Nụ cười viên mãn
lượt xem 4
download
Phong Luân vừa trải qua một cơn tai biến. Ông tin rằng mình sẽ không sống được bao lâu nữa. Gần đây ông hay mơ những giấc mộng kỳ quái. Ông thấy cái chết đến với mình nhẹ nhàng như một giấc ngủ. Rồi linh hồn ông bồng bềnh, lơ lửng, tựa một chiếc lá vàng bay trong gió… Không biết ông nghĩ gì, nhưng ông quyết định đi du lịch. Mà một người cô đơn, không người thân như ông, có những quyết định gì vào lúc cuối đời, thì ai mà lường trước được. Khi nhìn đồng ruộng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nụ cười viên mãn
- Nụ cười viên mãn TRUYỆN NGẮN CỦA PHƯƠNG TRINH Phong Luân vừa trải qua một cơn tai biến. Ông tin rằng mình sẽ không sống được bao lâu nữa. Gần đây ông hay mơ những giấc mộng kỳ quái. Ông thấy cái chết đến với mình nhẹ nhàng như một giấc ngủ. Rồi linh hồn ông bồng bềnh, lơ lửng, tựa một chiếc lá vàng bay trong gió… Không biết ông nghĩ gì, nhưng ông quyết định đi du lịch. Mà một người cô đơn, không người thân như ông, có những quyết định gì vào lúc cuối đời, thì ai mà lường trước được. Khi nhìn đồng ruộng xanh ngút ngàn qua cửa kính máy bay, Phong Luân hồi tưởng bao kỷ niệm trong đời, những người phụ nữ đến rồi đi khỏi cuộc đời ông. Khi máy bay hạ cánh, mọi người xúm xít chờ nhận lại hành lý ký gởi. Một anh thanh niên đẩy giúp hành lý cho ông một đoạn đường. Bao giờ cũng vậy, bao giờ cũng có ai đó đỡ giùm ông gánh nặng, nhưng chỉ một chốc thôi. Chỉ một chốc thôi rồi ông lại phải một mình gánh lấy gánh nặng của mình. Xét cho cùng, ở đời ai chẳng thế? Tay phải của Phong Luân gần như liệt hẳn. Chân phải cũng bước rất khó khăn. Vì vậy, ông kéo hành lý đi bằng tay trái. Xem ra không thể kéo hành lý bằng tay phải, thì kéo hành lý bằng tay trái cũng chẳng có vấn đề gì. Chỉ có điều tay phải là tay thuận của Phong Luân khi vẽ. Ông là một họa sĩ. Và biết mình không thể vẽ được nữa. Khi ở vào độ tuổi 20, Phong Luân nhận được vài giải thưởng trong hội họa và những lời khen ngợi, kỳ vọng. Nhà ông ở gần một lò bánh mì. Anh thợ nướng bánh mì có một cô vợ và một đứa con. Những lúc rảnh rỗi, khi một tay Phong Luân cầm giá vẽ, một tay cầm bảng màu, cọ, giấy… đến công viên; một tay anh thợ dắt vợ, một tay dắt con đi chơi cầu
- tuột. Phong Luân đã nhìn thấy nét mặt rạng rỡ, tiếng cười sảng khoái của anh thợ trong những thời khắc như thế. Anh thợ dĩ nhiên không biết vẽ và không có giải thưởng. Nhưng Phong Luân từng ước giá như mình có thể đổi các giải thưởng cùng lời khen để có những giờ phút giản đơn như thế. Phong Luân mơ một cuộc sống ấm áp, yên bình. Dần dần, ông không còn gì để trao đổi, để mặc cả nữa. Sau những giải thưởng ấy, Phong Luân chỉ vẽ được những tác phẩm trung bình, ít được chú ý. Và ông vẫn cứ cô đơn. Đến