intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NỮ HOẠ SĨ MINH PHƯƠNG SỰ PHÂN THÂN GIỮA NGHỆ THUẬT HỘI HỌA VÀ NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con đường nghệ thuật của nữ hoạ sỹ Minh Phương như tôi biết, đó chính là sự phân thân giữa nghệ thuật hội hoạ và nghệ thuật đồ hoạ. Cụ thể hơn là tranh lụa, sơn dầu, bột màu... và tranh cổ động như “nước chảy đôi dòng” đều đến được bến bờ nhất định. Tôi may mắn được hai hoạ sĩ Minh Phương - Dương ánh (Ngô Nguyên Dị) mời đến nhà xem tranh, cùng anh chị chọn tranh cho 3 triển lãm: Triển lãm Tranh cổ MINH PHƯƠNG-Hoa thược dược-Bột màu, 1968,56x42cm động của Dương ánh - Minh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NỮ HOẠ SĨ MINH PHƯƠNG SỰ PHÂN THÂN GIỮA NGHỆ THUẬT HỘI HỌA VÀ NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA

  1. NỮ HOẠ SĨ MINH PHƯƠNG SỰ PHÂN THÂN GIỮA NGHỆ THUẬT HỘI HỌA VÀ NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA Con đường nghệ thuật của nữ hoạ sỹ Minh Phương như tôi biết, đó chính là sự phân thân giữa nghệ thuật hội hoạ và nghệ thuật đồ hoạ. Cụ thể hơn là tranh lụa, sơn dầu, bột màu... và tranh cổ động như “nước chảy đôi dòng” đều đến được bến bờ nhất định. Tôi may mắn được hai hoạ sĩ Minh Phương - Dương ánh (Ngô Nguyên Dị) mời đến nhà xem tranh, cùng anh chị chọn tranh cho 3 triển lãm: Triển lãm Tranh cổ MINH PHƯƠNG-Hoa động của Dương ánh - Minh Phương tại thược dược-Bột màu, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tháng 1968,56x42cm 8/2008. Triển lãm các tác phẩm hội hoạ “Hình tượng Phụ nữ Việt Nam trong tranh Dương ánh” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, tháng 10/2009; Tiếp theo là triển lãm các tác phẩm hội hoạ của Minh Phương tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tháng 4 năm 2011. Từ hơn 200 tác phẩm tôi đã được xem và cùng anh chị trực tiếp tuyển chọn tác phẩm, đã đọng lại trong
  2. tôi: “Con đường nghệ thuật hội hoạ của nữ hoạ sĩ Minh Phương”. Suốt 40 năm cầm bút vẽ, in đậm dấu chân chị trên khắp nẻo đường của đất nước. Nữ hoạ sĩ Minh Phương, sinh năm 1943 tại Hà Nội. Được đào tạo có hệ thống, hệ chính quy từ trung cấp đến đại học tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tốt nghiệp Khoa hội hoạ niên khoá 1969 - 1974. Về công tác tại Cục Thông tin Cổ động, từ một cán bộ trở thành một trưởng phòng nghiệp vụ. Nếu không có ý thức tự rèn luyện về thể loại tranh cổ động, chắc khó có thể sáng tác tranh cổ động, nhất là tham gia tổ chức các cuộc vận động sáng tác tranh cổ động một thời vàng son của chúng ta. Song tình yêu nghệ thuật hội hoạ mà chị được đào tạo chu đáo vẫn cháy âm ỷ, chị bền bỉ và miệt mài sáng tác với một khối lượng tác phẩm lớn. Nghệ thuật luôn như một quan niệm. Các quan niệm khác nhau dẫn đến cách tiếp cận hiện thực và xử lý nghệ thuật khác nhau. Chất liệu tuy chỉ là một phương tiện, song nếu không am hiểu tinh tường ngôn ngữ, thể loại, chất liệu, không tinh thông kỹ thuật thì khó phát huy hết vẻ đẹp đặc thù về thể loại và chất liệu theo một quan niệm tạo hình của mỗi người. Các tác phẩm hội hoạ công bố trong triển lãm cá nhân lần này của nữ hoạ sĩ Minh Phương đã thể hiện sinh động quan niệm và phong cách nghệ thuật của mình như: - Tranh lụa: Nhà sàn của Bác Hồ, Đọc báo, Nữ dân quân, Mùa xuân trên rẻo cao,
  3. Hái chè... với kỹ thuật nhuộm màu trên nền lụa, Minh Phương đã phát huy vẻ đẹp óng ả, nhung mịn, giàu chất thơ - đặc thù trong tranh lụa. - Tranh sơn dầu: Bên chùa Chấn quốc, Bến cảng sông Hồng, Nghìn năm hương sắc, Mây đỉnh núi Phan si păng, Sông Hương... một chất liệu du nhập từ Châu Âu hội đủ khả năng nắm bắt tất cả hình sắc vốn có của tự nhiên hiện thực. Màu từ khi vẽ đến khi khô không thay đổi. Song ngay từ buổi đầu, các hoạ sĩ chúng ta đã vẽ sơn dầu theo quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông. Việt Nam đã và đang tạo nên một phong cách nghệ thuật sơn dầu hiện đại đậm bản sắc dân tộc. Tranh sơn dầu của Minh Phương ít hay nhiều biết tiếp tục tinh hoa nghệ thuật sơn dầu của các thế hệ đi trước theo cảm quan của thế hệ mình và giàu nữ tính. - Tranh bột màu: Nhiều hơn cả là tranh bột màu: Biển sớm, Sa Pa, Mùa hoa mận, Nhà Bác Hồ ở Kim Liên, Hoa thược dược, Bên nhà sàn Yên Thế, Cọ Lục Yên... một chất liệu tiện dụng, phổ cập, có thể vẽ trực tiếp với cảm xúc tươi nguyên. Có điều phải biết dự báo màu khi khô, sao cho màu trong trẻo với nhiều sắc độ. Sắc chính là cái nhuỵ của màu. Tranh bột màu của Minh Phương khá có duyên, một cái duyên thầm đúng với tính cách của chị. Theo tôi, sở trường của Minh Phương là tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh lao động sản xuất với sinh hoạt đời thường, bình dị:
  4. - Tranh phong cảnh: Minh Phương vẽ nhiều tranh phong cảnh từ miền núi, miền biển, miền Bắc đến miền Nam, chị biết khai thác vẻ đẹp đặc thù của từng cảnh vật và thổi hồn vào những sắc thái tình cảm của mình trong nhiều chiều không gian thời gian: Na Hối - Bắc Hà, Chiều Cát Hải, Giếng Cốc, Trên dòng Bình Nhật, Biên giới Việt Nam - Campuchia, Đêm Sóc Trăng... - Tranh chân dung: Tiêu chí thẩm định của một tác phẩm chân dung: “phải giống đời nay - đẹp cho đời sau”. Minh Phương đã và đang vẽ chân dung theo tiêu chí đó. Em Ngọc Khánh, Cô Na Ly, Bác Sasami, Anh Ngọc Thanh Thanh... Những con người lao động chị gặp trong những chuyến đi thực tế sáng tác cho thấy khả năng về hình mà hình là 3/4 tác phẩm hội hoạ nói chung, đặc biệt trong thể loại tranh chân dung. - Tranh lao động sản xuất và sinh hoạt đời thường, bình dị: Vốn là sở trường của các nữ hoạ sĩ trong đó có Minh Phương. Các tranh lụa Cải tạo đập đáy, Cân thóc, Chọn kén, Tuốt lúa ngày mùa, các tranh sơn dầu Mở bến, Trong rừng cao su, Mở đường, Gieo hạt, những tranh và ký hoạ bột màu: Bộ đội đến thăm Nhà Bác Hồ, Hợp tác xã dép nhựa Quyết Thắng, Sửa chữa tàu cá, Gặt lúa, Đêm trung thu, Guồng sợi... chân thành trong cảm xúc, giản dị và dễ hiểu về hình thức, tạo nên sự hấp dẫn trong không ít tác phẩm theo một quan niệm tạo hình riêng.
  5. Tựu chung, trên 40 năm cầm bút vẽ, Minh Phương sớm đã định hình định vị một phong cách nghệ thuật hội hoạ hiện thực giàu chất thơ và nữ tính. Sau 3 lần cùng anh chị chọn tranh và tổ chức triển lãm, tôi thấy anh chị không chỉ chăm lo cho nhau về đời sống mà còn động viên hỗ trợ lẫn nhau trong nghệ thuật, đúng như các cụ ta đã dạy “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Chỉ còn vài năm nữa, Minh Phương đã bước sang “tuổi xưa nay hiếm” nhưng chị vẫn rất trẻ trung trong lao động sáng tạo nghệ thuật và giàu mơ ước. Chị vẫn lấy công việc sáng tác, công bố tác phẩm làm “niềm vui lớn” cho mình, cho gia đình, đồng nghiệp và công chúng yêu mỹ thuật. Thật hiếm có những người như vậy. Đó cũng là mục đích triển lãm cá nhân “các tác phẩm hội hoạ của nữ hoạ sĩ Minh Phương” một nữ tác giả đã có 64 tranh cổ động được Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lưu giữ. Một triển lãm hội hoạ chân thực, nghiêm túc, chững chạc. Một biểu hiện sinh động về sự phân thân trên con đường nghệ thuật của nữ hoạ sĩ Minh Phương, có khả năng đối thoại rộng rãi. LÊ QUỐC BẢO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1