trong tổng số 250 g/24h), vì vậy sự<br /> giảm testosteron trong giai đoạn mãn kinh chủ yếu do sự giảm sản xuất testosteron từ các mô<br /> ngoài buồng trứng, trong khi buồng trứng sản xuất testosteron gần như không đổi (khoảng 60<br /> g/24h) [7].<br /> <br /> 4. KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu 350 trường hợp phụ nữ mãn kinh tự nhiên, chúng tôi có những kết<br /> luận sau:<br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br /> 1. Nồng độ trung bình estradiol huyết thanh 19,05 ± 11,95 pg/ml; khi mãn kinh > 5 năm nồng<br /> độ estradiol huyết thanh giảm nhiều so với mãn kinh < 5 năm và từ năm thứ 5 trở đi sau khi<br /> mãn kinh, nồng độ estradiol huyết thanh ít có sự thay đổi. Nồng độ trung bình testosteron<br /> huyết thanh 0,152 ± 0,081 ng/ml và không có sự khác biệt đáng kể nồng độ testosteron huyết<br /> thanh theo thời gian mãn kinh.<br /> 2. Thừa cân chiếm tỉ lệ cao nhất (51,2%), tiếp đến là béo phì độ 1 (43,3%) và chỉ có 5,5% béo<br /> phì độ 2. Có 62,9% phụ nữ mãn kinh bị béo bụng, trong đó cao nhất ở nhóm có thời gian mãn<br /> kinh > 9 năm với tỉ lệ 70,3%.<br /> Nồng độ trung bình một số thông số lipid máu: cholesterol toàn phần huyết thanh 6,0<br /> ± 1,05 mmol/l, triglycerid huyết thanh 2,11 ± 1,39 mmol/l, HDL-C huyết thanh 1,37 ± 0,29<br /> mmol/l, LDL-C huyết thanh 3,68 ± 0,97 mmol/l. Trị số trung bình các chỉ số lipid máu không<br /> có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phụ nữ có thời gian mãn kinh khác nhau.<br /> Tỉ lệ tăng cholesterol toàn phần khá cao ở phụ nữ mãn kinh (71,6 – 79,4% tùy theo<br /> thời gian mãn kinh). Tỉ lệ tăng LDL-C huyết thanh cũng cao (56,8% - 64,5% tùy theo thời<br /> gian mãn kinh). Tăng triglycerid huyết thanh gặp trong gần 50% trường hợp và cao nhất ở<br /> nhóm phụ nữ có thời gian mãn kinh 5-9 năm. Giảm HDL-C huyết thanh ít gặp hơn các bất<br /> thường khác và tăng dần theo thời gian mãn kinh (từ 39,2% lên 42,6%).<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thy Khuê (2005), “Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái<br /> tháo đường typ 2”, Y học thực hành, 507-508, tr. 331-340.<br /> 2. Phù Thị Hoa (2006), “Nghiên cứu nồng độ estradiol và một số chỉ số lipid máu ở phụ nữ<br /> mãn kinh khám sức khỏe tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế”, Luận văn thạc sỹ y<br /> học. Trường Đại học Y khoa Huế.<br /> 3. Đặng Vạn Phước, Phạm Tử Dương và cs (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch<br /> học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị rối loạn lipid máu”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý<br /> tim mạch và chuyển hóa, NXB Y học, tr. 476 - 502.<br /> 4. Lê Thị Thanh Tịnh, Trần Hữu Dàng (2005), “Hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh”,<br /> Y học thực hành. 507-508: 403-407.<br /> 5. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), “Mãn kinh”, Nội tiết học đại cương, NXB Y<br /> học, tr. 329-330.<br /> 6. Al-Azzawi (2000), “The menopause and its treatment in perspective”, Postgrad Med J,<br /> 77, pp. 292-304.<br /> 7. Bulun S. E., Adashi E. Y. (2003), “The physiology and pathology of the female<br /> reproductive axis”, Williams Textbook of Endocrinology, pp. 587-665.<br /> 8. Carr M. C. (2003), “The emergence of the metabolic syndrome with menopause”, J Clin<br /> Endocrinol Metab., 88, pp. 2404-2411.<br /> 9. Golden S. H., Dobs A. S. et al (2007), “Endogenous sex hormones and glucose tolerance<br /> status in postmenopausal women”, J Clin Endocrinol Metab, 92, pp. 1289-1295.<br /> 10. International Diabetes Federation (2006), “The IDF consensus worldwide definition of the<br /> metabolic syndrome”, pp. 1-23.<br /> 11. Olympus (2006), “Product information: Cholesterol, Triglycerides, HDL-Cholesterol,<br /> LDL-Cholesterol, Apolipoprotein B, Glucose”, pp. 1-6.<br /> 12. Roche Diagnostics (2002), “Product Information - Elecsys Estradiol”, pp. 1-34.<br /> 13. Roche Diagnostics GmbH (2000), “Product information - Elecsys Testosterone – Elecsys<br /> 1010/2010 system”, pp. 1-34.<br /> 14. World Health Organization (1996), “Research on the menopause in the 1990s”, pp. 1-116.<br /> 15. World Health Organization (2000), “The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and<br /> its treatment”, pp. 1-56.<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y Dược học – Số 1 Trường Đại học Y Dược Huế<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2