NỮ SINH<br />
Tủ sách Tinh hoa Văn học<br />
<br />
Nguyên tác: ⼥⽣徒<br />
Tác giả: Dazai Osamu<br />
Dịch giả: Hoàng Long<br />
Công ty phát hành: Phương Nam<br />
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn<br />
Trọng lượng vận chuyển: 150 g<br />
Kích thước: 13 x 19 cm<br />
Số trang: 177<br />
Ngày xuất bản: 02/2014<br />
Giá bìa: 47.000₫<br />
Nguồn: Tve-4u<br />
Type+Làm ebook: thanhbt<br />
Ngày hoàn thành: 26/02/2015<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Cuốn sách này được giới thiệu ở đây nhằm chia sẻ cho những bạn không<br />
có điều kiện mua sách!<br />
<br />
Còn nếu bạn có khả năng hãy mua ủng hộ nha!<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Hầu hết các truyện trong tuyển tập đều có nhân vật chính là nữ với những<br />
miêu tả tâm lý hết sức tinh tế và cao sang. Không những thành công với thể<br />
loại tự truyện tư tiểu thuyết, Dazai còn chứng tỏ bản lĩnh bậc thầy của mình<br />
trong việc am hiểu tâm lý phụ nữ xứ Phù Tang. Qua tác phẩm của Dazai,<br />
tâm hồn Nhật Bản; vốn kiềm nén và khép kín, có thể hiện cũng rất cô đọng,<br />
như thơ Haiku, như kịch No, như phim của Ozu; lại được chuyên chở qua<br />
ngôn ngữ của văn chương một cách dịu dàng nhưng không kém phần mãnh<br />
liệt. Truyện “Nữ sinh” được dịch từ nguyên tác “Nữ sinh đồ” trong tập<br />
truyện ngắn Nữ Sinh do Nhà xuất bản Kadokawa tái bản có sữa chữa lần thứ<br />
năm năm Bình Thành 21 (2009).<br />
Tác phẩm này được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí “Văn học giới” số<br />
tháng 4 năm 1939. Dựa trên nhật ký của một độc giả nữ tên là Ariake Shizu<br />
(lúc bấy giờ 19 tuổi) gửi cho Dazai vào tháng 9 năm 1938, Dazai đã viết<br />
thành một truyện vừa xuất sắc nói về biến chuyển nội tâm của một nữ sinh<br />
14 tuổi gói gọn trong vòng một ngày, từ khi thức dậy đến khi đi ngủ. Tác<br />
phẩm khắc họa rất thành công tâm lý bi quan hay trầm uất của một thiếu nữ<br />
tuổi dậy thì với một văn phong vô cùng tinh tế. Chính vì vậy, ngay từ khi ra<br />
đời, tác phẩm được giới văn nghệ thời bấy giờ, tiêu biểu là văn hào<br />
Kawabata Yasunari vô cùng tán thưởng.<br />
Đến năm sau, 1940, tác phẩm được giải nhì của giải thưởng văn học<br />
Kitamura Tokoku. Tác phẩm đã được tái bản rất nhiều lần và luôn được các<br />
độc giả nữ yêu thích cho đến nay. Bản thân tập nhật ký của Ariake đã trở<br />
thành một tư liệu văn học quý và được trưng bày tại bảo tang văn học cận<br />
đại Aomori vào tháng 2 năm 2000. Cũng như “Nữ sinh”, sự tinh tế trong<br />
việc miêu tả tâm lý phụ nữ của Dazai một lần nữa được thể hiện qua truyện<br />
“Nữ tác gia”. Tâm lý của một cô gái nuôi mộng văn chương hiện ra thật<br />
sinh động và thú vị vô cùng. Là chứng nhân của cuộc thế chiến tàn khốc và<br />
là nạn nhân của thời cuộc, Dazai đã đưa những trải nghiệm cay đắng của<br />
mình vào tác phẩm.<br />
Truyện ngắn “Tờ tiền giấy” nói về sự đảo điên của cuộc thế chiến nhưng<br />
vẫn có một tia sáng ấm áp nhỏ nhoi của tình người. Qua hai tác phẩm “Một<br />
ngày trọng đại” và “Người vợ” những tâm tình của người phụ nữ Nhật Bản<br />
<br />
trong ngày mở màn cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, hay khi bị chồng<br />
phản bội đều hiện ra hết sức chân thật. Riêng truyện “Một chuyến đi” nói về<br />
nhà văn Kasai, một chân dung tự họa của Dazai, qua đó chúng ta thấy được<br />
phần nào sự cố gắng của tác giả trong việc theo đuổi văn chương, nhiều khi<br />
không phải vì đam mê mà còn vì sinh kế nữa.<br />
<br />