nỗi có lúc ông cay cú cuộc đời: cái cảnh sống cô độc như thế này chỉ nên gán ghép cho những ai đó tài năng xuất chúng, chứ không thể đè một gã tầm thường như mình ra bắt phải chịu cho bằng được. Ngay trước tuổi 30 của Phong Luân, một vị linh mục đã nói rằng: “Cha luôn ngạc nhiên về những gì Chúa đã làm và không làm cho cuộc đời con. Cha mong con hạnh phúc trọn vẹn, bất chấp những điều không trọn vẹn mà con phải chịu”. Bây giờ thì Phong Luân đã ở độ tuổi lục tuần. Một trong những điều “không trọn vẹn” mà vị linh mục nói chính là: Phong Luân mắc chứng sợ cơ thể phụ nữ. Ông nâng niu họ, ông thương nhớ họ, ông cần và khát khao tâm hồn họ, sự chia sẻ của họ như tri kỷ, tri âm. Nhưng ông kinh hãi những gắn bó sâu xa về xác thịt. Nói cho đúng, không phải những người phụ nữ đến rồi đi khỏi cuộc đời ông. Mà ông đã để họ ra đi, đã khiến họ phải ra đi. Phong Luân tin mình sắp chết, biết mình không thể vẽ được nữa và hiểu rõ chứng bệnh lạ thường của mình. Thế thì có quái dị không khi ở vào cái tuổi này, vào hoàn cảnh này, ông vẫn chờ đợi cái gọi là “hạnh phúc trọn vẹn”? Phong Luân thuê một căn phòng nhỏ ở nhà nghỉ gần bờ biển. Ông muốn ngắm mặt trời nhô lên từ mặt biển và lắng nghe tiếng sóng vỗ vào đêm. Dạo đó, do ảnh hưởng bão, trời cứ mưa suốt. Đó là một đêm mưa gió quật không thương tiếc vào những cánh cửa đóng chặt. Hơi lạnh lùa vào phòng. Phong Luân tê tái cả người. Giữa lúc gió mưa gào thét như thế, tiếng gõ cửa vang lên.
- Ngay từ đầu Phong Luân đã nghe ra tiếng gõ cửa lọt thỏm giữa tiếng đất trời lồng lộn, như thể đôi tai ông có thêm một bộ phận tách âm chuyên biệt. Nhưng ông vẫn ngồi im, phần vì cả người đang run rẩy, di chuyển rất khó khăn, phần vì tiếng gõ cửa giữa đêm mưa, ở một nơi xa lạ, vắng vẻ như thế này có điều gì đấy vô cùng phi lý. Phong Luân đã không đứng dậy ngay. Ông im lặng lắng nghe. Đó đúng là tiếng gõ cửa. Mỗi lúc một rõ ràng hơn, kiên nhẫn hơn. Phong Luân vịn ghế đứng dậy, lầm bầm: “Chỉ với tiếng gõ cửa này thôi, bọn nhà văn tha hồ mà viết truyện!”. Ông tra chìa vào ổ khóa. Cánh cửa dần dần hé ra. Hơi lạnh và nước mưa xộc thẳng vào căn phòng. Gió lồng lộng thổi. Nhưng bao nhiêu đó thì có gì để nói? Cái đáng kể nằm ở chỗ: trước mặt ông là một người phụ nữ! Hơn 10 năm nay tên tuổi Phong Luân chìm vào quên lãng. Hơn 10 năm nay không một người phụ nữ nào đến tìm ông. - Xin lỗi, ông có phải là họa sĩ Phong Luân? - Tôi đây – Ông thản nhiên đáp. Tháng năm chồng chất lên cuộc đời đã làm ông ít biết ngạc nhiên. - Vậy là tôi đã đúng… “Vậy là tôi đã đúng”. Câu nói nhẹ tênh như một tiếng thở dài. Nhưng “đúng” điều gì? Từng trải qua và chứng kiến nhiều phi lý trong đời đến mức mặc nhiên mà đón nhận, nhưng hôm nay, Phong Luân gặp lại cảm giác tò mò của mấy mươi năm về trước. - Mời bà… mời cô… vào trong. Bên ngoài mưa gió quá… Dưới ánh đèn của căn phòng nhỏ, gương mặt người phụ nữ trông đã rõ ràng hơn. Người phụ nữ khoảng 40 tuổi, nước da bánh mật, dáng vẻ không có gì nổi bật, ăn mặc xuềnh xoàng, gương mặt đầy tâm tư. - Xin lỗi… cô tìm gặp tôi có việc gì? - Cũng chẳng biết để làm gì. Nhưng tôi đã nghĩ về ông 25 năm nay…
- Người phụ nữ im lặng. Gương mặt bồi hồi xúc động. Vào một đêm mưa, cô gõ cửa phòng một họa sĩ già nua, bệnh tật, bị lãng quên mà mình nghĩ đến suốt 25 năm để rồi run rẩy nói bằng giọng phảng phất cái chất phương Bắc: “chẳng biết để làm gì”. Có lạ lùng lắm không? Càng lạ lùng hơn, khi nước mắt bắt đầu ứa ra từ đôi mắt người phụ nữ. Người phụ nữ này là ai? Phong Luân cố tìm lại trong trí nhớ một gương mặt nào tương tự như thế. Ông nhớ tất cả những người phụ nữ mà ông yêu quý hoặc họ từng yêu quý ông. Nhưng tuyệt nhiên không có chi tiết nào giúp ông hiểu thêm về người phụ nữ đang ngồi cách ông một cái bàn. Lúc này, người phụ nữ lấy khăn tay chậm rãi lau nước mắt. Vừa lau, cô vừa nói: - Có lẽ ông không nhận ra tôi. Cũng đúng thôi, ngày đó ông rất vội. - Tôi rất xin lỗi. Có lẽ căn bệnh đã lấy đi của tôi một phần ký ức. Xin cô làm ơn kể lại chúng ta đã biết nhau như thế nào. - Lần đó, ông theo một đoàn cứu trợ đến Quảng Bình trong mùa lũ… Quảng Bình mùa lũ? Có! Phong Luân từng đến đó. Hôm ấy, ông đi cùng một người bạn, đem tiền mà bạn bè ở Sài Gòn quyên góp, đến tặng cho đồng bào vũng lũ. Đúng là ông rất vội. Có tất cả 100 phong bì và ông cùng bạn, mỗi người phải đến 50 ngôi nhà, trao tận tay số tiền như đã hứa với những người đóng góp. Đường vào nhà người dân nước hãy còn ngập và vé máy bay trở về cũng đã đặt xong. Ông và bạn phải đi không nghỉ giữa trời mưa. Mưa, thế mà khát nước, nhưng không kịp uống, phải cố làm xong nhiệm vụ và đến sân bay kịp lúc. Ông nhớ chiếc xuồng đưa ông đến vùng đồng bào bị chia cắt, nhớ lúc bị ngã chỏng gọng vì bước gấp trên đường trơn. Nhưng… ông gặp cô gái này ở đâu giữa đất Quảng Bình? Không nhớ ra… Vẫn không nhớ ra… - Khi ấy, nhà của chị em tôi bị bão lũ quét sạch, chỉ còn một góc vách tường và ngổn ngang gạch đá. Chính mắt tôi trông thấy bố mẹ mình bị bão lũ cuốn đi ra sao… Một căn nhà chỉ còn lại ngổn ngang gạch đá ở Quảng Bình năm ấy? Không đúng! Ông từng tận mắt chứng kiến những căn nhà tan hoang, nhưng đó là ở Phú Yên, trong chuyến cứu trợ vùng lũ mà ông tham gia một năm trước đó. Còn ở Quảng Bình, vùng mà ông
- đến, nhà bị ngập, tốc mái, nhưng hoang tàn thì không! Mặc dù tin vào điều mình nhớ, Phong Luân vẫn không lên tiếng phản đối mà tiếp tục lắng nghe. -… Tôi cùng đứa em trai chỉ còn biết ngồi ôm nhau giữa đống gạch đá ấy. Rồi ông đến. Ông đã đứng nhìn tôi rất lâu. Lần đầu tiên gặp lại ông sau 25 năm, tôi nhận ra ông cũng nhờ ánh mắt. Người phụ nữ nhìn thẳng vào Phong Luân. Cái nhìn thiết tha chờ đợi. Giọng cô mềm hẳn đi. - Khi ấy, đột nhiên ông bảo ông cần phải vẽ. Ông nói nếu không vẽ, nỗi buồn trên gương mặt tôi sẽ ám ảnh ông suốt đời… Câu chuyện của người phụ nữ làm không gian căn phòng như nóng dần lên. Câu chuyện kể về Phong Luân. Nhưng ông lại cảm thấy mình chưa từng trải qua những điều như thế. Tuổi già và căn bệnh làm ông trở nên lú lẫn chăng? - Sau đó thì sao? Tôi có vẽ không? – Quên mất mình là nhân vật chính trong câu chuyện đang được kể lại, Phong Luân thắc mắc. - Ông không kịp vẽ. Vì người đi cùng nhắc ông về giờ lên máy bay. Nhưng có lẽ ông không hề biết rằng… tôi… cũng đã nhìn ông rất lâu… Lúc ấy tôi 15 tuổi, và ông chắc chỉ mới ngoài 30. Một đứa con gái vừa trải qua mất mát khủng khiếp như tôi đã bị cái nhìn xót xa của ông… ám ảnh… ám ảnh… - Nó khác thường lắm sao? - Ông nhìn như thể… xin lỗi… như thể chính bố mẹ ông vừa bị bão lũ cuốn trôi, chính căn nhà ông vừa trở thành gạch vụn… Phong Luân lặng đi. Ông không thể nhớ ra mình từng như thế. Ông cố hình dung hình ảnh cô gái 15 tuổi, tóc xõa tung, tay chân run rẩy, ôm chặt đứa em nhỏ trong tay. Gương mặt trắng bệch, đôi mắt ngây dại và không tin nổi vào những gì đã diễn ra. Xung quanh cô, mưa gió não nề.
- Rốt cuộc thì có hay không có cuộc hội ngộ ấy? Phong Luân không tự trả lời được, chỉ có điều chắc chắn rằng Phong Luân đã không vẽ được gương mặt cô ngày đó. Ông rụt rè với câu chuyện của chính mình: - Sau lần gặp đó, chúng ta còn gặp nhau nữa không? - Còn! Mà không… - Người phụ nữ cười nhẹ - Đúng ra là chỉ có tôi gặp ông mà thôi. Tôi thấy ông trên một tờ báo… Ngày ấy, khi cơn lũ qua đi, hai chị em tôi được người quen đưa lên Sài Gòn học nghề. Tôi sinh sống ở đó, lập gia đình. Đến nay, hai đứa con tôi đã lớn, đứa đầu đã học lớp 7. Tôi đã luôn hỏi thăm về ông nhưng chỉ hai năm nay, khi ly thân cùng chồng, tôi mới bắt đầu tìm ông thật sự. Cũng chẳng biết để làm gì. Chắc chỉ là… để trả nợ cho chính mình. Hàng đêm, tôi vẫn mơ thấy ông đứng nhìn tôi, mang nỗi đau của tôi trên gương mặt mình… - Xin chia sẻ những nỗi buồn trong cuộc đời cô. Làm sao cô biết tôi ở đây? - Như đã kể, tôi hỏi thăm nhiều người. Tuần trước, may mắn làm sao tôi gặp được hàng xóm của ông và biết ông đến đây du lịch một mình. Tôi vội vàng đi. Không hiểu sao tôi linh cảm rằng, nếu không đi, tôi không thể nào gặp lại ông được nữa… - Tôi rất xúc động khi biết có người nghĩ đến trong suốt 25 năm qua và lặn lội tìm mình. Nhưng bức tranh mà cô nói… tôi đã không vẽ xong… Tôi không biết nói gì hơn… tôi thật sự rất tiếc… - Ông không cần phải tiếc. Tôi đến đây vì chính mình và vì muốn thăm ông. Sau ngày đó, ông đi đâu, ông làm gì? Bên ngoài, mưa vẫn cứ rơi. Phong Luân chậm rãi kể chuyện về đời mình cho người phụ nữ mà mãi đến lúc này, ông cũng không biết chắc đó là ai. Đêm mỗi lúc một khuya dần, câu chuyện của hai người vẫn chưa kết thúc và bóng đèn trên trần nhà vẫn sáng lung linh. Khoảng cách giữa hai người đã thu ngắn lại. Thỉnh thoảng, người phụ nữ đưa chiếc khăn thấm nước mắt ban nãy lau nước bọt nơi khóe miệng của Phong Luân (đó là di chứng của cơn tai biến). Cô đặt tay phải của ông lên một chiếc gối ở sofa, tìm một chiếc gối khác cho ông dựa lưng vào. Còn ông thì rót cho cô một ly trà nóng khác…
- Sáng hôm sau… Nhân viên nhà nghỉ phát hiện ra người đàn ông khoảng 60 tuổi ở căn phòng nhỏ đã qua đời. Ông chết nhẹ nhàng như đang ngủ. Câu chuyện của tôi đáng lẽ đến đây là kết thúc. Nhưng các bạn đã chịu khó lắng nghe tôi kể từ nãy đến giờ, tôi cũng không muốn giấu các bạn vài chi tiết nhỏ xung quanh cái chết của ông họa sĩ già. Khi thu nhặt tất cả tư trang của người quá cố, người ta phát hiện ra ông họa sĩ không có đủ tiền trả cho việc thuê phòng, phục vụ bữa ăn, giặt ủi theo đúng hạn mà ông đăng ký với nhà nghỉ. Nhiều người bảo ông đã ở vào tuổi 60, lại bệnh tật nên tính toán lẫn lộn là bình thường. Nhưng cô nhân viên nhà nghỉ lại cảnh giác: “Không khéo ông ấy bị lừa tình, lừa tiền, đêm trước, tôi thấy có một người phụ nữ đến phòng ông. Xem cách ăn mặc và điệu bộ thì đáng nghi lắm…”. Bây giờ thì mọi chi tiết mà tôi biết, tôi đã kể hết rồi. Nếu các bạn hỏi tôi về người phụ nữ, tôi xin thưa thiệt tình rằng tôi chỉ biết có thế thôi. Còn nếu bạn vẫn thắc mắc vì sao bỗng dưng tôi lại đi kể một câu chuyện như thế này thì tôi đành phải tiếp tục. Người họa sĩ không danh tiếng, già nua và bệnh tật khi chết ở xứ người có một vẻ rất lạ thường. Chân duỗi ra thư giãn. Tay phải ông đặt trên gối, tay trái khép trên đùi ở dáng điệu nghỉ ngơi. Da mặt ông giãn ra. Mắt khép nhẹ nhàng. Và đôi môi nở một nụ cười viên mãn. Nụ cười viên mãn. Sở dĩ tôi muốn kể câu chuyện này chỉ là vì nụ cười ấy thôi, bạn ạ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kẻ Đầu Tiên Phải Chết
0 p | 99 | 16
-
Kẻ Lãng Mạn Cuối Cùng
95 p | 90 | 11
-
Truyện ngắn Nụ hôn cuối cùng: Phần 2
87 p | 71 | 8
-
Biển Đời Giông Tố
123 p | 83 | 8
-
Bạn trai tôi là Sói
34 p | 85 | 7
-
Một câu chuyện tình buồn
3 p | 123 | 6
-
Hè này, nhà mình đi du thuyền Bhava ở Vịnh Hạ Long nhé!
4 p | 98 | 5
-
Về nơi gió thổi
16 p | 80 | 5
-
Anh sẽ cưới em nhé
4 p | 57 | 5
-
Khi sếp nữ mắc bẫy “hạ bệ”
5 p | 64 | 5
-
Nhật ký một tình yêu… trà sữa
5 p | 68 | 4
-
Như là nước mắt
8 p | 49 | 3
-
Song Sinh
26 p | 64 | 2
-
Mùa thi đại học
6 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn