YOMEDIA
ADSENSE
Nữ quyền trong sáng tác của Elfriede Jelinek
22
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
E. Jelinek là một trong nữ văn hào đương đại có nhiều ảnh hưởng trong vấn đề phụ nữ ở Áo. Bà lúc nào cũng thách thức xã hội đương thời với những bài viết tranh đấu nữ quyền sâu sắc, chỉ trích xã hội, chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lắm khi bị xem là có tính khiêu dục bằng giọng điệu chế giễu, trêu chọc. E. Jelinek xem mình như một người tranh đấu cho quyền lợi phái nữ với sự đồng cảm rõ rệt nghiêng về phái giới của mình.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nữ quyền trong sáng tác của Elfriede Jelinek
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 83-89 NỮ QUYỀN TRONG SÁNG TÁC CỦA ELFRIEDE JELINEK Lê Thị Bích Hạnh Trường THPT Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước 1. Đặt vấn đề - - Năm 2004, tiểu thuyết gia kiêm kịch gia nổi tiếng Elfriede Jelinek - nữ nghệ sĩ nước Áo - đã được vinh danh giải thưởng Nobel văn học. Đây là một giải thưởng gây nhiều tranh cãi nhất xưa nay. Sự nghiệp văn chương lẫy lừng của bà được trở thành một trong những hiện tượng tốn nhiều giấy mực của văn đàn thế giới. Bên cạnh những ý kiến khen ngợi hết lời, không ít người khó cảm nhận tác phẩm của bà. Vượt lên tất cả, Elfriede Jelinek (E. Jelinek) vẫn giành vô số giải thưởng văn học, mà đỉnh cao là giải Nobel văn chương. Số lượng tiểu thuyết của E. Jelinek khá dày dặn, cho đến nay bà đã có 8 tiểu thuyết được xuất bản. Tuy nhiên, nếu kể đến những tiểu thuyết mang đậm văn phong của bà thì người ta thường đề cập đến: Tình ơi là tình (Die Liebhaberinnen-1975) và đặc biệt là tác phẩm mang đến cho bà giải Nobel văn học - Cô gái chơi dương cầm (Die Klavierspielerin-1983). Đây cũng là hai tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt. E. Jelinek là một trong nữ văn hào đương đại có nhiều ảnh hưởng trong vấn đề phụ nữ ở Áo. Bà lúc nào cũng thách thức xã hội đương thời với những bài viết tranh đấu nữ quyền sâu sắc, chỉ trích xã hội, chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lắm khi bị xem là có tính khiêu dục bằng giọng điệu chế giễu, trêu chọc. E. Jelinek xem mình như một người tranh đấu cho quyền lợi phái nữ với sự đồng cảm rõ rệt nghiêng về phái giới của mình. Không chút thương xót, bà vạch trần sự giả đạo đức, những mặt ngoài dối trá của thông lệ xã hội, những nghi lễ và truyền thống phụ hệ, những nguyên nhân dẫn tới sự chèn ép phái nữ cùng với lạm dụng quyền hành trong xã hội Áo đương thời. 2. Nội dung nghiên cứu Sau thế chiến thứ II, mọi trật tự được trả về đúng vị trí, chế độ độc tài phát xít sụp đổ, thế nhưng nước Áo trong một thời gian dài vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ chế độ độc tài trước đó. Người dân vẫn sống trong một bầu không khí ngột ngạt, u ám, đặc biệt là người phụ nữ - đối tượng dễ bị xâm hại và tổn thương. Họ đã phải gánh những gánh nặng từ thể xác đến tinh thần bởi một nền chính trị độc tài xem 83
- Lê Thị Bích Hạnh trọng sức mạnh và kỷ luật. Cả xã hội Áo đương thời giãy chết dưới sự thống trị của một thể chế ảnh hưởng tư tưởng Nazi, hấp hối trong sự kiềm tỏa của bóng tối tội lỗi, sự giả dối và những định chế khắc nghiệt. Tàn dư của quá khứ Nazi đã đẩy cuộc đời mỗi con người trong xã hội Áo đương thời phải gắn thêm thán từ: số phận!, đẩy những cuộc sống bình thường trở thành bi kịch. Làm sao có thể hạnh phúc khi sống trong một xã hội đầy rẫy sự bất ổn, âu lo và nghiệt ngã, “khắp mọi nơi trong thành Vienne, và ngay từ khi còn là một đứa trẻ, ai ai cũng được cảnh báo phải tránh xa nơi này trong đêm tối. Trai bên trái, gái bên phải” [2]. Trong một xã hội mà tội ác nhan nhản, con người đối xử với nhau như những kẻ thù, họ yêu nhau, làm tình với nhau hàng ngày nhưng ngay trong tư tưởng của họ vẫn toan tính đối phó với nửa kia của mình. Họ giăng bẫy nhau và sẵn sàng chà đạp lên nhau, làm đau đớn nhau khi cần hoặc thậm chí cả những lúc không cần phải làm thế. Hơn hết, người phụ nữ trong xã hội ấy phải chịu một số phận nghiệt ngã. E. Jelinek đã tự đặt cho mình trách nhiệm phải lên tiếng chống lại những thế lực tàn khốc đang hút cạn kiệt tinh thần, nghị lực và khát vọng sống của những người phụ nữ. Bà cho rằng mình phải làm một điều gì đó để phá bỏ những cái xấu xa đồng thời kiến thiết lại những giá trị căn bản “tôi không tự nguyện làm những việc tôi làm, nhưng tôi phải làm thôi” [3] - bà nói. Bằng những “cú hích” nghệ thuật có chủ ý, bà cố gạt bỏ hết những giới hạn và những thông lệ, mẫu hình lý tưởng của xã hội, bà đặt cái không quen vào giữa những thông thường hàng ngày. Ý định của bà là đưa ra một cách đo lường khác, một nội qui mới. Và cuộc “lật đổ” này chỉ xảy ra qua sự xung đột mãnh liệt, E. Jelinek không hề sợ hãi đương đầu cuộc xung đột này để tìm thấy một cái nhìn mới về hai phái tính, về quá khứ cũng như về tiến trình chính trị của những sự kiện đang xảy ra. Tác phẩm của E. Jelinek , đặc biệt là với Tình ơi là tình và Cô gái chơi dương cầm, ta bắt gặp những đặc điểm của văn chương hậu hiện đại với một thi pháp lạ, nhưng tài hoa. Đây là những sáng tác rất tiêu biểu của E. Jelinek về vấn đề nữ quyền. Với lối kể chuyện và kết cấu truyện độc đáo, các giá trị về cuộc sống được bà ngụy trang bằng những lối hành xử kì dị trong tình yêu và tình dục. Thế nhưng, đấy mới chính là điểm làm nên sự hấp dẫn từ tiểu thuyết của bà. Trong xu thế phát triển văn học hiện nay, nhìn chung các tác phẩm đề cập đến những vấn đề về nữ giới như: tự do, bình đẳng, tình dục... khá nhiều. Bằng cách riêng của mình, những nhà văn nữ cũng đã góp tiếng nói của mình vào phong trào đấu tranh cho nữ quyền. Tác phẩm họ đề cập đến tình yêu và tính dục nữ giới với ngùn ngụt khát vọng về tự do và hạnh phúc khiến nhân loại phải xúc động. Không một sự tưởng tượng cảm xúc nào sâu sắc hơn chính sự tự thân trải nghiệm. Không thể chối cãi khi nói rằng các nhà văn nữ đã viết quá hay về tình yêu và về giới nữ. Sự tự thân nếm trải, tự thân thể nghiệm đóng vai trò to lớn trong việc thể hiện năng lực bản thân và sức mạnh nội tại của nữ giới mà không một nhà văn nam nào có thể lột tả hết được. Tình yêu và sự giải phóng tình dục được miêu tả trong các 84
- Nữ quyền trong sáng tác của Elfriede Jelinek tác phẩm của các nhà văn nữ là phương tiện để người phụ nữ tự giải phóng bản thân. E. Jelinek cũng góp một phần vào đó, nhưng cách của bà hơi khác biệt. Bà chọn cho mình một hướng đi riêng, âm thầm và khá khó khăn! Và bà đã chứng minh được năng lực của nữ giới khi bản thân vẫn quyết liệt và vững vàng trên con đường mình đã chọn - dù khá chông gai, nhưng rất thành công trên con đường đó. Hình ảnh người phụ nữ mà E. Jelinek dụng công khắc họa không xinh đẹp về ngoại hình; không ưu việt về tâm hồn; không nhân văn trong cách nghĩ, cách sống; không có những thiên diễm tình nao lòng người mà hiện lên trần trụi, ích kỷ, xấu xa; tình yêu trong họ cũng đầy toan tính và dục vọng. Nhưng bằng chính điều đó bà đã ghi tên mình vào danh sách những người hàng đầu lên tiếng bảo vệ cho phong trào nữ quyền của nhân loại. Đó chính là sự “khôn khéo” mà có lẽ chỉ riêng E. Jelinek mới có. Với phong cách trần thuật rất riêng trong tác phẩm Tình ơi là tình và Cô gái chơi dương cầm, E.Jelinek đã khẳng định tài năng và giá trị của bản thân trong phong trào đấu tranh vì nữ quyền nói chung. Trong Tình ơi là tình, E. Jelinek viết về phụ nữ công nhân nhà máy, sự vô nghĩa của chính phủ trong những năm bảy mươi và vào đêm trước của sự sụp đổ Bức tường Berlin. Với cách sử dụng các yếu tố tương phản tinh tế, hiệu quả E. Jelinek “nhiệt tình” mô tả một cộng đồng quí tộc và cả bình dân, nơi những người đàn ông được say sưa và được quyền đánh đập phụ nữ của họ. Lời than phiền về cuộc sống cay đắng được người đàn ông “cày xới” trên xác thịt của phụ nữ bằng cách này hay cách khác. Những người phụ nữ, đến lượt họ, bất kể, lại lần lượt tàn ác với nhau. Nó là một xã hội hoang dã. Trong môi trường khắc nghiệt, sự ngây thơ, vô tội của các cô gái trẻ có thể dễ dàng bị bóp nghẹt. Đối với hai nhân vật nữ trong tác phẩm: Brigitte và Paula, cõi tiềm thức của họ bị bóp nghẹt và triệt tiêu hoàn toàn. Các cô gái đã sống một cuộc sống giống như mẹ của mình, như những người đàn bà khác xung quanh. Lớn lên, có một tấm chồng, sinh con đẻ cái, và hết mình cho cái gia đình ấy. Rất tốt nếu như cuộc sống đó là của họ. Nhưng buồn thay, ngay cả với điều họ có quyền hiển nhiên ấy, họ cũng không được lựa chọn, cuộc sống không phải dành cho họ. Họ phải sống một cuộc sống mà đích cuối cùng cũng như vạch xuất phát ban đầu. Ngay cả với cái họ không chọn ấy, để có nó, hoặc là họ được định sẵn, hoặc là họ phải mưu mô, tính toán để được nó. Brigitte đánh đổi cõi tiềm thức để dồn hết năng lượng bản thân cho những tính toán thực dụng. Paula dẹp bỏ nguyện vọng, mơ ước để “trăn mình” vượt qua một cuộc sống khó khăn và tàn khốc. Tác phẩm đề cập đến những người bà thấp kém trong xã hội: đàn bà không tương lai, bị lệ thuộc kinh tế, ở bậc thang thấp nhất. Những đàn bà tầm thường, tìm thấy họ nằm trong bóng tối của những đàn ông chung chạ, tự nhìn mình qua mắt của đàn ông, hiếm khi họ dám bày tỏ những mong ước, ý kiến hay khát khao riêng tư. Họ sinh con đẻ cái, lo việc bếp núc, ăn mặc và sống, họ không có năng lực để tự thay đổi và va chạm với thế giới bên ngoài. Bất cứ mong ước học vấn nào rồi cũng phai 85
- Lê Thị Bích Hạnh nhạt trước áp lực xã hội buộc họ phải lập gia đình. Lấy chồng “đối với phụ nữ là chấm dứt cuộc đời và bắt đầu đẻ con” [2;28], đến khi làm mẹ họ “bắt đầu ghét con gái của mình và muốn để chúng chết càng nhanh càng tốt và cũng chết như chính mình ngày xưa đã từng chết” [2;28]. Tình ơi là tình gửi đến người đọc một thông điệp lớn về quyền cá nhân, đặc biệt là quyền của cá nhân người phụ nữ, về số phận và sự bất lực của cá nhân trước những thế lực đen tối, mạnh mẽ hơn. Nhưng bao giờ tác giả cũng diễn đạt một cách lấp lửng, nước đôi, người đọc không biết chính bản thân tác giả chọn đứng về khuynh hướng nào? đồng tình hay phản đối? Để cho người đọc tự tìm một câu trả lời cũng là cách của E. Jelinek. “Giải mã” được điều đó, độc giả mới có thể trở thành tri kỷ với sáng tác của bà. Phụ nữ trong Tình ơi là tình đi tìm tình yêu với mong muốn tình yêu là điểm tựa để thoát khỏi cuộc sống tù túng. Tình yêu được cả hai gắn với những toan tính rất đàn bà. Tuy nhiên, không mấy khó khăn để thấy được ước mơ cuối cùng của họ là mơ về một mái ấm gia đình hạnh phúc (cho dù quan niệm về nó là không giống nhau). Một mong muốn hết sức chính đáng, thế nhưng không phải ai cũng có thể đạt được điều đó, mấy ai trong số họ có thể thay đổi được số phận của mình. Thế nên tiểu thuyết này có tên Tình ơi là tình, vì dù người có thế nào thì cũng phải nương vào niềm thiêng liêng mang tên Tình Yêu mà sống, dẫu có đắng cay, dẫu rất đau khổ! Cô gái chơi dương cầm - lại là tiếng kêu thống thiết của một linh hồn phụ nữ đang ngoắc ngoải vì ngục tù của lòng thương ích kỷ, của những lề lối, định chế khắt khe, những giá trị đạo đức hào nhoáng, phi lý. Kết quả giáo dục từ ngục tù trên, Erika hầu như đứng bên ngoài, không cách nào hòa nhập được vào cuộc sống, “một vài người ầm ĩ gây chú ý, Erika thì không. Ai đó vẫy tay, Erika thì không. . . Có kẻ nhấp nhổm, đổi giọng, hò hét. Vì họ biết họ muốn gì, Erika thì không” [1;122]. Thậm chí, cô kinh tởm lánh xa con người như một thứ gì truyền nhiễm “khi một nữ đồng nghiệp ở nhạc viện khoác tay, nàng co lại trước sự táo bạo của ả. Không một kẻ nào được phép tựa vào nàng, ngoại trừ nghệ thuật. . . ” [1;122]. Cô không được nhìn thấy một thế giới sinh sôi nảy nở, đầy sinh khí của cuộc sống, ngược lại trong tầm mắt của Erika, thế giới đang tàn lụi dần “trên đường đến trường, Erika gần như buộc chỉ thấy những con người và đồ ăn chết dần chết mòn. Hiếm khi nàng thấy cái gì sinh sôi, phát triển” [1;121]. Tất cả trong cảm nhận của cô là triền miên cô đơn và sự bất tín. Cô gái chơi dương cầm là một cuốn tiểu thuyết vô cùng khó khăn để đọc và hiểu được nó. Tất cả mọi thứ về nó đều lạ, con người, các mối quan hệ, cách ứng xử. . . không theo một lôgic bình thường, đôi khi rất khó để theo dõi theo câu chuyện và hiểu những gì đang xảy ra. Một Erika tội nghiệp, một người mẹ kinh khủng và một Klemmer ngạo mạn đã tạo ra một bộ ba dị thường khó chấp nhận được. Sự tương tác giữa các mối quan hệ xã hội là một vấn đề nhức nhối trong tác phẩm. Trong đó, mối quan hệ gia đình trong xã hội Áo, đặc biệt là vai trò, vị trí của những 86
- Nữ quyền trong sáng tác của Elfriede Jelinek người phụ nữ được lột tả một cách gay gắt, không hề khoan nhượng; để từ đó, người đọc nhìn thấy một nước Áo đương thời với nhiều vấn đề cần phải tinh lọc, đào thải. Với Cô gái chơi dương cầm, cuộc sống nội tâm của người đàn bà bị những định chế hà khắc của xã hội Áo đương thời lấn áp, che khuất và đã thầm lặng quá lâu, lâu đến nỗi nó quên mất mình cũng là một thực thể đang tồn tại và có quyền lên tiếng. Thực tế, những qui định có vẻ hiển nhiên trong quan niệm truyền thống về đàn bà, về tình dục nữ giới, về sự phục tùng đã khiến cho cõi tâm thức của người phụ nữ mất đi bản thể, thậm chí khi có cơ hội vươn lên thì cũng trở nên dị dạng, méo mó. Cô giáo dương cầm Erika đã nỗ lực để đi tìm và sống thật cho cõi tiềm thức của mình. Cô đã cố gắng giành giật từng cơ hội cho ẩn ức tâm hồn trỗi dậy, nhưng kết quả của việc làm ấy khiến Erika càng thảm hại và đau đớn hơn. Tình ơi là tình và Cô gái chơi dương cầm đề cập đến người phụ nữ và sự chật vật, khó nhọc trong quá trình tìm kiếm bản thân. Họ phải sống rập khuôn, giả tạo vì chịu tác động mạnh mẽ từ thể chế chính trị và xã hội phi lý, khe khắc độc tài. Kết quả cuối cùng họ đều bất lực, mất phương hướng trong hành trình tìm kiếm bản thân. Kết thúc tác phẩm là sự thất bại ê chề của các cô gái trong cuộc chiến đối với hoàn cảnh. Thực tế nghiệt ngã cho thấy càng vùng vẫy thì những người phụ nữ đáng thương càng rơi sâu vào bi kịch của số phận cá nhân, càng muốn đi tìm kiếm bản thân thì càng thất bại. Brigitte có vẻ đỡ hơn, ít ra thì cô cũng đã đạt được những gì mà trong kế hoạch cô đã vạch ra nhưng ngay cả như thế thì Brigitte cũng đang dần trở thành con rối của xã hội đầy rẫy bạo lực, cạm bẫy. Nếu như Tình ơi là tình trình diễn hai cách sống, tượng trưng cho hình mẫu sản phẩm của xã hội ấy thì Errika Kohut trong Cô gái chơi dương cầm lại chuyển tải một sức nặng khác, sức nặng về một cuộc chiến âm thầm, sự tàn phá, mục ruỗng từ bên trong của những cái mà xã hội Áo cứ cho là tốt đẹp. Paula và Brigitte công khai tuyên chiến lại với số phận với hoàn cảnh để thay đổi nó thì Errika Kohut lại âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt tìm mọi cách phá đi cái vỏ bọc mượt mà giả tạo để sống đúng với khát khao và ý thích của mình, bản năng dữ dội càng bị dồn nén thì sự nổi loạn càng ghê gớm. Nếu như Paula và Brigitte tương đối đơn giản về tâm hồn lẫn cách sống thì Errika là cả một thực thể phức tạp, thế giới bên ngoài của cô tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại chứa đựng bên trong nó đầy những màu sắc u uẩn mà dữ dội, thâm trầm mà nóng bỏng. Không chỉ với Tình ơi là tình và Cô gái chơi dương cầm, sáng tác của E. Jelinek hầu hết đều cho thấy những khuôn sáo của nền công nghiệp giải trí đã ăn sâu như thế nào vào ý thức của con người, làm tê liệt sức phản kháng đối với bất công giai cấp và bình đẳng giới. Bà thường viết về những nhân vật nữ trong một khung cảnh riêng tư, gia đình, nhưng đó không có nghĩa là bà tìm thấy, trong đời sống gia đình, một hướng đi để đổi thay được căn cơ xã hội hay vai trò của phái nữ. Ngược lại, trong hoàn cảnh tư riêng như thế, tư tưởng và cảm nhận của họ bị 87
- Lê Thị Bích Hạnh cằn cỗi đi vì đàn bà đã chấp thuận chế độ phụ hệ. Trong vương quốc của chính họ, người mẹ đóng vai những cá nhân bị khuất phục. Và đàn bà bị đàn áp, tới phiên họ, lại đàn áp con cái của chính mình. Trong hoàn cảnh sống như thế, những đàn bà khốn bức này phải chịu đựng cả hai: bạo lực từ việc chung sống với đàn ông và sự phục tùng do họ tự đặt lấy cho mình trong vai trò làm đàn bà. Nhưng không một vai nữ nào trong tiểu thuyết và kịch phẩm của E. Jelinek hoàn toàn thụ động, như đối tượng cho nỗi tham muốn hay đàn áp của đàn ông. Thật ra, tất cả đều đóng vai chủ động. Tuy vậy, họ vẫn gãy đổ từ bên trong vì họ đã chấp nhận sự tùng phục và cùng lúc, lại muốn xé bỏ cái mặt nạ kiều mỵ họ đã bị cưỡng ép đặt lên. Đời sống Đàn Bà là một hỏa ngục mà E. Jelinek đâm thủng tới tận cốt. Tiểu thuyết E. Jelinek tưởng chừng như không ca ngợi tình yêu, sự nhân văn; không hề đứng về phía người phụ nữ để ca ngợi bênh vực cho họ; nhưng ở sâu xa, nó mang đến cho người phụ nữ rất nhiều giá trị có ý nghĩa. Mấy ai có thể đủ dũng cảm để khoét vào vết thương đã nhiễm trùng của mình để tự chữa lành nó? Tình ơi là tình và Cô gái chơi dương cầm là hồi chuông về một kiếp sống đánh mất bản ngã, đồng thời kêu gọi sự mạnh mẽ, cứng cáp và biết “phản kích” của những người đàn bà. Trong ấy, vừa là “phản kích” lại thể chế chính trị mục ruỗng, “phản kích” lại những người đàn ông luôn cho mình cái quyền được gây đau đớn và tổn thương cho người đàn bà, và một điều quan trọng nữa là “phản kích” lại chính khuôn mặt xấu xa, tồi tệ đang tồn tại trong chính họ. Để họ được thanh lọc, khẳng định được giá trị của mình, và có chỗ đứng xứng đáng hơn trong xã hội. F.Kafka được xem là nhà văn lớn viết về "thân phận của con người" tồn tại trong một thế giới "vô thường", "phi lí", thực chất là thế giới của xã hội tư bản chủ nghĩa, trong đó con người bị tước hết tư cách, quyền sống. Cũng giống E. Jelinek, thế giới ông miêu tả trong các sáng tác của mình là thế giới mang đặc trưng của hiện thực đế quốc Áo – Hung. Nhưng E. Jelinek khác với F.Kafka, và các nhà văn khác ở chỗ bà “lấy độc trị độc”, bà mô tả hiện thực, cày xới chính hiện thực đó để phản ánh, dùng ngay sự tan vỡ để cảnh báo về tương lai tan vỡ. Bằng cái gai góc chỉ riêng E. Jelinek mới có, bà đã tìm thấy và phơi bày cái xấu, cái ác trong tâm hồn con người, đặc biệt trong bản chất của người đàn bà và tất cả được soi chiếu qua cái nhìn tính dục. Qua đó, tác phẩm của là lời cảnh báo cấp thiết về hiện trạng đạo đức và các giá trị tinh thần đang ngày càng bị họ vùi dập đi nếu họ không đấu tranh với bản thân và đấu tranh với những thế lực đen tối để vực nó dậy. Nữ quyền trong sáng tác của E. Jelinek là tiếp cận theo phương hướng như thế! 3. Kết luận Sau một thời gian dài chịu sự ảnh hưởng từ việc sát nhập và cai trị dưới chế độ độc tài của Đức Quốc Xã, sau năm 1955 nước Áo đã trở thành một trong những quốc gia trung lập, không thiên về Tư bản Chủ nghĩa cũng không thiên về Cộng 88
- Nữ quyền trong sáng tác của Elfriede Jelinek sản Chủ nghĩa, mà có khuynh hướng Xã hội Dân chủ thực sự. Sau năm 1991, nước Áo đã gia nhập khối EU và đến năm 1995 đã thay đổi chế độ chính trị, ngày nay Áo không còn “trung lập” thuần tuý nữa và đã ngả hẳn về phía dân chủ tự do của Tây Âu. Hiện tại, Áo đã trở thành một quốc gia phát triển với nhiều thành tựu đáng ghi nhận về mọi mặt. Với sự đấu tranh không mệt mỏi của các nhà nhân quyền trên tất cả các mặt trận, người dân Áo đã cơ bản thoát khỏi những ảnh hưởng từ tàn dư của quá khứ Nazi và có một đời sống tự do hơn, được tôn trọng hơn, nhất là người phụ nữ. Tuy nhiên, cũng giống như các quốc gia khác, thực tế xã hội Áo vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức và vi phạm quyền con người, đặc biệt là sự xâm hại đối với phụ nữ xảy ra trong thời gian gần đây gây xôn xao dư luận đã cho thấy vấn đề đạo đức và nhân quyền tại Áo cũng cần được quan tâm và điều chỉnh. Và như vậy, những tác phẩm phê phán thực trạng đạo đức suy đồi và bài học của nó kiểu như Tình ơi là tình và Cô gái chơi dương cầm của E. Jelinek vẫn còn là những lời cảnh báo nóng hổi và cần thiết cho xã hội Áo nói riêng và nhân loại đương đại nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Elfriede Jelinek (bản dịch Ngọc Cầm Dương, 2006. Die Klavierspielerin (Cô gái chơi dương cầm). Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. [2] Elfriede Jelinek (bản dịch Lê Quang), 2006. Die Liebhaberinnen (Tình ơi là tình). Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [3] Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh. 2003. Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết. Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. [4] Lê Huy Bắc, 2005. Nghệ thuật Franzơ – Kafka. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] J. F. Lyotard, 2007. Hoàn cảnh hậu hiện đại. Nxb Tri thức, Hà Nội. [6] http://damau.org/archives/13287 Trích từ bài: Elfriede Jelinek: Khiêu Khích, như Điều Cần Thiết, Vi Lãng chuyển ngữ. ABSTRACT Women’s Rights in works by Elfriede Jelinek Elfriede Jelinek, an Austrian novelist, poet and playwright, who was awarded the Nobel Prize in literature in 2004 she is one of modern writers impacting on womens’ affairs in Austria and always throws down a challenge to the society by her works for profound women’s rights. Elfriede Jelinek’s works, especially Women as Lovers and The Piano Teacher reflects features of post-modern literature by using a flow of strange and talented voices. For her own preferences she researches evil and guilt in the human’s soul, especially regarding women. Thus, her work describes the failure of moral and spiritual values in the case of not struggling against the inner self and the devils who plague us. 89
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn